Ông Thủ tướng nói về việc tham khảo ý kiến nhân dân và các nhà khoa học về dự thảo luật đặc khu. Điều đó có nghĩa là từ trước khi xây dựng dự thảo cho đến khi được đưa ra Quốc hội thảo luận vào tháng 6/0218 vừa qua thì dự thảo này không được tham khảo ý kiến từ nhân dân cũng như các chuyên gia. Và vì thế mà nó mới gặp phải phản ứng dữ dội và quyết liệt đến thế từ nhân dân trên cả nước khi hay tin Quốc hội sẽ bấm nút thông qua một dự luật đặc biệt quan trọng đến an ninh quốc gia.
Trộm cắp ở Nhật rất dễ, vì xã hội Nhật xây dựng hoàn toàn trên sự lương thiện. Ít người nghĩ tới chuyện gian lận, ít thương gia nghĩ tới chuyện đề phòng trộm cắp. Những người quen chụp giựt ở VN rơi vào xã hội Nhật như chuột sa chĩnh gạo.
Mấy ngày nay dư luận chỉ tập trung vào bản ản tử hình với Hiến mà quên đi việc tòa phúc thẩm đã giảm án cho ông Thiên Sửu – ông chủ Long Sơn. Ông Sửu được giảm án từ 6 năm xuống 4 năm, cháu ông Sửu người tổ chức, dẫn lực lượng đi cưỡng chế rẫy của dân giảm án từ 4 năm xuống 2 năm?
Họ khuyên anh ra đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật, và hôm nay, sự “khoan hồng” đó là ÁN CHẾT!
Hãy tưởng tượng gia đình anh chị đang sống ấm êm, một sớm, có hơn chục thằng nhân viên của 1 công ty tư nhân nào đó đến với vũ khí và máy cày, tấn công, đuổi anh chị ra khỏi nhà, hùng hổ lao vào dù anh chị đã bắn chỉ thiên cho bọn chúng biết là nhà có súng, chúng vẫn lao vào. Đến đứa con nít cũng biết tội phải thuộc về giám đốc công ty Long Sơn vì đã chủ động ra lệnh gây án, nhưng anh chị lại là người bị tử hình vì đã giết chúng để bảo vệ an toàn cho gia đình mình và tài sản cả cuộc đời mình. Hôm nay là anh Hiến này, mai sẽ là anh Hiến khác, cả 90 triệu con người đều có thể trở thành anh Hiến bất cứ lúc nào.
Trong bài này tôi sẽ cố gắng phác họa 1 bức tranh toàn cảnh về vụ án anh Đặng Văn Hiến để mọi người có góc nhìn đa chiều hơn.
MÂU THUẪN ĐẤT XÂM CANH VÀ ĐẤT DỰ ÁN
Trước năm 2005, nhiều hộ dân trong đó có gia đình anh Đặng Văn Hiến vào khu vực thuộc tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông để tự khai phá đất làm ruộng rẫy. Đây là đất rừng thưa do nhà nước quản lý nhưng không sử dụng làm gì cả.
Lời ngỏ: Lần đầu tiên, cuộc đấu khẩu giữa cấp tướng quân đội diễn ra, và khá gay gắt. Điều thú vị, là tướng Lê Mã Lương quyết không lùi bước trước việc đàn áp dư luận, nhằm không chấp nhận minh bạch về lịch sử và trách nhiệm của những người lãnh đạo VN trước kẻ thù truyền đời Phương Bắc.
***
‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’ Dựa trên chi tiết “lệnh không nổ súng” của nhân chứng cựu binh Nguyễn Văn Lanh.
Đối với một người bị Tòa tuyên án mức cao nhất là “Tử hình” kể từ phút giây ấy, cho dù bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì ngay sau khi tuyên án bị cáo đã phải bị tách ra khỏi phòng tạm giam với phạm nhân khác, bắt đầu bị giam cùm chân ở phòng biệt giam.
Đặng Văn Hiến bị Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên án sơ thẩm vào ngày 03/1/2018 kể từ ngày đó Hiến đã bị cách ly biệt giam đến nay đã hơn 06 tháng. Hàng ngày Hiến bị cùm một chân lại và được ra ngoài tắm nắng 03 tiếng/1 ngày. Trước ngày xét xử phúc thẩm chúng tôi vào thăm Hiến để hỏi thăm tình trạng sức khỏe tình thần của Hiến ra sao thì Hiến kể về biệt giam, cùm chân tay hàng ngày diễn ra như thế nào trong hơn 06 tháng qua.
