Quấy rối chương trình Tri ân Thương phế binh VNCH để được gì?

Kông Kông 

20-7-2017

Một buổi tri ân Thương phế binh VNCH tại Sài Gòn. Ảnh internet

Vì các chương trình mục vụ tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn, dày đặc nên để có được một ngày/mỗi tháng tổ chức giúp đỡ Thương Phế Binh VNCH thì quý Linh mục và người tình nguyện không thể thực hiện theo ý mình mà phải dựa vào thời khóa biểu ngày nào nhà thờ vắng và phải hoàn tất mọi sinh hoạt trước 5 giờ chiều. Vì thế không thể có ngày cố định. Trở ngại lớn khác là ngày nhà thờ vắng phải trùng hợp với ngày quý Linh mục không quá bận và những người tình nguyện có thể hy sinh việc riêng để phụ giúp, vì người tình nguyện hầu hết còn lo sinh kế, phải nghỉ việc ngày đó.

Vĩnh biệt cụ Phan Thị Thê, bà mẹ tử sĩ Hoàng Sa cuối cùng

FB Huy Đức

15-7-2017

Cụ Phan Thị Thê (1928 -2017) trong căn nhà trước khi có Nhịp Cầu Hoàng Sa. Ảnh: FB Trương Huy San

Nhịp Cầu Hoàng Sa vừa nhận được tin Cụ Phan Thị Thê, sinh 1928, thân sinh tử sĩ Hoàng Sa – trung sĩ Phạm Ngọc Đa – đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 14:40 ngày 15-07-2017. Lễ viếng bắt đầu sau 7 giờ sáng 16-07-2017, tại 588/20 Đông Kinh 3, đường Thoại Ngọc Hầu – gần chùa Đông Thạnh, Long Xuyên, tỉnh An Giang; lễ di quan sẽ bắt đầu lúc 6 giờ sáng thứ Tư, 19-07-2017 (tức 26 tháng Sáu Đinh Dậu); an táng tại nghĩa trang gia đình.

Cụ Phan Thị Thê, thân mẫu trung sỹ Phạm Ngọc Đa là bà mẹ tử sỹ Hoàng Sa duy nhất còn sống cho tới ngày hôm nay mà chúng tôi được biết kể từ khi chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa bắt đầu. Trung sĩ Phạm Ngọc Đa bị thương ngày 19-1-1974, trong trận Hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Ông được đưa xuống bè cứu sinh. Sau nhiều giờ lênh đênh trên biển, ông trút hơi thở cuối cùng chỉ không lâu trước khi bè này gặp được tàu Hà Lan.

42 năm, ở bên phía “triệu người vui” (*)

Hoàng Thy Ban Mai

24-5-2017

Chân dung cô Tuyết Anh, con gái lớn của bà Hoài. Nguồn: tác giả cung cấp.

Thông báo truyền miệng “Đà Lạt được giải phóng rồi. Các đồng chí khẩn trương về tiếp thu”. Mọi người vui mừng, chia nhóm, hối hả thu gom đồ đạt rồi lên đường ngay. Bà Hoài là một trong số người mừng vui nhất. Vui vì được trở lại Đà Lạt, nơi mà bà từng hoạt động nhưng bị lộ phải thoát ly. Bà sẽ gặp lại nhiều đồng chí còn bám trụ. Bà cũng sẽ gặp lại đứa con gái yêu thương, cùng thoát ly với bà 5, 6 năm trước, nhưng hoạt động khác vùng, sau đó bỏ trốn về lại thành. Bà sẽ được biết sự thật, chắc chắn không như tin đồn nhảm mà bà chỉ nghe loáng thoáng được đôi điều úp mở. Nhưng vui nhất là sẽ gặp lại chồng, người mà suốt 20 năm chiến tranh bà vẫn một lòng thương nhớ. Bà nhớ như in ngày ông tập kết ra Bắc, hai vợ chồng đã bịn rịn, đến nghẹn lời, không thể nói được câu nào nhưng trong tất cả là một hứa hẹn đợi chờ, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào. Lúc tiễn đưa bà chứng tỏ được sự mạnh mẽ của một cán bộ gương mẩu trước mắt mọi người nhưng về đêm nước mắt ướt đẫm áo gối. Bây giờ gặp lại, bà sẽ hãnh diện không những vì chung thủy mà còn về hai đứa con gái, dù phải sống dưới chế độ đồi trụy Mỹ Ngụy, nhưng chúng không hư hỏng mà còn giác ngộ cách mạng, trực tiếp tham gia.

