Ý nguyện ấm chén…

Nguyễn Tiến Tường

3-3-2020

Phó Chủ tịch Hải Phòng, Nguyễn Xuân Bình thay mặt chính quyền nói với báo giới vụ tặng ấm chén là “vì nhân dân”. Vẫn những tuyên bố chắc nịch như khi người ta nói xây nhà hát kịch Thủ Thiêm là “ý nguyện của nhân dân”, như bí thư Quảng Bình, Hoàng Đăng Quang nói đổi đất xây tượng đài là “nguyện vọng của nhân dân”.

Hải Phòng: Minh chứng cho sự thất bại của công tác bồi dưỡng cán bộ nguồn

Nguyễn Ngọc Chu

3-3-2020

1. Ngày 28/2/2020 HĐND TP Hải Phòng đã họp bất thường để thông qua quyết định lấy từ ngân sách 269 tỷ đồng mua gần 60 vạn bộ ấm chén và cờ để tặng các hộ dân nhân 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng.

Làm thế nào để “cứu” Đồng bằng Sông Cửu Long?

Trương Nhân Tuấn

3-3-2020

Nói chung là làm thế nào để “cứu” Nam kỳ lục tỉnh khỏi nạn “thiếu nước ngọt, hạn, mặn, nước biển xâm thực”? Nam kỳ lục tỉnh gồm hai lưu vực: lưu vực sông Cửu long và lưu vực sông Đồng nai. Sông Cửu long “cạn dòng” nhưng hệ thống sông Đồng nai cũng bị nhiễm mặn.

Cảm nhận về công lý của người Việt Nam

Lê Nguyễn Duy Hậu

3-3-2020

Cảm nhận về công lý của người Việt Nam là điều rất đáng nghiên cứu. Đọc truyện cổ tích cũng sẽ thấy người Việt vốn được cổ vũ để làm chuyện nghĩa hiệp, bảo vệ công lý.

Tự sự Đầm Dơi từ đồng Nọc Nạn

Tâm Chánh

3-3-2020

Hơn ai hết người thầy cảm nhận gánh nặng mình đã phiền lụy đến tập thể, đến xã hội. Phần lớn trí thức hiện diện trong đời sống thường nhật xung quanh chúng ta đều lặng lẽ chọn cho mình xuất xử đó. Chúng tôi là ngôi thứ nhất mỗi khi họ muốn diễn đạt về mình. Sức nặng của tập thể, của tổ chức nặng oằn mỗi cân nhắc ứng xử của họ.

Hải Phòng: Ông Hoàng Long từ chối nhận ấm trà và cờ Tổ quốc

Hoàng Đức Hiệp Long

3-3-2020

Kính gửi:

– Ông Lê Văn Thành – Bí thư Thành ủy Hải Phòng
– Ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND Thành phố

Về thầy giáo bán khẩu trang

Huỳnh Ngọc Chênh

3-3-2020

Cả một hệ thống chính trị xông vào đấu tố thầy ấy như một bầy thú dữ mà nhiều người tỉnh táo và an toàn đứng bên ngoài còn lên tiếng chế trách, thậm chí sỉ vả đến mức thậm tệ như qua bài viết mới đây của một vị giáo sư dũng cảm ở miền Trung.

Nhà báo sống bằng gì?

Đoàn Kiên Giang

28-2-2020

Hôm qua mình đã mạo muội thử phỏng vấn vài đồng nghiệp. Các nhân vật của mình nói rất nhiều, nhưng xin được tổng hợp qua mấy mục sau:

Covid-19: Kẻ đốt nhà vào vai lính cứu hoả

Blog VOA

Nguyễn Hùng

2-3-2020

Hôm 21/2 Tân Hoa Xã chi tiền quảng cáo trên Facebook để chuyển một bài viết bằng tiếng Anh tới độc giả trên thế giới. Đó là bài ca ngợi những “kết quả đáng kể” của quốc gia đông dân nhất thế giới trong cố gắng phòng chống vi-rút xuất phát từ Vũ Hán. Chỉ một ngày sau Facebook đã quyết định ngưng chạy quảng cáo này. Lý do? Tân Hoa Xã đã quảng cáo tin chính trị mà không kèm theo nhãn giải thích đó là tin chính trị xã hội được dùng tiền để kiếm thêm độc giả, vi phạm qua định của Facebook.

