Việt Nam xiết chặt Internet

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

04-05-18

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dự luật an ninh mạng có thể hủy hoại nền kinh tế

Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ bỏ phiếu dự luật an ninh mạng vào cuối tháng 5. Nếu được ban hành, luật mới sẽ không tốt cho nền kinh tế hoặc cho những ai trút các ý kiến bất đồng lên mạng.

Sự hấp dẫn của đất nước trong vai trò là một cơ sở sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số hết sức phụ thuộc vào chế độ internet – cho đến nay – tương đối tự do, nhưng bộ luật đang xem xét sẽ thắt chặt đáng kể việc giám sát. Nó sẽ khiến Việt Nam thất hứa về các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới, với Liên minh châu Âu và với các đối tác trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 11 nước.

Luật dự kiến có thể ngăn chặn ngành CNTT đang phát triển nhanh của Việt Nam không kết nối được vào chuỗi cung ứng toàn cầu tạo ra dữ liệu kỹ thuật số. Nhận thức rõ về những nhược điểm này, doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài đã vận động và biểu lộ một cách mạnh mẽ, với hy vọng sẽ làm lệch bớt những quy định phiền toái về sự cộng tác của họ. Một số nhà lập pháp và quan chức chính phủ đồng ý.

Bộ Công an (BCA) nhún vai. Họ nói an ninh quốc gia đòi hỏi phải nắm chặt hơn lưu lượng internet. Việt Nam cần biết ai đang đăng các tin nhắn phỉ báng, thậm chí phản quốc, trên mạng xã hội. Đó là một công việc khó khăn, một công việc cho Cục An ninh Mạng của Bộ, chúng tôi thu thập chứ không phải cho Bộ Thông tin và Truyền thông yếu ớt.

Thấp thoáng sau lưng Bộ CA, ngoài tầm nhìn của công chúng, Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản gật mạnh đầu. Bây giờ họ đang thành công khi phục vụ dàn lãnh đạo mới, vốn nghĩ theo cách của họ.

Trước Đại hội Đảng 12 được triệu tập vào đầu năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã từng không làm các sáng kiến quản lý kỹ thuật số có khả năng gây phiền hà các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Vào thời điểm đó, Thủ tướng nói rằng, thay vì hậm hực với các lời chỉ trích đăng trên mạng, các bộ nên bảo đảm rằng phiên bản sự thật của chính mình được tung lên nhanh chóng và thuyết phục. Thủ tướng lúc đó đã bị buộc phải nghỉ hưu. Thủ tướng hiện tại dường như không phản đối khi các đồng nghiệp trong Bộ Chính trị của ĐCS một mực cho rằng những tiếng nói bất đồng chính kiến phải bị khoá mồm.

Trên đường phố và trên mạng, thời khắc xấu cho những người bất đồng chính kiến

Đối với những nhà hoạt động công dân, kích động cho việc chấm dứt chế độ độc đảng của Việt Nam thì hai năm ngay sau Đại hội Đảng 12 là ác mộng. Theo cơ sở dữ liệu của Dự án 88, có 42 nhà hoạt động bị bắt vào năm 2017, tăng hơn nhiều so với 14 người bị bắt năm 2016 và 8 người năm 2015. Những án tù lâu hơn đang được tuyên. Trong các quán cà phê được giới trí thức ngoài đảng ưa chuộng, việc ĐCS hiện không khoang nhượng với ngay cả các đề xuất cải cách có lí lẽ, đã làm nhụt chí sự tranh luận tự do.

Cho đến gần đây, Internet trở thành nơi an toàn để người Việt Nam có thể trút hết sự bất mãn với chế độ. Kể từ khi Yahoo 360° lôi kéo người Việt lên mạng xã hội một thập kỷ trước, Hà Nội đã phải vật lộn để ngăn chặn người dân tìm đọc những ý tưởng lật đổ trên mạng. Năm 2013, trong Nghị định 72, họ đòi hỏi các dạng mạng xã hội – trong đó có Facebook, Google và các công ty trực thuộc – phải đặt máy chủ ở Việt Nam và cung cấp dữ liệu về người dân Việt sử dụng theo yêu cầu. Sau đó, các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP), họp lại thành Liên minh Internet châu Á, đã từ chối một cách lịch sự nhưng kiên quyết.

