Biểu tình ở Hồng Kông truyền cảm hứng cho giới trẻ Macau và dạy chính phủ của họ phải thận trọng như thế nào

South China Morning Post

Tác giả: Raquel Carvalho

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

16-8-2019

* Những người trẻ tuổi từ Macau bị lôi cuốn vào các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vì xã hội bảo thủ hơn của họ thiếu một diễn đàn để họ bày tỏ quan điểm chính trị.

Mô hình chống đối mới của Hồng Kông

Tác giả: Shi Shan, RFA

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

19-8-2019

Phong trào phản kháng có quy mô lớn ở Hồng Kông trong hai tháng qua đã tăng tốc trong khung cảnh không có một tổ chức phối hợp thống nhất. Một số nhà phân tích cho rằng nền tảng của một sự phối hợp rộng lớn hiện đang được hình thành.

Các cựu tù nhân: Phụ nữ Hồi giáo bị “triệt sản” tại các trại giam Trung Quốc

Independent

Tác giả: Peter Stubley

Dịch giả: Trúc Lam

13-8-2019

Cô Mehrigul Tursun lên tiếng tại một buổi điều trần. Photo Courtesy

“Chúng tôi giống như là một miếng thịt”,  Gulbahar Jalilova nói

Phụ nữ Hồi giáo người Duy Ngô Nhĩ đang bị triệt sản tại các trại giam giữ dành cho những người thiểu số và tôn giáo ở Trung Quốc, theo các cựu tù nhân.

Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?

Project Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

12-8-2019

Dân Hồng Kông xuống đường biểu tình. Nguồn: Anthony Kwan/Getty Images

Khi không có các lựa chọn tốt đẹp, các nhà lãnh đạo phải chọn cái ít xấu nhất. Chính phủ Trung Quốc có thể ghê tởm ý tưởng của việc tạo ra các nhượng bộ cho những người biểu tình ở Hồng Kông, nhưng cứu xét các hậu quả thảm khốc của một cuộc đàn áp quân sự là điều mà họ phải làm.

Giám sát và sỉ nhục

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ  

12-8-2019

Một hệ thống xếp hạng, gọi là “tín dụng xã hội”, đang được thử nghiệm tại một số nơi ở Trung Quốc. Hệ thống, dựa trên xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ, nhưng mở rộng để đánh giá tất cả mọi hành vi đã khiến mọi người ở Hàng Châu và Sơn Đông thay đổi cách hành xử.

Sự bất bình đẳng của các quốc gia

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

1-8-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Kantapat Phutthamkul/ Getty Images

Lời dịch giả: Theo Michael Spence, sai lầm nghiêm trọng trong mô hình quản lý của Trung Quốc là chính quyền không có trách nhiệm giải trình công khai những vấn đề trọng đại của đất nước và thiện chí cải cách chính trị theo chiều hường dân chủ và tinh thần trọng pháp. Trung Quốc không có triển vọng dân chủ hoá vì chính quyền không bị áp lực do nhu cầu tái tranh cử hay bị kiểm soát gắt gao của báo chí và công luận.

Các tập đoàn công nghệ khổng lồ Hoa Kỳ đang giúp Trung Quốc giám sát công dân như thế nào?

The Intercept

Tác giả: Ryan Gallagher

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

11-7-2019

Một tổ chức Mỹ, do hai tập đoàn công nghệ khổng lồ Google và IBM thành lập, đang hợp tác với một công ty Trung Quốc để giúp chính phủ độc tài Trung Quốc theo dõi hàng loạt công dân của họ, The Intercept tiết lộ.

The OpenPOWER foundation – một tổ chức phi lợi nhuận do các thành viên ban quản trị Google và IBM điều hành với mục đích “thúc đẩy sáng tạo” – đã thiết lập sự hợp tác giữa IBM, công ty Trung Quốc Semptian và nhà sản xuất chíp Xilinx của Mỹ. Họ cùng làm việc để cải tiến một loạt các bộ vi xử lý, cho phép máy vi tính phân tích số lượng dữ liệu lớn, hiệu quả hơn.

Theo nhiều nguồn tin và tài liệu, Semptian có trụ sở tại Thâm Quyến, đang sử dụng các thiết bị để tăng cường khả năng giám sát trực tuyến và công nghệ kiểm duyệt mà họ cung cấp cho các cơ quan an ninh vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Một nhân viên của công ty cho biết, công nghệ của họ dùng để giám sát hoạt động internet của 200 triệu người.

Semptian, Google và Xilinx đã không trả lời các yêu cầu bình luận. Trong một bản tuyên bố, Open POWER Foundation cho biết họ “không dính líu, hay dò hỏi thông tin về các chiến lược kinh doanh cá nhân, mục tiêu và hoạt động của các thành viên của mình”, do luật cấm độc quyền và cạnh tranh. Một phát ngôn viên của IBM nói rằng công ty ông “không cộng tác với Semptian về việc phát triển công nghệ”, nhưng từ chối trả lời các câu hỏi kế tiếp. Một nguồn tin thân cận với các hoạt động của Semptian cho biết, Semptian đã làm việc với IBM thông qua một nền tảng đám mây hợp tác tên là Super Vessel, được một đơn vị nghiên cứu của IBM bảo trì ở TrungQuốc.

Thượng nghị sĩ Mark Warner (đảng Dân chủ, bang Virginia), Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng Viện, nói với The Intercept rằng ông đã phát hoảng trước những tiết lộ này. Ông Warner nói: “Điều đáng lo là Trung Quốc đã tuyển dụng thành công các công ty và các nhà nghiên cứu Tây phương hỗ trợ họ trong nỗ lực kiểm soát thông tin”.

Anna Bacciarelli, nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói rằng, quyết định làm việc với Trung Quốc của OpenPOWER Foundation đã dấy lên câu hỏi về việc tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế của tổ chức này. Ông nói: “Tất cả các công ty phải có trách nhiệm thực hiện nhân quyền trong mọi hoạt động và các chuỗi cung ứng của họ”; “ kể cả thông qua quan hệ đối tác và hợp tác”.

Semptian tự giới thiệu công khai như một công ty phân tích “dữ liệu lớn”, làm việc với các nhà cung cấp internet và các viện giáo dục. Tuy vậy, trên thực tế, một phần trọng yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty Trung Quốc này lại do một công ty bình phong tên là INext đảm trách, chuyên bán các công cụ giám sát và kiểm duyệt internet cho các chính phủ.

INext dùng chung các văn phòng với Semptian ở Trung Quốc, trên tầng 8 trong một cao ốc tại  Nanshan, một quận sầm uất ở Thâm Quyến. Semptian và INext cùng có chung 200 nhân viên và một người sáng lập, Chen Longsen.