Nông dân cạp đất để chính quyền tri ân Lenin

Blog VOA

Trân Văn

2-3-2020

Đồng Bằng Sông Cửu Long với cảnh hạn hán khốc liệt năm 2016. Nguồn: VnExpress ngày 3/11/2016

Hạn hán, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, không thể trồng cấy, không kế sinh nhai, nông dân các huyện Ba Tri, Giồng Trôm,… ở Bến Tre đang thi nhau bán lớp đất trên bề mặt các thửa ruộng mà họ đành phải bỏ hoang để có tiền trang trải những chi phí tối thiểu cho việc sống còn của họ.

Tôi ngừng làm Viện trưởng VEPR

Nguyễn Đức Thành

2-3-2020

TS Nguyễn Đức Thành. Ảnh: FB tác giả

Xin thông báo với các bạn bè thân hữu và đồng nghiệp là kể từ đầu Tháng 3/2020 này, tôi sẽ không còn là Viện trưởng của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nữa. Đồng thời với việc này, sứ mệnh của tôi ở Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội không còn nữa, nên tôi cũng chấm dứt công việc tại đây.

Tôi đã chuẩn bị cho việc này từ hơn một năm nay, nhưng tới bây giờ mới hoàn thành được ý nguyện. Có nhiều lý do dẫn đến quyết định này, nhưng lý do chính yếu là tôi cảm thấy không còn học hỏi được nhiều và không tự đổi mới được chính mình, thời gian dành cho gia đình và cho cá nhân ngày càng ít đi, đặc biệt là thời gian dành để suy tư về những vấn đề mà cá nhân tôi thấy ngày càng quan trọng.

Đại biểu HĐND có thực sự đại diện cho nhân dân?

Ngô Anh Tuấn

2-3-2020

HĐND thành phố Hải Phòng thông qua quyết định tặng quà người dân. Ảnh: D.T/Thanh Niên

Tôi mới đọc một bài trên Báo Thanh Niên rõ ý kiến của ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng rằng việc bỏ ra khoảng 269 tỷ đồng để mua ấm chén và cờ tặng cho mỗi gia đình nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng thành phố này “đã được bàn bạc kỹ, phù hợp với điều kiện của Hải Phòng và không hề lãng phí”.

Điều ông Nam nói có phần đúng vì quả thực là tại cuộc họp bất thường của HĐND thành phố Hải Phòng ngày 28/02/2020, quyết định chi số tiền này đã được thông qua với đa số phiếu thuận, nghĩa là đại đa số những người đại diện cho người dân đồng ý rồi. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra ở đây là những đại biểu này có thực sự là người đại diện cho tiếng nói của dân hay không hay việc tặng quà này có gây ra sự lãng phí hay không thì dường như vị lãnh đạo này đã lảng tránh.

Đồng bằng Sông Cửu Long (Phần 2)

Trương Nhân Tuấn

2-3-2020

Tiếp theo phần 1

Nam kỳ “lục tỉnh” không hẳn chỉ có hệ thống sông “Cửu Long” bị “cạn dòng” (và Biển Đông dậy sóng), nói theo các “học giả dân tộc chủ nghĩa”. Hệ thống sông Đồng Nai (gồm nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây), sông Thị Vải v.v…) hiện thời cũng “tơi tả” vì hạn, mặn. Nhất là lưu vực sông Vàm Cỏ.

Chuyện hai thầy giáo

Mai Quốc Ấn

2-3-2020

Chân dung thầy giáo Chu Văn An. Ảnh: internet

Có một ông thầy giáo ở tuốt Cà Mau. Học trò không mua được khẩu trang, thầy “tài lanh” đi mua về. Giá khá rẻ, 2.600đồng/cái, thầy bán lại cho học sinh 3.000đồng/cái vì đơn giản kiếm tiền 200 đồng thối lại cho mấy chục học sinh lấy đâu ra. Quản ly thị trường và hệ thống chính trị nhà trường cho thầy “lên dĩa”.