Các thành viên của liên minh này khẳng định nhiệm vụ bảo vệ sự riêng tư của khách hàng, kế cả đó là những người thuộc chính phủ. Năm 2013, họ có thể đã đánh giá rằng, họ không mất gì nhiều khi giữ vững lập trường. Việc kinh doanh của họ ở Việt Nam chỉ đóng góp khá khiêm tốn vào doanh thu toàn cầu. Hơn nữa, các ISP quốc tế có thể lập luận rằng sự thịnh vượng của Việt Nam phụ thuộc vào sự dễ dàng tiếp cận đối với khách hàng nước ngoài. Hà Nội không kham nổi chi phí lập một tường lửa bất khả xâm phạm. Họ không thể ngăn chặn công dân của mình điều chỉnh DNS máy tính để truy cập các trang web nước ngoài. Google, Facebook và các đồng minh của họ kiên định và lúc đó Hà Nội chịu thua.

Bây giờ, sau nhiều năm nỗ lực không hiệu quả, chế độ đã tìm ra cách để phá hoại sự tranh luận trên mạng. Điều cái gì đã thay đổi? Trước hết, động cơ lợi nhuận mang lại cho Hà Nội đòn bẩy đối với các hãng truyền thông xã hội khổng lồ. Chính quyền có thể yêu cầu các công ty Việt Nam không mua quảng cáo trên các mạng xã hội thiếu hợp tác. Việt Nam là một thị trường đang phát triển nhanh; bán quyền truy cập cho 55 triệu công dân kết nối mạng, tạo ra doanh thu đáng kể cho các nhà cung cấp mạng xã hội.

Hơn nữa, những người cầm quyền do ý thức hệ lôi kéo được Đại hội XII của Đảng đưa lên nắm quyền, ít khoan nhượng với người bất đồng chính kiến so với những người cầm quyền trước đó. Trong vòng vài tháng nắm quyền, nó đã buộc Facebook và Google đồng ý gỡ bỏ các bài viết mà Hà Nội cho là “độc hại”.

Các mạng xã hội khổng lồ xuống nước

Và như vậy, chưa đầy bốn năm sau khi nhắm tới đối thủ kiểm duyệt, các nhà mạng xã hội khổng lồ đã chịu thua trước ban lãnh đạo mới ở Việt Nam. Google và Facebook giữ thể diện qua việc khẳng định rằng, họ sẽ quyết định có nên gỡ bỏ một bài viết hay không đều dựa trên ‘tiêu chuẩn cộng đồng’ của chính họ. Tuy nhiên, trên thực tế gần một năm qua, họ đã nhanh chóng giúp đỡ và thường đồng ý tạm hoãn hoặc hủy bỏ tài khoản của những người bất đồng chính kiến dai dẳng đăng các nội dung mà chế độ cáo buộc là độc hại hay phỉ báng.

Việt Nam đã đưa hàng ngàn ”dư luận viên” làm công việc khám xét nội dung trên mạng. Họ là thành viên của đơn vị chiến tranh mạng mà chính phủ gọi là ‘Lực lượng 47’. Google cho biết, trong sáu tháng đầu năm 2017, các cơ quan Việt Nam đã yêu cầu họ “loại bỏ hơn 3000 video trên YouTube, chủ yếu chỉ trích Đảng Cộng sản và các quan chức chính phủ“. Cuối năm 2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông khoe rằng, Google đã “xóa 4500 video chứa nội dung xấu hoặc độc hại khỏi YouTube” trong số 5000 do Việt Nam yêu cầu xóa đi. Ông ta nói thêm, Facebook đã xóa 159 “tài khoản chống chính phủ” theo yêu cầu của chính quyền.

Có vẻ Google cũng như Facebook đều không mong muốn phải diễn lại kịch bản đã dẫn đến việc họ bị tống ra khỏi thị trường Trung Quốc. Hai nhà mạng xã hội khổng lồ này đang cảm thấy áp lực ở hàng chục quốc gia từ những chính phủ muốn thắt chặt kiểm soát nội dung trên internet. Theo lãnh đạo của những nước này, là vì lợi ích công cộng. Chế độ Hà Nội chơi trò may rủi rằng, vào năm 2018 Việt Nam bây giờ đã trở thành một thị trường thương mại điện tử (e-commerce) quá lớn để bỏ đi. Đối với Facebook và Google, dường như [chế độ] đã thắng cuộc.

Gián điệp mạng xuất hiện

Trong khi đó, vào tháng 5/2017, bằng chứng về đầu tư của Hà Nội vào năng lực gián điệp mạng đẳng cấp thế giới rộ lên. Các nhà phân tích tại FireEye, một công ty dịch vụ an ninh mạng của Mỹ, báo cáo sự tồn tại của một nhóm trong bóng tối có tên mã là OceanLotus (Hoa Sen Đại dương) có ”lợi ích trùng khớp với chính phủ Việt Nam” và nhắm vào “các công ty đang làm ăn, hoặc chuẩn bị đầu tư vào” Việt Nam và cũng nhắm vào “các nhà báo và thành viên của cộng đồng người Việt ở nước ngoài“.

