Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên xử ông Lê Đình Lượng mức án 20 năm tù!

FB Đặng Đình Mạnh

16-8-2018

Sáng thứ năm, ngày 16/08/2018, Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Nghệ An đã đưa vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự ra xét xử hình sự sơ thẩm đối với ông Lê Đình Lượng.

Ông Lê Đình Lượng xuất hiện trong bộ dạng khỏe khoắn, thái độ ung dung tự tại đi giữa vòng vây áp giải dày đặc công an suốt từ phía ngoài đường cái cho đến khuôn viên tòa và phòng xét xử.

An ninh được thắt chặt, việc ra vào đều phải qua cổng từ an ninh, người và cặp xách đều bị lục soát, sóng điện thoại di động bị ngăn chặn.

Thân nhân của ông là vợ được vào phòng xử án chính dự phiên tòa ngồi bên cạnh những “công chúng được phân công” ngồi kín chỗ.

Tham gia bào chữa cho ông Lê Đình Lượng có hai luật sư, LS Hà Huy Sơn và LS Đặng Đình Mạnh.

Trong phiên xử, ông Lê Đình Lượng vẫn khẳng định mình vô tội, không vi phạm tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” như cáo trạng của viện kiểm sát truy tố và kiên quyết giữ quyền im lặng suốt phiên tòa đối với tất cả các sự thẩm vấn của hội đồng xét xử và kiểm sát viên. Do thế, buộc lòng các cơ quan tiến hành tố tụng phải công bố các tài liệu để chứng minh sự truy tố đối với ông.

Khi luận tội, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố đã đề nghị tuyên xử với mức án từ 17 – 18 năm tù và 5 năm quản chế, tại địa phương sau khi mãn hạn tù.

Điều bất ngờ là hai bị án và là nhân chứng chính hiện diện tại tòa và bị cách ly là Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) trước đây đã từng có lời khai về tội trạng cho ông Lượng thì đều phản cung. Họ phủ nhận các lời khai trong hồ sơ vì khi ấy bị bắt cóc, nhục hình và bức cung.

Khi các Ls yêu cầu thẩm vấn họ, thì hết sức khôi hài, cán bộ dẫn giải xuất hiện và cho biết Hóa bị viêm họng, Dũng bị đau bụng nên ko thể tiếp tục làm việc.

Trong phần tranh luận, nhiều vấn đề về chứng cứ buộc tội, về hành vi của ông đã được các luật sư đặt ra, phân tích, đánh giá lại và khẳng định rằng : Không có chứng cứ chứng minh quan điểm truy tố. Các hoạt động của ông đối với xã hội, thực chất đó chỉ là những hành vi của một cựu quân nhân sống có trách nhiệm cao với cộng đồng, với địa phương và là một công dân thực hiện quyền tham gia xây dựng, quản lý Nhà nước theo hiến pháp mà thôi.

Ngoài ra, luật sư phản đối sự vi phạm về quyền sao chụp hồ sơ vụ án của người bào chữa do pháp luật tố tụng quy định.

Các luật sư đều cùng thống nhất đề nghị tuyên xử ông Lê Đình Lượng không phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự, yêu cầu thả tự do cho ông Lê Đình Lượng tại tòa.

Phần nói lời cuối cùng, ông Lượng khẳng định mình vô tội.

Trong lời tuyên án, hội đồng xét xử đã bác toàn bộ lời bào chữa của các luật sư, tuyên ông Lê Đình Lượng có tội và phải chịu mức án 20 năm tù (trên mức VKS đề nghị) và 5 năm quản chế.

Suốt quá trình xét xử, ông Lê Đình Lượng giữ thái độ điềm tĩnh, ung dung hiếm có. Ông liên tục nhắc lại quyền giữ im lặng sau mỗi câu hỏi thẩm vấn của hội đồng xét xử và kiểm sát viên.

Có thể nói, kể từ khi Bộ luật tố tụng hình sự mới có hiệu lực cho đến hết phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Lê Đình Lượng, thì ông là người đầu tiên và kiên định nhất trong việc áp dụng quyền im lặng trong suốt quá trình tố tụng : Bắt giữ, khởi tố, điều tra và xét xử sơ thẩm.

Bên cạnh tư cách là người bào chữa cho ông Lê Đình Lượng, thì với tư cách là đồng bào và là đàn ông với nhau, chúng tôi thật sự khâm phục và ngưỡng mộ về những điều ông ấy đã làm, đã dấn thân, kể cả thái độ mà ông ấy đã thể hiện trong phiên tòa mà ông ấy là bị cáo. Sự điềm tĩnh, ung dung của ông ấy khiến có những lúc chúng tôi đã phải tự hỏi “Có đúng ông ấy đang là bị cáo trong phiên tòa hay không ?”…

Không chỉ ông, mà cả hai nhân chứng Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) đều là những người tranh đấu quả cảm. Sự mất tự do trong hoàn cảnh hiện tại không hề làm giảm mất đi khí phách ngoan cường của họ.

Công chúng xứ sở này cần biết về họ …

Kết quả phiên tòa hình sự sơ thẩm vụ án ông Lê Đình Lượng, ngày 16/08/2018

FB Hà Huy Sơn

16-8-2018

Ông Lê Đình Lượng (thứ 2 từ trái qua). Ảnh: FB Lỗ Ngọc

Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử ông Lê Đình Lượng bị truy tố về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại khoản 1 điều 79 BLHS 1999. Phiên tòa bắt đầu 7:30 và kết thúc 12:20 cùng ngày.

