Những chuyện chưa quên (phần 4)

Hồ Phú Bông

Phần 4: Mơ miền Nam

Ảnh: Măng vầu ở Bắc Kạn. Nguồn: tuhaoviet.vn

Tiếp theo phần 1; phần 2phần 3

Ai ơi đừng lấy thợ cưa

Trên tàng dưới mạt dái đưa lòng thòng.

Sự khổ cực của người thợ cưa gỗ ngày xưa đã đi vào ca dao, bây giờ đám tù đói đang phải thực hiện. Đội mộc chọn 7 người vào toán cưa xẻ. Là những tù trẻ, thuộc loại to con, sức khỏe còn tương đối khá hơn hết. Nhóm được ăn theo tiêu chuẩn đặc biệt, 18 cân. Việc làm tự giác và có nhiều cơ hội cải thiện. Toán gồm Đương cốm, Dân lùn, Trí, Phước dù, Phương râu, Nghi và Tòng cháy. Đương cốm phụ trách toán.

Những chuyện chưa quên (phần 5)

Hồ Phú Bông

Phần 5: Con vàng

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3phần 4

Con vàng bị trói gô bốn chân, đặt nằm gần cửa ra vào của bếp bộ chỉ huy trại. Tuần trước chủ nó đã bàn với đồng đội, để “chén” nó. “Chúng mình thiếu chất quá nên phải ‘chén’ nó thôi”.

Mấy lời ngắn ngủi của chủ nó đã quyết định sinh mạng nó. Nhưng con vàng không hay biết.

Những chuyện chưa quên (phần 6)

Hồ Phú Bông

Phần 6: Cái chết của chiến sĩ

Ảnh: Trảng Lớn, Tây Ninh. Nguồn: autofun.net

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4phần 5

Cái chết của con vàng cứ ám ảnh Nghiêm. Nó không có liên quan gì cả. Thế nhưng nó là nỗi ám ảnh không rời. Từ sự kiện kiên trì hàng đêm của ông quản giáo, quyết tâm hạ cho bằng được con vàng, đến cái ngực con vàng mở ra toang hoác… bê bết máu. Đó là cái chết của một con vật. Vâng, một con chó. Không phải là một con người. Một con chó đói!

Những chuyện chưa quên (phần 11)

Hồ Phú Bông

ảnh: internet

Phần 11: Ông lái đò làng Cổ Phúc

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9 phần 10

Trời mùa đông, ngày ngắn đêm dài nên đêm ở rừng xuống khá mau. Tù không có đồng hồ (vì cái gì có thể gọi là tư trang, kể cả cái cắt móng tay, dao cạo râu… đều phải nộp cho trại cất giữ) nên đời tù sống theo tiếng kẻng. Kẻng báo thức. Kẻng lao động. Kẻng trưa. Kẻng chiều. Kẻng tối học tập, phê bình. Kẻng điểm danh trước khi đi ngủ. Khi nghe ba tiếng kẻng sau cùng trong ngày, vô chuồng, thì đêm như đã vào khuya.  

Những chuyện chưa quên (phần 7)

Hồ Phú Bông

Ảnh: Trại ‘học tập cải tạo’ Katum, Tây Ninh. Nguồn: x-cafe.org

Phần 7: Phía sau lưng

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5phần 6

Nghiêm trong nhóm viết biểu ngữ và vẽ trang trí hội trường. Đây là công việc thuộc về mỹ thuật, tương đối nhẹ nhàng và làm việc ở trong nhà. Các ông cán bộ của tiểu đoàn không có việc, thường đến ngồi xem, thưởng thức và thăm hỏi. Tù khác đang đói thuốc, phải đi lượm dế về sao chế hút cho đỡ cơn ghiền nhưng nhóm Nghiêm thì đầy đủ thuốc điếu lẫn thuốc lào. Lại có cả nước trà!

Những chuyện chưa quên (phần 9)

Hồ Phú Bông

Phần 9: Chẩn

Ảnh: Khóc Bạn. Nguồn: ykhoahuehaingoai.com

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7 phần 8

Tháng ba bà già chết rét. Còn tháng hai thì sao? Ca dao tục ngữ không nói đến nhưng tù trại Khe Tối đã nếm trải.  