Sáu tháng sau, một nhà khác cung cấp an ninh mạng, Volexity, xác nhận rằng, “một loạt các tổ chức, phần lớn gắn liền với quyền con người và quyền dân sự, đã trở thành nạn nhân của một chiến dịch mới được thực hiện bởi nhóm đe dọa dai dẳng, có đẳng cấp cao OceanLotus“.

Thông thường, OceanLotus sử dụng các mưu đồ lừa đảo tinh vi để truy cập dữ liệu, không rõ về mục tiêu. Và đôi khi chỉ với sức mạnh cục súc là đủ để hạ gục một trang web.

“Đúng là địa ngục”, biên tập viên của một trang mạng được ưa chuộng, cung cấp các tin tức và bình luận liên quan đến Việt Nam. Các bài đăng của cô nằm trên một máy chủ bên ngoài Việt Nam, tập trung vào những câu chuyện mà báo chí trong nước bị cấm không cho đăng tải.

Nhắm mục tiêu từ thám tử mạng

Cô giải thích: “Chúng tôi khai trương trang web của mình hồi tháng 7 năm 2017. Trong tháng sau đó, chúng tôi 575.000 địa chỉ IP truy cập. Dĩ nhiên chúng tôi đã thành mục tiêu của công an mạng. Chúng tôi đã nhận e-mail của bạn đọc cho biết, trang web của mình trở nên khó truy cập hơn và nằm lì ở trạng thái đăng nhập. Rồi sau đó, vào tháng 11, chúng tôi phải chống lại hai cuộc tấn công từ chối dịch vụ (denial of service) rất lớn, Chúng tôi may mắn có một tổ chức phi chính phủ đã cho chuyên gia giúp trang bị phần mềm bảo vệ cho trang web của mình và sửa chữa các lỗ hổng mà các cuộc tấn công này đã lộ ra“.

Còn Facebook thì sao?” Tôi hỏi biên tập viên của tờ báo mạng. Cô nói: “Nó cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi. Tôi đăng một số bài vở trên đó để khuyến khích người dùng Facebook vào trang nhà chúng tôi. Bây giờ DLV Hà Nội luôn tìm cách thuyết phục Facebook chặn tài khoản của chúng tôi, cáo buộc rằng chúng tôi đăng tin giả. Dĩ nhiên đó là điều láo khoét“.

Khi thúc đẩy dự thảo Luật Bảo vệ an ninh mạng, Bộ Công an đang đánh cược rằng, các nhà mạng xã hội khổng lồ trên toàn cầu có thể bị đảo lộn lần nữa. Đã được sửa đổi 16 lần rồi, bản thảo cuối cùng đang chờ BCH Trung ương Đảng xem xét và Quốc Hội duyệt lại lần hai vào cuối tháng này. Nó dày cộm với các chi tiết và trong nhiều khía cạnh có thể được gọi một cách công bằng là một sự hợp tác của chính phủ Việt Nam với ngành công nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề lớn: ‘Nội địa hóa dữ liệu’ được chuyển thành bắt buộc đối với tất cả các nhà cung cấp với hơn 10.000 người sử dụng tại Việt Nam. Điều 27 yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet thu thập thông tin chi tiết về người sử dụng Việt Nam và lưu trữ dữ liệu đó một cách an toàn tại Việt Nam. Lời lẽ của dự thảo không chính xác nói rằng, các nhà cung cấp phải giao dữ liệu về người sử dụng  cho công an theo yêu cầu, nhưng Điều 28.4 (đ) ghi thế này: “Doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải… thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong việc ngăn chặn hay gỡ bỏ các thông tin có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…; cung cấp dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam và xử phạt vi phạm pháp luật về an ninh mạng“.

Nó là của chúng ta

Những dữ liệu đó là tài sản của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã nhấn mạnh  với Quốc Hội hồi tháng 10.

”Thông tin có nội dung gây phương hại đến an ninh quốc gia” được chi tiết hoá một cách thấu đáo tại Điều 9 của dự luật, bao gồm “việc sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, cấu kết hoặc xúi giục người khác tham gia các tổ chức, đoàn thể, nhóm chống lại Đảng hoặc Nhà nước;… [và, trong Điều 16], “nội dung thông tin trong không gian mạng kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh hoặc gây rối trật tự công cộng; làm nhục hoặc vu khống; hoặc tuyên truyền chống lại [Việt Nam]”.

Bản thảo trước đó đã đòi hỏi các nhà cung cấp nước ngoài phải đặt một máy chủ ở Việt Nam để xử lý công việc địa phương. Hồi tháng 1, sau vận động hành lang ráo riết của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, Bộ CA thừa nhận rằng, chừng nào các nhà cung cấp dịch vụ internet nước ngoài mở một văn phòng địa phương và cung cấp dữ liệu của người tiêu dùng Việt Nam theo yêu cầu thì chừng đó họ không thực sự phải đặt các máy chủ trên đất Việt Nam.