Ông Lượng có 02 Luật sư là Ls Đặng Đình Mạnh và Ls Hà Huy Sơn.

Thành tích và thất bại của an ninh thành Hồ trong “phi vụ” phá liveshow Nguyễn Tín

FB Phạm Đoan Trang

16-8-2018

Phạm Đoan Trang bị đánh chảy máu đầu. Ảnh: FB Phạm Đoan Trang

THÀNH TÍCH, hay là những mặt đã làm tốt, ấy là anh em an ninh thành Hồ đã phá bĩnh kịp thời, ngăn được liveshow “Sài Gòn kỷ niệm” của ca sĩ Nguyễn Tín diễn ra đến phút cuối. Quan trọng hơn, anh em đã cướp được toàn bộ số tiền bán vé, một số máy tính cá nhân, trong đó có cả máy Mac. Anh em cũng huy động đông đảo lực lượng, bắt trói, đánh bầm mặt ca sĩ Nguyễn Tín, manager Nguyễn Đại, cũng như khống chế, đánh gục nhiều phụ nữ khác, làm mấy đứa trẻ khóc thét. Phải nói là trẻ con nghe đến hai từ “công an” không dám khóc đêm.

THẤT BẠI, hay là mặt chưa được, là dù cố gắng hết sức, anh em an ninh thành Hồ vẫn không phát hiện sớm được địa điểm tổ chức liveshow. Căn bản là do anh em keo kiệt, nhất định không chịu chi 200.000 đồng ra để mua vé, mà lại cứ nằng nặc gọi cho Ban Tổ chức dò hỏi linh tinh. Do không nắm được sớm thông tin về địa điểm, nên anh em cay cú lắm, và sự ra tay sau đó là có màu sắc rửa hận, trả thù, nôm na là đánh cho bõ ghét.

Liveshow “Sài Gòn kỷ niệm” – Nguyễn Tín đã không thể kết thúc đêm diễn như dự định!

Cập nhật lúc 23h54′ từ Facebooker Võ Hồng Ly: “Chị Đoan Trang bị đánh phải nhập viện. Anh Nguyễn Đại và em Nguyễn Tín bị an ninh bắt đưa về quận Tân Bình! Mong cả nhà quan tâm và đồng hành cùng các anh chị em bị bắt!

____

FB Võ Hồng Ly

15-8-2018

Lực lượng an ninh đến quay phim và ngăn cản buổi ca nhạc của Nguyễn Tín tối 15/8. Ảnh: FB Trần Bang

Hồng Ly vừa về đến nhà và tranh thủ viết vài dòng để gửi lời xin lỗi đến mọi người khi đã phải dừng Livestream đột ngột trong Liveshow nhạc vàng của em Nguyễn Tín với chủ đề “Sài Gòn kỷ niệm”, được tổ chức tại quán Cafe “Casanova”, 61C Tú Xương, phường 7, quận 3, Sài Gòn.

Do yêu cầu và cản trở của rất đông lực lượng an ninh bao gồm sắc phục, thường phục và dân phòng, chủ nhân của Liveshow đã bắt buộc phải ngừng chương trình với sự tiếc nuối trước rất nhiều khán giả yêu thích giọng hát của em.

Tôn giáo bình phong?

FB Trương Duy Nhất

15-8-2018

Vụ 500 biển xe xanh sai đối tượng, vừa được chính Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa nhận là cấp cho “doanh nghiệp và tổ chức tôn giáo”.

Tư pháp kiểu gì?

FB Mai Quốc Ấn

15-8-2018

Báo Pháp luật Việt Nam viết 3 kỳ về một vụ án kỳ lạ tại Hà Tĩnh. Lý do tôi quan tâm chính là các chứng cứ mà cơ quan cảnh sát điều tra đưa ra. Tòa án ND và Viện kiểm sát ND tỉnh Hà Tĩnh xử án không khác gì “hợp thức hóa” kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra.

Có lẽ duy nhất ở Việt Nam là bọn Trung Quốc quá láo xược

FB David Văn

15-8-2018

Bảng điều khiển tàu. Ảnh: VNN

Ở VN sau cái vụ chạy thử tàu đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội thì người ta mắc hết sai lầm này tới sai lầm khác hoặc cố ý đề cao tiếng Tàu của TQ khắp nơi cái đoàn tàu đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Thậm chí là trong buồng lái đoàn tàu thì người ta vô tình chụp được thì cái buồng lái điều khiển ghi cả tiếng Tàu vào đó và có đích kèm tiếng Việt. Đây nó cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của doanh nghiệp TQ hoặc bọn nhà thầu TQ này nó cứ tưởng là tất cả các dự án đường sắt ở Hà Nội là tiền đầu tư của nó tài trợ và nó có cái quyền lớn nhất.