Từng dãy lán làm bằng dang, nứa, màu nâu xám, xỉn lại, như co ro tê cứng trong cái lạnh tháng Hai. Sờ đâu cũng thấy lạnh. Đụng đâu cũng thấy lạnh. Bao nhiêu áo quần phải mặc hết lên người cũng không đủ ấm. Chỉ một số ít có áo len hoặc áo mặc ấm, còn đa số giống như những cái giá móc áo quần di động. Những cái khăn cũ, áo lót, thì dùng để trùm đầu. Da tím bầm và mốc thếch. Nước mắt, nước mũi chảy thành dòng không ngưng. Hai má tóp lại, răng nhô ra, đôi mắt trũng sâu hoắm. Tối tăm và đờ đẫn.  

Những chuyện chưa quên (phần 10)

Hồ Phú Bông

Phần 10: Con vật thời tiền sử

Ảnh: ‘Tù cải tạo’. Nguồn: hientinhvn.files.wordpress.com

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8 phần 9

Huỳnh, tuổi chưa đầy bốn mươi, ngồi làm việc trong yên lặng. Tóc anh rụng gần hết. Hai trũng mắt sâu hoắm. Đôi gò má tóp lại làm hàm răng rụng lỗ chỗ nhô ra. Anh ngồi yên trên một khúc gỗ mục. Hai đầu gối gấp lại giống như hai ống dang dập, kẹp lấy thân người. Đôi tay xương xẩu, cục cựa trong hai ống tay áo rộng thùng thình. Hai bàn tay anh ôm lấy con dao cùn, cố bằm cho nhuyễn đống lá ráy đặt trên một khúc cây làm thớt mà anh hái về. Công việc của anh là lo nuôi con heo, tài sản của trại tù.

Những chuyện chưa quên (phần 13)

Hồ Phú Bông

ảnh: hoa trên đỉnh Hoàng Liên Sơn – nguồn: blogcamxuc.net

Phần 13: Tình mong manh

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9, phần 10, phần 11phần 12

Trước khi bước ra khỏi nhà Tố Nga quay lại nói nhỏ với em:

– Chị biết nhà mình thiếu gạo tháng này rồi nhưng chắc cũng sẽ xoay được thôi. Trưa về chúng mình sẽ liệu.

Tố Uyên vỗ vai chị:

– Chị cẩn thận, bọn quản giáo Hương và mấy đồng chí của nó bám chị em mình không được, coi chừng chúng dở trò hoặc theo dõi chuyện khác đấy!

42 năm, ở bên phía “triệu người vui” (*)

Hoàng Thy Ban Mai

24-5-2017

Chân dung cô Tuyết Anh, con gái lớn của bà Hoài. Nguồn: tác giả cung cấp.

Thông báo truyền miệng “Đà Lạt được giải phóng rồi. Các đồng chí khẩn trương về tiếp thu”. Mọi người vui mừng, chia nhóm, hối hả thu gom đồ đạt rồi lên đường ngay. Bà Hoài là một trong số người mừng vui nhất. Vui vì được trở lại Đà Lạt, nơi mà bà từng hoạt động nhưng bị lộ phải thoát ly. Bà sẽ gặp lại nhiều đồng chí còn bám trụ. Bà cũng sẽ gặp lại đứa con gái yêu thương, cùng thoát ly với bà 5, 6 năm trước, nhưng hoạt động khác vùng, sau đó bỏ trốn về lại thành. Bà sẽ được biết sự thật, chắc chắn không như tin đồn nhảm mà bà chỉ nghe loáng thoáng được đôi điều úp mở. Nhưng vui nhất là sẽ gặp lại chồng, người mà suốt 20 năm chiến tranh bà vẫn một lòng thương nhớ. Bà nhớ như in ngày ông tập kết ra Bắc, hai vợ chồng đã bịn rịn, đến nghẹn lời, không thể nói được câu nào nhưng trong tất cả là một hứa hẹn đợi chờ, cho dù bất cứ hoàn cảnh nào. Lúc tiễn đưa bà chứng tỏ được sự mạnh mẽ của một cán bộ gương mẩu trước mắt mọi người nhưng về đêm nước mắt ướt đẫm áo gối. Bây giờ gặp lại, bà sẽ hãnh diện không những vì chung thủy mà còn về hai đứa con gái, dù phải sống dưới chế độ đồi trụy Mỹ Ngụy, nhưng chúng không hư hỏng mà còn giác ngộ cách mạng, trực tiếp tham gia.