Việc y án tử hình cho ông Đặng Văn Hiến cho ta thêm một cơ hội để xét lại bản chất “xã hội” của cái gọi là “nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân” do đảng cộng sản lập nên.
Tiêu chí “xã hội” của các quốc gia phúc lợi (Etat providence) hay quốc gia xã hội chủ nghĩa là giáo dục cưỡng bức và miễn phí (ít nhứt cho tới cấp đại học), ý tế miễn phí, nhà ở miễn phí, trẻ em, người già, người tàn tật, người nghèo… được chu cấp xã hội. Phúc lợi quốc gia được chia đều hàng năm cho mỗi công dân. Nhà nước (phúc lợi hay xã hội chủ nghĩa) bảo đảm sự công bằng về công lý, về cơ hội, về hội nhập… cho mọi công dân. Người công nhân được bảo vệ mọi mặt, từ việc an toàn lao động cho tới về tiền lương tối thiểu cũng như quyền được “nghỉ hè” ăn lương hàng năm.
Bất cứ nơi đâu lúc nào không biết được
Đất nước như quả bom chực nổ tan tành
Đất nước như một giấc mơ bên bờ dục vọng
Không thích ở truồng nhưng lại muốn khỏa thân
Hằng năm khi đến dịp các ngày lễ, CS cho thả một số tù nhân mà họ gọi là “ân xá”. Cái gọi là “ân xá” của họ có 2 mục đích. Thứ nhất, thả bớt tù nhân để lấy chỗ nhốt tiếp lớp tù nhân mới vì nhà tù ở Việt Nam đã quá tải. Thứ nhì, đây là dịp họ làm tiền gia đình các tù nhân để làm giàu. Muốn chạy một suất giảm án đều phải chung chi để đám cai ngục giới thiệu lên chủ tịch nước kí ân xá.
Ở những “đặc khu” thời xưa, nếu phân tích kỹ, cũng sẽ thấy việc thương nhân ngoại quốc lũng đoạn kinh tế bản xứ, cướp đoạt không ít của cải, tài nguyên, đồng thời gieo rắc ảnh hưởng văn hóa của họ.
Khi tiếng súng Đăk Nông vang lên giữa rừng sâu, tối hôm đó, 23.10.2016, tôi có mặt ở Đăk Nông. Nhưng trời mưa, đường lầy, tôi không thể vào rừng mà quày ngược về Đồng Phú, Bình Phước, để tìm vào làng của những nạn nhân.
Hôm nay, em trai Đặng Văn Hiến gọi cho tôi. Anh ấy cảm ơn những nỗ lực của tôi đối với Hiến và các nạn nhân của công ty Long Sơn trong vụ nổ súng Đak Nông và xin tôi lời khuyên. Đại ý dân làng nơi Đặng Văn Hiến từng cư ngụ muốn ra Hà Nội để nộp đơn đến văn phòng Chủ tịch nước xin ân xá miễn án tử cho Hiến.
Xét trên góc độ giết người phải đền tội, và duy trì trật tự xã hội, thì hành vi bắn chết 3 người của ông Đặng Văn Hiến là đáng phải nhận mức án cao nhất. Không có gì có thể bào chữa cho hành vi giết nhiều người như vậy.
Tháng 6/2013, khi còn là tù nhân lương tâm, ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực ở trại giam số 5 (Thanh Hoá). Chưa đầy một tháng sau, đến lượt blogger Điếu Cày tuyệt thực ở trại Thanh Chương (Nghệ An). Trong cả hai vụ, cách hành xử của đám cán bộ, công an, quản giáo nhà sản đều hệt như nhau:
Một mặt, chúng cho đàn dư luận viên rống lên trên các trang mạng, thậm chí cả trên tivi, rằng làm gì có chuyện ấy, có ai tuyệt thực đâu. Ví dụ như một tay bác sĩ kiêm công an ở trại giam số 6 từng nói Điếu Cày vẫn “ăn uống bình thường”, “vui tươi” và được “ở một phòng rộng mệnh mông, có tivi, có đầy đủ các loại” ngay cả trong thời điểm ông Điếu Cày tuyệt thực đã đến hồi nguy hiểm cho tính mạng.
“Họ tưởng là con lục đồ ăn đó hả, không có đâu. Con chỉ sắp xếp lại đồ đạc thôi. Tưởng đặt máy quay, quay lén con mà ngon”. Quỳnh nói với mẹ.
Đến hôm nay Quỳnh vẫn đang tuyệt thực.