Những người tù Phan Rí

FB Nguyễn Thúy Hạnh

15-8-2018

Hình ảnh biểu tình ở Phan Rí phản đối luật đặc khu 6/2018. Ảnh: internet

Tôi không biết đến cái tên Phan Rí cho đến khi cuộc biểu tình chống luật đặc khu 10/6 nổ ra. Và khi đó tôi mới nghe nói người dân ở đó nghèo lắm. Tôi cũng chỉ biết vậy, cho đến hôm nay tình cờ nói chuyện được với mấy người có thân nhân bị bắt bỏ tù từ cuộc biểu tình đó, tôi mới hiểu họ nghèo đến thế nào, có thể nói là “thê lương”.

Có những gia đình thậm chí thiếu đói, cơm ăn còn không đủ, hai vợ chồng chỉ trông vào một lao động duy nhất là cái người bị bắt bỏ tù vì đi biểu tình đó.

Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phải bị thu hồi Huân chương Độc lập

FB Nguyễn Đức

15-8-2018

Cách đây 2 năm- 4 tháng, vào sáng 14-4-2016, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016.

Theo quyết định của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì vì thành tích đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Hà Sỹ Đồng và Võ Văn Hưng, những ông trùm phá rừng của tỉnh Quảng Trị

FB Hoàng Thế Nhân

14-8-2018

Ông Hà Sỹ Đồng. Ảnh: internet

Cuốn sách “phải về Yên Bái học làm kinh tế” nói về tấm gương Phạm Sỹ Quý có lẽ sẽ được thay bằng “phải về Quảng Trị học làm kinh tế” trong thời gian tới khi ở đây có tới 2 tiến sĩ bảo vệ rừng, những người vừa mới thực hiện một phi vụ mua bán ngoạn mục thu về cho ngân sách nhà nước 30 triệu đồng từ việc bán 72,9 ha rừng phòng hộ đầu nguồn.

Cải tổ

FB Nguyễn Hồng Lam

15-8-2018

Những “lời đồn” từ đây khép lại. Cải tổ chính thức công khai có hiệu lực. Tổng cục chính trị Công an Nhân dân và một loạt phiên hiệu, thương hiệu trực thuộc lâu năm đã trở thành quá khứ, thậm chí bị xóa sổ vĩnh viễn. Tất cả chỉ còn chung một cơ thể chính trị: Cục truyền thông Công an Nhân dân.

Tô Lâm sỉ nhục lòng yêu nước thiêng liêng của nhân dân, chỉ đáng 17 đô la

FB Đỗ Ngà

15-8-2018

Nếu bạn ở trên một căn nhà mà ông cố để lại. Thì bạn tính sao với mảnh đất ấy? Đời ông cố, đến đời ông nội, đến đời cha, và bây giờ đến đời bạn tất cả là 4 đời, liệu bạn có nhẫn tâm bán nó đi không? Chắc chắn trong mỗi con người chúng ta nếu được thừa hưởng miếng đất thế, không bao giờ có ý định bán. Có thể bạn sẽ nhường lại cho em ở nếu bạn không có nhu cầu chứ chẳng thể đem bán. Đất hương hỏa nó có giá trị như vậy đó. Tình cảm của mỗi thành viên trong gia đình giành cho mảnh đất này là rất đặc biệt. Người ta gọi đó là tình cảm thiêng liêng.

Metro Hà Nội, nhìn từ Trung Quốc

FB Nguyễn Tiến Tường

15-8-2018

900 triệu đôla cho 13km đường sắt trên cao, tương đương 69 triệu đôla/km. Đây là mức tiệm cận suất đầu tư Metro của thế giới (70-80 triệu đôla/km). Đương nhiên, đó là suất đầu tư đi ngầm dưới lòng đất tốc độ cao, công nghệ hiện đại và các công trình phụ trợ.

Trườn với vận tốc 35km/h uốn lượn khúc khuỷu xé không gian thủ đô, bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói tàu Cát Linh – Hà Đông êm hơn tàu Thống Nhất. Bộ trưởng Thể thật là khéo hoài cổ. Giữa thời 4.0, so sánh con rùa xanh với con ốc sên đỏ Pháp thuộc để ru ngủ nhân dân.

Việt Nam, hành trình đến tụt hậu, lụn bại!

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

15-8-2018

Một quốc gia, vùng lãnh thổ tồn tại, phát triển do nhiều yếu tố nhưng kinh tế, văn hoá vẫn là nền tảng.

Thời nguyên thủy, nô lệ, bộ tộc, bộ lạc hùng cường dựa vào sức mạnh cơ bắp, số đông với nền kinh tế hái lượm, săn bắn. Thời phong kiến dựa vào cơ bắp, kinh tế nông nghiệp, thủ công. Thời tư bản nhờ khoa học công nghệ thế hệ 1,2,3 (cơ khí, năng lượng, tin học…). Thời đại ngày nay là cuộc cách mạng 4.0, khoa học công nghệ số, trí tuệ nhân tạo.

Cảnh Những “trí tuệ cao” đang trấn áp bà Hiền trong vụ DN Ecopark cướp đất ở Văn Giang

Thế giới phát triển ban đầu nhờ lực lượng cơ bắp, tài nguyên, khoáng sản… nhưng càng về sau dựa vào trí tuệ con người để phát triển kinh tế. Trí tuệ con người lại phải dựa vào nền giáo dục có hưng thịnh hay không. Một nước muốn phát triển theo kịp thời đại phải phát minh, ứng dụng những ngành khoa học, công nghệ hiện đại mà VN cũng không ngoài quy luật.

