Khi đại diện nhân dân vượt mặt nhân dân

Nguyễn Thùy Dương

19-7-2020

Hôm qua, có người nhắn tin hỏi tôi không sợ 3 tòa soạn kiện ngược mình hoặc Chính quyền tỉnh Bình Dương yêu cầu Công An TP.HCM xử lý hay sao? Tôi không trả lời nhưng thật tâm tôi đang mong họ làm điều đó.

Hồi ký Đồng Bằng của nhà văn Nguyên Ngọc (Kỳ 2)

Văn Việt

Nguyên Ngọc

18-7-2020

Trường Sơn có những ngọn núi vòi vọi. Có hôm leo lên một đỉnh thật cao, chúng tôi đứng lặng nhìn về hướng Đông và thấy đồng bằng. Một dải đồng bằng mờ ảo, như trong mơ. Những đụn cát dài tít tắp, trắng mờ. Rồi biển, không cùng, xanh như thực như hư… Đồng bằng đấy!

Về mục tiêu của Bí thư Vương Đình Huệ

Nguyễn Ngọc Chu

18-7-2020

Đôi điều về mục tiêu đưa Hà Nội trở thành “Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu Đông Nam Á” của Bí thư thành ủy Vương Đình Huệ

Đế quốc bành trướng, đế quốc lụn bại – Phần 3: Empire rise and falls

Nguyễn Thọ

18-7-2020

Tiếp theo Phần 1: One China – Phần 2: Bài học Đài Loan

Thanh niên Hong Kong biểu tình phản đối đạo luật An Ninh. Ảnh: internet

“Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” là quá khứ của một đế quốc già cỗi. Nước Anh từng tung hoành ngang dọc khắp thế giới, chiếm cả bắc Mỹ làm thuộc địa. Cuối cùng nó phải từ bỏ toàn bộ thuộc địa, phải chịu làm thành viên của khối EU, để nước Đức từng bị mình đánh bại chỉ đạo.

Đại dịch Vũ Hán và số mệnh của đảng CSTQ

Đào Tăng Dực

18-7-2020

Kể từ cuối năm 2019 khi đại dịch Vũ Hán bắt đầu bùng nổ gieo tại họa cho toàn thể nhân loại, thì nhiều người hy vọng rằng, đại dịch này sẽ tàn phá TQ trước, đem lại sự suy yếu toàn diện của hệ thống chính trị độc tài. Tuy phải trả giá, nhưng người dân TQ sẽ thoát khỏi gông cùm CS.

Về một vùng trũng pháp lý

Ngô Ngọc Trai

18-7-2020

Ngày hôm qua tôi cùng các luật sư đồng nghiệp đã tiến hành sao chụp bộ hồ sơ vụ án Đồng Tâm sau khi được sự cho phép của Tòa án. Tới đây các luật sư sẽ in ra để nghiên cứu và thực hiện việc bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa.

Quy trình diệt phản động trên mạng

Trương Châu Hữu Danh

18-7-2020

“Các đồng chí thân mến! Nay do có đồng chí hỏi hướng xử lí của ta khi phát hiện các đối tượng phản động như thằng khốn này, thay mặt e47, bên cạnh các hoạt động diệt nick phản động, tôi xin thông báo:

QUY TRÌNH TIÊU DIỆT PHẢN ĐỘNG TRÊN MẠNG

Chụp màn hình lại tất cả những luận điệu, câu chữ, hình ảnh… để lưu làm chứng cứ. Sau đó đối chiếu xem những chuyện đó vi phạm vào điều nào trong BLHS hoặc các văn bản luật có liên quan (Các đồng chí nào không rành, cứ đưa về đơn vị, sẽ có chuyên gia về Pháp lý hỗ trợ).

Bước kế tiếp: Xem thông tin của nó là ai, tên gì, ở đâu, làm gì… nói chung tất cả các thông tin liên quan.

Sau đó, xem nó cư trú ở địa phương nào thì cứ đúng luật viết một cái đơn tố cáo liệt kê những chuyện nó làm nộp cho Công an địa phương đó.

Về phía e47 ta: Sẽ báo cáo câu chuyện lên lãnh đạo Cục xin hướng xử lý.”