Những chuyện chưa quên (phần 12)

ảnh: Tù cải tạo
nguồn: vietlist.us

 

Hồ Phú Bông

Phần 12: Giá của tự do

Tiếp theo phần 1, phần 2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7, phần 8, phần 9, phần 10phần 11

Nghi phân vân quá. Phải chọn lựa một con đường. Nên tiếp tục nín thở qua sông như tình trạng nầy hay lại phải sắp xếp một chuyến vượt thoát. Sự chia tay Chẩn trong đau đớn là một dấu ấn trong đời. Là một thúc đẩy phải tìm sự sống. Phải có quyết định dứt khoát trong những ngày tới, không thể lần lữa. Có nên gợi ý với Tố Nga hay không? Là một câu hỏi quan trọng. Phải tìm câu trả lời.

Buổi tối Nghi gặp Nghiêm ở ngoài sân như tình cờ, nhưng cả hai đã hẹn trước để tránh tình trạng theo dõi của ăng ten. Nghi, Nghiêm và Chẩn đã có ý định trốn trại từ lâu nhưng mọi việc chuẩn bị chưa kịp thì bị chuyển trại liên tục. Do đó khi về trại nầy Nghi và Nghiêm ít nói chuyện với nhau để đánh lạc hướng ăng ten. Cuộc tình của Nghi và Tố Nga, toán cưa xẻ đều biết nhưng chi tiết thì chỉ có Nghiêm.  

60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (Kỳ 5)

Cù Mai Công

6-11-2023

Tiếp theo: Kỳ 1Kỳ 2Kỳ 3Kỳ 4

Kỳ 5: CUỘC ĐẢO CHÍNH 20 TIẾNG VÀ “HẬU CỨ CHÍNH TRỊ” ÔNG TẠ

Nhân ngày 30/4: Chút hồi ức về một người tù cải tạo

FB Lê Nguyễn

28-4-2018

Ảnh: internet

XIN LƯU Ý – Đây chỉ là những gì mà ký ức còn ghi nhận được của một “người trong cuộc” sau 43 năm tang thương biến đổi, viết để các bạn đọc cho vui và có những cảm nhận cho riêng mình. Xin tuyệt đối không đưa ra những bình luận có tính cực đoan nhắm vào chính quyền hay chế độ hiện hành.

Trân trọng!

Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa: Những được và mất của thể chế dân chủ

Nghiên cứu Việt Mỹ

19-1-2023

Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ xin giới thiệu bài phỏng vấn của nhà nghiên cứu Rosie Nguyễn, nghiên cứu sinh tiến sỹ Khoa Chính trị học, Đại học Oregon, với ông Ngô Thanh Tùng và ông Phạm Đình Hưng. Hai ông đã tham gia vào quá trình soạn thảo Hiến pháp 1967 thời Việt Nam Cộng hòa. Những tư liệu này cung cấp thông tin và cái nhìn của hai nhân chứng lịch sử về bối cảnh chính trị, cách nhìn và một số vấn đề quan trọng khác xoay quanh sự ra đời và vận hành của bản Hiến pháp này. Dưới đây là phần phỏng vấn ông Ngô Thanh Tùng. Ở đây Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ cung cấp bài phỏng vấn này như là tư liệu thô. Phân tích tư liệu là công việc của các nhà nghiên cứu. Chúng tôi sẽ giới thiệu các tư liệu khác ở phần tiếp theo.