Định hướng đến đặc quyền, đặc lợi

Thế nhưng, VN đã và đang đi ngược lại quy luật của tự nhiên, thời đại: Hành trình đến tụt hậu, lụn bại.

Không có quốc gia nào cần phát triển kinh tế, văn hóa mà điểm thi vào ngành công an, lại cao hơn các ngành phục vụ kinh tế, văn hóa… Điểm vào ngành giáo dục- ngành tạo ra trí tuệ và nhân cách con người, là động lực của sự phát triển thời nay- lại bết bát nhất, người thầy rẻ rúng, bệ rạc nhất. Nhiều năm nay điểm vào các trường sư phạm thấp cỡ “đội sổ”. Trường cao đẳng sư phạm Gia Lai khóa này chỉ có duy nhất một thí sinh gửi nguyện vọng. Hàng vạn giáo viên các cấp đang sống vật vờ trong sự nghèo khó, bất trắc, thất nghiệp, dạy hợp đồng với thù lao rẻ mạt…

Ngược lại với ngành sư phạm và các ngành khác, điểm chuẩn vào ngành công an luôn cỡ cao nhất. Một suất vào biên chế công an theo dư luận rộng rãi trung bình từ 500 triệu đến một tỷ đ tùy địa phương, “chỗ ngồi”, cấp, chức. Năm trước người ta chào vào công an nghĩa vụ 300-350 triệu đ/suất. Có chuyện, một cháu quê Hoà Bình tốt nghiệp học viện tài chính, tu nghiệp Anh quốc về xin vào một ngân hàng ở Hà Nội nhưng mỗi tháng cơ quan giao phải đòi nợ 2,5 tỷ đ. Không thể “trụ” được gia đình phải bỏ ra 700 triệu đ để vào làm kế toán viên của một đơn vị công an. Vì khao khát vào ngành CA nên phần lớn những học sinh có nguyện vọng vào ngàng này ở Hà Giang đã được nâng điểm lên gần đến con số 10. Hội đồng thi THPT năm nay ở tỉnh Lạng Sơn phải xếp 35 CSCĐ nghĩa vụ được đặc cách thi phòng riêng phá vỡ truyền thống xếp thí sinh theo thứ tự và vần A, B, C (để bảo đảo ngẫu nhiên, khách quan, công bằng) từ xưa nay ở VN và thế giới.

Phải làm thế để làm gì nếu không phải là quyết tâm sắt đá để trở thành công an chuyên nghiệp “cao cấp”? Mỗi một môn khoa học có sự hấp dẫn riêng của nó. Tuy nhiên khoa học về nghề công an không thể hấp dẫn hơn những ngành truyền thống như kinh tế, toán, văn, sử, vật lý, địa, ngoại ngữ. Và chắc chắn ngành khoa học công an không phải là ngành có nội dung phổ biến hấp dẫn nhất.

Một ngành bản thân nó không phải hấp dẫn nhất nhưng thiên hạ đổ xô vào đó theo tôi là do sự định hướng của nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền VN cũng như ông TBT đảng Nguyễn Phú Trọng không dấu diếm ưu tiên số một của các nguồn lực quốc gia mà công an là một nòng cốt là bảo vệ đảng, “còn đảng, còn mình”.

Do ưu tiên bảo vệ đảng trước tiên nên ngành công an được hưởng nhiều ưu tiên, ưu đãi mà ít ngành nào có. Một người vào học ở ngành công an khi ra trường không phải lo tiền tỷ chạy việc. Khi công tác hưởng các chế độ của lực lượng vũ trang, con cái đi học được miễn, giảm học phí, bản thân, người thân ốm đau được chữa bệnh miễn phí như gia đình quân nhân, khi xuất ngũ được bảo lưu lương, được trợ cấp nghỉ việc, chưa có nhà ở được xét cấp nhà ở, khi hy sinh thì thân nhân hưởng chế độ người có công, khi chết thân nhân được hưởng chế độ bảo hiểm XH, trợ cấp… Một công an bình thường cứ 3 năm được xét lên quân hàm một lần vì vậy lương, phụ cấp của một công an luôn tăng đều đặn không phụ thuộc yếu tố nào và cao hơn so với một chuyên viên nhà nước tương đương. Vì vậy, đời sống của công an luôn vững chắc hơn những nhân viên khác cùng hoàn cảnh.

Tuy nhiên, những cái “hơn” kia của một công an không đáng gì với những thứ lợi ích vô hình ở một xã hội nhiễu nhương. Khi trong gia đình, họ hàng có người làm công an thì không lo bị oan sai. Người, thế lực nào định xâm phạm lợi ích của ai đó thì phải “nhìn trước, ngó sau” nếu gia đình, họ hàng đối tượng có người làm công an thì hãy coi chừng. Mọi chuyện rắc rối trong XH đều do công an phán xét đầu tiên. Một người bị đánh chết hay người mất con gà trình báo cũng đều do công an, điều tra kết luận. Người thoát tội hay chết oan, lên “voi” hay xuống “chó” cũng do công an đầu tiên. Nếu một công an không có quyền trong địa bàn, lĩnh vực đó thì đã có đồng nghiệp, bạn bè của họ thay mặt. Đặc biệt, những gia đình có người làm công an,(chức vụ càng cao càng hot) thì việc kinh doanh buôn bán khỏi lo bị chèn ép, ăn hiếp… Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam, thợ nhôm kính Phan Văn Anh Vũ chỉ nhờ mấy anh tướng công an bảo kê mà kiếm hàng nghìn tỷ đ, của cải vô biên. Nhiều gia đình kinh doanh nhất là ở vỉa hè không có người làm công an thì phải “thuê mướn” người bảo kê. Thời ông Nguyễn Đức Chung làm giám đốc công an Hà Nội, hầu hết lính của ông bảo kê các hộ, cơ sở kinh doanh. Người được công an ưu ái, bảo kê mới được yên tâm làm ăn không lo côn đồ, trộm cắp, nhân viên thuế má, công an… “sờ gáy”.