Phía trên là một cái tút quen thuộc của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thu Huyền – Giám đốc công ty Phượng Lộc ở 68 Nguyễn Huệ, Huyền đang là E trưởng e47, mà “bò đỏ” gọi là chính ủy. Công ty của Huyền chuyên bán “bào ngư Chile” cho gia đình quan chức vì Huyền là cháu anh Khoa (Phó chủ tịch Thành phố HCM, đã xin nghỉ sớm chờ cụ Tổng).

Lâu nay Huyền chỉ huy các nhóm kín anh em bò đỏ, chủ yếu đi còm dạo thô tục và tấn công FB anh em (nhà báo, người phản biện, lề trái, dân chủ, những người đi ngược với quyền lợi nhóm suy thoái…) bằng cách report tập thể vào bài viết.

Các bài viết bất lợi cho nhóm lợi ích, Huyền sẽ xua “bò đỏ” ra húc – trong khi anh em “bò đỏ” hầu như không biết đây là mục đích riêng.

Vài tút tiêu biểu của Huyền, xin xem dưới comment.

“Cháu anh Khoa” thường xuyên kích bò đỏ tấn công bài viết anh Trương Huy San, MC Phan Anh, Huỳnh Long, Hoàng Thế Nhân, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương… Riêng tui, nhóm Huyền ưu ái tấn công khoảng hơn 100 lần!

Một trong các stt Huyền tấn công MC Phan Anh khi anh lên tiếng về chủ quyền biển đảo. Ảnh: FB Huyền Nguyễn

Giới hạn của những bức ảnh báo chí

Huy Đức

18-7-2020

Ảnh: VNExpress

Theo dõi ca mổ tách rời cặp Song Nhi, một chuyên gia truyền thông hỏi tôi, báo chí đặc tả như vậy thì có xâm phạm quyền riêng tư quá không, có tôn trọng bệnh nhân không. Tôi không thể trả lời ngay được. Cuộc đời của hai cháu Trúc Nhi và Diệu Nhi sẽ còn ở lại trong y văn của loài người. Y học sẽ có một “case-study” vô giá. Bằng sự cống hiến cho y học thân phận của mình, hai cháu cũng sẽ được thụ hưởng những tiến bộ trong ngành y mà loài người đang có.

Chiến đấu cơ Trung Quốc dày đặc ở Hoàng Sa

Đặng Sơn Duân

18-7-2020

Ảnh: RFA

Hiện có nhiều thông tin, hình ảnh liên quan đến việc Trung Quốc triển khai số lượng lớn chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

Nếu chúng ta là Hồ Duy Hải

Báo Sạch

Đăng Khoa

17-7-2020

Vụ án bưu cục Cầu Voi và tử tù Hồ Duy Hải bỗng chốc khiến hàng triệu người dân Việt Nam bừng tỉnh và tìm hiểu thật sâu về pháp luật và các quyền của cơ quan điều tra, viện kiểm sát đến tòa án. Trước đó những án oan sau của Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn vẫn chưa tạo được hiệu ứng dữ dội như vậy bởi chưa ai đối diện với án tử hình giống Hồ Duy Hải.

Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan với Noble: ‘Cũng vì sức ép Trung Quốc’

BBC

Mỹ Hằng

17-7-2020

BBC có xác nhận rằng liên doanh Rosneft Việt Nam đã hủy một hợp đồng khoan với Noble Corporation, xuất phát từ sức ép của Trung Quốc.

Noble Corporation và công ty điều hành dầu khí Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan đã ký giữa 2 bên.

Rosneft Việt Nam là liên doanh giữa tập đoàn Rosneft của Nga (35%), ONGC (45%) của Ấn Độ, và PetroVietnam – PVN (20%) của phía chủ nhà Việt Nam. Trong liên doanh này, Rosneft làm nhà điều hành và đây là công ty có 50% vốn của Chính phủ Nga.

“Việt Nam – Noble Clyde Boudre: Hợp đồng trước đó đã bị hủy.” Đó là dòng thông báo vỏn vẹn trên webiste riêng của Noble hôm 9/7. Không có thông tin về nguyên nhân cũng như số tiền Việt Nam phải đền bù.

Noble Clyde Boudreaux là giàn khoan treo cờ Liberia, thuộc sở hữu của công ty Noble Corporation, một công ty đăng ký ở Anh, hoạt động ở Cayman Islands. Dàn khoan này tới Vũng Tàu vào tháng 4/2020. Đến tháng Năm, Chính phủ Việt Nam họp cân nhắc triển khai Noble Clyde Boudreaux tại Lô 06-01, nơi tập đoàn Rosneft của Nga đã hoạt động được vài năm.