Sau khi nhận được những lời mách bảo từ nhiều nguồn tin bảo mật về vai trò của Semptian trong việc giám sát hàng loạt, một phóng viên đã liên lạc với công ty bằng cách sử dụng tên giả và đóng vai một khách hàng tiềm năng. Đáp lại, một nhân viên của Semptian đã gửi một tài liệu, cho thấy, công ty – dưới vỏ bọc INext – đã phát triển một hệ thống giám sát hàng loạt có tên Aegis. Hệ thống này có thể “lưu trữ và phân tích dữ liệu không giới hạn”.

Công ty tuyên bố Aegis có thể cung cấp “một tầm nhìn toàn diện về thế giới ảo”, cho phép các gián điệp của chính phủ nhìn thấy “các kết nối của mọi người”, gồm cả “thông tin về vị trí của họ trong nước”.

Các tài liệu cho thấy, hệ thống cũng có thể ngăn chặn các thông tin nhất định trên internet, kiểm duyệt những nội dung mà chính phủ không muốn công dân xem.

Theo hai nguồn tin thân cận với công việc của Semptian, thiết bị Aegis được cài đặt trong hệ thống điện thoại và mạng lưới internet, cho phép chính phủ của nước này bí mật thu thập hồ sơ e-mail của mọi người, các cuộc gọi điện thoại, văn bản tin nhắn, địa điểm điện thoại di động và lịch sử quá trình truy cập mạng.

Các cơ quan an ninh nhà nước Trung Quốc sử dụng công nghệ này nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền, các luật sư ủng hộ dân chủ và những người chỉ trích chế độ của chủ tịch Tập Cận Bình, các nguồn tin khác cho biết như vậy với điều kiện phải giấu tên vì lo sợ bị trả thù.

Một đại diện của Semptian tuyên bố trong email, rằng hệ thống giám sát hàng loạt Aegia đang giải quyết một số lượng dữ liệu cá nhân rất lớn, trên khắp cả nước.

Không có giới hạn. Chúng tôi đang xử lý hàng ngàn Tbps (terabits mỗi giây) tại Trung Quốc, với hơn 200 triệu dân”, Zhu Wenying, một nhân viên của Semptian viết như vậy trong một tin nhắn hồi tháng Tư.

Theo ước tính, có khoảng 800 triệu người dùng internet ở Trung Quốc. Nếu con số của Zhu chính xác thì Semptian đang theo dõi ¼ tổng số người truy cập mạng trên toàn quốc. Số lượng dữ liệu hàng ngàn terabits mỗi giây mà các hệ thống của họ đang xử lý rất đáng kinh ngạc. Một kết nối internet có 1000 terabits mỗi giây có thể truyền 3,75 triệu giờ video với độ phân giải cao mỗi phút.

Joss Wright, nghiên cứu viên cao cấp tại Oxford Internet Institute, cho biết, “trên thế giới không có nhiều hệ thống có khả năng tiếp cận rộng lớn như vậy”. Có thể Semptian đã thổi phồng con số, Wright nói. Tuy nhiên, ông nói thêm, về mặt công nghệ, một hệ thống có khả năng khai thác số lượng dữ liệu lớn như vậy là điều khả thi. Wright nói: “Câu hỏi đặt ra là việc giải quyết dữ liệu của mọi người diễn ra như thế nào. Nhưng cho dù định nghĩa hàm chứa ý nghĩa nào thì đây vẫn là một nỗ lực giám sát rộng lớn”.

Hai nguồn tin thân cận với Semptian cho biết, thiết bị của công ty không thu thập và lưu trữ dữ liệu của hàng triệu người một cách tình cờ. Thay vào đó, theo các nguồn tin, thiết bị hiển thị các thông tin liên lạc khi chúng truyền qua điện thoại hay internet và nó có thể lọc ra các thông tin liên quan đến các từ, cụm từ nhất định hay con người cụ thể, nằm trong tầm ngắm.

Đáp lại lời yêu cầu, Zhu đã đồng ý gửi một video có thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của Aegis với điều kiện phóng viên ký một thỏa thuận không tiết lộ thông tin. Intercept công bố một đoạn ngắn trong cuốn video dài 16 phút vì mức độ quan trọng đặc biệt của công chúng trong nội dung cuốn băng. Đoạn băng cho thấy hàng triệu người ở Trung Quốc đang bị chính phủ theo dõi như thế nào. Intercept đã xóa những thông tin có thể xâm phạm quyền riêng tư cá nhân. Xem video: How U.S. Tech Giants Are Helping to Build China’s Surveillance State

Video của Semptian trình chiếu phương cách hệ thống Aegis theo dõi sự di chuyển của người dân. Nếu nhân viên tổng đài của chính phủ nhập vào số điện thoại của một người, Aegia có thể cho biết thiết bị đã ở đâu trong khoảng thời gian nhất định: ba ngày qua, tuần lễ vừa rồi, tháng trước hoặc lâu hơn.

Cuốn video hiển thị bản đồ Trung Quốc đại lục và có thể phóng to để theo dõi một người ở Thâm Quyến khi người này đi trong thành phố, từ phi trường, băng qua công viên và các khu vườn, đến trung tâm hội nghị, đến khách sạn và qua các văn phòng của công ty dược phẩm.

Công nghệ này cũng cho phép nhân viên chính phủ truy tìm ngay tên người vừa gửi tin nhắn, địa chỉ e-mail, tài khoản mạng xã hội, người tham gia diễn đàn, người viết blog hay các nhận dạng khác như mã IMSI của điện thoại di động hay địa chỉ MAC của máy tính, một dãy số riêng liên kết với từng thiết bị.

Trong nhiều trường hợp, dường như hệ thống có thể thu thập toàn bộ nội dung cuộc giao tiếp, chẳng hạn như thu âm điện thoại hoặc một phần nội dung văn bản tin nhắn, không chỉ siêu dữ liệu, cho thấy người gửi và người nhận e-mail và số điện thoại của người gọi vào lúc nào. Hệ thống có thể truy cập toàn bộ nội dung tin nhắn hay không còn tùy thuộc vào việc nó có được bảo vệ bằng mã hóa mạnh hay yếu.

Zhu, nhân viên của Semptian, viết trong e-mail rằng, công ty có thể cung cấp cho các chính phủ bản cài đặt Aegis với khả năng giám sát hoạt động internet của 5 triệu người với chi phí từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu đô la. Để nghe lén các thông tin liên lạc khác, chi phí sẽ cao hơn. Zhu nói: “Nếu chúng tôi thêm các cuộc gọi điện thoại, SMS, địa điểm, thì phải thêm từ 2 đến 5 triệu tùy theo mạng”.