Những chuyện chưa quên (phần 13)

Hồ Phú Bông

ảnh: hoa trên đỉnh Hoàng Liên Sơn – nguồn: blogcamxuc.net

Phần 13: Tình mong manh

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9, phần 10, phần 11phần 12

Trước khi bước ra khỏi nhà Tố Nga quay lại nói nhỏ với em:

– Chị biết nhà mình thiếu gạo tháng này rồi nhưng chắc cũng sẽ xoay được thôi. Trưa về chúng mình sẽ liệu.

Tố Uyên vỗ vai chị:

– Chị cẩn thận, bọn quản giáo Hương và mấy đồng chí của nó bám chị em mình không được, coi chừng chúng dở trò hoặc theo dõi chuyện khác đấy!

Những chuyện chưa quên (phần 12)

ảnh: Tù cải tạo
nguồn: vietlist.us

 

Hồ Phú Bông

Phần 12: Giá của tự do

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9, phần 10phần 11

Nghi phân vân quá. Phải chọn lựa một con đường. Nên tiếp tục nín thở qua sông như tình trạng nầy hay lại phải sắp xếp một chuyến vượt thoát. Sự chia tay Chẩn trong đau đớn là một dấu ấn trong đời. Là một thúc đẩy phải tìm sự sống. Phải có quyết định dứt khoát trong những ngày tới, không thể lần lữa. Có nên gợi ý với Tố Nga hay không? Là một câu hỏi quan trọng. Phải tìm câu trả lời.

Buổi tối Nghi gặp Nghiêm ở ngoài sân như tình cờ, nhưng cả hai đã hẹn trước để tránh tình trạng theo dõi của ăng ten. Nghi, Nghiêm và Chẩn đã có ý định trốn trại từ lâu nhưng mọi việc chuẩn bị chưa kịp thì bị chuyển trại liên tục. Do đó khi về trại nầy Nghi và Nghiêm ít nói chuyện với nhau để đánh lạc hướng ăng ten. Cuộc tình của Nghi và Tố Nga, toán cưa xẻ đều biết nhưng chi tiết thì chỉ có Nghiêm.  

Những chuyện chưa quên (phần 11)

Hồ Phú Bông

ảnh: internet

Phần 11: Ông lái đò làng Cổ Phúc

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9 phần 10

Trời mùa đông, ngày ngắn đêm dài nên đêm ở rừng xuống khá mau. Tù không có đồng hồ (vì cái gì có thể gọi là tư trang, kể cả cái cắt móng tay, dao cạo râu… đều phải nộp cho trại cất giữ) nên đời tù sống theo tiếng kẻng. Kẻng báo thức. Kẻng lao động. Kẻng trưa. Kẻng chiều. Kẻng tối học tập, phê bình. Kẻng điểm danh trước khi đi ngủ. Khi nghe ba tiếng kẻng sau cùng trong ngày, vô chuồng, thì đêm như đã vào khuya.  