Một chuyên gia hành nghề tự do tư vấn về các vấn đề an ninh mạng cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các mạng truyền thông độc lập đang làm việc trong môi trường thông tin thù địch, đánh giá rằng, có rất ít khả năng Việt Nam sẽ từ bỏ luật đang chờ này. Theo ông, Nga và Trung Quốc đều ban hành luật tương tự. Mặc dù Google và Facebook đã rút khỏi Trung Quốc thay vì mở dữ liệu về người sử dụng Trung Quốc cho kiểm tra, Apple đã chịu thua. Apple kiếm được ở Trung Quốc gần một nửa doanh thu trên toàn thế giới, chuyên gia này giải thích. Đổi lại, Bắc Kinh có thể yêu cầu được truy cập vào dữ liệu về người Trung Quốc dùng Apple.

Chuyên gia này nói thêm rằng, luật mới, nếu được thông qua, sẽ không phải là đòn trí mạng đối với cộng đồng hăm hở đăng bài bản bất đồng Việt Nam. Ông nói các công ty Internet khổng lồ (Microsoft, Apple và Amazon, bên cạnh Facebook và Google) có khả năng ngăn chặn việc thực thi luật này theo nhiều thủ tục nhiêu khê. Chẳng hạn, để làm nãn lòng việc truy cập chi tiết, họ có thể khăng khăng đòi hỏi các yêu cầu của Việt Nam phải được gửi thông qua các kênh từ chính phủ tới chính phủ, đòi phải có trát đòi thích hợp và chi tiết, hoặc đòi phải nói rõ mục đích có thể có.

Chưa hoàn toàn chắc chắn?

Cũng chưa chắc chắn rằng chế độ Hà Nội dàn xếp được để ban hành Dự luật An ninh mạng.

Một người Mỹ hiểu rõ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ở Hà Nội, bình luận về dự luật hồi tháng 1, nói là chưa rõ Bộ CA đã có được sự hậu thuẫn vững chắc của đảng và chính phủ cho dự án của mình. Ông nói một số người giải thích nó như một cú tóm của công an giành lấy quyền kiểm soát một vấn đề do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý đến bây giờ.

Kể từ đó thỉnh thoảng có bài báo trên truyền thông nhà nước củng cố suy đoán rằng, như nguồn doanh nghiệp gợi cho thấy, dự luật an ninh internet được đề xuất không phải là một thỏa thuận đã hoàn thành. Được biết các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng lập luận rằng, vai trò được dự kiến cho Bộ CA lấn qua trách nhiệm của họ. Tường thuật về cuộc thảo luận của các ủy ban quốc hội đã nhấn mạnh lo ngại rằng, phạm vi của dự luật là quá rộng, chồng chéo với nhiều phần trong các bộ luật hiện hành, và chắc chắn sẽ gây lẫn lộn.

Nguồn tin khác cho thấy, một sự rạn nứt ngày càng tăng giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và chủ tịch nước Trần Đại Quang, một đại tướng công an từng lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ dự luật an ninh mạng. Đáng chú ý, cả ông Trọng lẫn người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đều dường như chưa chấp thuận dự luật, trong khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã công khai hoài nghi về sự khả thi của luật này.

Các lãnh đạo Đảng có thể cũng lưu ý rằng, giống như ở Moscow hồi cuối tháng 4, những nỗ lực để hạn chế sự tiếp cận của công chúng Việt Nam đối với mạng xã hội có thể kích động phản ứng dữ dội của giới trẻ có hiểu biết về internet. Mặc dù trong thời  buổi tuổi trẻ thường thờ ơ về chính trị, đây là loại vấn đề có thể khích động một số rất lớn người Việt trẻ xuống đường biểu tình.

BCH Trung ương ĐCS sẽ họp một tuần kể từ ngày 7 tháng 5, trong cuộc họp đó, họ sẽ xem xét tiến trình của ĐCS trong sáu tháng tới. Dự luật an ninh mạng sẽ là một mục trong một chương trình nghị sự dày đặc. BCH Trung ương có thể hoãn lại quyết định của mình trong khi chờ các đàm phán liên bộ về dự thảo, hoặc có thể gác lại dự án hoàn toàn. Tuy nhiên, khả năng lớn là họ sẽ bật đèn xanh cho dự luật an ninh mạng. Nếu như vậy thì hầu như chắc chắn rằng, sau đó Quốc hội sẽ bỏ phiếu đưa nó thành luật vào cuối tháng 5.

David Brown là cựu nhân viên ngoại giao Mỹ và là người đóng góp bài vở thường xuyên cho Asia Sentinel.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây