Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ (Phần 1)

TIME

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Mai V. Phạm

15-11-2018

LTS: Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, sinh năm 1971, là người Mỹ gốc Việt. Ông hiện là phó giáo sư tại Đại học USC. Ông được nhiều người Mỹ biết đến qua tiểu thuyết đầu tay “The Sympathizer”, đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có giải Pulizer năm 2016.

Mới đây, ông Việt có bài viết đăng trên tạp chí TIME của Mỹ, có tựa đề: “Tôi yêu nước Mỹ. Đó là lý do tại sao tôi phải nói lên sự thật về nước Mỹ”. Chúng tôi xin được dịch và giới thiệu cùng quý độc giả. Bài viết khá dài, xin được chia làm hai phần, dưới đây là phần đầu bài dịch.

Tập Cận Bình có thật sự hài lòng với Phiên họp Trung ương 6, Khóa 19?

Ngụy Kinh Sinh

Lê Minh Nguyên dịch

20-11-2021

Sau Phiên họp Trung uơng 6 Khoá 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), truyền thông nước ngoài nhận xét chung rằng, Tập Cận Bình đã giành được thắng lợi lớn và hoàn thành việc kiểm soát toàn diện hơn, do đó không có gì lo ngại về giấc mơ hoàng đế của ông sẽ thành hiện thực tại Đại hội lần thứ 20 vào năm tới v.v… Giống như những dự đoán (của ông Ngụy) trước đây, điều đó chứng tỏ rằng những nhà bình luận này đã liên tục viết nguệch ngoạc các vấn đề của Trung Quốc và chỉ nghiên cứu bề nổi của nó mà không tìm hiểu sâu.

Trump đã đi rồi nhưng thế giới không quên (Phần I)

Một chính quyền Trump thứ hai sẽ gây ra thiệt hại không thể cứu vãn cho Hoa Kỳ với tư cách là một vai chính trong chính trị thế giới. Nhưng ngay cả với sự thất cử của Trump, phần còn lại của thế giới không thể bỏ qua những vết sẹo sâu và biến dạng của nước Mỹ. Chúng sẽ không sớm lành lại.

Hỗn loạn và khan hiếm ở các khu vực Ukraine bị chiếm đóng trong bối cảnh lệnh sơ tán của Nga

New York Times

Tác giả: Marc SantoraAnna Lukinova

Cù Tuấn, dịch

8-5-2023

Tóm tắt: Thiếu hụt lương thực, nhiên liệu và tiền mặt, và với một cuộc phản công sắp xảy ra của Ukraine, nhiều thường dân đang chống lại lệnh tản cư của quân chiếm đóng, không biết họ sẽ đi đâu.

Mối quan hệ trục trặc của Tập Cận Bình với Đặng Tiểu Bình

Nikkei Asian Review

Tác giả: Katsuji Nakazawa

Dịch giả: Châu Minh Dũng

1-11-2018

Dịp kỷ niệm hai dấu mốc 40 năm cũng là sự thử thách với nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại

Lần đầu tiên trong nhiều năm, Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh được bao phủ bởi những lá cờ Nhật Bản với hai màu đỏ và trắng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa đến thăm thủ đô Trung Quốc, theo sau là hàng trăm doanh nhân Nhật Bản, với nguyện vọng ký thỏa thuận hợp tác sau nhiều năm do dự.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuộc đảo chính thành công?

The Hill

Tác giả: Juan Williams

Dịch giả: Dương Lệ Chi

10-1-2021

Những kẻ bạo loạn đang tiến vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ. Nguồn: Getty Images

Chuyện gì xảy ra nếu… họ đã bắt được một thượng nghị sĩ làm con tin?

Có nhiều cách thích hợp để tái mở cửa quốc gia. Mỹ sẽ tìm ra được con đường riêng của mình

TIME

Tác giả: Haley Sweetland Edwards

Dịch giả: T.Vấn

14-5-2020

Tổng thống Trump đang đi về nơi họp báo trong khu vực Vườn Hồng hôm 11/5 nhưng không đeo khẩu trang, bất chấp những hướng dẫn của CDC yêu cầu mọi người nên đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng. Ảnh: Brendan Smialowski— AFP/ Getty Images

Mùa xuân khốc liệt năm nay, nước Mỹ đã phải đối đầu với hai cuộc khủng hoảng lớn. Hơn 14 tuần lễ vừa qua, đã có hơn 84,000 người Mỹ chết do Covid-19.

Điểm sách: Thế chiến tương lai sẽ bùng nổ năm 2034

American Purpose

Tác giả: Francis Fukuyma

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

27-6-2021

Lời người dịch: Bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc bước một bối cảnh mới sau khi Joe Biden nhậm chức: Cả hai cường quốc chấp nhận phục hoạt chủ nghĩa đa phương, là một cơ chế tối thiểu và hữu hiệu để bắt đầu hợp tác song phương và quốc tế.

Người Việt thích Mỹ và Trung Quốc không thể thay đổi điều đó

Nikkei Asia

Tác giả: Điền Lương

Trúc Lam chuyển ngữ

13-9-2021

Nỗ lực biến việc rút quân ở Afghanistan thành lợi thế của Bắc Kinh đã thất bại

“Chúng tôi cảm thấy bị phản bội”: Các cựu chiến binh Việt Nam cảm nhận dư âm của năm 1975 tại Afghanistan

Trần Ngọc Cư dịch

9-7-2021

Bạn đọc thân mến,

Bạn cứ gọi đây là thái độ bi quan của báo giới. Mùa Xuân này, ngay cả trước khi Tổng thống Biden tuyên bố rút toàn bộ lực lượng Hoa Kỳ khỏi Afghanistan, tôi đã bắt đầu suy nghĩ về việc Kabul có thể so sánh với Sài Gòn như thế nào ngay trước khi nó thất thủ vào năm 1975. Có những khác biệt rõ ràng nào không? Những điểm tương đồng quan trọng nào không? Thậm chí có thể rút ra những bài học nào không?

Trump khấu trừ vào thu nhập 70 ngàn đô la chi phí làm tóc – Các chuyên gia (thuế) bảo việc làm này bất hợp pháp

New York Times

Tác giả: James B. Stewart

Dịch giả: T.Vấn

6-10-2020

Câu chuyện này đóng vai chiếc “lỗ đinh làm đắm tàu” trong bản phanh phui hồ sơ thuế của Trump trên báo New York Times.