Những chuyện chưa quên (phần 10)

Hồ Phú Bông

Phần 10: Con vật thời tiền sử

Ảnh: ‘Tù cải tạo’. Nguồn: hientinhvn.files.wordpress.com

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8 phần 9

Huỳnh, tuổi chưa đầy bốn mươi, ngồi làm việc trong yên lặng. Tóc anh rụng gần hết. Hai trũng mắt sâu hoắm. Đôi gò má tóp lại làm hàm răng rụng lỗ chỗ nhô ra. Anh ngồi yên trên một khúc gỗ mục. Hai đầu gối gấp lại giống như hai ống dang dập, kẹp lấy thân người. Đôi tay xương xẩu, cục cựa trong hai ống tay áo rộng thùng thình. Hai bàn tay anh ôm lấy con dao cùn, cố bằm cho nhuyễn đống lá ráy đặt trên một khúc cây làm thớt mà anh hái về. Công việc của anh là lo nuôi con heo, tài sản của trại tù.

Những chuyện chưa quên (phần 9)

Hồ Phú Bông

Phần 9: Chẩn

Ảnh: Khóc Bạn. Nguồn: ykhoahuehaingoai.com

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7 phần 8

Tháng ba bà già chết rét. Còn tháng hai thì sao? Ca dao tục ngữ không nói đến nhưng tù trại Khe Tối đã nếm trải.  

Từng dãy lán làm bằng dang, nứa, màu nâu xám, xỉn lại, như co ro tê cứng trong cái lạnh tháng Hai. Sờ đâu cũng thấy lạnh. Đụng đâu cũng thấy lạnh. Bao nhiêu áo quần phải mặc hết lên người cũng không đủ ấm. Chỉ một số ít có áo len hoặc áo mặc ấm, còn đa số giống như những cái giá móc áo quần di động. Những cái khăn cũ, áo lót, thì dùng để trùm đầu. Da tím bầm và mốc thếch. Nước mắt, nước mũi chảy thành dòng không ngưng. Hai má tóp lại, răng nhô ra, đôi mắt trũng sâu hoắm. Tối tăm và đờ đẫn.  

Những chuyện chưa quên (phần 7)

Hồ Phú Bông

Ảnh: Trại ‘học tập cải tạo’ Katum, Tây Ninh. Nguồn: x-cafe.org

Phần 7: Phía sau lưng

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5phần 6

Nghiêm trong nhóm viết biểu ngữ và vẽ trang trí hội trường. Đây là công việc thuộc về mỹ thuật, tương đối nhẹ nhàng và làm việc ở trong nhà. Các ông cán bộ của tiểu đoàn không có việc, thường đến ngồi xem, thưởng thức và thăm hỏi. Tù khác đang đói thuốc, phải đi lượm dế về sao chế hút cho đỡ cơn ghiền nhưng nhóm Nghiêm thì đầy đủ thuốc điếu lẫn thuốc lào. Lại có cả nước trà!

Những chuyện chưa quên (phần 6)

Hồ Phú Bông

Phần 6: Cái chết của chiến sĩ

Ảnh: Trảng Lớn, Tây Ninh. Nguồn: autofun.net

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4phần 5

Cái chết của con vàng cứ ám ảnh Nghiêm. Nó không có liên quan gì cả. Thế nhưng nó là nỗi ám ảnh không rời. Từ sự kiện kiên trì hàng đêm của ông quản giáo, quyết tâm hạ cho bằng được con vàng, đến cái ngực con vàng mở ra toang hoác… bê bết máu. Đó là cái chết của một con vật. Vâng, một con chó. Không phải là một con người. Một con chó đói!

Những chuyện chưa quên (phần 5)

Hồ Phú Bông

Phần 5: Con vàng

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3phần 4

Con vàng bị trói gô bốn chân, đặt nằm gần cửa ra vào của bếp bộ chỉ huy trại. Tuần trước chủ nó đã bàn với đồng đội, để “chén” nó. “Chúng mình thiếu chất quá nên phải ‘chén’ nó thôi”.

Mấy lời ngắn ngủi của chủ nó đã quyết định sinh mạng nó. Nhưng con vàng không hay biết.

