Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (Phần 1)

Lê Nguyễn

20-12-2021

Đây chỉ là những ký ức vụn được ghi chép theo trí nhớ về những con người và sự kiện nay đã thuộc về một quá khứ xa xăm. Mục đích duy nhất của người viết là kể lại những gì mắt thấy tai nghe, hoặc những gì bản thân mình đã trải qua vào các thập niên 1980-1990, nhằm giúp cho các bạn trẻ nhận biết được đôi chút về một thời kỳ đất nước còn rất nhiều khó khăn, gian khổ… Vì thế, diễn đàn này sẽ rất không hoan nghênh những bình luận nhằm chỉ trích hay xúc phạm bất cứ cá nhân, tập thể hay cơ quan, đơn vị nào, dù là đương nhiệm hay đã ngưng hoạt động.

Trân trọng!

***

Với thế hệ những thanh niên nay ở vào tuổi 70-80 trở lên, cuộc chiến 20 năm đã khiến họ phải gánh chịu muôn vàn tổn hại, dù họ từng sống ở miền Nam hay trên đất Bắc. Họ là những con ốc vít quay cuồng trong guồng máy chiến tranh và không ít người đã bị nghiền nát trong đó. Tầng tầng lớp lớp thanh niên miền Bắc mười tám đôi mươi, chưa biết mùi đời, đã ôm súng lao vào chiến trường miền Nam và hàng triệu người trong số họ không còn có dịp trở về mái nhà thân yêu cũ. Sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng trăm ngàn người còn vất vưởng hồn xác ở một góc rừng nào!

Trong tình tự dân tộc, có những lúc tình cờ nghe đến chương trình “nhắn tìm đồng đội” trên hệ thống truyền thông, mình ứa nước mắt nhìn từng tấm ảnh ố vàng của những chàng trai trẻ ở cùng thế hệ của mình đã ra đi, chẳng trở về. Chiến tranh thật vô cùng tàn nhẫn!

Thế hệ mình trong Nam không quá bi thảm như thế, dù cho tuổi trẻ cũng bị nghiền nát ít nhiều bởi cỗ xe chiến tranh. Hầu hết họ có cơ hội đến trường, khi vào quân ngũ cũng có những điều kiện tối thiểu đề sống, khi ngã xuống, được đơn vị hay người thân lo cho một chỗ an nghĩ lâu dài. Bù lại, khi chiến tranh kết thúc (4.1975), nếu may mắn còn sống sót, họ phải gánh chịu nhiều hậu quả không mong muốn, các trại cải tạo mở rộng cửa đón họ, những ai không thể chịu đựng nỗi cảnh tha hương trên chính đất nước của mình thì tìm đường ra đi, đánh cược mạng sống của bản thân cùng gia đình với sóng gió đại dương hay với bọn hải tặc khát máu.

Ngày nay, tuy hòa bình vãn hồi đã lâu, sự bình an vẫn chưa thể đến với nhiều người, họ tiếp tục vật vã với số phận, mỗi người một hoàn cảnh, và xã hội tiếp tục sự phân hóa cố hữu, kìm hãm những cơ hội phát triển cần thiết sau một thời gian dài tổn thất nặng nề về nhiều mặt.

Từ “trí thức” sử dụng trong nhan đề loạt bài này có một ý nghĩa tương đối và thay đổi tùy theo cách hiểu của mỗi người. Tôi viết theo cách hiểu của phần lớn người miền Nam trước 1975 khi đề cập đến những người đã ít nhất tốt nghiệp bậc đại học.

Thật ra, điều đó chẳng có gì quan trọng, vì khi viết loạt hồi ức tủn mủn này, tôi chỉ có tham vọng moi móc cái trí nhớ có nguy cơ bị cùn mằn của mình để vớt vát lại một số kỷ niệm về bản thân hầu giúp các bạn trẻ có được một vài hình ảnh chân thực về xã hội Việt Nam vào những thập niên 1980 -1990 mà tôi đã trải qua với những thăng trầm, buồn vui, sướng khổ.

Tất nhiên, đó chỉ là những mảnh ghép nhỏ nhoi gắn vào bức tranh đời rộng lớn, choáng ngợp, với đầy đủ các cung bậc hỉ, nộ, ái ố. Nếu đó là một vở kịch thì cá nhân tôi là một diễn viên tồi mà kịch bản thì cứ thay đổi từng cảnh, từng hồi. Mong các bạn đừng kỳ vọng nhiều vào những hồi ức này, vì nó được kể lại dựa hoàn toàn vào trí nhớ, mà trí nhớ thì không phải lúc nào cũng trung thành với ta, nhất là với một người đã trải qua khá nhiều cung bậc phù trầm của khúc nhạc đời đang ở vào giai điệu cuối.