Nguyên nhân chính khiến Mỹ muốn thay thế ông Diệm

Dương Quốc Chính

3-11-2020

Đại sứ Henry Cabot Lodge và TT Ngô Đình Diệm. Ảnh: Getty images

Nguyên nhân này chắc nhiều người biết rồi. Nếu không có Mỹ bật đèn xanh thì không có tướng tá nào dám đảo chính, vì đảo chính được đi nữa mà Mỹ không ủng hộ, thì cũng chả thể nào mà lãnh đạo đất nước được. Nhưng lý do chính khiến Mỹ quyết định từ bỏ ông Diệm là gì?

Sự bội ước huỷ diệt bản chất của quốc gia

Trương Nhân Tuấn

6-5-2023

Có nhiều lý do giải thích vì sao nhà nước CSVN lại yêu cầu Úc không lưu hành đồng tiền có biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ.

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 2)

Lê Nguyễn

23-12-2021

Tiếp theo Phần 1

Do sau tháng 4.1975, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tại Sài Gòn vẫn còn cơ sở sản xuất hoạt động tốt nên các chủ doanh nghiệp này được tập hợp trong một tổ chức có tên là Ban Liên lạc Công thương, tiền thân của Sở Thương nghiệp và Sở Công nghiệp sau này. Người đứng đầu ban này vào năm 1982 có bí danh là Ba Nam (Trần Minh Triết), vị thứ như một Giám đốc Sở.

Tản Mạn Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc Từ Câu Chuyện Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông

Viet-studies

Trần Văn Chánh

26-11-2018

Tản mạn về hòa giải hòa hợp dân tộc trong khoảng thời gian này, gần nửa thế kỷ sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh tàn khốc 30 năm đi đến thống nhất hai miền Nam, Bắc,  tôi xin khởi đầu từ câu chuyện qua đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tháng 2 năm 2018 vừa qua.

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, thần tượng một thời tuổi trẻ

Lê Nguyễn

14-2-2023

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương thời trẻ (1915-1976). Ảnh tư liệu

Mấy ngày qua, bỗng nhiên tên tuổi của thi sĩ Vũ Hoàng Chương trở thành một trong những sự kiện “hot” nhất trên mạng xã hội. Những người yêu văn học cảm thấy vui và tự hào khi tên tuổi nhà thơ được ghi nhận trong danh sách những người được đề cử giải Nobel văn học năm 1972. Đó lại là thông tin chính thức trên tờ báo Tuổi Trẻ!Bên cạnh đó, không ít giọt nước mắt đã nhỏ xuống khi trang Facebook Mạnh Kim và nhiều phương tiện truyền thông khác đăng lại bài viết của nhà văn Mai Thảo kể về những ngày tháng cuối đời của ông, những ngày tháng tăm tối và bất hạnh nhất!

Chuyện Chế Linh hát nhạc Lam Phương và bị thành tên phản động!

Nguyễn Đình Bổn

23-12-2020

Vừa online lại facebook thì thấy tin nhạc sĩ Lam Phương từ trần. Tại miền Nam thì tên tuổi của ông, ca khúc của ông ai cũng biết. Thôi nhắc một chuyện liên quan về ca khúc ‘Thành Phố Buồn’ đã khiến ca sĩ Chế Linh bị giam 18 tháng.

Miền Nam trước 1975 có là “phồn vinh giả tạo”?

Tuấn Khanh

30-5-2023

Một buổi phát hình của Đài truyền hình Sài Gòn, trước năm 1975. Ảnh tư liệu

Sau năm 1975, một trong những cách mô tả của báo chí nhà nước mới về sự thịnh vượng của miền Nam là một xã hội “phồn vinh giả tạo”. Cách dẫn giải của cụm từ này, đơn giản là do đô-la của đế quốc Mỹ đồ vào, sự ăn xài phủ phê có tính giai đoạn, quan chức tham nhũng giàu có, bọn tư bản mua bán lũng đoạn… nên xã hội miền Nam Việt Nam có vẻ đầy sức sống nhưng trong lòng của xã hội là sự nghèo kém và lạc hậu vì bị áp bức, bóc lột.