Những chuyện chưa quên (phần 4)

Hồ Phú Bông

Phần 4: Mơ miền Nam

Ảnh: Măng vầu ở Bắc Kạn. Nguồn: tuhaoviet.vn

Tiếp theo phần 1; phần 2phần 3

Ai ơi đừng lấy thợ cưa

Trên tàng dưới mạt dái đưa lòng thòng.

Sự khổ cực của người thợ cưa gỗ ngày xưa đã đi vào ca dao, bây giờ đám tù đói đang phải thực hiện. Đội mộc chọn 7 người vào toán cưa xẻ. Là những tù trẻ, thuộc loại to con, sức khỏe còn tương đối khá hơn hết. Nhóm được ăn theo tiêu chuẩn đặc biệt, 18 cân. Việc làm tự giác và có nhiều cơ hội cải thiện. Toán gồm Đương cốm, Dân lùn, Trí, Phước dù, Phương râu, Nghi và Tòng cháy. Đương cốm phụ trách toán.

Những chuyện chưa quên (phần 3)

Hồ Phú Bông

Phần 3: Trại Khe Tối

Ảnh: Dãy Hoàng Liên Sơn. Nguồn: travelvietnamtour.blogspot.com

Tiếp theo phần 1phần 2

Áp Tết. Trời se lạnh. Những cơn mưa phùn thoa mỡ trên các lối đi. Tù trợt té lạch bạch. Tù trẻ còn gượng đứng dậy, nhưng tù già phải có người đỡ. Tù dặn dò nhau trước: vác cây vầu như thế nào để khi trợt chân thì quăng nó ra xa dù lăn xuống suối bèn không thì cũng gãy cổ hoặc gãy chân, vì vầu vừa nặng, vừa dài đến bảy tám mét lại cong, nên rất khó giữ thăng bằng. Bùn đất không chỉ trên quần áo. Bùn trên mặt. Trên tóc. Trên khắp người.

Những chuyện chưa quên (phần 2)

Hồ Phú Bông

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Phần 2: Giết trâu ở trại Năm

Tiếp theo phần 1

Những ngày đầu ở trại mới nầy thật bận rộn. Một trại tù cũ bị bỏ hoang phế lâu ngày nằm nơi hang hốc hiểm trở, trong khu vực nông trường trà Trần Phú, tỉnh Hoàng Liên Sơn, nay số tù mới từ miền Nam ra, phải dọn dẹp, sửa soạn lại hang ổ. Dù phải trải qua cuộc hành trình dài, căng thẳng và mệt mỏi nhưng tù không được nghỉ xả hơi. Công việc gì cũng chẳng giống công việc gì nhưng cứ như con rối. Phải múa. Phải quay. Kinh nghiệm nầy tù đã học được ở các trại trong Nam rồi. Đây là thời gian họ muốn theo dõi phản ứng của tù. Ngày nào cũng có một số tù bị kêu đi làm việc. Đi làm việc hay làm việc với cán bộ là danh từ họ dùng khi kêu một người ra hỏi cung, để điều tra một việc gì, hơn là tìm hiểu thêm lý lịch. Vì đã được

Những chuyện chưa quên (phần 1)

Hồ Phú Bông

Ảnh bìa sách “Những Chuyện Chưa Quên” của tác giả gửi tới.

Tặng các bạn tù đã đặt chân đến An Thới, Phú Quốc, buổi sáng ngày 27 tháng Chạp năm Ất Mão (27-1-1976) trên Dương Vận Hạm HQ 503 của Hải Quân VNCH bỏ lại.

Phần 1: Chuyến tàu

Đi làm cỏ ở Trung Đoàn, Mẫn đem về một cây ổi con. Gốc nó được bó một nắm đất bằng ngón tay cái. Mẫn xem lá xem nhánh thế nào đó và kết luận đây là ổi xá lị.

– Vài hôm nữa về tôi sẽ trồng nó trước sân nhà!

Hợp có chút mỉa mai:

– Nhà nào?