Tháng Chín năm 2015, Semptian gia nhập the OpenPOWER Foundation, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập bởi tập đoàn công nghệ khổng lồ IBM và Google. Đương kim chủ tịch của tổ chức là Michelle Rankin (IBM) và giám đốc là Chris Johnson (Google).

Đăng ký tại New Jersey với tư cách một tổ chức “cải tiến cộng đồng”, OpenPOWER Foundation cho biết, mục đích của họ là chia sẻ những tiến bộ trong việc xây dựng mạng, máy chủ, lưu trữ dữ liệu và công nghệ xử lý. Theo trang web của mình, tổ chức này mong muốn “các trung tâm dữ liệu hiện nay phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận công nghệ”, đồng thời “thúc đẩy sáng tạo và cống hiến nhiều chọn lựa hơn trong ngành”.

Semptian hưởng lợi do hợp tác với các công ty Mỹ, được tiếp cận với kiến thức chuyên ngành và công nghệ mới. Công ty Trung Quốc tự hào trên trang web của mình là họ đang “tích cực làm việc với các công ty tầm cỡ trên thế giới như IBM và Xilinx”; họ tuyên bố Semptian là công ty duy nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có thể cung cấp cho khách hàng các thiết bị xử lý dữ liệu mới, được phát triển với sự trợ giúp của các công ty Hoa Kỳ.

Năm ngoái, trên trang web của mình, OpenPOWER Foundation tuyên bố đó là “niềm vui” khi Semptian cộng tác với IBM, Xilinx và các tập đoàn khác của Mỹ. Tổ chức này cho biết họ cũng “làm việc với một số trường đại học và viện nghiên cứu lớn ở Trung Quốc”. Hồi tháng 12, các giám đốc điều hành của OpenPOWER tổ chức một hội nghị cấp cao ở Bắc Kinh, trong khách sạn 5 sao Sheraton Grand Hotel, tại quận Đông Thành của thành phố. Các đại diện Semptian được mời tham dự và đã giới thiệu với các đồng nghiệp Mỹ công nghệ phân tích video mới, mà họ đang phát triển cho nhiều mục đích, trong đó có cả việc “theo dõi công luận”, một nguồn tin thuật lại với Intercept như vậy.

Không rõ lý do tại sao các tập đoàn công nghệ khổng lồ Hoa Kỳ lại chọn cộng tác với Semptian. Quyết định này có thể là một phần của chiến lược rộng lớn hơn, nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc và tiếp cận gần hơn với một thị trường đem lại lợi nhuận, ở một quốc gia Đông Nam Á. Phát ngôn viên của OpenPOWER đã từ chối trả lời các câu hỏi về chuyện tổ chức này làm việc với Semptian và chỉ nói rằng, “công nghệ có sẵn từ trước, thông qua tổ chức là mục đích chung, có thể tìm mua trên thị trường toàn cầu và không cần giấy phép xuất khẩu của Hoa Kỳ”.

Elsa Kania, một thành viên cao cấp tại Center for a New American Security, viện nghiên cứu chính sách, nói rằng, trong một số trường hợp, hợp tác kinh doanh và học thuật giữa các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc là quan trọng và có giá trị, nhưng “khi một công ty được biết có dính líu chặt chẽ đến việc kiểm duyệt và giám sát và đồng lõa vi phạm nhân quyền trầm trọng thì rất đáng lo ngại”.

“Tôi hy vọng các công ty Hoa Kỳ có thủ tục nghiêm ngặt xem xét về mặt đạo đức trước khi tham gia”, Kania nói, nhưng đôi khi, đó có vẻ như là chính sách “đừng hỏi, đừng kể – lợi nhuận đặt trên đạo đức”.

Semptian, thành lập năm 2003, là đối tác khả tín của chính phủ Trung Quốc trong nhiều năm. Chế độ này đã tặng cho công ty status “National High Tech Enterprise”, điều này có nghĩa là nó đã vượt qua những đánh giá và kiểm toán do bộ khoa học và công nghệ thực hiện. Chính phủ ưu đãi các công ty nhận được status đặc biệt này bằng hình thức giảm thuế và những hỗ trợ khác.

Năm 2011, tạp chí Der Spiegel của Đức đã có một bài viết nhấn mạnh đến mối quan hệ thân thiết giữa Semptian và nhà nước Trung Quốc. Công ty đã giúp chính phủ thiết lập những hình trạng của Trung Quốc, cái gọi là Great Firewall, một hệ thống kiểm duyệt internet, ngăn chặn các trang web mà đảng Cộng Sản không ưa thích, chẳng hạn như các trang nói về vấn đề nhân quyền và dân chủ. “Công nghệ kiểm soát mạng của Semptian được sử dụng trong một số thành phố lớn ở Trung Quốc”, Spiegel tường thuật vào thời điểm đó.

Năm 2013, Semtian bắt đầu quảng cáo sản phẩm của mình khắp thế giới. Các đại diện công ty đến Âu Châu, xuất hiện trong hội chợ về an ninh được tổ chức tại một hội trường phía Đông-Bắc Paris. Trong dịp đó, theo các tài liệu, Semptian đã cho các viên chức chính phủ quốc tế cơ hội sao chép mô hình internet Trung Quốc bằng cách mua “National Firewall”, cái mà công ty cho biết có thể “ngăn chặn những thông tin không mong muốn từ internet”.

Thiên Hạ của Tập Cận Bình

Wall Street Journal

Tác giả: Gordon Chang

Dịch giả: Jackhammer Nguyễn

24-7-2019

Lời dịch giả: Tác giả Gordon Chang, một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Hoa, vừa có bài viết trên báo Wall Street Journal, phân tích tham vọng của Trung Quốc hiện nay dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.

Tranh cãi tư bản và xã hội chủ nghĩa ở Mỹ là vô ích thôi

Bloomberg

Tác giả: Noah Smith

Dịch giả: Jackhammer Nguyễn

23-7-2019

Lời dịch giả: Trong các cuộc tranh luận chính trị ở Mỹ suốt hai năm qua, người ta lại nghe nói đến chủ nghĩa xã hội, và đó thường là cái nhãn mà các chính trị gia đảng Cộng hòa dán cho đối thủ của mình thuộc đảng Dân chủ, nhất là đối với các nghị sĩ trẻ tuổi, có những ý tưởng cấp tiến.

Hệ thống “thế giới tội phạm ngầm” của Đảng CSTQ thể hiện qua “Những đàn ông mặc áo trắng” ở Hồng Kông

Đài Á châu Tự do

Wang Yun, thực hiện

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

22-7-2019

Xã hội đen tấn công người biểu tình ở nhà ga Hong Kong. Photo Courtesy

Trong cuộc biểu tình ngày 21/7 tại Hồng Kông, một nhóm “Đàn ông mặc áo trắng” đã tấn công và làm bị thương nhiều người biểu tình tại ga tàu điện ngầm Yuen Long.