Vĩnh biệt cụ Phan Thị Thê, bà mẹ tử sĩ Hoàng Sa cuối cùng

FB Huy Đức

15-7-2017

Cụ Phan Thị Thê (1928 -2017) trong căn nhà trước khi có Nhịp Cầu Hoàng Sa. Ảnh: FB Trương Huy San

Nhịp Cầu Hoàng Sa vừa nhận được tin Cụ Phan Thị Thê, sinh 1928, thân sinh tử sĩ Hoàng Sa – trung sĩ Phạm Ngọc Đa – đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 14:40 ngày 15-07-2017. Lễ viếng bắt đầu sau 7 giờ sáng 16-07-2017, tại 588/20 Đông Kinh 3, đường Thoại Ngọc Hầu – gần chùa Đông Thạnh, Long Xuyên, tỉnh An Giang; lễ di quan sẽ bắt đầu lúc 6 giờ sáng thứ Tư, 19-07-2017 (tức 26 tháng Sáu Đinh Dậu); an táng tại nghĩa trang gia đình.

Cụ Phan Thị Thê, thân mẫu trung sỹ Phạm Ngọc Đa là bà mẹ tử sỹ Hoàng Sa duy nhất còn sống cho tới ngày hôm nay mà chúng tôi được biết kể từ khi chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa bắt đầu. Trung sĩ Phạm Ngọc Đa bị thương ngày 19-1-1974, trong trận Hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Ông được đưa xuống bè cứu sinh. Sau nhiều giờ lênh đênh trên biển, ông trút hơi thở cuối cùng chỉ không lâu trước khi bè này gặp được tàu Hà Lan.

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 1)

Lê Nguyễn

20-12-2021

Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay đã thuộc về một quá khứ xa xăm. Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ nhận biết được đôi chút về một thời kỳ đất nước còn rất nhiều khó khăn, gian khổ… Vì thế, diễn đàn này sẽ rất không hoan nghênh những bình luận nhằm chỉ trích hay xúc phạm bất cứ cá nhân, tập thể hay cơ quan, đơn vị nào, dù là đương nhiệm hay đã ngưng hoạt động.

Trân trọng!

***

Với thế hệ những thanh niên nay ở vào tuổi 70-80 trở lên, cuộc chiến 20 năm đã khiến họ phải gánh chịu muôn vàn tổn hại, dù họ từng sống ở miền Nam hay trên đất Bắc. Họ là những con ốc vít quay cuồng trong guồng máy chiến tranh và không ít người đã bị nghiền nát trong đó. Tầng tầng lớp lớp thanh niên miền Bắc mười tám đôi mươi, chưa biết mùi đời, đã ôm súng lao vào chiến trường miền Nam và hàng triệu người trong số họ không còn có dịp trở về mái nhà thân yêu cũ. Sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng trăm ngàn người còn vất vưởng hồn xác ở một góc rừng nào!

Trong tình tự dân tộc, có những lúc tình cờ nghe đến chương trình “nhắn tìm đồng đội” trên hệ thống truyền thông, mình ứa nước mắt nhìn từng tấm ảnh ố vàng của những chàng trai trẻ ở cùng thế hệ của mình đã ra đi, chẳng trở về. Chiến tranh thật vô cùng tàn nhẫn!

Thế hệ mình trong Nam không quá bi thảm như thế, dù cho tuổi trẻ cũng bị nghiền nát ít nhiều bởi cỗ xe chiến tranh. Hầu hết họ có cơ hội đến trường, khi vào quân ngũ cũng có những điều kiện tối thiểu đề sống, khi ngã xuống, được đơn vị hay người thân lo cho một chỗ an nghĩ lâu dài. Bù lại, khi chiến tranh kết thúc (4.1975), nếu may mắn còn sống sót, họ phải gánh chịu nhiều hậu quả không mong muốn, các trại cải tạo mở rộng cửa đón họ, những ai không thể chịu đựng nỗi cảnh tha hương trên chính đất nước của mình thì tìm đường ra đi, đánh cược mạng sống của bản thân cùng gia đình với sóng gió đại dương hay với bọn hải tặc khát máu.