Nhưng mới nhất, Tập đoàn Noble thông tin rằng hợp đồng giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã bị hủy bỏ.

Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, tuy nhiên cũng nằm trong khu vực Đường Chín Đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra.

‘Sức ép từ Trung Quốc’

Nguồn tin thân cận với các lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam, ông Nguyễn Lê Minh, thuộc Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tiết lộ với BBC rằng vụ hủy hợp đồng khoan của Tập đoàn Noble là ‘do sức ép từ Trung Quốc’.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Lê Minh, thuộc Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tiết lộ:

“Không phủ nhận việc Trung Quốc gây sức ép.”

“Đây là giếng khoan thẩm lượng (appraisal well) phía ngoài mỏ Phong Lan Dại, nên nếu để căng thẳng leo thang sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác của mỏ này và các mỏ lân cận trong lô 06.1 như Lan Tây và Lan Đỏ.

“Chưa kể, còn ảnh hưởng đến tình hình khu vực bể Nam Côn Sơn, nơi có tàu cá và tàu bè quốc tế qua lại.

“Vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ, Chính phủ thông qua PetroVietnam đã thông báo nhà điều hành Rosneft Việt Nam cho dừng chiến dịch khoan (của Noble Corporation), và dời sang năm sau.”

Về chi phí bồi thường, ông Lê Minh nói ước tính chỉ khoảng ‘mấy triệu đô la’.

“Về mặt kinh tế, tôi muốn đề cập đến 2 ý. Thứ nhất, về chi phí thuê giàn khoan, đương nhiên, phía chủ nhà và Rosneft Việt Nam có ảnh hưởng song không nhiều vì chỉ phải trả cho Noble Corporation chi phí hủy hợp đồng mà thôi, ước tính khoảng mấy triệu USD.

“Thứ hai, về sản lượng khai thác như kế hoạch năm nay, việc dừng giếng khoan thẩm lượng này sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng khí của lô 06.1 khi các mỏ hiện hữu như Lan Tây, Lan Đỏ đang khai thác ổn định. Cần biết, khí từ Lô 06.1 cung cấp 9% điện năng của Việt Nam và việc bảo đảm các hoạt động xuyên suốt là ưu tiên hàng đầu.

“Về dài hạn, quyền lợi của các đối tác trong liên doanh Rosneft Việt Nam sẽ không ảnh hưởng gì vì hàng năm, có tính đến trượt giá 2%, điều chỉnh tăng trong thời hạn hợp đồng dầu khí còn gần 10 năm nữa.”

Cũng theo ông Nguyễn Lê Minh, về mặt chính trị, ngoại giao và an ninh lãnh hải, Việt Nam “hoàn toàn chủ động”.

“Tôi muốn nhấn mạnh từ chủ động này là vì ngoài Viện hàn lâm khoa học xã hội chuyên tư vấn về chính sách, đường lối đối ngoại cho Chính phủ thì còn Ủy ban biên giới (Bộ ngoại giao), Tổng cục 2 (Bộ quốc phòng) và Cục tình báo Bộ công an, cập nhật tình hình, đánh giá rủi ro rất sát sao để tư vấn cho Chính phủ đưa ra các quyết sách phù hợp với tình hình. Vì vậy, các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, hải quân, chưa cần phải huy động khi tình hình đang trong tầm kiểm soát.

“Việc gây sức ép lên chiến dịch khoan ở Lô dầu khí 06.1, diễn ra trước thềm đại hội Trung ương Đảng XII, cũng đã được nhận diện và tính đến. Nghĩa là, họ muốn gây sức ép để làm một phép thử về bản lĩnh của các lãnh đạo Việt Nam. Theo đó, họ muốn kéo Việt Nam vào tranh chấp để đi đến đàm phán song phương về các quyền lợi trên biển, mà nếu sa vào, Việt Nam sẽ bất lợi và sa lầy về mặt chính trị.

“Cụ thể là nếu căng thẳng leo thang, hai bên sẽ có các cuộc gặp cấp cao và trước Đại hội Đảng, sẽ ảnh hưởng đến công tác cán bộ và đường lối đối ngoại.

“Trong khi, khu vực Nam Côn Sơn nói riêng và thềm lục địa Việt Nam nói chung, thông qua các hợp đồng dầu khí, không chỉ có quyền lợi của phía chủ nhà mà còn có quyền lợi của các đối tác quốc tế.