I) BƯỚC CHUYỂN NGOẠN MỤC CỦA SÀI GÒN – TPHCM VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP NIÊN 1980

Những năm tôi còn sống tại trại cải tạo Long Thành (Đồng Nai), anh em tù ở trong những dãy nhà dài có 4 gian rộng, mỗi gian chứa khoảng 70-80 người. Tối tối, anh em tập trung ở một gian duy nhất để nghe đọc báo, thường là báo Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng, thỉnh thoảng có báo Tin Sáng của nhóm “lực lượng thứ ba” trước 1975 (Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận…).

Người được chỉ định đọc báo hàng đêm cho gần 300 con người đó tại nhà 2 (A14) lại là… tôi, có lẽ nhờ ở giọng đọc suôn sẻ, rõ ràng. Cũng từ nhiệm vụ bất đắc dĩ này mà khi trở về xã hội, tôi nắm được nhiều tin tức về môi trường sống mà mình bắt đầu hòa nhập từ tháng 4.1982, ít bỡ ngỡ hơn nhiều người.

Khi còn ở trại Xuyên Mộc, áo của anh em tù đều được đóng 4 chữ tắt bằng sơn đen: CTXM, tức “Cải Tạo Xuyên Mộc”, mà nhiều anh em diễn dịch một cách hài hước là “Chết Tại Xuyên Mộc”. Việc đóng dấu này được áp dụng hầu như ở tất cả các trại cải tạo, để nếu người tù trốn trại, lẫn trong dân, sẽ dễ bị phát hiện, tố giác.

Trong ngày đầu tiên trở về cuộc sống mới 12.4.1982, tôi mặc bộ bà ba đen còn mới do người nhà gửi vào cho. Mình không thấy mình ra sao, song người dân thấy mình khá lạ, biết là tù mới được tha. Mỗi anh em được trại phát cho một khoản tiền đủ để đi xe ngoài về đến nhà, song khi biết rõ chân tướng anh em, chẳng nhà xe nào chịu lấy tiền cả.

Chiều hôm ấy, trên chuyến xe buýt từ Bà Chiểu chạy ngang ngả tư Bảy Hiền, tôi đứng cạnh một phụ nữ trẻ. Biết là dân đi tù về, cô hỏi chuyện tôi, sau một vài câu, cô quay đi chỗ khác và nói nhỏ: ”tối nay có một gia đình hạnh phúc, và còn có bao gia đình buồn!” (sao giống câu nói của ông Võ Văn Kiệt sau này quá!). Cô nói với chính mình, nhưng tôi nghe được, đoán rằng chắc cô cũng là vợ hay em gái của một người tù cải tạo vẫn còn ở trại, gia đình đang mong ngóng ngày về. Bằng tâm hồn nhạy cảm của mình, tôi hình dung đôi mắt cô ướt long lanh, và hình ảnh cô, câu nói ấy, ám ảnh tôi suốt nhiều ngày liền.

Từ những bài báo tôi đọc cho anh em tù nghe khi còn ở trại Long Thành, và những tìm hiểu sau này, cùng với sự bình tâm suốt gần 7 năm tù, tôi trở về cuộc sống bình thường không với sự hụt hẫng như nhiều người khác. Tôi được biết vào những năm 1981-1982, dưới sự lãnh đạo của lần lượt hai ông Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, rồi Nguyễn Văn Linh, Sài Gòn –TP.HCM đã có những bước chuyển ngoạn mục, tiêu biểu là việc thử nghiệm giao dịch với các thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN) mà đại diện là hai nước-vùng lãnh thổ gần gũi với chúng ta: Hong Kong-Singapore. Có lẽ nhờ ở sự tư vấn của những nhà “tư sản dân tộc” có nhiều kinh nghiệm buôn bán với các thị trường TBCN trước 1975, các vị lãnh đạo trên sớm triển khai một mô hình hoạt động vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa không đi chệch khỏi quỹ đạo XHCN.

Vào thời điểm đó, trong xuất nhập hàng với hai thị trường trên, TP.HCM xuất cho họ chủ yếu là hàng thủy hải sản tươi và khô (cá, mực, tôm, hải sâm, vi cá …) và hương liệu quý (trầm, kỳ nam, quế kẹp…). Khi ấy, hầu như các tỉnh có nhiều hải sản như Kiên Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa… đều chưa có một hệ thống chế biến hải sản để xuất khẩu, nên nguyên liệu chảy về Sài Gòn ồ ạt, các cơ sở đông lạnh cũ (trước 1975) và mới tha hồ thu hút nguyên liệu để chế biến, cung cấp việc làm cho nhiều lao động lúc bấy giờ.