Không phản kháng gì cả, thầy Cà Mau nhận sai “vì cấp trên bảo sai”.

Lại có một thầy giáo khác ngay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến. Ngày mấy chục nghìn sinh viên đi học lại, thầy bèn đăng status cho rằng đấy là “phép thử” của công tác phòng chống dịch. Trước đó, thầy đăng nhiều status đầy màu sắc… DLV và FB hay FanPage của thầy này cũng thuộc loại KOLs với rất nhiều người xem.

Cánh đồng Nọc Nạn của nhà giáo

Tâm Chánh

2-3-2020

Đừng coi việc kiểm điểm ông thầy bán quá giá khẩu trang là chuyện nhỏ, để dừng lại ở tính chất đạo đức của vụ việc.

Về vụ kỉ luật thầy giáo nhượng lại khẩu trang cho học trò ở Đầm Dơi, Cà Mau

Võ Xuân Sơn

2-3-2020

Tôi thấy nhiều người vào chửi hiệu trưởng, người ra văn bản về việc xử lí kỉ luật thầy giáo nhượng khẩu trang cho học sinh. Cái này tôi nghĩ không hợp lí lắm, vì có nhiều yếu tố cho thấy, thầy hiệu trưởng cũng như nhà trường phải làm việc này theo yêu cầu của cấp trên.

Cúm Corona và Việt Nam

Nguyễn Huy Vũ

1-3-2020

Tuần rồi, chỉ trong 7 ngày, thị trường chứng khoán Mỹ đã “bốc hơi” 4,3 ngàn tỉ đô la Mỹ vì giới đầu tư lo sợ sự lan tràn của virus Corona sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chỉ số Dow Jones của 30 công ty lớn nước Mỹ mất 3.600 điểm chỉ trong một tuần. Những con số kỉ lục.

Chính quyền sắp khủng bố tôi?

Trịnh Bá Phương

1-3-2020

Tôi vừa đi bán hàng về thì vợ tôi nói rằng ông tổ trưởng ném cái giấy mời này qua cửa.  Giấy mời làm việc liên quan đến tài khoản Facebook của tôi. Thành phần tham gia có hầu hết các ban bệ của phường Dương Nội.

Mắc dịch là tại thiên tai, dập dịch là bởi thiên tài đảng ta

Dương Quốc Chính

1-3-2020

Stt trước mình lập ra để lắng nghe tiếng nói của anh em tin Chính phủ không giấu dịch. Mình đã đưa ra trước 3 luận điểm mà anh em thường đưa ra để biện hộ cho Chính phủ (gọi tắt để chỉ toàn bộ hệ thống chính trị đang được huy động để dập dịch).

Nên dành 5% ghế Quốc hội cho ứng viên độc lập

Ngô Ngọc Trai

1-3-2020

Đang có đề xuất tổ chức Quốc hội dành 5% ghế cho các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý đã đến tuổi hưu nhưng vẫn còn đủ khả năng công tác làm Đại biểu QH.

Tôi vừa tỉnh dậy sau 3 ngày liệt giường vì cúm (flu)

Lê Trung Tĩnh

1-3-2020

Trong thời gian đó, trừ những khi quá sốt hay ớn lạnh do hết Paracetamol, tôi đọc nhiều tài liệu về cúm và suy nghĩ nhiều về căn bệnh quái ác này cũng như các vấn đề liên quan. Tôi cũng chưa hết vẫn còn uống thuốc nhưng nghĩ là bắt đầu hồi phục nên xin bình tĩnh ghi ra đầy đủ các suy nghĩ, hy vọng sớm giúp ích mọi người. Các bạn có thể chỉ chọn đọc mục các bạn quan tâm.

Vài điểm nên lưu ý về các số thống kê Covid-19

Lão mà chưa an

1-3-2020

Giả sử số người bị nhiễm Covid-19 (tại thời điểm t, tại một nơi nào đó, một nước chẳng hạn) là N(t) và số người được công bố bị nhiễm là n(t); số người được cách ly là c(t); số người được phát hiện nhiễm là p(t); số người được xét nghiệm là x (t). Số c(t)x(t) càng lớn thì càng tốn kém. N(t) lớn hơn n(t) nhiều là RẤT NGUY HIỂM vì nó bỏ sót những người có thể gây lây nhiễm. Đáng tiếc chúng ta không biết chính xác N(t) là bao nhiêu, nhưng có thể ước lượng, thí dụ N(t+7) ~ n(t) + (số nhiễm mới từ t đến t+7) – (số đã chết trong thời gian đó).