Ngày nay, tuy hòa bình vãn hồi đã lâu, sự bình an vẫn chưa thể đến với nhiều người, họ tiếp tục vật vã với số phận, mỗi người một hoàn cảnh, và xã hội tiếp tục sự phân hóa cố hữu, kìm hãm những cơ hội phát triển cần thiết sau một thời gian dài tổn thất nặng nề về nhiều mặt.

Từ “trí thức” sử dụng trong nhan đề loạt bài này có một ý nghĩa tương đối và thay đổi tùy theo cách hiểu của mỗi người. Tôi viết theo cách hiểu của phần lớn người miền Nam trước 1975 khi đề cập đến những người đã ít nhất tốt nghiệp bậc đại học.

Thật ra, điều đó chẳng có gì quan trọng, vì khi viết loạt hồi ức tủn mủn này, tôi chỉ có tham vọng moi móc cái trí nhớ có nguy cơ bị cùn mằn của mình để vớt vát lại một số kỷ niệm về bản thân hầu giúp các bạn trẻ có được một vài hình ảnh chân thực về xã hội Việt Nam vào những thập niên 1980 -1990 mà tôi đã trải qua với những thăng trầm, buồn vui, sướng khổ.

Tất nhiên, đó chỉ là những mảnh ghép nhỏ nhoi gắn vào bức tranh đời rộng lớn, choáng ngợp, với đầy đủ các cung bậc hỉ, nộ, ái ố. Nếu đó là một vở kịch thì cá nhân tôi là một diễn viên tồi mà kịch bản thì cứ thay đổi từng cảnh, từng hồi. Mong các bạn đừng kỳ vọng nhiều vào những hồi ức này, vì nó được kể lại dựa hoàn toàn vào trí nhớ, mà trí nhớ thì không phải lúc nào cũng trung thành với ta, nhất là với một người đã trải qua khá nhiều cung bậc phù trầm của khúc nhạc đời đang ở vào giai điệu cuối.

I) BƯỚC CHUYỂN NGOẠN MỤC CỦA SÀI GÒN – TPHCM VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP NIÊN 1980

Những năm tôi còn sống tại trại cải tạo Long Thành (Đồng Nai), anh em tù ở trong những dãy nhà dài có 4 gian rộng, mỗi gian chứa khoảng 70-80 người. Tối tối, anh em tập trung ở một gian duy nhất để nghe đọc báo, thường là báo Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng, thỉnh thoảng có báo Tin Sáng của nhóm “lực lượng thứ ba” trước 1975 (Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận…).

Người được chỉ định đọc báo hàng đêm cho gần 300 con người đó tại nhà 2 (A14) lại là… tôi, có lẽ nhờ ở giọng đọc suôn sẻ, rõ ràng. Cũng từ nhiệm vụ bất đắc dĩ này mà khi trở về xã hội, tôi nắm được nhiều tin tức về môi trường sống mà mình bắt đầu hòa nhập từ tháng 4.1982, ít bỡ ngỡ hơn nhiều người.

Khi còn ở trại Xuyên Mộc, áo của anh em tù đều được đóng 4 chữ tắt bằng sơn đen: CTXM, tức “Cải Tạo Xuyên Mộc”, mà nhiều anh em diễn dịch một cách hài hước là “Chết Tại Xuyên Mộc”. Việc đóng dấu này được áp dụng hầu như ở tất cả các trại cải tạo, để nếu người tù trốn trại, lẫn trong dân, sẽ dễ bị phát hiện, tố giác.

Trong ngày đầu tiên trở về cuộc sống mới 12.4.1982, tôi mặc bộ bà ba đen còn mới do người nhà gửi vào cho. Mình không thấy mình ra sao, song người dân thấy mình khá lạ, biết là tù mới được tha. Mỗi anh em được trại phát cho một khoản tiền đủ để đi xe ngoài về đến nhà, song khi biết rõ chân tướng anh em, chẳng nhà xe nào chịu lấy tiền cả.