Về nhập khẩu, TP.HCM nhập về từ hai thị trường trên nguyên liệu cho sản xuất và hàng tiêu dùng. Nguyên liệu cho sản xuất nhiều nhất là sợi cho ngành dệt và các loại hạt nhựa cho sản xuất hàng gia dụng, pin, ắc-quy, xi măng… Hàng tiêu dùng nhiều nhất là bột ngọt, vải và một số nhu yếu phẩm khác.

Trị giá hàng xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam và hai thị trường Hong Kong- Singapore được tính bằng đô la Mỹ (USD), song đó chỉ là về mặt hạch toán, trên thực tế, sự mua bán diễn ra dưới hình thức “hàng đổi hàng” và hàng hóa được gọi là “hàng đối lưu”. Ta xuất hàng qui ra USD, ta nhập về cũng tính bằng USD, trị giá hàng nhập trừ vào trị giá hàng xuất, khoản chênh lệch còn lại là công nợ giữa hai bên.

(Còn tiếp)

Vụ sát hại anh em nhà Ngô

Việt Lê

4-11-2021

Ta đều biết diễn biến vụ đảo chính đầu tháng 11 năm 1963. Nhóm tướng lĩnh đứng đầu là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim đã lật Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu. Đó cũng là lúc nền Đệ Nhất Cộng Hòa kết thúc và tiếp theo là chuỗi ngày hỗn loạn với các cuộc chỉnh lý, đảo chính liên tục ở miền Nam.

Người Việt tự do có nên tự nhận mình là “Bên thua cuộc”?

Trần Trung Đạo

3-11-2021

Lý luận cần thiết nếu không muốn nói là quyết định. Một người đi lạc trong rừng không có đầu óc lý luận để biết việc gì nên làm trước và việc gì nên làm sau có thể phải chết trong rừng già.

Bệnh viện Vì Dân

Huỳnh Wynn Trần

19-10-2021

Ảnh: FB tác giả

Trong lịch sử kiến trúc và y khoa Việt Nam, một trong những bệnh viện mà tôi ấn tượng nhất là bệnh viện Vì Dân (BV Thống Nhất).

Nhân một người “Vì Dân” vừa nằm xuống

Lê Huyền Ái Mỹ

18-10-2021

Bà Nguyễn Thị Mai Anh (giữa), phu Nhân Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh tư liệu

Sáng nay, fb tràn ngập lời tiễn đưa trang trọng bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân cựu tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Và hình ảnh gắn với người vừa nằm xuống, như một “di sản” của riêng bà là bệnh viện Vì Dân – sau năm 1975 đổi tên thành bệnh viện Thống nhất.

Về hành động chà đạp cờ vàng của một du học sinh ở Úc

Lưu Trọng Văn

9-5-2021

Cháu Thịnh có quyền ủng hộ cờ đỏ sao vàng, có quyền không ưa, không chào cờ vàng ba sọc đỏ mà nhiều người Việt ở Úc coi là cờ đại diện của mình.

Nhân chuyện Du học sinh Việt Nam dẫm đạp lên lá cờ của chế độ VNCH…

Lê Nguyễn

5-5-2021

Câu chuyện vẫn đang rất “hot” trong cộng đồng người Việt Nam sống ở Úc và lan truyền đến các mạng xã hội trên thế giới. Song điều này có đáng ngạc nhiên không?

Quay về giáo dục Việt Nam Cộng Hòa ư?

Chu Mộng Long

29-4-2021

Hội thảo về Giáo dục Việt Nam cộng hoà. Ảnh: PGS. Nguyễn Công Lý

Tôi thuộc trường phái giáo dục theo quan điểm tiếp cận phát triển (Developmental Approach). Tôi phê phán giáo dục hiện nay không phải vì những người làm chương trình và sách giáo khoa khác quan điểm mà vì họ hiểu vấn đề không đến nơi đến chốn, chắp vá và làm sai, kể cả động cơ vụ lợi của con buôn. Và cũng không vì phê phán thực tại mà rút lui về quá khứ, đem một mô hình giáo dục nào đó trong quá khứ ra làm mẫu, dù đó là giáo dục Việt Nam cộng hoà.

Phục hồi một nền văn học?

Thận Nhiên

21-4-2021

Ảnh trên mạng

Từ sau 1975, khi nói đến nền văn học của miền Nam, thì các cây bút của hệ thống tuyên truyền của đảng Cộng sản luôn cho rằng nó là tàn dư văn hóa phản động, mang hai tính chất chủ yếu là phản động và đồi trụy.