“Ngoài ra, ở Biển Đông, ngoài các hoạt động dầu khí, còn có các hoạt động đánh bắt thủy hải sản của các nước trong các vùng đặc quyền kinh tế kinh tế EEZ của mình. Nhìn rộng hơn, nơi đây có nhiều tuyến giao thương, lưu thông hàng hải quan trọng kết nối Châu Âu, Châu Á, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.”

Hậu quả nghiêm trọng?

Áp lực từ Trung Quốc đã khiến Việt Nam phải xuống nước ít nhất là ba lần, Bill Hayton, nhà báo của BBC News, đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông, nói với BBC News Tiếng Việt.

Việt Nam đã phải bồi thường cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, số tiền 1 tỷ đô la, theo nguồn tin của Bill Hayton.

Và bây giờ cho tập đoàn Noble.

Bill Hayton nói với BBC News Tiếng Việt rằng sẽ chẳng có công ty dầu khí nào ngờ rằng Việt Nam sẽ lại không tiếp tục xuống nước như vậy trước Trung Quốc.

Ngoài mất tiền, hành động này còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác về quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông và niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã tạo ra “một tiền lệ tồi tệ” từ vụ Repsol. Và nay vụ hủy hợp đồng với Noble đã “đóng thêm một chiếc đinh lên cỗ quan tài trong nỗ lực phát triển nguồn trữ lượng khí ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam”, GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu Đông Nam Á kỳ cựu nói với BBBC News Tiếng Việt từ Úc.

GS Carl Thayer lo ngại rằng ngành dầu khí Việt Nam không có đủ nguồn lực tài chính để tự mình phát triển tại vùng biển quanh Bãi Tư Chính, trong khi các nhà đầu tư tiềm năng không cảm thấy được khuyến khích bởi các hành động của Việt Nam. “Họ không được đảm bảo sẽ gặt hái được gì nếu đầu tư dài hạn ở Việt Nam”.

“Việt Nam cũng tổn thất vì để mất cơ hội tìm kiếm và phát triển các mỏ khí carbon,” GS Carl Thayer nói.

Nhà báo Bill Hayton thì cho rằng tập đoàn Noble là ‘đòn nghiêm trọng’ giáng vào không chỉ ngành dầu khí Việt Nam mà cả nền kinh tế và cả hệ thống chính phủ Việt Nam.

“Khí đốt từ các hợp đồng khai thác với Repsol và Rosneft sẽ được sử dụng để tạo ra điện cho đất nước. Doanh thu thuế từ các dự án này đóng góp vào ngân sách nhà nước. Nhưng giờ thì Việt Nam sẽ phải tìm nguồn năng lượng mới, phải trả tiền để mua chúng, và chính phủ sẽ mất nguồn thu ngân sách,” Bill Hayton nói.

“Với những diễn biến gần đây, rất khó để các công ty năng lượng khí sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào các khu vực ngoài khơi nơi Trung Quốc có thể phản đối.

Bóng dáng TQ trong mọi quyết định dầu khí của VN ở Biển Đông

GS Carl Thayer cung cấp cho BBC News Tiếng Việt lịch sử can thiệp của Trung Quốc vào các dự án dầu khí của Việt Nam như sau:

– 2012: Việt Nam ban hành Luật Biển. Đáp trả, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho thăm dò dầu khí trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), trong đó có vùng biển gần Bãi Tư Chính, và kêu gọi các công ty nước ngoài đấu thầu hợp đồng thăm dò.

– 2017: Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động thăm dò khai tác dầu của Repsol (Tây Ban Nha) tại vùng biển gần Bãi Tư Chính sau khi Trung Quốc được cho là đe dọa.

– 2018: Việt Nam chính thức chấm dứt hợp đồng với Repsol.

– 2019: Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 8 tới khảo sát bên trong EEZ của Việt Nam, đồng thời quấy rối giàn khoan dầu Hakuryu-5 (Nhật Bản) và quấy rối các tàu đang tiến hành thăm dò Lô 06- 01 theo hợp đồng của Việt Nam với Rosneft (Nga).