Tòa án đã phán quyết rằng, chi phí làm tóc thuộc về sinh hoạt cá nhân, không thể dùng để khấu trừ lợi tức trả thuế. Nguồn: Tom Brenner/ NYT

Có rất nhiều chi tiết động trời trong bản phanh phui thuế má của Trump trong bài điều tra đăng trên báo New York Times tuần rồi. Ông ta không trả đồng thuế lợi tức liên bang nào trong nhiều năm. Sự nghiệp kinh doanh rùm beng của ông ta đang treo bấp bênh trên những sợi dây rất mong manh. Và đó mới chỉ là những đầu đề.

Nhưng có một chi tiết khá thú vị, dù nó có vẻ như không quan trọng lắm: Trump tốn hơn $70,000 cho dịch vụ làm tóc trong suốt thời gian thực hiện chương trình truyền hình “The Apprentice”.

Lẽ dĩ nhiên, đối với bất cứ ai phải sử dụng khoản tiền như vậy cho việc cắt tóc, chải tóc, nhuộm tóc thì đó cũng là một khoản tiền lớn, rất lớn. Nhưng điều đáng chú ý ở đây liên quan đến sự tiết lộ New York Times là công ty của Trump đã khấu trừ số tiền ấy như là một chi phí kinh doanh, nhằm làm giảm đi thu nhập phải đóng thuế, có nghĩa là làm giảm đi tiền thuế ông ta phải đóng cho chính phủ.

Các chuyên gia thuế nói với tôi rằng, luật thuế ngăn cấm việc khấu trừ những khoản chi phí thông thường được coi là chi phí cá nhân dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào. Và nếu như khoản tiền ấy đã được một người khác trả mà vẫn cố tình khai khấu trừ thì có thể bị buộc vào tội man khai để gian lận thuế (criminal tax fraud).

Ba cựu viên chức của hãng truyền hình NBC đã từng tham dự vào việc thực hiện chương trình “The Apprentice” cho biết, tuy họ không được biết rõ chính xác từng chi tiết trong bản hợp đồng Trump ký với NBC, nhưng họ rất quen thuộc với nội dung những bản hợp đồng tương tự (như của Trump). Những chi phí liên quan đến tóc tai, trang điểm của một ngôi sao tầm cỡ Trump trong các chương trình truyền hình đều được thanh toán bởi chủ sản xuất chương trình và giả dụ như Trump đã bỏ tiền túi ra trả trước thì chắc chắn ông ta cũng đã được chương trình hoàn trả rồi (reimbursement).

Một trong ba cựu viên chức của NBC nói trên, cho biết: “Tôi không thể nghĩ rằng đã có một tình huống đặc biệt nào đó buộc Trump phải trả khoản tiền đó mà không nhận lại được tiền hoàn trả (từ chương trình)”.

Viên chức này xin được tạm giấu tên vì hiện nay ông ta vẫn còn đang có những mối quan hệ công việc với NBC và Mark Burnett, nhà sản xuất chính của “The Apprentice”, đồng thời của chương trình “The Voice” cho NBC.

Trong thực tế, người khai thuế không được phép khai khấu trừ khoản chi phí cho kinh doanh khi đã được nhận sự hoàn trả cho chi phí ấy.

“Đây sẽ là một tội hình sự nếu bị cho là cố ý vi phạm luật”. Chuyên gia thuế Schuyler M. Moore đã khẳng định như trên. Moore làm việc cho công ty luật Greenberg Glusker ở Los Angeles và cũng là tác giả tập chuyên luận về luật pháp “Hệ thống tính thuế của kỹ nghệ giải trí” (Taxation of the Entertainment Industry).

Trong bất cứ một phán xử nào, tòa án đều khẳng định rằng các chi phí về trang điểm đầu tóc, dù là cho một diễn viên của chương trình truyền hình, đều là chi phí thuộc về cá nhân (personal expense) nên không thể khấu trừ (deduct) được. (Hiện nay, theo luật định, không có sự giới hạn về thời gian trong việc truy tố tội gian lận thuế. Thông thường, sở thuế IRS có 3 năm kể từ ngày hồ sơ thuế được nộp để bắt đầu cuộc truy vấn – audit – và sau đó truy tố hình sự người khai nếu tìm thấy có sự gian lận thuế).

Khi được hỏi về vấn đề này, tòa Bạch Ốc khước từ trả lời và đề nghị hỏi thẳng các luật sư của Tổ Hợp Trump. Alan Garten, viên luật sư trưởng của Tổ Hợp, đã không đáp lại lời yêu cầu bình luận.

Trump thường tỏ ra rất kín đáo về mái tóc của mình, nhất là về công thức pha chế làm sao có được màu sắc như màu rơm khô trên những sợi tóc nằm rất ngay ngắn trên đỉnh đầu. Bộ tóc sặc sỡ này là đã trở thành một phần trong thương hiệu “You’re fired” (Sa Thải) của chương trình “The Apprentice” và sau đó theo chân ông ta vào đến tận tòa Bạch Ốc.

Chương trình “The Apprentice”, như bất cứ một show truyền hình thực tế (Reality show) của bất cứ một mạng lưới truyền hình nào, đều có một đội ngũ chuyên lo về tóc và các nhu cầu trang điểm khác cho những người tham dự chương trình. Nhưng họ không lo chuyện tóc tai cho Trump và tỏ ra rất không muốn, dù chỉ chạm nhẹ vào một vài sợi tóc lòa xòa của ông ta nếu không được yêu cầu. Một trong những chuyên gia trang điểm cho chương trình, Amy Lasch, năm 2016 đã nói với báo New York Post rằng, khi Trump đến phòng quay thì mọi chuyện đã sẵn sàng đâu ra đó. “Hình như ông ta đã đến đâu đó để chuẩn bị cho các việc phải làm trước khi vào phòng quay”.

Cũng là chuyện bình thường cho các ngôi sao có riêng các chuyên gia lo về trang điểm. Theo thông lệ, chương trình trả trực tiếp cho các chuyên gia trang điểm, nhưng cũng có khi diễn viên trả rồi nhận lại hoàn trả (reimbursement) từ chương trình sau. Một trong những lý do là vì người diễn viên ấy thuê chuyên gia không thuộc về công đoàn nên chương trình không thể trả trực tiếp được.