Tuổi thơ và cái đầu chính trị

Courrier International

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

Số tháng 5-7/2019

Tư tưởng chính trị của Tập Cận Bình sẽ trở thành một phần của chương trình học sau khi được đưa vào Hiến pháp của ĐCSTQ. Nguồn: Bloomberg

Tập Cận Bình trong thời gian gần đây kêu gọi các khóa học chính trị phải được tăng cường ở mọi lứa tuổi.

Mục tiêu thương chiến hay địa chính trị? Trump cần làm sáng tỏ chính sách đối với Trung Quốc

Project Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

22-7-2019

Trong một nền dân chủ, một chính phủ không thể theo đuổi một cuộc đấu tranh lâu dài với một kẻ thù địa chính trị đầy quyền lực mà không có sự hỗ trợ chính trị bền vững từ công chúng có hiểu biết. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ cần khẩn trương khởi động một cuộc tranh luận công khai khả tín về chính sách đối đầu với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Đài Loan: Dân chủ và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề gắn chặt với nhau

Kim Chi

22-7-2019

Bà Thái Anh Văn – Tổng thống Đài Loan – phát biểu tại Đại học Columbia ở New York ngày 12/7/2019.

Bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan. Photo Courtesy

Được lời mời tới phát biểu ở đây, nơi tiền phong về tự do ngôn luận và sự đa dạng quả là vinh hạnh lớn lao.

Trung Quốc che giấu nỗ lực tạo ảnh hưởng dưới bề mặt bình lặng

The Atlantic

Tác giả: Didi Tatlow

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

14-7-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Alicia Tatone

Bắc Kinh sử dụng các hội đoàn sinh viên và chuyên nghiệp trong nỗ lực tạo ảnh hưởng không chỉ nhằm vào các công dân Trung Quốc ở nước ngoài mà còn cả ngoại kiều.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về Biển Đông

BTV Tiếng Dân

20-7-2019

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Morgan Ortagus vừa có tuyên bố với báo giới về “Sự ép buộc của Trung Quốc đối với hoạt động dầu khí ở Biển Đông”. Chúng tôi xin được dịch toàn bộ nội dung tuyên bố này, như sau:

Kỹ nghệ thép Việt Nam vẫn giữ kế hoạch mở rộng sản xuất trong lúc bị đe dọa thuế quan

Nikkei Asian Review

Tác giả: Azusa Kawakami Tomoya Onishi

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

14-7-2019

FHS đưa các sản phẩm thép lên tàu. Ảnh: NAR

HÀ NỘI – Sự nghi ngờ đã len lỏi vào nỗ lực đầy tham vọng của Việt Nam khi quốc gia này muốn trở thành một cường quốc thép toàn cầu: Liệu Formosa Hà Tĩnh Thép, công ty đã khởi động nhà máy tích hợp đầu tiên của đất nước cách đây hơn hai năm, có thực sự muốn tiến hành kế hoạch xây dựng lò cao thứ ba không?

Trung Quốc liều lĩnh khiêu khích trên nguồn tài nguyên khí đốt của Malaysia, Việt Nam

AMTI

Dịch giả: Song Phan

16-7-2019

Hai lần trong sáu tuần qua, cũng cùng một tàu cảnh sát biển Trung Quốc (CSB) đã quấy rối các hoạt động dầu khí của các nước láng giềng trong vùng biển tranh chấp ở hai phía đối diện của Biển Đông. Trong khi đó, một tàu của nhà nước Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn các lô dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Sự tự hủy diệt của Mỹ

Foreign Affairs

Tác giả: Fareed Zakaria

Dịch giả: Mai V. Phạm

Số tháng 7 và tháng 8/2019

Washington Phung Phí Khoảnh Khắc Đơn Cực

Một thời điểm nào đó trong hai năm qua, vai trò bá chủ của Mỹ đã chết. Thời đại thống trị của Mỹ là một thời kỳ ngắn ngủi, khốc liệt khoảng ba thập niên được đánh dấu bằng hai thời khắc quan trọng. Đầu tiên là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào năm 1989. Sự kết thúc, đúng hơn là sự khởi đầu của sự kết thúc, là một sự sụp đổ nữa của cuộc chiến Iraq vào năm 2003, và sự sụp đổ chậm dần kể từ đó.

Nhưng cái chết của vai trò bá chủ của Hoa Kỳ là kết quả của những nguyên nhân bên ngoài, hay do Washington đã tự đẩy nhanh sự sụp đổ của chính mình bằng những thói quen xấu và hành vi xấu? Đó là một câu hỏi sẽ được các nhà sử học tranh luận trong nhiều năm tới. Nhưng tại thời điểm này, chúng tôi có đủ thời gian và cái nhìn bao quát để đưa ra một số quan sát sơ bộ.

Hầu hết những cái chết đều có nhiều nguyên nhân và cái chết của vai trò bá chủ Hoa Kỳ cũng vậy. Những yếu tố hệ thống sâu xa trong bộ máy quốc tế hoạt động mạnh mẽ nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào thâu tóm được quá nhiều quyền lực. Tuy nhiên, trong trường hợp của Hoa Kỳ, do họ đã quản lý kém cỏi quyền bá chủ, lạm dụng quyền lực, đánh mất đồng minh và khuyến khích kẻ thù. Và bây giờ, dưới thời Trump, Hoa Kỳ dường như đã không còn quan tâm, đúng hơn là đánh mất niềm tin, vào tư tưởng và mục đích đã thổi nguồn sinh khí cho sự hiện diện quốc tế của Hoa Kỳ trong ba phần tư thế kỷ.

MỘT NGÔI SAO ĐÃ SINH RA

Quyền bá chủ của Hoa Kỳ hậu Chiến tranh Lạnh là điều mà thế giới chưa từng thấy kể từ thời Đế chế La Mã. Các nhà văn thường thích chọn năm 1945 là mốc cho bình minh “thế kỷ Hoa Kỳ”, không lâu sau khi nhà xuất bản Henry Luce cho ra thuật ngữ này. Nhưng thời kỳ hậu Thế chiến II đã hoàn toàn khác so với thời kỳ hậu 1989. Ngay cả sau năm 1945, ở những vùng đất rộng lớn trên toàn cầu, Pháp và Vương quốc Anh vẫn có những đế chế chính thức và do đó có tầm ảnh hưởng sâu sắc. Chẳng mấy chốc, Liên Xô đã chứng tỏ là một đối thủ siêu cường, tranh giành ảnh hưởng của Washington ở nhiều nơi. Hãy nhớ rằng cụm từ Thế giới Thứ Ba xuất phát từ sự phân chia thế giới làm 3 phần: Thế giới Thứ Nhất là Hoa Kỳ và Tây Âu; Thế giới Thứ Hai là các nước cộng sản. Còn Thế Giới Thứ Ba ở khắp mọi nơi, mà quốc gia nơi đó đang lựa chọn giữa ảnh hưởng Hoa Kỳ hoặc Liên Xô. Đối với phần lớn dân số thế giới, từ Ba Lan đến Trung Quốc, thế kỷ này dường như không phải của người Mỹ.