– 2020: Tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc quay lại EEZ của Việt Nam vào tháng Sáu. Tiếp đó vào tháng Bảy, tàu 5402 của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đã vào khu vực mỏ khí Lan Đỏ thuộc Lô 06-01 để theo dõi hoạt động của nhà giàn tại mỏ khí Lan Tây. Bốn ngày sau, có thông báo rằng hợp đồng của Noble Clyde Boudreaux với Việt Nam đã bị hủy bỏ.

Những hành động này của Trung Quốc là nhằm củng cố quan điểm: Bắc Kinh luôn phản đối hoạt động của các công ty nước ngoài tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, GS Carl Thayer cho hay.

Trong Văn bản Đàm phán Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ASEAN-Trung Quốc tháng 8/2018, Trung Quốc nêu rõ, việc thăm dò và phát triển dầu khí tại vùng biển tranh chấp phải được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông, và sẽ không được chấp nhận nếu hợp tác với các công ty từ các quốc gia ngoài khu vực.

“Nguy cơ cao là Trung Quốc sẽ không buông tha cho Việt Nam và Việt Nam sẽ bị tước nguồn dự trữ năng lượng tiềm năng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau COVID-19,” GS Carl Thayer nhận định.

Nhà báo Bill Hayton cũng cho rằng khu vực mà Việt Nam hợp đồng với Noble để khoan thăm dò là khu vực rất rộng lớn, nằm gần các đường ống dẫn khí đã khai thác từ lâu và là vị trí thuận lợi để kéo nguồn đầu tư thương mại. Việt Nam cần nguồn khí ở đây để cung cấp cho nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của đất nước.

“Do đó, hẳn phải có lý do nào ghê gớm lắm chính phủ Việt Nam mới bỏ dự án ở đây. Trung Quốc hẳn đã gây ‘áp lực nghiêm trọng’ lên các lãnh đạo Việt Nam, theo Bill Hayton.

Giải pháp nào?

Mỹ mới đây lần đầu tiên chính thức bác bỏ gần như toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, và sát cánh cùng các quốc gia có quyền lợi ở khu vực này, như Việt Nam.

Nhưng liệu Mỹ có giúp gì được cụ thể cho Việt Nam không, ví dụ như giúp trong các vụ việc dầu khí với Noble hay Repsol, vẫn còn là câu hỏi lớn.

GS Carl Thayer nhận định rằng cả Mỹ và Việt Nam đều có cùng quan điểm rằng Việt Nam có quyền chủ quyền đối với tài nguyên biển, bao gồm các mỏ khí ở vùng biển gần Bãi Tư Chính thuộc EEZ của Việt Nam. Cả Việt Nam và Mỹ đều phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính.

Thế nhưng, “bài phát biểu ủng hộ Việt Nam của ông Pompeo lại đến quá muộn vì Việt Nam đã đưa ra quyết định của mình rồi,” GS từ Úc nói với BBC News Tiếng Việt.

Thay vì trông chờ Mỹ, GS Carl Thayer chỉ ra rằng Việt Nam cần bắt đầu các cuộc thảo luận ở hai cấp độ.

Thứ nhất, Việt Nam cần thảo luận với các quốc gia có quyền lợi ở Biển Đông về một quan điểm chung trước Trung Quốc. Liên minh này sẽ hỗ trợ quan điểm mới của Mỹ.

Việt Nam cũng cần lên tiếng xem Hoa Kỳ đã chuẩn bị đưa ra hành động cụ thể nào, đơn phương, hay hợp tác với Việt Nam, hay trong một liên minh các cường quốc hàng hải có cùng chí hướng.

Thứ hai, Việt Nam cần thảo luận với Nga để xác định xem Rosneft Việt Nam có sẵn sàng tiếp tục hoạt động ở Việt Nam hay không và nếu có thì Nga có gây áp lực ngoại giao lên Trung Quốc để ngăn chặn hành vi quấy rối của họ trong Lô 06-01 hay không?

Nhưng nhà báo Bill Hayton thì nhận định rằng “Trung Quốc đã thắng và Việt Nam đã thua”. Ông nói:

“Bắc Kinh hiện có quyền phủ quyết đối với sự phát triển dầu khí bên trong Đường Chữ U (Đường Chín Đoạn). Nếu Việt Nam muốn sử dụng các nguồn tài nguyên ngoài khơi này, họ cần có khả năng ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng lực lượng quân sự.”