Luật sư thuế Moore nói: “Không cách gì ông ta có thể khấu trừ chi phí tóc tai, trang điểm vào thu nhập trả thuế, bất kể có nhận được hay không nhận được hoàn trả”(reimbursement). Nguồn: Doug Mills/ NYT

Trong các cuộc phỏng vấn, Trump khoe chính vợ ông ta, bà Melania, đã cắt tóc cho mình vì ông ta không bao giờ để cho bất cứ ai đụng vào đầu. Và chính Trump đã tự tay xịt keo vào tóc để giữ cho chúng nằm yên.

Trump kể với tờ Playboy hồi năm 2004: “Khi tóc khô rồi thì tôi bắt đầu chải. Đến khi thấy rằng mái tóc đã được như ý mình thích – dù không một ai thích hết – thì tôi bắt đầu phun keo. Cũng được cả một ngày đấy!”.

Nhưng hồ sơ khai thuế của Trump mà các đồng nghiệp của tôi ở báo New York Times hiện đang nghiên cứu, lại cho biết rằng, công ty sản xuất truyền hình của ông ta, nhà sản xuất Trump của ông ta, đã thuê một chuyên gia tóc và trang điểm ở Manhattan tên là Sharon Sinclair làm công việc này. Tiền thù lao năm 2004 ít nhất là $13,300; năm 2005 ít nhất là $36,400; và năm 2006 ít nhất là $20,043.

Nếu như vậy thì chi phí ngót nghét $1,000 cho một buổi phát hình, tuy rất cao nhưng không phải là không nghe nói đến trong giới ngôi sao Hollywood.

Tổ Hợp Trump cũng đã trả cho Sinclair ít nhất là $2,500 trong năm 2007. Cũng không rõ chi phí ấy có liên quan gì đến “The Apprentice” hay không. Tổng số chi phí tóc tai trang điểm cho Trump tính từ năm 2004 đến 2007: $72,243.

Tài liệu thuế không liệt kê rõ loại dịch vụ nào Sinclair đã cung cấp cho Trump. Nhưng trong phần ghi những người có đóng góp vào chương trình một số episodes của “The Apprentice”, tên Sinclair đã được ghi nhận là làm tóc (hair stylist) cho Trump. Ở một số episodes khác, tên Sinclair được ghi nhận là trang điểm (makeup artist) cho Trump và ở một số khác thì ghi nhận cả hai (làm tóc và trang điểm). Bản khai kinh nghiệm làm việc (resume) của Sinclair cho biết, cô đã từng cung cấp dịch vụ làm tóc và trang điểm cho những ngôi sao nổi tiếng như Tina Fey, Paris Hilton và Steve Martin. Sinclair chưa trả lời cho biết có bình luận gì về việc này hay không.

Luật thuế nói, “chi phí cá nhân” không thể dùng khấu trừ (thu nhập trả thuế – ND).

Moore, một luật sư về thuế, khẳng định: “Không cách gì ông ta có thể khấu trừ chi phí tóc tai, trang điểm vào thu nhập trả thuế, bất kể có nhận được hay không nhận được hoàn trả – reimbursement (từ đối tác doanh nghiệp – trong trường hợp này là người sản xuất chương trình ‘The Apprentice’ tức đài truyền hình NBC – ND). Đã có nhiều vụ án cũng như audit thuế liên quan đến vấn đề này rồi”.

Thật vậy, có nhiều vụ án như trên liên can đến các diễn viên của chương trình truyền hình.

Năm 2011, Tòa liên bang Hoa Kỳ đã thụ án vụ một xướng ngôn viên tin tức tại một chi nhánh của đài NBC ở Columbus, Ohio. Người này đã khai khấu trừ vào thu nhập trả thuế các chi phí cho việc chăm sóc mái tóc, với lý do công việc đòi hỏi và cũng vì bà là đại diện thường trực của trạm truyền hình địa phương. Tòa đã dứt khoát không chấp nhận sự khấu trừ. Tòa phán quyết rằng, những chi phí liên quan đến việc “chăm chút một vẻ ngoài tề chỉnh” thật sự “có thuộc tính cố hữu là phí tổn cá nhân”, mặc dù “những chi phí này có thể liên hệ đến công việc đang làm”.

Năm 1980, tòa án ở khu vực Boston cũng đã đưa ra một phán quyết tương tự, liên quan đến một xướng ngôn viên tin tức của chi nhánh truyền hình NBC, người này đồng thời còn là một nhà đầu tư địa ốc. Tòa ghi nhận rằng, đài truyền hình đòi hỏi nhân viên xướng ngôn phải duy trì một vẻ ngoài “phù hợp với công việc của một người loan báo tin tức trên truyền hình”, nhưng lại không hoàn trả cho anh ta $10 tiền cắt tóc hàng tháng. Vì vậy, vị xướng ngôn viên này quyết định khấu trừ chi phí ấy vào thu nhập trả thuế. Tòa án phản bác việc làm này.

Hiện vẫn chưa rõ tại sao Trump, người lúc nào cũng o bế kỹ càng mái tóc của mình cả khi xuất hiện trên sân khấu cũng như hoạt động bình thường hàng ngày, lại có thể được hưởng một sự đối xử đặc biệt về vấn đề khấu trừ thuế. (Những chi phí về mua sắm may mặc quần áo, cũng được xem xét dưới cùng một góc độ. Chi phí về trang phục và đồng phục dành riêng khi làm việc có thể dùng khấu trừ được, nhưng nếu chúng cũng được sử dụng bên ngoài khuôn khổ công việc đòi hỏi, thì cũng như quần áo mặc trong giao tiếp kinh doanh – business suit – không đủ điều kiện để được khấu trừ).

Từ năm 2007 đến năm 2013, một số công ty của Trump, bao gồm Trump Production, cũng đã khai khấu trừ ít nhất $95,000, là khoản tiền trả cho người thợ làm tóc lâu năm của Ivanka Trump, cô này cũng góp mặt trong chương trình “The Apprentice”.

Người cựu nhân viên điều hành của NBC cho rằng, những chi phí về tóc tai, trang điểm cho Ivanka hẳn đã được trả bởi chương trình (The Apprentice).

Người phát ngôn của Ivanka Trump tại tòa Bạch Ốc đã không trả lời yêu cầu có lời bình luận.