Sau chiến tranh lạnh, sức mạnh bá chủ của Hoa Kỳ lúc đầu rất khó nhận ra. Như tôi đã viết trong tờ The New Yorker năm 2002, hầu hết những thành phần tham gia đã bỏ lỡ nó. Năm 1990, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher lập luận rằng, thế giới đang chia thành ba lĩnh vực chính trị, bị chi phối bởi đồng Đô La, đồng Yên, và đồng Mác Đức (Deutsche Mark). Từ năm 1994, cuốn sách “Diplomacy” của Henry Kissinger đã dự đoán sự khởi đầu của một thời đại đa cực mới. Chắc chắn ở Mỹ, đã không có thái độ chiến thắng. Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992 được đánh dấu bằng cảm xúc của yếu đuối và mệt mỏi. Paul Tsongas, ứng cử viên đảng Dân chủ đầy hy vọng lập đi lập lại câu nói: “Chiến tranh lạnh đã kết thúc; Nhật Bản và Đức đã giành chiến thắng”. Những nước châu Á đã bắt đầu nói về thế kỷ Thái Bình Dương.

Có một ngoại lệ trong phân tích này, đó là một bài luận của nhà bình luận phe bảo thủ Charles Krauthammer “Khoảnh khắc Đơn cực”, xuất bản năm 1990. Nhưng, thái độ chiến thắng cũng bị giới hạn trong tầm bao quát của nó, thể hiện ở tựa đề bài viết: “Khoảnh khắc đơn cực sẽ ngắn ngủi”. Trong bài xã luận trên Washington Post, ông Krauthammer dự báo rằng, trong thời gian rất ngắn, Đức và Nhật Bản, hai “cường quốc khu vực” sẽ theo đuổi các chính sách đối ngoại độc lập với Hoa Kỳ.

Các nhà hoạch định chính sách hoan nghênh sự suy yếu của chủ nghĩa đơn cực, mà họ cho là sắp xảy ra. Năm 1991, khi cuộc chiến ở vịnh Balkan nổ ra, chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu, Jacques Poos, tuyên bố: “Đây là thời khắc của Châu Âu”. Ông giải thích: “Nếu một vấn đề có thể được giải quyết bởi người châu Âu, đó là vấn đề Nam Tư. Đây là một quốc gia châu Âu, và nó không do người Mỹ quyết định”. Tuy nhiên, thực tế là chỉ có Hoa Kỳ mới có sự kết hợp của sức mạnh và ảnh hưởng để can thiệp hiệu quả và giải quyết khủng hoảng.

Tương tự, vào cuối thập niên 1990, khi một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế khiến các nền kinh tế Đông Á rơi vào tình trạng khó khăn, chỉ có Hoa Kỳ mới có thể ổn định hệ thống tài chính toàn cầu. Hoa Kỳ đã tổ chức một gói cứu trợ quốc tế trị giá 120 tỷ đô la cho các quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất và xử lý cuộc khủng hoảng thành công. Tạp chí Time đưa ba người Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan và Phó Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers lên trang bìa với tựa đề: “Ủy ban Giải Cứu Thế Giới”.

BẮT ĐẦU CỦA KẾT THÚC

Vai trò bá chủ của Mỹ đã phát triển vào đầu thập niên 1990 trong lúc không ai chú ý đến. Thì vào cuối thập niên 1990 khi các yếu tố bắt đầu làm suy yếu vai trò bá chủ của Hoa Kỳ, ngay cả khi mọi người bắt đầu nói về Hoa Kỳ là “quốc gia không thể thiếu” và “siêu cường độc nhất thế giới”. Trước hết, quan trọng nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Có thể dễ dàng nhận ra rằng, Bắc Kinh sẽ trở thành đối thủ nặng ký duy nhất của Washington, nhưng điều đó không rõ ràng vào khoảng một phần tư thế kỷ trước. Mặc dù Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng kể từ thập niên 1980, nhưng họ đã bắt đầu từ một nền tảng rất thấp. Chỉ vài quốc gia mới có thể tiếp tục quá trình tăng trưởng mạnh như thế trong hơn vài thập kỷ qua. Kết hợp kỳ lạ của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa Lênin của Trung Quốc có vẻ mong manh như cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn đã cho thấy.

Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn tồn tại và đất nước này đang trở thành cường quốc mới, đất nước có sức mạnh và tham vọng sánh ngang với Mỹ. Về phần mình, Nga đã đi từ một quốc gia yếu và im hơi lặng tiếng vào đầu thập niên 1990 để trở thành một cường quốc phục thù – quốc gia có đủ khả năng và xảo quyệt để phá rối. Với hai siêu cường toàn cầu bên ngoài hệ thống quốc tế do Mỹ xây dựng, thế giới đã bước vào thời điểm hậu Hoa Kỳ. Ngày nay, Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh, nhưng nó tồn tại trong một thế giới của các cường quốc toàn cầu và khu vực – có khả năng và thường xuyên chống lại Mỹ.

Các cuộc tấn công khủng bố 11/9 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đóng một vai trò kép, làm suy yếu vai trò bá chủ của Mỹ. Lúc đầu, các cuộc tấn công dường như đã kích thích Washington và buộc Hoa Kỳ huy động sức mạnh. Vào năm 2001, nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn lớn hơn kinh tế của 5 nước cộng lại, đã chọn tăng cường chi tiêu quốc phòng hàng năm gần 50 tỷ Mỹ kim, lớn hơn ngân sách quốc phòng hàng năm của Vương quốc Anh. Khi Washington đổ quân vào Afghanistan, họ đã có thể nhận được sự ủng hộ áp đảo cho chiến dịch này, bao gồm cả từ Nga. Hai năm sau, mặc dù có nhiều sự phản đối, Hoa Kỳ vẫn có thể kết hợp một liên minh quốc tế lớn cho một cuộc xâm lược Iraq. Những năm đầu của thế kỷ này đánh dấu đỉnh cao của chủ nghĩa bá quyền Mỹ, khi Washington cố gắng tái thiết các quốc gia xa lạ và xa cách là Afghanistan và Iraq, mặc dù phần còn lại của thế giới do dự hay phản đối quyết liệt.