Chưa kể, kinh doanh nhà nghỉ mà không có bảo kê thì “sạt nghiệp bất cứ lúc nào”. Chỉ cần một con nghiện sốc thuốc chết ở nhà nghỉ mà công an tỏ ra “có vấn đề” lằng nhằng mãi không cho đem chôn thì “khỏi làm ăn”… Ai có người thân làm công an ra đường thì vững tâm, nếu bị tuýt còi chỉ cần a lô là hầu hết đồng nghiệp thông cảm.

Vừa qua cả loạt tướng soái công an khủng như thượng tướng Trần Việt Tân, Phan Văn Vĩnh, trung tướng Nguyễn Văn Hóa, Phan Hữu Tuấn, Bùi Văn Thành… bị lộ những hành vi dân không thể ngờ, 35 CSCĐ ở Lạng Sơn được đặc cách thi THPT phòng riêng, nhiều công dân chỉ “ngủ qua một đêm” thành tá công an… chứng tỏ quyền uy và sự lộng hành ở ngành này đến mức nào. Công an có đủ “tiếng, miếng”, phần lớn quan chức công an quận, huyện trở lên là những đại gia. Tỷ lệ quan chức từ phường xã đến trung ương, quốc hội gốc gác và là công an rất cao, những chức vụ quan trọng nhất trong chính quyền như bộ trưởng tư pháp, toàn án tối cao… thường là từ công an.

Công an được trang bị những trang, thiết bị hiện đại nhất để chống biểu tình như xe cộ, máy phá sóng vô tuyến, máy phá màng nhĩ, tới đây công an xã là chính quy chuyên nghiệp, công an huyện được cấp xe tăng, máy bay…

Dư luận tôn vinh công an thuộc “đẳng cấp” cao nhất trong xã hội, thời “công an trị” là có lý?

Người ta đổ xô vào đây là lẽ đương nhiên.

Lãng phí, tụt hậu, lụn bại

Với một ngành chỉ có trách nhiệm bảo vệ một tổ chức đảng CS, an ninh trật tự xã hội mà thu hút những bộ óc thông minh, trí tuệ nhất (đủ điểm vào các trường ngành công an) trong khi các ngành làm nên sự hùng cường kinh tế quốc gia (như bách khoa, kinh tế quốc dân, giáo dục…) chỉ dành cho những trí tuệ tầm thấp thì quốc gia đó đã tình nguyện hành trình đến tụt hậu, lụn bại. Đặc biệt lãng phí là hàng nghìn, vạn bộ óc tinh túy, phương tiện đắt tiền được sung vào những việc chẳng nước nào có như “binh đoàn AK 47”, dư luận viên… chuyên lần mò dư luận xã hội để cãi vã nhăng quậy vô tích sự với những tiếng nói trái ý đảng CS.

Một số lớn nữa được sử dụng vào những sứ mạng không cần trí não như: Đi rình mò canh cổng khủng bố tinh thần, cản trở những người bất đồng chính kiến đi lại, người hay đi biểu tình ôn hòa bảo vệ tổ quốc, môi trường, hội họp… Họ cũng chuyên đi yểm trợ doanh nghiệp trấn áp dân trong các tranh chấp dân sự, cướp đất, bảo vệ những đại gia BOT “trấn lột” (lời nguyên phó văn phòng QH Nguyễn Sĩ Dũng) dân.

Hai “trí tuệ cao” canh cổng nhà tác giả trong dịp kỷ niệm ngày nhân quyền thế giới

Những “côn đồ” hành hung dã man, đê hèn những người bất đồng chính kiến Trần Thị Nga, Nguyễn Chí Tuyến, Lê Mỹ Hạnh… cũng là những bộ óc tinh túy? Bởi vì, tất cả những vụ hành hung lộ liễu ấy nhưng không vụ nào công an “giỏi nhất thế giới” tìm ra thủ phạm? Đặc biệt, những bộ óc tài năng được huy động vào những việc “không hiểu để làm gì” như hôm 21/4/2018 hai vụ tai nạn giao thông được “sáng tạo” ra để khủng bố, sách nhiễu, xúc phạm đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, nhà giáo, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, TS Nguyễn Quang A, ThS Đào Tiến Thi… về thăm bà con Đồng Tâm. Từ hôm 20-22/4/2018 hai “trí tuệ cao” liên tục canh cổng rồi ngày 22/4 họ theo tôi đi thăm người ốm cả ngày ở mãi quận Từ Liêm không hiểu để làm gì? TS Nguyễn Quang A thường xuyên bị những bộ óc “đạt điểm cao” canh cổng hót lên ô tô chở đi vòng vèo cả ngày chỉ để TS không đi đến được một nơi nào đó. Cuộc đi nước ngoài nào về cũng bị “trí tuệ cao” câu lưu vô cớ…

Không biết bao nhiêu nghìn, vạn những trí tuệ đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi THPT, đại học đã, đang thực hiện những sứ mạng hạ cấp?