“Nói cách khác, Việt Nam cần xây dựng khả năng quân sự và thuyết phục Trung Quốc rằng họ sẵn sàng chiến đấu và có thể giành chiến thắng nếu đối đầu trên biển. Nếu không, trò chơi này đã kết thúc rồi.”

Ảnh: BBC

Còn ông Nguyễn Lê Minh nêu quan điểm:

“Về lý thuyết là giống nhưng bản chất khác nhau. Điểm giống nhau là họ luôn gây sức ép bằng việc gửi công hàm ngoại giao đến các nhà điều hành là các tập đoàn, công ty mẹ trước (Repsol và Rosneft). Sau đó, mới leo thang, hạ đặt giàn khoan hoặc gây hấn ở Biển Đông để gây sức ép lên phía Việt Nam.

“Điểm khác nhau là, Repsol là công ty đại chúng và không có vốn của Chính phủ Tây Ban Nha, trong khi Rosneft (công ty có 35% vốn góp ở Rosneft Việt Nam), cũng đã lên sàn giao dịch chứng khoán nhưng có 50% vốn của Chính phủ Nga.

“Vì vậy, đối với lô dầu khí 07/03 (mỏ Cá Rồng Đỏ), sau khi nhận được công hàm phía Trung Quốc, Repsol đã có sự chuẩn bị và ngay khi họ nhận được đề nghị tạm dừng dự án của phía Việt Nam, họ chìa ra các yêu cầu quá khó (Bảo lãnh Chính phủ về bảo đảm khai thác, bảo toàn vốn đầu tư), và rủi ro về trữ lượng trong kế hoạch phát triển mỏ (FDP) đã phê duyệt, trong quá trình phát triển mỏ đã nhận diện nên dẫn đến các đàm phán kéo dài, và chuyển nhượng lại cho PVN.

“Còn đối với lô 06.1, như đã diễn giải ở trên, Rosneft là nhà điều hành và các hoạt động khai thác vẫn diễn ra bình thường. Lô 06.1 đóng vai trò quan trọng, cung cấp hàng năm khoảng 35% sản lượng khí cho Việt Nam. Rosneft Việt Nam đang là một trong những nhà điều hành dầu khí hiệu quả nhất ở Việt Nam, nên trong trường hợp Trung Quốc gây căng thẳng leo thang, Chính phủ Nga sẽ can thiệp vì họ có quyền lợi trực tiếp ở lô này.”

Về chiến lược của Việt Nam, ông Lê Minh phân tích:

“Đương nhiên, về phía chủ nhà, Việt Nam vẫn luôn chủ động và làm hết mình trên tinh thần hòa bình và ổn định để phát triển dầu khí và kinh tế biển. Có thể thấy, ngày 11/6/2020 trước khi chính thức dừng chiến dịch khoan lô 06.1, các lãnh đạo Việt Nam đã điện đàm với ExxonMobil và Nga. Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm Tổng thống Nga và theo được hiểu, trong nghị trình chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Nga đến Việt Nam, ngoài việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược về an ninh, quốc phòng, sẽ đi sâu về hợp tác dầu khí ở bể Nam Côn Sơn và khu vực lân cận.

“Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã điện đàm với chủ tịch toàn cầu của ExxonMobil, để tái khẳng định “hợp tác với ExxonMobil là rất quan trọng, đóng góp vào hợp tác chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Hiện ExxonMobil vẫn đang tiếp tục đàm phán với PetroVietnam để thúc đẩy dự án Cá Voi Xanh ngoài khơi tỉnh Quảng Nam đi vào triển khai vào năm sau. Ngoài dự án trên, ExxonMobil đang có kế hoạch đầu tư vào các dự án LNG, lọc hóa dầu và sản xuất điện từ LNG.

“Từ những diễn giải và trích dẫn trên đây, nói lên rằng, hợp tác dầu khí và hoạt động thăm dò khai thác ngoài khơi vẫn được Đảng và Chính phủ quan tâm kịp thời, đúng mức và tạo điều kiện để kiến tạo một môi trường đầu tư bền vững và hiệu quả.”