Những khấu trừ cho kinh doanh các chi phí cá nhân nói trên, sẽ được xem là vượt quá giới hạn hay cố tình phạm pháp thuộc về thẩm quyền của các cuộc audits từ sở thuế. Trump nhiều lần xác định, ông ta hiện đang bị audit và những nghiên cứu của báo New York Times cho biết, điểm tập trung chủ yếu của các cuộc audit là khoản tiền refund 72.9 triệu đô la mà Trump đã khai và cũng đã nhận về. Do đó, cũng chưa được rõ liệu sở thuế có để mắt tới những khấu trừ về chi phí tóc tai, trang điểm của cha con Trump hay không.

Một phát ngôn nhân của IRS cho biết, cơ quan thuế không có lời bình luận về các hồ sơ thuế cá nhân hay những cuộc audits.

So với những khoản lỗ lã hàng tỉ đô la của doanh nghiệp Trump, vốn khó có thể quân bình cán cân lỗ lời, thì con số $70,000 khấu trừ xem ra có vẻ như chẳng đáng để mắt tới. Nhưng nó mang tính cách biểu tượng cho quan niệm chủ đạo về thuế má của Trump: Không có số tiền nào gọi là quá nhỏ để giữ không cho nó chui vào két sắt của chính quyền.

Giả sử trong tương lai, Trump phải đối mặt với sự điều tra kỹ lưỡng (scrutiny) của IRS về những khoản khấu trừ chi phí cá nhân vào thu nhập trả thuế của mình, chắc chắn ông ta sẽ khó lòng thoát khỏi.

Năm 1989, đại gia về địa ốc Leona Helmsley đã bị kết án 4 năm tù về tội trốn thuế (tax evasion) sau khi bà này tìm cách khấu trừ những khoản chi phí về nâng cao giá trị tài sản (improvements) cho lãnh địa của mình ở Greenwich, tiểu bang Connecticut – như là chi phí kinh doanh.

Một trong những luật sư của bà Helmsley là Alan Dershowitz, người biện hộ cho Trump trong suốt thời gian Trump bị Quốc Hội Hoa Kỳ đàn hạch (impeachment).

Còn viên công tố liên bang đóng vai cáo buộc? Không ai khác, chính là Rudolph W. Giuliani, người vừa xuất hiện bên cạnh Trump trong lúc ông ta lên tiếng phủ nhận những điều tra của báo New York Times và chính Giuliani đã bốc Trump là “thiên tài” trong việc tìm mọi cách để tránh không phải bị đóng thuế.

_________

Tác giả: James B. Stewart là một bỉnh bút của báo New York Times và là tác giả của 9 quyển sách, mới nhất phải kể “Nhà nước bí mật: Trump, Sở cảnh sát Liên Bang và nền Pháp Trị” (Deep State: Trump, the FBI and the Rule of Law). Ông đoạt giải Pulitzer về Báo chí Dẫn Giải (Explanatory Journalism) năm 1988 và hiện là giáo sư môn Báo Chí Kinh Doanh (business journalism) tại đại học Columbia.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Phỏng vấn ông Sigmar Gabriel, ngoại trưởng Đức

Stuttgarter Nachrichte

Tác giả: Bärbel Krauß

Hùng Hà chuyển ngữ

Ngoại trưởng Đức, ông Sigmar Gabriel. Ảnh: AP

Phỏng vấn ông Sigmar Gabriel về vụ xung đột với Việt Nam: “Trong mọi trường hợp, chúng ta không khoan nhượng cho một vụ việc như vậy“.

Như thể truyện gián điệp, chiến tranh lạnh và Hollywood: Chỉ vài ngày trước, ngay giữa Berlin, một người Việt Nam xin tỵ nạn bị tình nghi đã bị bắt cóc và mang đi. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel đe doạ Hà Nội về những hậu quả.

Berlin – Một người Việt Nam xin tỵ nạn đã bị mật vụ nước mình bắt đi và mang về Việt Nam. Nghe có mùi Hollywood truyện gián điệp nhưng lại là thực tế đã diễn ra ở Berlin vài ngày trước đây. Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD) choáng váng và nhận định việc này là một “gánh nặng to lớn” cho quan hệ song phương với Việt Nam.

Làm thế nào để tránh một thế chiến khác

Spectator

Tác giả: Henry Kissinger

Đỗ Kim Thêm dịch

17-12-2023

Tạm biệt người yêu để lên đường ra trận. Nguồn ảnh: Getty Images

Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, Henry Kissinger cảnh báo về một thế chiến mới có thể xảy ra và phương cách tốt nhất là tìm cách tạo cho Nga một cơ hội đàm phán trong danh dự. Ý kiến của Kissinger còn nhiều điểm chưa thuyết phục, cần được thảo luận sâu xa hơn.

Một là, Kissinger đã đề cao vai trò tích cực của Nga trong việc đóng góp cho hòa bình thế giới mà không đề cập đến các chi tiết về tội ác Liên Xô cũ. Kissinger lập luận: “Nga đã có những đóng góp quyết định cho tình trạng quân bình trên toàn cầu và cán cân quyền lực trong hơn nửa thiên niên kỷ. Vai trò lịch sử của Nga không nên bị hạ thấp”.

Lịch sử của Liên Xô đã chứng minh ngược lại. Từ thế kỷ XV-XVII, các triều đại Iwan VI, Peter I hay Katherina II đã mở rộng lãnh thổ Liên Xô bằng quân sự, tiến chiếm Ba Lan, Baltic, Biển Đen, Biển Đông và nhiều vùng khác.

Ngay đến thời Stalin và Chruschtchow, tham vọng này vẫn còn được tiếp tục nuôi dưỡng. Trong thế kỷ XX, Liên Xô đã can thiệp quân sự trực tiếp Đông Đức (1953), Hungaria (1956), Tiệp Khắc (1968) và Afghanistan (1979). Không có viện trợ quân sự hùng hậu của Liên Xô, Bắc Việt không thể đạt được chiến thắng năm 1975.

Các can thiệp của Nga Ethiopia, Angola, Syria, Iraq và Iran, gây xáo trộn cho các khu vực, là một bằng chứng khác.

Có lẽ điểm son duy nhất của Liên Xô mà Kissinger đề cập là Breschnew và Gorbatschow tham gia các hội nghị về giới hạn vũ khí chiến lược (SALT I và II). Ngay trong năm 1978, 70% dân chúng Mỹ không tin tưởng thiện chí hoà đàm của Liên Xô và Thượng Viện Mỹ cũng nhiều lần tìm cách trì hoãn việc phê chuẩn.