Chỉ vì sự trường tồn của mình bằng bất kỳ giá nào mà đảng CS đã quá lãng phí những bộ óc tinh tuý của dân tộc còn dân ta thì đã bỏ phí vốn quý của ột con người, gia đình, dòng họ chỉ vì mối lợi trần trụi trước mắt.

Rõ ràng Việt nam đang rất lãng phí chất xám, tự hành trình đến tụt hậu, lụn bại.

‘Giáo chủ’ Trung Nguyên mở kim khẩu

Lê Thiếu Nhơn

14-8-2018

Chiều ngày 13-8, ông chủ tập đoàn Trung Nguyên đã gặp mặt 6 nhà báo của 4 tờ báo mà ông gọi là “những người anh em báo chí thiện lành”. Nếu cho đây là cuộc trò chuyện với giới truyền thông thì hơi khiên cưỡng, bởi lẽ thành phần tham dự chỉ gồm những nhà báo có quan hệ thân thiết và sẵn sàng viết theo đúng ý đồ của Trung Nguyên. Nói cách khác, đó là “nhà báo cánh hẩu” của Đặng Lê Nguyên Vũ.

Nhà báo và câu chuyện sáng thế

FB Tâm Chánh

14-8-2018

Người đọc cần được tôn trọng, hỡi các nhà báo. Các nhà báo có thể ngồi nghe lối ăn nói như thời Nam kỳ mới rộ các giáo phái, nhưng tường thuật, dẫn giải lại phải thận trọng. Các vị còn có em, có con. Trí khôn thông thường của người lớn đủ sức để hiểu, ngay cả để sáng đạo, không cứ phải nhái mấy trò diễn đạt ngôn ngữ như hồi đầu thế kỉ 20.

Thông điệp gởi ông Trọng

FB Trương Nhân Tuấn

14-8-2018

Hôm qua ông Trọng có đọc diễn văn nhân chủ tọa Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30. Để ý, bài diễn văn nào của ông Trọng cũng dài lê thê, rổng tuếch, chán phèo… Điểm nổi bật trong các bài diễn văn của ông Trọng là ông không có ý kiến cá nhân “vượt trội”, một “điểm sáng” về trí tuệ để có thể qua đó đánh giá khả năng của một người lãnh đạo. Thử kiểm chứng, những gì ông phát biểu đều là “học vẹt”, nếu không là “bài tủ” của Đại Hội đảng 12, thì cũng là “cẩm nang” của Tập đại đại (Quản lý nhà nước TQ, XB năm 2013). Nhiều người nói rằng ông lên tổng bí thư là nhờ “thủ đoạn vặt” chớ không phải do tài năng, hay tạo được sự nể phục ở mọi người.

Vua không ngai và ‘Quyền lực thứ sáu’

Blog VOA

Trân Văn

13-8-2018

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ nhân Vingroup. Ảnh: CafeF

Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 11 tháng 8, nhiều người cùng thấy khói đen cuồn cuộn thoát ra từ đoạn giữa Landmark 81, nhà chọc trời (skycrapper) thuộc loại siêu cao (super-tall) và đến giờ này là cao ốc cao nhất Việt Nam (cao 461 mét, có 81 tầng, tổng diện tích sàn 241.000 mét vuông, vừa có trung tâm thương mại, nhà hàng cao cấp, khách sạn cao cấp, vừa có văn phòng cao cấp, căn hộ cao cấp).

Tô Lâm: Tên lưu manh trong lốt Bộ trưởng

FB Đỗ Ngà

14-8-2018

Những kẻ đâm thuê chém mướn là những kẻ chém giết người chẳng ân oán gì chúng. Đó là nghề, nên ai thuê thì chúng làm. Mà ra tay với kẻ không thù không oán thì phải làm gì? Phải chụp mũ để có cớ ra tay. Nghề này có thể nói là loại mạt hạng trong xã hội, vì bị con người có lương tri kinh tởm. Đó là phường lưu manh.

Bùi Tín và Tô Hải, hai con người dũng cảm

FB Nguyễn Thị Oanh

12-8-2018

Ngày hôm qua, 11/8/2018, có hai con người vừa từ giã thế giới chúng ta. Họ không phải là những người kiệt xuất. Cũng không phải là những anh hùng. Nhưng tôi kính cẩn tiếc thương họ, bởi đó là những con người dũng cảm, dám sống thật và nói thật – một điều rất hiếm hoi trong giới trí thức ở đất nước này ngày nay. Họ là Nhà báo Bùi Tín và Nhạc sĩ Tô Hải.