Iraq đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt. Mỹ bắt đầu một cuộc chiến tranh tự mình lựa chọn, bất chấp những do dự của thế giới. Mỹ đã cố gắng để có được sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc nhưng khi điều đó dường như khó khăn, nên Mỹ đã mặc kệ tổ chức này. Mỹ cũng bỏ qua Học thuyết Powell, khái niệm mà Đại tướng Colin Powell đưa ra trong Chiến tranh Vùng Vịnh, rằng một cuộc chiến chỉ xứng đáng tham gia khi các lợi ích chiến lược của quốc gia hơn hẳn rủi ro và chiến thắng áp đảo là chắc chắn. Chính quyền của Tổng thống Bush quả quyết rằng, thách thức lớn nhất trong việc chiếm đóng Iraq có thể được giải quyết với một số lượng quân nhỏ. Iraq được cho sẽ tự lo. Và khi ở Baghdad, Washington đã quyết định phá hủy nhà nước Iraq, giải tán quân đội và thanh trừng bộ máy quan liêu, tạo ra hỗn loạn và thúc đẩy một cuộc nổi dậy. Những sai lầm đó đã có thể được khắc phục. Nhưng tổng hợp lại cho ra kết quả là Iraq đã trở thành một thất bại đắt giá.

Sau ngày 9/11, Washington đã đưa ra những quyết định quan trọng, có hậu quả tiếp tục ám ảnh Hoa Kỳ, nhưng các quyết định đã được đưa ra trong vội vã và hoảng sợ. Hoa Kỳ nhận ra rằng, đất nước đang gặp hiểm nguy, cần phải làm bất cứ điều gì cần thiết để tự bảo vệ mình khỏi việc xâm chiếm Iraq, cho tới chi các khoản tiền khổng lồ cho an ninh quốc gia và tra tấn. Phần còn lại của thế giới chứng kiến một quốc gia đang đối phó với một loại khủng bố mà họ đã có kinh nghiệm nhiều năm qua, nhưng đã bị quật ngã như một con sư tử bị thương, phá hủy các liên minh và nguyên tắc quốc tế.

Trong hai năm đầu, chính quyền của Tổng thống George W. Bush đã từ bỏ nhiều thỏa thuận quốc tế hơn bất kỳ chính quyền nào trước đây (Chắc chắn rằng kỷ lục này đã được Tổng thống Donald Trump phá vỡ). Cách hành xử của Hoa Kỳ ở nước ngoài dưới thời Tổng thống Bush đã hủy hoại quyền lực chính trị và đạo đức của Hoa Kỳ, khi mà những đồng minh lâu đời như Canada và Pháp nhận thấy mình đang xung đột với Hoa Kỳ về bản chất, đạo đức và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

MỤC TIÊU RIÊNG

Vậy điều gì đã làm xói mòn vai trò bá chủ của Mỹ? Sự trỗi dậy của các quốc gia thách thức mới hoặc quyền lực quá tầm? Cũng như với mọi hiện tượng lịch sử lớn và phức tạp, sự xói mòn vai trò bá chủ của Mỹ có lẽ là sự kết hợp của tất cả những điều trên. Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một trong những thay đổi địa chấn trong chính trường quốc tế có thể làm xói mòn bất kỳ sức mạnh bá chủ nào, bất kể khả năng ngoại giao có khéo léo đến đâu. Tuy nhiên, sự trở lại của Nga lại là một vấn đề phức tạp hơn.

Vào đầu thập niên 90, các nhà lãnh đạo Moscow quyết tâm biến đất nước mình thành một nền dân chủ tự do, một quốc gia châu Âu và một đồng minh của phương Tây. Eduard Shevardnadze, từng là bộ trưởng ngoại giao trong thập niên cuối cùng của Liên Xô, đã ủng hộ cuộc chiến của Hoa Kỳ chống lại Iraq vào giai đoạn thập niên 1990 – 1991. Và sau khi Liên Xô sụp đổ, Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của Nga, Andrei Kozyrev, là một người theo khuynh hướng tự do phóng khoáng, ủng hộ chủ nghĩa quốc tế và ủng hộ mạnh mẽ cho nhân quyền.

Lỗi lớn nhất mà Mỹ phạm phải trong khoảnh khắc đơn cực là, Mỹ đã không để ý đến những gì đang diễn ra. Điều đáng chú ý là, mặc dù Washington đã trao cho Moscow một số vị thế và sự tôn trọng, nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ quan tâm nghiêm túc tới những lo ngại an ninh của Nga. Hoa Kỳ mở rộng NATO nhanh chóng và dữ dội, một quá trình có thể là cần thiết đối với những quốc gia như Ba Lan, vốn có lịch sử bị đe đọa bởi Nga, nhưng là một quá trình thiếu suy nghĩ, ít quan tâm đến sự nhạy cảm của Nga, và thậm chí còn mời Macedonia vào NATO. Ngày nay, những hành động chống đối Nga khiến hành vi hung hăng của Tổng thống Vladimir Putin trở nên hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần phải đặt câu hỏi, động lực nào đã tạo ra sự trỗi dậy của Putin và chính sách đối ngoại của ông ta ngay từ đầu? Không còn nghi ngờ gì nữa, chính những hành động của Hoa Kỳ có tính hủy hoại, kích thích nước Nga thực hiện các hành vi trả thù và trả đũa.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, người Mỹ muốn về nhà và họ đã làm thế. Trong Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã quan tâm mạnh mẽ tới các sự kiện ở Trung Mỹ, Đông Nam Á, Eo biển Đài Loan và thậm chí Angola và Namibia. Vào giữa thập niên 90, Mỹ đã đánh mất sự quan tâm tới thế giới. Các đài phát thanh nước ngoài của NBC đã giảm từ 1.013 phút vào năm 1988 xuống còn 327 phút vào năm 1996. Cả Nhà Trắng và Quốc hội trong giai đoạn Chính quyền Tổng thống Bush cầm quyền đều không quan tâm vào một nỗ lực đầy tham vọng nhằm thay đổi nước Nga, không quan tâm đến việc đưa ra một phiên bản mới của Kế hoạch Marshall, hoặc can dự sâu vào Nga. Ngay cả khi các khủng hoảng kinh tế xảy ra trong thời Tổng thống Clinton, các nhà Lập pháp Mỹ đã phải nỗ lực tìm một giải pháp, bởi Quốc hội sẽ không phê chuẩn ngân sách giải cứu Mexico, Thái Lan hay Indonesia. Họ đưa ra những lời khuyên, hầu hết để yêu cầu sự hỗ trợ từ Washington, nhưng thái độ của Mỹ lại là thiện chí xa vời, không phải là một siêu cường muốn can dự.