Đồng bằng Sông Cửu Long (Phần 1)

Trương Nhân Tuấn

1-3-2020

Báo chí đăng tải nhiều tin tức cực kỳ quan ngại đối với đồng bằng Sông Cửu Long. Nhiều nơi trong khu vực này người dân phải “cào lớp đất phù sa ở bề mặt các thửa ruộng” lên đem bán. Nguyên nhân hạn hán và “ngập mặn” khiến người dân không trồng trọt được cái gì trên những cánh đồng này.

Đôi điều về đề xuất dành 5% ghế QH cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý

Nguyễn Ngọc Chu

1-3-2020

Ngày 10 và 11/2/2020 Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội đã họp phiên thứ 42. Trong số kết luận có đề xuất các phương án về tỷ lệ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách:

ĐBSCL: Hạn mặn đang khốc liệt, nhưng nóng bỏng hơn là chuyện xây đập Luang Prabang!

Vũ Kim Hạnh

1-3-2020

Nói chuyện CoViD hay bất cứ chuyện nào về thời sự châu Á và thế giới với tôi đều cần thiết. Nhưng thiết tha hơn cả vẫn là chuyện sinh mệnh đồng bằng sông Cửu Long đang lâm nguy. Và nóng bỏng và nguy hiểm hơn nữa lại là chuyện xây đập Luang Pranbang. Xin bắt đầu bằng một chuyện mới, đau lòng ở Bến Tre.

Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long?

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

29-2-2020

1. Không biết trân trọng quà của tạo hóa

Trong cái nhìn của riêng tôi, về mặt tự nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất rất đặc biệt. Vì hiếm nơi đâu trên quả đất này có một vùng đất vừa được bồi đắp bởi phù sa với vô số sông ngòi chằng chịt vừa có núi non bao quanh che chắn (như vùng Bảy Núi – Châu Đốc, An Giang), lại kề bên biển cả quanh năm vỗ về (Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…). ĐBSCL vì thế, có thể xem như món quà quý giá mà tạo hóa đã ban cho người Việt.

ACV khinh pháp luật

Báo Sạch

Trung Bảo

1-3-2020

Dù cho Thanh tra Chính phủ đã kết luận việc Tổng Công ty Cảng Hàng Không VN (ACV) tổ chức thu phí ô tô vào sân bay là “vi phạm pháp luật”, việc thu phí vẫn tiếp diễn ở khắp 21 sân bay trên toàn quốc. Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã ban hành từ hơn 2 năm trước, việc thu phí vẫn diễn ra bình thường. Với ACV, pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thứ để họ cười cợt khinh thường.

Tháng Ba

Nguyễn Thông

29-2-2020

Cách nay 45 năm, 1975, cũng vào tháng 3, cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, chiến tranh ý thức hệ đi tới chặng chót, và kết thúc vào cuối tháng 4.

Việt Nam “thoát” đi đâu?

Trương Nhân Tuấn

29-2-2020

TQ “tê liệt” vì viruscorona người ta mới thấy nền kinh tế thế giới bị “lệ thuộc” vào TQ như thế nào. Các ngành cơ khí, điện tử, dược phẩm, may mặc, giày dép v.v… của các quốc gia Âu, Á, Mỹ… đều bị “chới với”. Sản xuất đình trệ, công nhân phải tạm thời nghỉ việc, vì “dây chuyền cung ứng” về phụ tùng, nguyên liệu cần thiết cho quá trình hoạt động và sản xuất của xí nghiệp bị cắt đứt. Chứng khoán từ hai tuần nay “đỏ rực sàn”.

Rước chuyên gia từ vùng dịch về lo dự án… mắc dịch!

Mai Bá Kiếm

29-2-2020

Bộ GT-VT đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 cấp visa cho 100 chuyên gia Trung Quốc để tránh cho dự án Đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị đình trệ.