Hai con người ấy sinh cùng thời. Cùng có gốc gác gia đình được giáo dục nền nếp và chịu ảnh hưởng của “Tây học” (Bùi Tín còn là con trai cụ Bùi Bằng Đoàn, một nhân sĩ nổi tiếng nguyên là quan Thượng thư Bộ Hình của triều Nguyễn và từng là Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thời kỳ đầu sau CMT8). Họ đều hăm hở “đi theo cách mạng”, tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; đều là đảng viên kỳ cựu của ĐCSVN và đạt được nhiều huân, huy chương cũng như sự công nhận về các thành tích đóng góp cho chế độ…

Bùi Tín, ngoài vị trí Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân còn mang quân hàm Đại tá quân đội. Năm 1990, khi tôi vừa chập chững bước chân vào nghề báo thì đã nghe xôn xao vụ Bùi Tín xin tị nạn ở Pháp. Tôi nhớ lúc đó vụ này gây chấn động dư luận chẳng khác gì vụ Hoàng Văn Hoan hồi trước. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của một kẻ hậu sinh đã bị nhồi sọ và quen với việc được định hướng tư tưởng, tôi ngày ấy cũng nghĩ về Bùi Tín như một kẻ “phản bội”.

Theo thời gian, khi đã được mở mắt, vỡ oà ra nhiều thứ, tôi mới thấm hiểu vì sao một con người như Bùi Tín lại có thể bỏ hết tất cả để chọn con đường phải sống lưu vong xa tổ quốc. Đọc “Hoa xuyên tuyết” và “Mặt thật” – các tác phẩm ông viết sau khi “đào thoát” ra nước ngoài, sẽ càng rõ hơn lý do của những diễn biến thay đổi về mặt tư tưởng của Bùi Tín.

Tô Hải không chỉ là một nhạc sĩ tài hoa đa phong cách mà còn là một nhà báo, nhà lý luận và phê bình âm nhạc sắc sảo. Ông cũng là một trong những văn nghệ sĩ đầu tiên được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học, Nghệ thuật (đợt 1). Bao thế hệ người Việt như chúng tôi đã ngất ngây say đắm không thể quên được những giai điệu trong veo thơ thới về “Một chiếc thắt lưng xanh. Một chiếc khăn màu trắng trắng. Một chiếc vòng sáng long lanh. Với nụ cười nàng quá xinh” trong “Nụ cười sơn cước” thời tiền chiến của ông.

Tôi khâm phục Tô Hải không chỉ vì ông đã dám công khai tuyên bố từ bỏ đảng CSVN mà còn là vì ông đã thẳng thắn nhìn nhận mình chỉ là một kẻ an phận hèn nhát, chấp nhận im lặng để được tồn tại… Ông là nhạc sĩ duy nhất đã mỉa mai gọi loại nhạc cổ động, được viết theo chỉ đạo về “nhiệm vụ chính trị” mà chính mình cũng từng tham gia sáng tác là “nhạc nô”. Đọc “Hồi ký của một thằng hèn” mới thấu hết cảm giác cay đắng của người trí thức trong một cuộc sống mà mình không dám là mình, như ông!

Tất nhiên, trong chế độ này sẽ có nhiều người không ưa Bùi Tín và Tô Hải. Tôi thuộc lớp hậu sinh, chỉ biết về hai ông qua những việc các ông làm vào thời gian cuối đời, sau khi đã dành trọn tuổi thanh xuân để đi theo một lý tưởng mà các ông cũng như nhiều người cùng thời từng tin và ngỡ rằng nó là tốt đẹp nhất! Nhưng tôi vẫn kính trọng các ông bởi tôi không bao giờ nghĩ rằng những người dám dũng cảm nói thẳng nói thật, những người dám xuống đường lên tiếng bảo vệ tổ quốc trước nguy cơ bị ngoại bang xâm lăng là những kẻ xấu!

R.I.P những người trí thức chính trực và thương các ông – những kẻ đầu thai lầm thế kỷ (như Tô Hải từng tự thán), bởi ngay cả trong nỗi u uất, các ông cũng chơ vơ, lạc lõng giữa đồng bào của mình.*

* Trích bài thơ “Phương xa” của Vũ Hoàng Chương:

“Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ…”

Bài thơ của con gái ông Tô Hải tiễn cha

Tô Lâm Phượng

13-8-2018

Cô Tô Lâm Phượng cùng bố Tô Đình Hải và mẹ Tô Thị Ái. Ảnh: FB tác giả

Thuở thiếu thời Cha theo tiếng gọi ái quốc
Bước vào đời chinh chiến với bồi bút nô ca
Xa mái ấm thân thương, gọi vệ quốc là nhà
Để rồi nhà….là nơi ra không lối

Đừng để Trung Cộng có cớ động binh trước

FB Trần Trung Đạo

13-8-2018

Một điều mà gần như tuyệt đại đa số người Việt đều ước mà chắc chắn làm không được là dời cái bản đồ Việt Nam ra khỏi nơi đang ở hiện nay. Đi đâu cũng được miễn là tránh khỏi Tàu, dù Tàu Cộng hôm nay hay có thể Tàu không Cộng trong tương lai. Tham vọng Đại Hán, dù Đông Hán hai ngàn năm trước hay Cộng Hán này nay cũng chẳng khác nhau nhiều.