Lòng tôi mong mọi việc đã được giải quyết và chị đã ăn trở lại. Đi thăm chị, tôi chỉ mong được nghe những tin an lành, muốn cô Lan không khóc. Nhưng điều đó tôi rõ là không thể xảy ra với người như chị trong ngục tù Cộng Sản. Người phụ nữ mạnh mẽ quá thể.
Chị bước từng bước liêu xiêu nhưng ngữ điệu thì vẫn đanh thép đáng nể. Cô Lan nói với tôi chị xanh lắm, gầy rộc đi, hai má hóp lại. Thấy dáng vẻ chị vậy, cô biết là chị chưa ăn lại đâu, nhưng cô tự gạt mình là không phải thế. Cô hỏi chị: “Con à, con đã ăn lại chưa?”. Quỳnh nhìn cô, lắc đầu: “Họ vẫn ngược đãi con mẹ à, con không ăn đâu, con cho hết đồ rồi. Mẹ mang đồ về đi và đừng gửi cho con nữa. Con cũng không ký nhận đồ bưu điện đâu”. “Con mong mọi người tôn trọng ý kiến của con” chị Quỳnh nói với mẹ.
Một bản án thật sự là công lý, ngoài chuyện giữ gìn kỷ cương luật pháp, bắt kẻ phạm tội phải chịu trừng phạt tương xứng với tội lỗi đã gây ra, nó còn mang nhiều ý nghĩa khác.
Bản án có thể là sự xoa dịu nỗi đau cho xã hội. Bản án cho kẻ này cũng là bài học răn đe với kẻ khác, giảm thiểu nguy cơ lặp lại tội lỗi trong cộng đồng. Bản án cho kẻ thủ ác là sự an ủi cho nạn nhân và gia đình của họ. Bản án còn là sự răn đe, giáo dục đối với kẻ phạm tội, bắt họ tâm phục khẩu phục để sám hối về hành vi của mình, giúp cuộc đời họ trở nên tốt hơn sau khi chịu hình phạt. Đó là cách góp phần ngăn ngừa ý định, hành vi phạm tội của kẻ khác có thể nảy sinh trong cộng đồng. Một bản án khi tuyên, nếu thỏa mãn được các ý nghĩa đó, hẳn đó là khi công lý được thực thi hoặc trả lại.
Sau khi tạo nên cơn sốc truyền thông bằng báo chí của nhà trồng được để ca ngợi mình qua việc tặng tập thơ “Đợi anh về” cho Putin, Bộ trưởng TTTT Trương Minh Tuấn đã tạo nên cú sốc thứ hai: Tặng tập thơ cho vợ.
Điều khác biệt ở đây, là tập thơ tặng Putin, Bộ trưởng lấy bản dịch từ Tiếng Nga ra tiếng Việt do Tố Hữu dịch bài Жди меня (Hãy đợi anh) của nhà thơ Konstantin Simonov sáng tác.
Còn ở tập thơ này, bài thơ “Đợi anh về?” do chính Bộ trưởng vừa dịch xong sau những sự kiện nóng vừa qua.
Cho dù số phận chính trị của Tất Thành Cang có đi đến kết cục nào thì sự căm ghét đối với y trong dân chúng cũng là một thực tể phải xử lí. Đó cũng là một phạm vi quan sát để nhìn bản chất cuộc đốt lò của ông Trọng.
Với tôi, công cuộc chống tham nhũng có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam hay không chính là ở chỗ lò lửa làm hiện hình các kiểu ma quỉ ẩn tàng hay tác oai tác oái trong nền chính trị hiện tại. Kính chiếu yêu của đảng làm người dân nhận thức đến đâu về nền chính trị ấy để trên cơ sở đó chủ động tham gia, thực hiện tốt nhất vai trò làm chủ của mình.
Thêm một lần phải viết về Đặng Văn Hiến, người vừa bị Toà án cấp cao TP.HCM xử phiên phúc thẩm tại tỉnh Đắk Nông tuyên án tử hình.
Hiến dùng súng tấn công nhóm người của công ty Long Sơn, 3 người tử vong hơn 10 người bị thương.
Nhóm người của công ty Long Sơn, 8 năm ròng rã là nỗi kinh hoàng của những cá nhân kiên quyết giữ đất như Hiến tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Tôi đã viết quá nhiều về Đặng Văn Hiến. Về thân phận, về luân lý. Về tất cả những gì có thể viết. Hiến vẫn bị tuyên y án tử. Là một người viết, chúng tôi phải theo đuổi đến tận cùng một thân phận. Phải đi hết lương tri và tâm khảm của mình cho dù không có quyền năng được lựa chọn kết cục.