Chiều hôm ấy, trên chuyến xe buýt từ Bà Chiểu chạy ngang ngả tư Bảy Hiền, tôi đứng cạnh một phụ nữ trẻ. Biết là dân đi tù về, cô hỏi chuyện tôi, sau một vài câu, cô quay đi chỗ khác và nói nhỏ: ”tối nay có một gia đình hạnh phúc, và còn có bao gia đình buồn!” (sao giống câu nói của ông Võ Văn Kiệt sau này quá!). Cô nói với chính mình, nhưng tôi nghe được, đoán rằng chắc cô cũng là vợ hay em gái của một người tù cải tạo vẫn còn ở trại, gia đình đang mong ngóng ngày về. Bằng tâm hồn nhạy cảm của mình, tôi hình dung đôi mắt cô ướt long lanh, và hình ảnh cô, câu nói ấy, ám ảnh tôi suốt nhiều ngày liền.

Từ những bài báo tôi đọc cho anh em tù nghe khi còn ở trại Long Thành, và những tìm hiểu sau này, cùng với sự bình tâm suốt gần 7 năm tù, tôi trở về cuộc sống bình thường không với sự hụt hẫng như nhiều người khác. Tôi được biết vào những năm 1981-1982, dưới sự lãnh đạo của lần lượt hai ông Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, rồi Nguyễn Văn Linh, Sài Gòn –TP.HCM đã có những bước chuyển ngoạn mục, tiêu biểu là việc thử nghiệm giao dịch với các thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN) mà đại diện là hai nước-vùng lãnh thổ gần gũi với chúng ta: Hong Kong-Singapore. Có lẽ nhờ ở sự tư vấn của những nhà “tư sản dân tộc” có nhiều kinh nghiệm buôn bán với các thị trường TBCN trước 1975, các vị lãnh đạo trên sớm triển khai một mô hình hoạt động vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa không đi chệch khỏi quỹ đạo XHCN.

Vào thời điểm đó, trong xuất nhập hàng với hai thị trường trên, TP.HCM xuất cho họ chủ yếu là hàng thủy hải sản tươi và khô (cá, mực, tôm, hải sâm, vi cá …) và hương liệu quý (trầm, kỳ nam, quế kẹp…). Khi ấy, hầu như các tỉnh có nhiều hải sản như Kiên Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa… đều chưa có một hệ thống chế biến hải sản để xuất khẩu, nên nguyên liệu chảy về Sài Gòn ồ ạt, các cơ sở đông lạnh cũ (trước 1975) và mới tha hồ thu hút nguyên liệu để chế biến, cung cấp việc làm cho nhiều lao động lúc bấy giờ.

Về nhập khẩu, TP.HCM nhập về từ hai thị trường trên nguyên liệu cho sản xuất và hàng tiêu dùng. Nguyên liệu cho sản xuất nhiều nhất là sợi cho ngành dệt và các loại hạt nhựa cho sản xuất hàng gia dụng, pin, ắc-quy, xi măng… Hàng tiêu dùng nhiều nhất là bột ngọt, vải và một số nhu yếu phẩm khác.

Trị giá hàng xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam và hai thị trường Hong Kong- Singapore được tính bằng đô la Mỹ (USD), song đó chỉ là về mặt hạch toán, trên thực tế, sự mua bán diễn ra dưới hình thức “hàng đổi hàng” và hàng hóa được gọi là “hàng đối lưu”. Ta xuất hàng qui ra USD, ta nhập về cũng tính bằng USD, trị giá hàng nhập trừ vào trị giá hàng xuất, khoản chênh lệch còn lại là công nợ giữa hai bên.

(Còn tiếp)

Thương tiếc một người bạn hiền lương

Lê Nguyễn

2-1-2024

Cuối năm 1970, khi tôi đặt chân lên mảnh đất Côn Sơn (nay là Côn Đảo) với tư cách một công chức tình nguyện ra làm việc tại Cơ sở Hành chánh Côn Sơn, thì anh Trần Quan Hội đã là Chủ sự phòng Viễn thông từ lâu rồi.