Thông điệp gởi phó thủ tướng Phạm bình Minh

FB Trương Nhân Tuấn

13-8-2018

Hôm qua tôi có ý kiến về phát biểu của thủ tướng Phúc: “đi mãi con đường cũ thì kinh tế không phát triển được”. Sáng nay đọc báo thì thấy phó thủ tướng Phạm Bình Minh tuyên bố “cần quyết liệt đổi mới tư duy hội nhập quốc tế”. Thấy là dường như hai ông thủ – phó, ông này tung ông kia hứng. Ý kiến của thủ tướng Phúc tôi có khai triển hôm qua. Đại khái là thủ tướng đã “thành khẩn khai báo” rằng kinh tế VN không phát triển với đường lối cũ. Còn phát biểu của phó thủ tướng, rõ ràng ông Minh chỉ ra VN không thể hội nhập quốc tế với cái tư duy cũ.

Trung- Việt, tương đồng, khác biệt!

FB Nguyễn Đình Bổn

13-8-2018

Nước, không khí, thực phẩm nhiễm độc, thuốc giả… gây ung thư, đó là sự tương đồng của Trung Quốc và Việt Nam.

Theo RFI, mới đây, bộ phim “Tôi không phải là thần dược” của đạo diễn Trung Quốc Văn Mục (Wen Muye), ra rạp hôm 5/7/2018, đã trở thành một hiện tượng xã hội. Sau ba tuần công chiếu, “Tôi không phải là thần dược” đã mang lại cho nhà sản xuất hơn 360 triệu euro. Phim được coi là một trong 10 thành công thương mại lớn nhất của lịch sử điện ảnh Trung Quốc. Phim thu hút rất đông khán giả Trung Quốc, bởi nhằm đúng vào một vấn đề xã hội lớn của quốc gia được coi là nền kinh tế thứ hai thế giới. Đó là tình trạng khốn cùng của những người mắc bệnh ung thu và thân nhân họ!

Chiếc vé lên tàu

FB Đỗ Duy Ngọc

13-8-2018

Cầm chiếc vé của tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh, người Việt Nam nào còn ưu tư với vận nước đều cảm thấy căm phẫn và bị sỉ nhục. Một tuyến đường vừa giá quá cao phi thực tế, vừa thiếu thẫm mỹ, công nghệ lạc hậu, kéo dài thời gian xây dựng và lại đã có lúc phô ra cái lối trịch thượng, coi thường Việt Nam thông qua các bảng hiệu chỉ dẫn toàn chữ Tàu với chữ Việt nhỏ hơn ở dưới. Sự việc lùm xùm này rồi cũng rơi vào im lặng.

Tôi “liên lụy” Bùi Tín

FB Phạm Xuân Nguyên

12-8-2018

Nhân ông Bùi Tín mất (1927 – 2018) tôi nhớ lại chuyện này. Tôi không gặp ông trong đời. Nhưng cuốn sách “60 ngày ở Sài Gòn” ông viết (với bút danh Thành Tín) về thời gian tham gia ủy ban quân sự liên hợp bốn bên sau hiệp định Paris 1973, tôi đã đọc từ hồi học phổ thông. Tôi cũng đã đọc các cuốn “Mặt thật”, “Hoa xuyên tuyết” ông viết khi đã đi khỏi nước. Sau ngày ông sang Pháp và quyết định ở lại làm một “dissident” (người ly khai, bất đồng chính kiến) ông đã có nhiều bài viết và bài trả lời phỏng vấn trên các báo chí hải ngoại. Và một trong những bài đó đã khiến tôi bị “liên lụy”.

Múa trên những xác người

FB Từ Thức

12-8-2018

Trung Cộng đã và đang tổ chức rầm rộ 6 năm ngày thành lập thành phố họ đặt tên là Tam Sa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nghĩa là chính thức hóa, một cách ngang ngược , việc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và biển đảo VN. Nghĩa là công khai nhục mạ tập đoàn cầm quyền ở VN trước dư luận trong nước và thế giới.

Ba vấn đề lớn từ một chiếc thẻ lên tàu… rất nhỏ

FB Nguyễn Quang Thiều

12-8-2018

Cách đây mấy ngày, tôi nhìn thấy trên FB của thầy giáo tôi, thầy Nguyễn Tích Lăng, những tấm biển chỉ dẫn các nhà ga của tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh. Tôi sững sờ. Trên các tấm biển chỉ dẫn đó ghi 2 thứ tiếng: Trung và Việt. Tiếng Trung ở trên và tiếng Việt ở dưới.

Thông điệp gởi thủ tướng Phúc

FB Trương Nhân Tuấn

12-8-2018

Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đón thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: internet

Đọc báo thấy thủ tướng Phúc than rằng “đi mãi đường cũ thì kinh tế không thể phát triển được”.

Mọi người nghĩ sao ? Cá nhân tôi thì thấy là thủ tướng đã “chân thành khai báo” rằng “kinh tế VN đã không phát triển” với mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Theo tôi, nhìn thấy được vấn đề cũng là rất khá ! Câu hỏi đặt ra, thủ tướng muốn “đi đường khác” hay trở lại “đường xưa”?

Vợ một tử tù

FB Mai Quốc Ấn

12-8-2018

Bà Mai Thị Khuyên là vợ tử tù Đặng Văn Hiến- người nông dân nổ súng ở Đak Nông hồi tháng 10/2016. Bất chấp mội lo lắng, khuyên can, người phụ nữ này đã từ trong rừng ra thị trấn Gia Nghĩa (Đak Nông) bắt xe khách ra Hà Nội để nộp đơn xin ân xá cho chồng ở Phủ Chủ tịch nước.