Phủ nhận các bằng chứng này, Kissinger đã chối bỏ thực tế lịch sử hiếu chiến của Liên Xô để ca ngợi chủ trương xâm lược của Nga ngày nay.

Hai là, chiến trường Ukraine chưa định hình ưu thế chiến thắng cho Nga hay Ukraine. Trước hết là Nga. Dù các nguồn tin không thể kiểm chứng, nhưng số binh sĩ thương vong đáng cho Putin phải lo ngại, trong đó việc tăng cường 300.000 tân binh trừ bị là một bằng chứng.

Gần đây nhất, Putin bổ nhiệm tướng Valeri Guerassimov, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga, làm Tổng Chỉ huy chiến trường Ukraine, thay cho Sergey Surovikin. Quyết định này cho thấy, quân đội Nga không hùng hậu và các tướng lãnh không tài ba như công luận thường đề cập trong các biện pháp cải cách. Dù với 100 ngàn quân và có hơn 4.000 xe tăng hỗ trợ, việc tấn công Ukraine mang về kết quả thảm hại. Lý do chính là binh pháp của Nga là tạm bợ và công nghệ quân sự còn tụt hậu.

Theo các thăm dò hiện nay, Nga đang chuẩn bị cho một đợt tấn công mới. Với binh pháp mới và việc tuyển dụng thêm 500.000 tân binh, Putin hy vọng sẽ mang lại tin vui trên chiến trường, nhưng không có gì bảo đảm cho sự lạc quan này.

Không vì Nga suy yếu mà Ukraine chiếm được nhiều ưu thế hơn trên chiến trường. Dù tinh thần anh dũng, nhưng Ukraine cần được trang bị nhiều xe tăng, xe thiết giáp bộ binh để tiếp tục chiến đấu. Các nước Pháp, Mỹ, Anh và Đức sẽ cung cấp các loại vũ khí hiện đại cho Ukraine, nhưng tốc độ còn quá chậm so với nhu cầu khẩn cấp của chiến trường. Cho đến nay, NATO vẫn rất thận trọng vì lo ngại Nga xem mọi hình thức gián tiếp can thiệp là hành động leo thang và trực tiếp tham chiến.

Nói chung, cuộc chiến còn kéo dài. Do khả năng cung cấp hạn chế, nên các nước phương Tây cũng sẽ giảm mức yểm trợ. Các nước châu Âu đều muốn cuộc chiến kết thúc nhanh chóng vì tình trạng giá năng lượng tăng cao và lạm phát leo thang làm cho dân chúng bất bình. Dư luận Mỹ, những thay đổi gần đây cũng cho thấy ít ủng hộ Ukraine hơn so vi ban đầu. Hậu quả chung cho Ukraine là phải chịu nhiều thất thế trong khi cần nhiều viện trợ vũ khí để có thể chiến thng.

Lo ngại chung trong công luận vẫn là vấn đề, nếu phương Tây tiếp tục cung cấp thì sẽ có nguy cơ leo thang thành xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO. Nhưng điểm chính là tinh thần hiếu chiến của Putin khó thay đổi nhanh chóng, bất cứ thỏa thuận nào, nếu có trong tạm thời, cũng giúp Nga có thêm thời gian chỉnh đốn và chuẩn bị cho các đợt tấn công tiếp theo.

Trong lúc này, các biến chuyển nghịch lý sẽ còn tiếp tục diễn ra và khó phân biệt ai thắng ai bại. Diễn biến chiến trường càng khó lường thì Nga có mất mặt hay thiện chí hoà đàm không, đó không phải là yếu tố liên quan như Kissinger đề cập.

Ba là triển vọng hoà hội. Kissinger có nói đến quyền dân tộc tự quyết của Ukraine, nhưng trên cơ sở nào là vấn đề nan giải. Cụ thể, đó là các chủ đề thương thuyết mà Nga cần phải chấp nhận: trao trả các vùng đã chiếm đóng, rút quân và bồi thường cho việc tái thiết hậu chiến. Liệu Liên Hiệp Quốc có thể triệu tập một hội nghị quốc tế không, là một vấn đề chưa rõ.

Đang hưởng lợi trong việc mua năng lượng với giá rẻ của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không hỗ trợ cho một giải pháp nào bất lợi cho Nga. Nga là một đồng minh cung cấp vũ khí cho Việt Nam, nên Việt Nam không quan tâm đến việc Nga tái lập hoà bình Ukraine. Việt Nam đã bốn lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Nga xâm lăng Ukraine.

Nhiều giải pháp ngoại giao cực đoan đã được thảo luận, thí dụ như trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an LHQ hay truất quyền phủ quyết tại Hội đồng. Giới tình báo quân sự cũng nghĩ đến các biện pháp thay thế Putin bằng cách đảo chính hay đưa đi an trú. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, tất cả giải pháp này đều không thể thực hiện được.

Tóm lại, đề xuất của Kissinger trong việc tái lập hoà bình cho Ukraine qua phương thức ngoại giao là thiếu dẫn chứng lịch sử và không khả thi.

Tuy nhiên, cảnh báo của Kissinger có một giá trị thực tế mà chúng ta cần quan tâm. Khi diễn tiến chiến cuộc vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính giới quốc tế, việc định hình cho các chiến lược trong tương lai đều do các máy móc được trang bị bằng công nghệ tiên tiến và thông tin nhân tạo đảm trách, nó có đủ khả năng tự quy định và thực hiện, đó là tình trạng nguy hiểm nhất.

Do đó, Kissinger hợp lý khi cho rằng, để tránh hai phía khỏi phải tiếp tục chịu thương tổn, các loại vũ khí hạt nhân và quy ước hiện đại không thể được phép tiếp tục sử dụng, một tình trạng lý tưởng. Sau đây là bản dịch:

***

Thế chiến thứ nhất là một kiểu tự sát văn hóa, làm hủy hoại thanh danh của châu Âu. Theo như cách nói của nhà sử học Christopher Clark, giới lãnh đạo châu Âu đã mộng du trong một cuộc xung đột, trong số tham chiến không ai có thể tiên đoán được thế giới lúc kết thúc cuộc chiến vào năm 1918. Trong những thập niên trước đó, họ thể hiện sự cạnh tranh bằng cách tạo ra hai tập hợp liên minh mà các chiến lược đã trở nên liên kết nhau bởi lịch trình động viên riêng biệt. Do đó, vụ một người theo chủ nghĩa dân tộc Serb sát hại Hoàng tử Áo ở Sarajevo tại Bosnia năm 1914 đã leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện, nó bắt đầu khi Đức thực hiện kế hoạch cho nhiều mục tiêu của mình để đánh bại Pháp bằng cách tấn công Bỉ, một nước trung lập ở phía bên kia châu Âu.