Tôi để ý chi tiết vị chủ tọa HĐXX nhắc nhở nhiều lần rằng Hiến có 7 ngày để xin Chủ tịch nước ân xá. Có nghĩa là, bản thân ông có lẽ cũng day dứt với bản án này. Nhưng cũng có lẽ, ông cũng như chúng ta, nhiều lúc đã không để lương tri vượt qua tấm áo chức sự.
Hôm 12-7, tòa cấp cao tại TPHCM tuyên y án tử hình đối với bị cáo Đặng Văn Hiến. Bản án này cần được chủ tịch nước xem xét ân xá giảm án cho bị cáo Hiến.
Bản án khiến người dân dự tòa tuyệt vọng vì công lí, tiếng kêu oan, nguồn cơn của vụ việc nổ súng đã không được cấp phúc thẩm xem xét.
Bởi nguyên nhân vụ nổ súng khiến ba người cty Long Sơn tử vong và nhiều người bị thương là do phó giám đốc Nghiêm Thiên Sửu (bị cáo này bị khởi tố tội hủy hoại tài sản, được tòa cấp cao giảm từ 6 năm xuống 4 năm tù) chỉ đạo công nhân dùng xe ủi, chặt phá vườn điều nhà ông Hiến và các hộ dân.
Một lần nữa, tôi lại phải hạ cố nói về chị Lê Huyền Ái Mỹ, tổng biên tập Báo Phụ nữ TP.HCM. Cũng thêm một lần nữa, tôi đành phải bớt chút thời gian vàng ngọc của mình để nói về Tất Thành Cang, phó Bí thư thành uỷ TP.HCM.
Trời đã sinh Tất Thành Cang, lại còn ném xuống cõi nhân gian này thêm một Lê Huyền Ái Mỹ.
Thật là một tấn bi kịch…
Trước tiên, phải nói về chị Lê Huyền Ái Mỹ. Dù đang đội lốt nhà báo – vốn phải giữ tâm thế độc lập, nhưng chính Lê Huyền Ái Mỹ lại thẳng thừng tuyên bố: “Nghề báo là làm chính trị. Dù đứng ở góc độ giới hay cơ quan nào cũng là nhận trách nhiệm chính trị”.
Làm chính trị là con đường để mưu cầu quyền lực công, ý nghĩa đơn giản chỉ có vậy. Nhưng con đường chiếm lấy quyền lực chính trị như thế nào nó sẽ quyết định cách hành xử của nhóm chính trị đó khi có được quyền lực. Mưu cầu quyền lực chính trị cũng như người mưu cầu tiền bạc của người làm kinh tế, có kẻ nghĩ nát óc nhằm làm ăn chân chính để kiếm tiền, có kẻ chỉ có một trò đó là chiếm đoạt tiền của người khác bằng cách trộm cướp hoặc lừa đảo.
Việc tuyên y án tử hình đối với Đặng Văn Hiến, người nông dân cầm súng để tự vệ trước bước đường cùng ở Đăk Nông, thì rất dễ dàng, nhưng để xác lập được công lý bằng sự thật thì nó đã vốn là thứ trở nên quá khó khăn đối với những người nhân danh luật pháp để xét xử.
Trước sự im lặng kéo dài nhiều năm ròng của chính quyền địa phương, những người dân bị thu hồi đất từ doanh nghiệp đã phải chống trả lại sự đàn áp và tấn công có đầy đủ vũ khí với lực lượng đông đảo từ những kẻ cướp bóc. Và khi tình thế buộc họ phải phản kháng, nếu biết rằng họ cũng sẽ lại bị buộc phải chết bởi một bản án chờ sẵn phía trước, ắt hẳn, họ sẽ không lựa chọn việc ra đầu thú mà có thể họ đã có một toan tính khác.
Mấy hôm nay trên mạng xã hội rộ lên tin Võ Kim Cự, một quan chức nhà nước, một đảng viên cộng sản, một người dính líu nhiều đến Formosa, dự án đầu độc biển Việt Nam đã làm thủ tục định cư ở Canada. Tàu chìm thì chuột chạy, đó là quy luật của đời sống. Thú vật được trang bị một linh cảm rất bén nhạy trước những hiểm nguy, đó là đặc tính để chúng tồn tại. Võ Kim Cự cũng thế thôi, tên này đã gây quá nhiều tội lỗi với đất nước và nhân dân.