Kể từ khi kết thúc Thế chiến I, Mỹ đã muốn biến đổi thế giới. Trong thập niên 90, điều đó dường như có thể hơn bao giờ hết. Các quốc gia toàn cầu đang hướng về phía Mỹ. Chiến tranh vùng Vịnh dường như đánh dấu một cột mốc cho trật tự thế giới mới – duy trì một quy tắc, được sự ủng hộ của các cường quốc, và hợp thức hóa bằng luật pháp quốc tế. Nhưng ngay tại thời điểm những phát triển tích cực này, thì Mỹ đã không còn quan tâm. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn muốn thay đổi thế giới trong thập niên 1990, nhưng bằng giá rẻ. Họ không có vốn chính trị hay tài lực để thực hiện. Đó là lý do tại sao lời khuyên của Washington cho các nước luôn giống nhau: Liệu pháp cú sốc kinh tế và dân chủ tức thì. Bất kỳ phương pháp nào giống như phương Tây đã tự do hóa nền kinh tế và dân chủ hóa chính trị – là không thể chấp nhận được.

Trước cuộc khủng bố ngày 11/9, khi đương đầu với các thử thách, chiến thuật của Mỹ là tấn công từ xa, vì vậy cách đối đầu song phương là cấm vận kinh tế và các cuộc không kích chính xác. Tất nhiên, những giới hạn về sự sẵn sàng chi trả và chịu tổn thất của Hoa Kỳ không thay đổi. Vì thế trong bài viết đăng trên báo New York Times vào năm 1998, tôi đã chỉ ra rằng chính sách ngoại giao của Mỹ được định nghĩa bằng “khoa trương về sự biến đổi, nhưng thực chất là sự thích ứng”. Theo tôi, kết quả là quyền bá chủ trống rỗng. Sự trống rỗng đó vẫn tiếp diễn.

ĐÒN GIÁNG CUỐI CÙNG

Chính quyền Trump đã làm rỗng chính sách đối ngoại của Mỹ nhiều hơn nữa. Bản năng của Trump là theo phong cách của cựu Tổng thống Jackson – hầu như không quan tâm đến thế giới vì cho rằng phần lớn thế giới đang gây hại và làm phiền nước Mỹ. Trump là người theo Chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ và dân túy, với quyết tâm “Nước Mỹ trên hết”. Nhưng đúng nghĩa hơn, ông ta đã từ bỏ chính trường quốc tế.

Dưới thời Trump, Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP và không còn can dự rộng vào Châu Á. Hoa Kỳ cũng đang tách dần quan hệ đối tác 70 năm với châu Âu. Hoa Kỳ dưới thời Trump giải quyết người Mỹ gốc Latin bằng lăng kính hoặc ngăn cản người nhập cư hoặc thắng cử tại Florida. Hoa Kỳ thậm chí còn tìm cách xa lánh Canada. Và Hoa Kỳ cũng giao chính sách Trung Đông cho Irael và Arab Saudi. Với một vài ngoại lệ mang tính bốc đồng – như mong muốn dành giải Nobel hòa bình – khi tìm cách giải hòa với Bắc Hàn. Có thể nói, điều đáng chú ý nhất trong chính sách đối ngoại của Trump chính là sự vắng mặt của Hoa Kỳ trên trường quốc tế.

Khi Vương quốc Anh còn là cường quốc – vai trò bá chủ của nước này bị xói mòn bởi nhiều tác động mang tính hệ thống như sự trỗi dậy của Đức, Mỹ và Liên Xô. Nhưng Anh cũng mất quyền kiểm soát đế chế của mình vì vươn xa quá sức, cộng với thái độ kiêu ngạo. Vào thập niên 1900, với một phần tư dân số thế giới nằm dưới sự cai trị của Anh, hầu hết các thuộc địa lớn của Anh yêu cầu quyền tự trị giới hạn. Nếu Vương quốc Anh trao cho các thuộc địa này đòi hỏi đó, có thể Anh sẽ kéo dài thời gian cai trị thêm vài thập niên nữa? Nhưng Anh không làm thế, tập trung vào những lợi ích hạn hẹp, ích kỷ thay vì thích nghi nhằm đáp ứng lợi ích của đế chế rộng lớn hơn.

Mỹ có một sự tương đồng với Anh. Nếu hành động kiên định hơn, theo đuổi các lợi ích và ý tưởng rộng lớn hơn, Mỹ có thể duy trì ảnh hưởng hơn nhiều thập kỷ nữa. Quy tắc mở rộng quyền bá chủ có vẻ đơn giản: tăng tự do hơn và giảm bá quyền. Nhưng quá rõ ràng, Washington theo đuổi lợi ích cá nhân hẹp hòi, xa lánh đồng minh và khuyến khích kẻ thủ. Không giống như Vương quốc Anh ở cuối triều đại trị vì của mình, Mỹ không bị phá sản hoặc mở rộng bờ cõi quá sức. Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới. Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tăng tầm ảnh hưởng hơn các quốc gia khác. Nhưng Mỹ sẽ không còn định nghĩa hoặc làm chủ hệ thống quốc tế như cách Mỹ đã làm trong gần 3 thập niên trước.

Sau cùng, những gì còn tiếp tục tồn tại chính là tư tưởng của người Mỹ. Mỹ là một bá chủ độc nhất vô nhị ở chỗ, nước này mở rộng ảnh hưởng để thiết lập một trật tự thế giới mới, là một giấc mơ của Tổng thống Woodrow Wilson và phần lớn được triển khai bởi Tổng thống Franklin Roosevelt. Đó là thế giới đã được tạo ra một nửa sau năm 1945, đôi khi còn gọi là “trật tự quốc tế tự do”, mà sau đó Liên Xô từ bỏ để xây dựng không gian riêng. Nhưng thế giới tự do tiếp tục tồn tại qua Chiến tranh Lạnh, và sau năm 1991, nó đã mở rộng để bao trùm toàn bộ thế giới. Ý tưởng làm nên trật tự đó đã tạo ra sự ổn định và thịnh vượng trong ba phần tư thế kỷ qua. Câu hỏi bây giờ là liệu khi sức mạnh Mỹ đang suy vong, thì hệ thống quốc tế mà quốc gia này bảo trợ – các nguyên tắc, chuẩn mực và giá trị có còn tồn tại. Hay Mỹ sẽ chứng kiến sự suy tàn của đế chế ý tưởng của mình?

Học chính sử để kiểm duyệt lịch sử

New York Times

Tác giả: Li Yuan

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

Ảnh minh họa. Nguồn: Jialun Deng

Hàng ngàn nhân viên lãnh lương thấp trong các “nhà máy kiểm duyệt” rà soát thế giới mạng để tìm các nội dung bị cấm, trong đó, ngay cả tấm ảnh một cái ghế trống cũng có thể gây phiền toái lớn.