Bốn mươi bốn năm sau: Cửu Long cạn nguồn, biển Đông cạn kiệt

Nguyễn Duy Vinh

23-4-2019

Như mọi năm, ngày 30 tháng 4 vẫn là ngày được đồng bào Việt Nam ở khắp năm châu tưởng niệm. Phần lớn những người Việt tị nạn trên thế giới gọi ngày 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận. Ngày này 44 năm trước là một ngày cả miền Nam chìm trong một khung cảnh hỗn độn, nhốn nháo, đầy khói lửa, nước mắt và tang thương.

Án văn nghệ Vũ Hoàng Chương (Phần 2)

Nguyễn Thông

15-2-2023

Tiếp theo Phần 1

Vũ Hoàng Chương người gốc Bắc, làm thơ, nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8.1945 và trong giai đoạn 9 năm sau đó (1945-1975), hạng cây đa cây đề, nhưng từ khi đất nước phân chia hai miền nam bắc thì bị “phân biệt đối xử” hoàn toàn trái ngược.

Một sỹ quan Việt Nam Cộng hoà làm mọi cách để che chở một anh lính Cộng sản trong suốt 7 năm

Phan Thúy Hà

22-2-2021

Năm 1966, anh lính bị thương trong một trận đụng độ với quân đội Mỹ ở Tây Nguyên, anh bị bắt, đưa về sư đoàn 23 Bộ binh VNCH. Tại đây người sỹ quan tên là Hùng đã hỏi cung anh lính cũng tên Hùng. Sau hai ngày trò chuyện, người lính không thể nào hiểu được, từ lúc đó trở đi anh được hưởng một chế độ quan tâm đặc biệt, suốt 7 năm bị bắt làm tù binh, từ Tây Nguyên về trại Lê Văn Duyệt rồi nhà tù Biên Hoà và cuối cùng là đảo Phú Quốc. (Câu chuyện phải được kể ra bằng một bài viết dài chứ không chi tiết logic được qua một đoạn stt).

Sau nửa thế kỷ tỵ nạn, người Việt vẫn chọn nước Mỹ tự do

Tuấn Khanh

23-7-2023

Kết quả một cuộc khảo sát từ Trung tâm nghiên cứu Pew, bản doanh tại Washington, cho thấy người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, dù trải qua nửa thế kỷ để sinh sống, làm việc và đủ thời gian để lãng quên những nỗi đau từ Tháng Tư 1975, thế nhưng tự do là mầm đã nảy chồi và bám chặt trên vùng đất mới.

Quấy rối chương trình Tri ân Thương phế binh VNCH để được gì?

Kông Kông 

20-7-2017

Một buổi tri ân Thương phế binh VNCH tại Sài Gòn. Ảnh internet

Vì các chương trình mục vụ tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, số 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn, dày đặc nên để có được một ngày/mỗi tháng tổ chức giúp đỡ Thương Phế Binh VNCH thì quý Linh mục và người tình nguyện không thể thực hiện theo ý mình mà phải dựa vào thời khóa biểu ngày nào nhà thờ vắng và phải hoàn tất mọi sinh hoạt trước 5 giờ chiều. Vì thế không thể có ngày cố định. Trở ngại lớn khác là ngày nhà thờ vắng phải trùng hợp với ngày quý Linh mục không quá bận và những người tình nguyện có thể hy sinh việc riêng để phụ giúp, vì người tình nguyện hầu hết còn lo sinh kế, phải nghỉ việc ngày đó.

Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 3)

Lê Nguyễn

25-12-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Bà Ba Thi (tên thật Nguyễn Thị Ráo). Ảnh trên mạng

III) MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP “ĐỘT PHÁ” VỀ CƠ CHẾ VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI SÀI GÒN-TP.HCM

Văn hóa cờ vàng

Đỗ Thành Nhân

30-4-2019

Hình 1: Internet

Bài này không liên quan gì đến chính trị mà chỉ nói về văn hóa, giáo dục cho học sinh từ ý nghĩa lá cờ thời Việt Nam cộng hòa (VNCH) mà bản thân đã được học.

Những người trên 50 tuổi ở miền Nam hẳn còn nhớ những ngày đầu tiên đi học.