Thư “Tổng biên tập” Nguyễn Tiến Tường gửi nhân dân Trung Quốc

Nguyễn Tiến Tường

17-7-2020

Thưa nhân dân Trung Quốc kính mến! Vừa qua, nhân kỷ niệm quan hệ Việt-Mỹ, ngài TBT Hoàn Cầu Thời Báo có gửi tâm thư cùng nhân dân Việt Nam. Nay tôi vì sự yêu mến, xin đáp từ nhân dân Trung Quốc mấy lời như sau:

Mê hồn trận trong việc tiếp xúc thân chủ

Ngô Anh Tuấn

17-7-2020

Sáng nay, luật sư Lê Văn Hoà và tôi, luật sư Ngô Anh Tuấn vào Trại giam số 2, Công an thành phố Hà Nội để thăm gặp các bị can trong vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội ngày 09/01/2020.

VN phải đợi sau đại hội đảng mới biết sẽ cứng hay mềm trên Biển Đông

Lê Hồng Giang

17-7-2020

Dù vẫn là anti-Trump nhiệt thành tôi phải công nhận Trump/Trump administration trong mấy ngày qua đã làm được 3 việc tốt/đáng khen.

Rác!

Nguyễn Lân Thắng

17-7-2020

Mấy ngày hôm nay Hà Nội ngào ngạt mùi rác. Số là có một vùng chuyên đổ rác của thủ đô bị ô nhiễm quá mức, công nghệ xử lý lạc hậu, không đền bù quy hoạch nơi ở tử tế cho dân, nên cả xã người ta đổ ra chặn luôn xe chở rác không cho vào mấy hôm rồi.

Xin lỗi vì những suy nghĩ đi ngược đám đông

Võ Xuân Sơn

17-7-2020

Đang trong lúc mọi người vui mà nói cái gì ngược lại, thì có thể bị coi là kẻ phá thối. Tôi không muốn bị coi là kẻ phá thối trong vụ mổ tách hai cháu bé dính nhau vừa qua. Hi vọng là hôm nay, sự vui sướng đã hạ nhiệt chút ít.

Bốn vũ khí để thắng Trung Cộng

Trần Trung Đạo

17-7-2020

Bài học từ các thế trận liên minh dẫn tới Thế Chiến Thứ Nhất và xung đột Eo Biển Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh Lạnh cho thấy có bốn điều kiện để Việt Nam thoát ra khỏi sự khống chế của Trung Cộng và thắng Trung Cộng trong trận cuối cùng:

Hai bức chân dung

Vũ Thư Hiên

17-7-2020

1

Chiến tranh kết thúc, thiếu tá Cường được chuyển ngành sang công an. Khi nhận lệnh ông băn khoăn lắm – nên xử sự thế nào đây? Về nguyên tắc, ông có quyền đề đạt nguyện vọng: Xin phục viên hoặc chuyển sang ngành nào khác thích hợp. Chuyện làm ông buồn là ông phải ra đi, nhưng vẫn có người được giữ lại. Người đi rõ ràng là người bị cấp trên đánh giá thấp.

Đại dịch và ‘New Normal’ – sự bình thường mới!

Blog VOA

Trân Văn

16-7-2020

Một nhân viên y tế tại bệnh viện ở Daegu, Nam Hàn. Hình: AFP

Thuật ngữ “New Normal” – sự bình thường… mới – xuất hiện sau đợt suy thoái toàn cầu hồi cuối thập niên 2000 (1), vừa được nhiều người cùng lập lại sau khi COVID-19 bùng phát thành đại dịch. COVID-19 đã tạo ra vô số yếu tố bất thường và biến tất cả những yếu tố bất thường ấy trở thành bình thường, một kiểu bình thường… mới khác xa nếp thường.

Ba điều cần làm rõ về “chủ nghĩa xã hội” trước khi dán nhãn người khác

Luật Khoa

Võ Văn Quản

16-7-2020

Đóng thuế nhiều? Chủ nghĩa xã hội!

Đất nước có an sinh, phúc lợi tốt? Chủ nghĩa xã hội!

Các quốc gia Bắc Âu? Chủ nghĩa xã hội!

Sự thật và cơ chế đặc biệt

Phạm Thị Hoài

16-7-2020

Án oan không chỉ có ở Việt Nam. Tôi nhớ là mình đã sốc, như thấy trăng nước Mỹ không tròn hơn trăng Trung Quốc, khi lần đầu tiên đọc những số liệu về oan và sai trong tố tụng hình sự ở Hoa Kỳ. Trái với hình dung mơ hồ và xác tín chắc nịch của phần lớn chúng ta, những công cụ nhạy bén nhất, những thiết chế tiến bộ nhất và những chuẩn mực được cân nhắc kỹ lưỡng nhất của một nền tư pháp độc lập trong các nhà nước dân chủ tuy đã rút ngắn khoảng cách đến thiên đường công lý, song cánh cửa mở vào chốn ấy vẫn khép chặt.