Các nước châu Âu chưa quen thuộc với cách thức công nghệ tăng cường lực lượng quân sự của họ, nên họ đã gây ra sự tàn phá lẫn nhau chưa từng có. Vào tháng 8 năm 1916, sau hai năm chiến tranh với hàng triệu người thương vong, các nước tham chiến, chủ yếu phương Tây (Anh, Pháp và Đức) bắt đầu khám phá triển vọng để chấm dứt cảnh chém giết. Ở phía Đông, các đối thủ Áo và Nga đã cũng có những cảm nhận tương tự. Bởi vì không có sự thỏa hiệp nào có thể tưởng tượng ra được để biện minh cho những hy sinh đã gây ra và vì không ai muốn mang đến ấn tượng về sự yếu đuối của mình, các giới lãnh đạo khác nhau đã ngần ngại khởi xướng một tiến trình hòa bình chính thức. Do đó, họ tìm kiếm sự hòa giải của Mỹ.

Đại tá Edward House, sứ giả riêng của Tổng thống Woodrow Wilson, đã thăm dò và tiết lộ rằng, một nền hòa bình dựa trên hiện trạng được tu chỉnh là trong tầm tay. Tuy nhiên, trong khi sẵn sàng và cuối cùng mong muốn tiến hành hòa giải, Wilson đã trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Đến lúc đó, cuộc tấn công tại Somme của Anh và cuộc tấn công tại Verdun của Đức đã gây thêm hai triệu người thương vong.

Theo lời kể trong cuốn sách về chủ đề này của Philip Zelikow, ngoại giao đã trở thành giải pháp mà ít người theo đuổi hơn. Đại chiến tiếp tục trong hai năm nữa và cướp đi hàng triệu nạn nhân khác, gây tổn hại không thể cứu vãn cho trạng thái quân bình của châu Âu đã được thiết lập. Đức và Nga bị cách mạng làm tan nát; nhà nước Áo-Hung biến mất khỏi bản đồ. Nước Pháp đã đổ máu đến khô cạn. Nước Anh đã hy sinh một phần đáng kể của thế hệ trẻ và năng lực kinh tế cho các yêu cầu chiến thắng. Hiệp ước Versailles mang tính trừng phạt đã kết thúc chiến tranh, nó tỏ ra mong manh hơn nhiều khi so với cấu trúc mà nó thay thế.

Liệu thế giới ngày nay có thấy mình đang ở trong một bước ngoặt tương đương như tại Ukraine không, khi mùa đông áp đặt một việc tạm đình hoãn các cuộc hành quân quy mô? Tôi đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với việc nỗ lực quân sự của đồng minh, nhằm ngăn chặn Nga xâm lược ở Ukraine. Nhưng thời điểm đã đến để xây dựng dựa trên những thay đổi chiến lược mà nó đã được thực hiện và kết hợp chúng vào trong một cấu trúc mới, hướng tới việc đạt được một nền hòa bình thông qua phương cách đàm phán.

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Ukraine đã trở thành một quốc gia quan trọng ở Trung Âu. Được hỗ trợ bởi các đồng minh và được truyền cảm hứng từ Tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine đã ngăn cản các lực lượng thông thường của Nga tràn ngập châu Âu kể từ thế chiến thứ hai. Và hệ thống quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc, đang phản đối mối đe dọa của Nga hoặc việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tiến trình này đã đưa ra các vấn đề nguồn gốc liên quan đến tư cách thành viên của Ukraine trong khối NATO. Ukraine đã có được một trong những đội quân bộ binh lớn nhất và hiệu năng nhất ở châu Âu, được trang bị bởi Mỹ và các đồng minh. Tuy nhiên, một tiến trình hòa bình liên kết Ukraine với khối NATO phải được thể hiện. Một giải pháp thay thế của tính cách trung lập không còn ý nghĩa nữa, đặc biệt là sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập khối NATO. Đây là lý do tại sao hồi tháng 5 năm ngoái, tôi đã đề nghị thiết lập một đường ngừng bắn dọc theo biên giới hiện có, nơi mà chiến tranh bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 [năm 2022]. Từ đó, Nga sẽ từ bỏ các cuộc chinh phục, nhưng không phải là lãnh thổ mà họ chiếm đóng gần một thập niên trước, bao gồm cả Crimea. Lãnh thổ đó có thể là chủ đề của một cuộc đàm phán sau lệnh ngừng bắn.

Nếu đường ranh giới phân chia trước chiến tranh giữa Ukraine và Nga không thể đạt được bằng chiến đấu hoặc bằng đàm phán, việc dựa vào nguyên tắc tự quyết có thể được đề ra. Các cuộc trưng cầu dân ý có giám sát quốc tế liên quan đến quyền tự quyết có thể được áp dụng cho các vùng lãnh thổ đặc biệt bị phân chia mà nó đã đổi chủ nhiều lần qua nhiều thế kỷ.

Mục tiêu của một tiến trình hòa bình sẽ có hai mặt: xác nhận quyền tự do của Ukraine và định nghĩa một cấu trúc quốc tế mới, đặc biệt là đối với Trung và Đông Âu. Cuối cùng, Nga nên tìm một vị thế trong một trật tự như vậy.