Các nhà kinh tế chia sẻ sự lên án chiều hướng ‘quái dị’ của Trung Quốc

Financial Times

Tác giả: Janos Kornai

Dịch giả: Nguyễn Quang A

10-7-2019

‘Phong cách lãnh đạo của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gợi nhớ thời Stalinist’. Ảnh: © AP

Các trí thức Tây phương bây giờ phải tìm cách ngăn chặn Bắc Kinh

Các lãnh đạo Trung Quốc hiện đại sẽ không thoả mãn với việc biến nước họ thành một trong những cường quốc của thế giới đa cực. Mục tiêu của họ là trở thành lãnh đạo bá quyền của thế giới.

Vụ 21 đứa trẻ kiện chính phủ Mỹ

CBS

Steve Kroft thực hiện

Dịch giả: Bùi Xuân Bách

23-6-2019

21 đương đơn trong vụ kiện chính phủ. Ảnh: Robin Loznak

Vụ kiện về biến đổi khí hậu có thể ngăn chặn chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Một đơn kiện được đệ trình, thay mặt cho 21 trẻ em, cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ đã cố tình không bảo vệ chúng khỏi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Nếu nguyên đơn thắng, điều đó có nghĩa là sẽ phải có những thay đổi lớn lao trong việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Nếu Mỹ-Trung đụng độ trên biển – Cuộc khủng hoảng Trung Quốc tháng 10/2020

Economist

Người dịch: Châu Minh Dũng

4-7-2019

Lời người dịch: Nội dung bài viết sau đây xoay quanh một sự kiện giả tưởng, diễn ra vào tháng 10/2020, trước ngày bầu cử tổng thống sắp tới: Chiến hạm USS McCampbell bị lực lượng dân quân biển Trung Quốc bao vây trong 13 ngày ở Biển Đông.

Người thắng, kẻ thua trong thông báo lớn của Trump về thương chiến với Trung Quốc

Washington Post

Tác giả: Heather Long

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

29-6-2019

Ngày 29/6, trong cuộc họp tại hội nghị G20, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại và đình chỉ việc áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Clip: Guardian News.

Tổng thống Trump đã hạ nhiệt cuộc chiến mậu dịch với Trung Quốc vào cuối tuần này, tuyên bố sẽ đình việc tăng thêm thuế quan. Nhiều doanh nghiệp cổ võ chuyển biến này, diễn ra vào sáng thứ Bảy ở Nhật Bản (tối thứ Sáu ở Hoa Kỳ) bên lề cuộc họp G20 của các nhà lãnh đạo trên thế giới.

Trump cúi đầu trước những yêu sách về Huawei của Tập Cận Bình ở G20

Daily Beast

Tác giả: Gordon G. Chang

Dịch giả: Mai V. Phạm

29-6-2019

Lời dịch giả: Đầu tháng 6/2019, bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo những biện pháp đáp trả thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của hai nước, cũng như kinh tế toàn cầu. IMF đã kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc chấm dứt “cuộc chiến thương mại” sau khi tính toán rằng, cuộc chiến “ăn miếng trả miếng” sẽ khiến kinh tế thế giới mất khoảng 455 tỷ Mỹ kim.

Bên trong một tòa nhà Texas, nơi chính phủ đang cầm giữ trẻ em nhập cư

The New Yorker

Tác giả: Isaac Chotiner

Dịch giả: Mai V. Phạm

22-6-2019

Lời dịch giả: Bài viết sau đây là một cuộc phỏng vấn của nhà báo Issac Chotiner với Giáo sư Luật Warren Binford, về việc 350 đứa trẻ nhập cư đang bị giữ tại một tòa nhà ở Clint, Texas. Theo GS Warren Binford, rất nhiều em nhỏ đang bị giam giữ trái phép tại đây. Chưa bao giờ trong lịch sử Hoa Kỳ, thành phần tị nạn và nhập cư lại bị người đứng đầu Nhà Trắng căm ghét và khinh thường đến thế.

Ba chủ đề chính của G20 tại Osaka

 Project Sydicate

Tác giả: Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

21-6-2019

Vào ngày 28 tháng 6, tôi sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chủ yếu, mỗi một vấn đề của chương trình là quan trọng một cách đặc biệt đối với châu Á.

Điểm sách “Lên tiếng ở Việt Nam” (Speaking Out in Vietnam’)

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

24-6-2019

Bìa sách “Lên tiếng ở Việt Nam” của GSTS Ben Kerkvliet mới xuất bản

Ủy ban về Trung Quốc ở London lên án việc thu hoạch nội tạng của tù chính trị TQ

News.com.au

Bản đồ cho thấy phạm vi rộng lớn của “những trang trại thu hoạch cưỡng bức nội tạng con người”, khi Ủy ban lên án ngành thương mại có doanh thu 1 tỷ đô la này

Tác giả: Shannon Molloy

Dịch giả: Bùi Xuân Bách

19-6-2019

Hơn một triệu người bị cầm giữ và bỏ tù trong các trại tra tấn với một mục đích tàn bạo – thu hoạch nội tạng.

“Chúng tôi không thể ủng hộ Donald Trump”

Lời Người Dịch: Bài viết dưới đây của Ban Biên tập báo Orlando Sentinel. Đây là một trong những tờ báo lớn nhất ở thành phố Orlando và khu vực Central Florida. Tờ báo này có một lịch sử ủng hộ các ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa.

***

Ứng cử viên Tổng thống 2020 chúng tôi ủng hộ: Không phải là Donald Trump

BBT Orlando Sentinel

Dịch giả: Mai V. Phạm

18-6-2019

Donald Trump đang ở Orlando để tuyên bố khởi động chiến dịch tái tranh cử tổng thống. Chúng tôi muốn đại diện tờ báo tuyên bố sự ủng hộ cho ứng viên tổng thống vào năm 2020, hoặc, ít nhất, người mà chúng tôi không thể ủng hộ: Donald Trump.

Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông

Project Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

13-6-2019

Lời dịch giả: Cuối cùng, lòng dân Hồng Kông đã thắng và Bà Carrie Lâm, Đặc khu trưởng thành phố, đã tuyên bố đình chỉ vô thời hạn việc thông qua dự luật dẫn độ vào trưa 15 tháng 6 năm 2019. Lùi bước này không có nghĩa là vấn đề đã kết thúc vì dân chúng còn tiếp tục yêu sách: triệt để hủy bỏ nội dung luật dẫn độ, bà Lâm từ chức và chính quyền xin lỗi vì Cảnh Sát gây thương tích cho 81 người dân. Biểu tình ngày 16 tháng 6 năm 2019 lên đến khoảng hai triệu người. Tình hình sẽ còn trầm trọng hơn trong những ngày tới.