Đừng để cán bộ “ăn đất” chui sâu, leo cao vào bộ máy

Đoàn Kiên Giang

16-7-2020

Cuộc củi lửa tại TP.HCM có lẽ sẽ chưa dừng lại ở những ông Tuyến, Tuấn, hay vị tân PGĐ Sở Quy hoạch Kiến trúc – Sơn, vì sai phạm đất đai còn nhiều, không chỉ Sagri mà còn ở Khu Đông, Khu Nam…

Hiệp định sơ bộ và kinh nghiệm đọc sách lịch sử Việt Nam

Dương Quốc Chính

16-7-2020

Hiệp định (HĐ) này lâu nay vẫn được sử đảng cho là: Nước cờ sắc sảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước tình trạng thù trong giặc ngoài, ngàn cân treo sợi tóc. Việc ký HĐ đã khiến 20 vạn quân Tưởng phải rút mà không tốn một viên đạn! Lần đầu tiên Pháp đã phải công nhận Chính phủ VNDCCH.

Sự hăng say giả hiệu

Trung Bảo

15-7-2020

Hình ảnh trẻ nít là thứ cực kỳ nhạy cảm đối với biên tập viên khi chọn lựa cho lên trang. Hình ảnh trẻ nít không quần áo càng phải tránh dùng trên mặt báo. Hình ảnh trẻ nít bị tai nạn, dị tật… lại càng cấm kỵ vì khơi gợi sự bất nhẫn nơi người xem, lẫn vi phạm quyền riêng tư của con trẻ.

Hồi ký Đồng Bằng của nhà văn Nguyên Ngọc (Kỳ 1)

Văn Việt

Nguyên Ngọc

15-7-2020

Sẽ còn nhớ mãi đêm đầu tiên, sau mấy tháng Trường Sơn dầu dãi, chúng tôi vào đến cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu 5 hồi đó đóng trên dãy núi ven sông Nước Là, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Anh Nguyễn Đôn, bấy giờ là thiếu tướng tư lệnh quân khu chào đón tôi bằng hai câu xanh rờn.

Định liệu thế nào đây

Nguyễn Trường Sơn

15-7-2020

Khi lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ ở một quốc gia nào đó trở nên quan trọng đối với an ninh quốc gia của họ, thì điều duy nhất họ quan tâm là chính quyền ở quốc gia đó hợp tác để đảm bảo lợi ích, còn chế độ chính trị của quốc gia đó có là gì, độc tài hay dân chủ, không phải là vấn đề đối với Hoa Kỳ.

Repsol: Áp lực của Trung Quốc ‘khiến Việt Nam mất một tỷ đô la’ ở Biển Đông

BBC

Bill Hayton

15-7-2020

Người viết bài này được cho hay rằng, Việt Nam đã đồng ý trả khoảng một tỷ đô la cho hai công ty dầu khí quốc tế, sau khi hủy các dự án của họ trên Biển Đông vì áp lực từ Trung Quốc.

Thời báo Hoàn Cầu là một “tờ báo” như thế nào

Luật Khoa

Y Chan

15-7-2020

Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn Cầu tại trụ sở của cơ quan này ở Bắc Kinh. Ảnh: New York Times

Trong vài ngày qua, Thời báo Hoàn Cầu bỗng nhiên trở thành một cái tên quen thuộc với nhiều người Việt, khi vị Tổng biên tập của tờ báo này đăng đàn gửi “vài lời thật lòng với người Việt Nam” nhân dịp kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ.

Binh biến ngân hàng

Nguyễn Tiến Tường

16-7-2020

Southern Bank sáp nhập vào Sacombank năm 2015.

Năm hai nghìn không trăm hồi đó, khi con cá cơm Southern Bank há cái miệng bé xinh nuốt trọn con cá mập Sacombank, đó là thời của định chế tài chính bị khuynh loát đến biến dạng, nhăn nhở như vẻ mặt của phật tử hộ pháp Trần gia gia vậy!

Thanh tra Chính phủ nín thở chờ đại hội

Trương Châu Hữu Danh

15-7-2020

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. Nguồn: Website TTCP

Thanh tra Chính phủ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.