Kết quả mà một số người ưa chuộng hơn là một nước Nga trở thành bất lực do chiến tranh. Tôi không đồng ý. Với tất cả xu hướng thiên về bạo lực, Nga đã có những đóng góp quyết định cho tình trạng quân bình trên toàn cầu và cán cân quyền lực trong hơn nửa thiên niên kỷ. Vai trò lịch sử của Nga không nên bị hạ thấp. Những thất bại về quân sự của Nga đã không loại bỏ phạm vi hoạt động về hạt nhân trên toàn cầu của Nga, cho phép Nga đe dọa leo thang ở Ukraine. Ngay cả khi khả năng này giảm sút, sự tan rã của Nga hoặc phá hủy khả năng chính sách chiến lược của Nga có thể biến lãnh thổ bao gồm 11 múi giờ thành một khoảng trống gây tranh chấp. Các xã hội đang cạnh tranh nhau của Nga có thể quyết định cách giải quyết tranh chấp bằng bạo lực. Các quốc gia khác có thể tìm cách mở rộng yêu sách bằng vũ lực. Tất cả những nguy hiểm này sẽ trở nên phức tạp hơn bởi sự hiện diện của hàng ngàn vũ khí hạt nhân, làm cho Nga thành một trong hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.

Khi giới lãnh đạo thế giới cố gắng chấm dứt cuộc chiến mà trong đó hai cường quốc hạt nhân cạnh tranh với một quốc gia được vũ trang thông thường, họ cũng phải suy nghĩ về tác động đối với cuộc xung đột này và về chiến lược trong trường kỳ của công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo. Vũ khí tự động vốn dĩ đã có sẵn, nó có khả năng định nghĩa, đánh giá và nhắm mục tiêu vào các mối đe dọa theo nhận thức của riêng mình và do đó, ở vị trí để bắt đầu cuộc chiến riêng biệt cho mình.

Một khi ranh giới trong lĩnh vực này bị vượt qua và công nghệ cao trở thành vũ khí tiêu chuẩn và máy tính trở thành người thực hiện chủ yếu cho chiến lược, thế giới sẽ thấy tự mình đang ở trong tình trạng mà chưa có khái niệm nào được định hình. Làm thế nào giới lãnh đạo có thể thực hiện việc kiểm soát khi các máy tính quy định các hướng dẫn chiến lược dựa trên quy mô và theo cách vốn đã hạn chế và đe dọa việc can thiệp của con người? Làm thế nào nền văn minh có thể được bảo tồn giữa một mớ hỗn độn thông tin, các nhận thức và các khả năng phá hoại như vậy?

Tuy nhiên, hiện nay không có lý thuyết nào áp dụng cho thế giới đang rộng mở này và các nỗ lực tham khảo ý kiến về chủ đề này cần phải triển khai, có lẽ bởi vì các cuộc đàm phán có ý nghĩa có thể tiết lộ những khám phá mới và tự việc tiết lộ này tạo thành một rủi ro cho tương lai. Vượt qua sự khác biệt giữa công nghệ tiên tiến và khái niệm chiến lược kiểm soát nó, hoặc thậm chí có những am hiểu về ý nghĩa đầy đủ của nó, ngày nay đó là một vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu, và nó đòi hỏi giới lãnh đạo có quyền chỉ huy cả công nghệ và lịch sử.

Việc tìm kiếm hòa bình và trật tự có hai thành phần, đôi khi được coi là mâu thuẫn: Theo đuổi các yếu tố an ninh và yêu cầu đối với các hành vi hòa giải. Nếu chúng ta không thể đạt được cả hai, thì chúng ta cũng sẽ không thể đạt được một trong hai mục tiêu này. Con đường ngoại giao có vẻ phức tạp và gây nản lòng. Nhưng tiến bộ để đạt đến trong cuộc hành trình đó đòi hỏi chúng ta cả tầm nhìn và sự can đảm để thực hiện.

Bài liên quan: Chiến tranh hạt nhân không thể tránh khỏi? —  Putin đối phó với việc bại trận?An ninh và trật tự thế giới

‘Rất quan ngại’: Tòa Bạch Ốc đưa ra các thông tin cập nhật mâu thuẫn, khó hiểu về sức khỏe của Trump

Sydney Morning Herald

Tác giả: Matthew Knott

Dịch giả: Trúc Lam

4-9-2020

Washington: Bác sĩ của Donald Trump đã gây ra sự nhầm lẫn rộng rãi khi nói rằng Tổng thống Mỹ đã được chẩn đoán nhiễm virus corona 36 giờ trước khi vụ việc được tiết lộ với công chúng, buộc Nhà Trắng phải nhanh chóng đưa ra lời đính chính.

Kẻ thù chung của đảng Cộng sản Trung Quốc và giới bảo thủ Mỹ là “Bạch Tả”

Foreign Policy

Tác giả: Frankie Huang

Jackhammer Nguyễn chuyển ngữ

27-3-2021

Ảnh chụp cảnh trong show “Tucker Carlson Tonight” ngày 20/3/2021 trên Fox News.

Trung Quốc Đang Âm Thầm Tái Định Hình Thế Giới

ĐSK Biển Đông

Tác giả: Anja Manuel

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

25-10-217

Con đường tơ lụa của TQ. Nguồn: Google

Thị trấn Gwadar ở Pakistan cho đến gần đây vẫn tràn ngập những căn nhà gạch màu đất bụi với khoảng 50.000 ngư dân. Bao quanh là những vách đá, sa mạc, và Biển Ả Rập, đây là nơi tận cùng bị lãng quên của trái đất. Giờ thì nó là một trung tâm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, và thị trấn nhờ thế mà chuyển biến. Gwadar đang trải qua một cơn bão xây dựng: các cảng container mới cứng, các khách sạn mới, và 2.900 km đường siêu cao tốc và đường sắt cao tốc để kết nối nó với các tỉnh miền Tây nằm trong đất liền của Trung Quốc. Trung Quốc và Pakistan muốn biến Gwadar thành một Dubai mới, trở thành một thành phố mà cuối cùng sẽ là nơi cư ngụ của hai triệu người.

Sai lầm về địa chính trị, Trung Quốc lâm cảnh tự đào hố chôn mình

Project-Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

16-7-2020

Lời người dịch: Tác giả cảnh báo các nhận định về địa chính trị của Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục, nhân quyền, du lịch, an ninh cho Hồng Kông và hoạt động của doanh nghiệp Hoa Vi đối với Anh quốc, Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản là sai lầm, nhưng không đề cập hai nguy cơ khác có liên quan đến Việt Nam, đó là tranh chấp Biển Đông và vùng hạ lưu sông Mekong.

Trump muốn sa thải Bộ trưởng Quốc phòng do bất đồng về chuyện quân đội

Wall Street Journal

Tác giả: Gordon Lubold

Dịch giả: Trúc Lam

9-6-2020

Bộ trưởng Quốc phòng chống lại việc sử dụng quân đội liên bang để dập tắt các cuộc biểu tình về vụ [cảnh sát] giết chết George Floyd, khiến tổng thống Mỹ lên kế hoạch loại bỏ ông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper (trái) và Trump. Ảnh: AFP

Binh pháp trường kỳ cho Đài Loan: Tại sao giải pháp tốt nhất là không có giải pháp (Phần cuối)

Tác giả: Jude Blanchette & Ryan Hass

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 1/tháng 2-2023

Tiếp theo phần 1phần 2

Bảo toàn lực lượng

Ngay cả khi ông Tập chưa xét đến việc thống nhất bằng vũ lực, Mỹ vẫn phải thể hiện việc chắc chắn khả năng của mình trong việc bảo vệ lợi ích ở eo biển Đài Loan. Trong khi đó, các quyết định quân sự không được phép xác định phương sách tổng thể của Hoa Kỳ, như giới phân tích và hoạch định chính sách đang tích cực đề xuất rằng họ nên làm như vậy.

Việt Nam xiết chặt Internet

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

04-05-18

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dự luật an ninh mạng có thể hủy hoại nền kinh tế

Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ bỏ phiếu dự luật an ninh mạng vào cuối tháng 5. Nếu được ban hành, luật mới sẽ không tốt cho nền kinh tế hoặc cho những ai trút các ý kiến bất đồng lên mạng.

Mười hai luận đề về Chủ nghĩa Dân tộc

American Interest

Tác giả: William A. Galston

Dịch giả: Mai V. Phạm

12-8-2019

Ảnh minh họa. Nguồn:
Wikimedia Commons

Vào cuối Thế chiến Thứ hai, Chủ nghĩa Dân tộc đã hoàn toàn bị mất uy tín. Các nhà phê bình cho rằng, lợi ích quốc gia đã ngăn cản các chính phủ dân chủ hợp tác để chấm dứt cuộc Đại suy thoái (Great Depression), và tình cảm dân tộc mạnh mẽ không chỉ dẫn đến chiến tranh, mà còn dẫn tới một số tội ác khủng khiếp nhất mà con người đã gây ra với người khác.

TS Anthony Fauci cố làm cho tòa Bạch Ốc lắng nghe sự thật về đại dịch

Sience Magazine

Tác giả: Jon Cohen

Dịch giả: Châu Minh Dũng

22-3-2020

Anthony Fauci (ngoài cùng bên phải) tham dự cuộc họp báo gần đây của White House về đại dịch. Ảnh: Al Drago / Bloomberg/ Getty Images

Anthony Fauci, nhân vật mà trong mắt nhiều người theo dõi các cuộc họp báo bây giờ đã trở nên thường lệ ở tòa Bạch Ốc về đại dịch, hiện trở thành tiếng nói khoa học về phương pháp đối phó với virus corona chủng mới, thường chạy từ nơi này sang nơi khác trong ngày và phải làm việc trong nhiều giờ.

Đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: Một loại chiến tranh lạnh mới

The Economist

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

16-5-2019

Làm thế nào để kiểm soát sự đối đầu ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.

Aleksandr Solzhenitsyn: Phác thảo Dân Chủ

Trần Quốc Việt, dịch

9-1-2021

Tác giả: Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008) được trao Giải Nobel Văn chương năm 1970. Những trang viết này ông viết vào năm 1978, được đăng lần đầu tiên bằng tiếng Anh ở tạp chí Mỹ New Criterion, tả lại cuộc viếng thăm của ông đến bán bang Appenzell của Thụy Sĩ vào tháng 4/1975.

Cuộc chiến về các giá trị của châu Âu

VG

Tác giả: Hanne Skartveit

Hoàng Thủy Ngữ, chuyển ngữ

19-3-2022

Tổng thống Volodymyr Zelensky đã xoay chuyển cuộc chiến tranh ở Ukraine thành vấn đề của các giá trị. Điều này làm cuộc chiến trở nên quan trọng hơn. Và nó khiến việc tìm ra giải pháp có thể sẽ khó khăn hơn.

Anh ủng hộ Biden kêu gọi Trung Quốc công bố dữ liệu nguồn gốc virus corona

Politico EU

Tác giả: Jakob Hanke Vela

Thục Quyên lược dịch

14-2-2021

Một phiên chợ tại Vũ Hán. Nguồn: Getty Images

Boris Johnson ủng hộ ‘triệt để’ lời kêu gọi của chính quyền Biden về sự minh bạch

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về Biển Đông

BTV Tiếng Dân

20-7-2019

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Morgan Ortagus vừa có tuyên bố với báo giới về “Sự ép buộc của Trung Quốc đối với hoạt động dầu khí ở Biển Đông”. Chúng tôi xin được dịch toàn bộ nội dung tuyên bố này, như sau:

Di sản của Kissinger vẫn còn hiện hữu khắp Việt Nam và Campuchia

New York Times

Tác giả: Mike Ives

Cù Tuấn, chuyển ngữ

30-11-2023

Tóm tắt: Quyết định của ông Kissinger cho phép ném bom Campuchia, những nỗ lực rút Mỹ khỏi chiến tranh Việt Nam và vai trò của ông trong việc nối lại quan hệ với Trung Quốc tiếp tục được thể hiện ở Đông Nam Á.

Logic đằng sau cách Trung Quốc đối xử với ông Lưu Hiểu Ba

Financial Times

Tác giả: Jamil Anderlini

Dịch giả: Song Phan

18-7-2017

Lưu Hiểu Ba. Ảnh: Alex Hofford/ EPA

Đối với chế độ, biến ông thành một thánh tử đạo an toàn hơn là để cho những ý tưởng của ông lan rộng ra

Lưu Hiểu Ba, nhà trí thức Trung Quốc vĩ đại và là người đoạt giải Nobel qua đời vào tuần trước trong lúc đang chịu hình phạt 11 năm tù vì đã không đồng ý một cách hòa bình với chính quyền độc đảng ở nước ông.

Trung Quốc đưa ra tiền thưởng bắt người ở nước ngoài, Đức phải hành động

Welt 

Glacier Kwong

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

10-7-2023

Chính quyền Hồng Kông đưa ra tiền thưởng cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ tám nhà hoạt động sống ở nước ngoài. Chống lại sự leo thang lớn về những nỗ lực của Bắc Kinh đàn áp những người bất đồng chính kiến, phương Tây phải hành động cương quyết.