Một sỹ quan Việt Nam Cộng hoà làm mọi cách để che chở một anh lính Cộng sản trong suốt 7 năm

Phan Thúy Hà

22-2-2021

Năm 1966, anh lính bị thương trong một trận đụng độ với quân đội Mỹ ở Tây Nguyên, anh bị bắt, đưa về sư đoàn 23 Bộ binh VNCH. Tại đây người sỹ quan tên là Hùng đã hỏi cung anh lính cũng tên Hùng. Sau hai ngày trò chuyện, người lính không thể nào hiểu được, từ lúc đó trở đi anh được hưởng một chế độ quan tâm đặc biệt, suốt 7 năm bị bắt làm tù binh, từ Tây Nguyên về trại Lê Văn Duyệt rồi nhà tù Biên Hoà và cuối cùng là đảo Phú Quốc. (Câu chuyện phải được kể ra bằng một bài viết dài chứ không chi tiết logic được qua một đoạn stt).

Chuyện Chế Linh hát nhạc Lam Phương và bị thành tên phản động!

Nguyễn Đình Bổn

23-12-2020

Vừa online lại facebook thì thấy tin nhạc sĩ Lam Phương từ trần. Tại miền Nam thì tên tuổi của ông, ca khúc của ông ai cũng biết. Thôi nhắc một chuyện liên quan về ca khúc ‘Thành Phố Buồn’ đã khiến ca sĩ Chế Linh bị giam 18 tháng.

Nguyên nhân chính khiến Mỹ muốn thay thế ông Diệm

Dương Quốc Chính

3-11-2020

Đại sứ Henry Cabot Lodge và TT Ngô Đình Diệm. Ảnh: Getty images

Nguyên nhân này chắc nhiều người biết rồi. Nếu không có Mỹ bật đèn xanh thì không có tướng tá nào dám đảo chính, vì đảo chính được đi nữa mà Mỹ không ủng hộ, thì cũng chả thể nào mà lãnh đạo đất nước được. Nhưng lý do chính khiến Mỹ quyết định từ bỏ ông Diệm là gì?

Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa

Dương Quốc Chính

26-10-2020

Hôm nay là ngày thông qua hiến pháp đệ nhất cộng hòa nên được dùng làm ngày quốc khánh. Anh em “bò đỏ” và DLV vẫn hay đi tuyên truyền bố láo về chế độ Ngô Đình Diệm, thực ra họ cũng chả biết sự thật thế nào. Gần đây có nhiều tài liệu đã được giải mật ở trong nước cũng như hải ngoại, để hậu thế có cái nhìn khách quan hơn về chế độ cũ.

“Người cộng sản” Ngô Đình Nhu…

Nghiên cứu Việt-Mỹ

8-8-2020

Điểm sách: Nguyễn Lập Duy, “Cộng đồng không tưởng tượng: Chủ nghĩa đế quốc và văn hóa ở miền Nam Việt Nam”, Manchester: Nhà xuất bản Đại học Manchester, 2020. 280 trang, ISBN 976-1-5261-4394-9.

Cần cám ơn ông Lê Mạnh Hà

Dương Quốc Chính

5-5-2020

Ông Hà là con trai tướng Lê Đức Anh, năm 75 là phó tư lệnh chiến dịch HCM kiêm tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh chiếm SG. Khi chính sách cải tạo quân nhân, công chức VNCH bắt đầu diễn ra, ông Lê Đức Anh là tư lệnh QK9 rồi QK7.

Những nỗi đau riêng vẫn còn nguyên

Diễn đàn thế kỷ

29-4-2020

(Phạm Thị Hoài trả lời phỏng vấn của Diễn đàn Thế kỷ)

Diễn đàn Thế kỷ: Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, dần dà chị có dịp tiếp xúc với đời sống miền Nam. Xin chị cho biết cảm tưởng chung của mình về đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng trên mảnh đất trước kia gọi là Việt Nam Cộng hòa.

Sự nhầm lẫn đáng tiếc

Nguyễn Thông

26-4-2020

Nhà máy dệt Vinatexco hiện đại do người VN đầu tư, năm 1961. Ảnh tư liệu của tạp chí LIFE.

Trên địa chỉ phây búc của một người tử tế, kiến thức sâu rộng, vừa có cái tút (status) về thực chất của nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, kinh tế miền Nam trước ngày 30.4.1975.

Phải công nhận tác giả đã chịu khó mày mò, lục tìm, trích dẫn những tư liệu để khẳng định rằng sự phát triển, giàu có, no đủ của miền Nam trong những năm chiến tranh chỉ là thứ phồn vinh giả tạo, dựa hơi Mỹ, được Mỹ viện trợ, bơm hơi cho. Nó (Mỹ) mà cắt một cái, chết ngay tức tưởi. Nó nuôi chiến tranh chứ nuôi gì dân chúng…

Cuộc triệt thoái Cao nguyên

Việt Lê

19-3-2020

17 tháng 3 là ngày Pleiku và Kontum thất thủ, theo tư liệu Bên thắng cuộc. Tuy nhiên, một số đơn vị không quân VNCH vẫn kiểm soát nhiều nơi ở phi trường Pleiku cho đến trưa ngày 18. Dù sao đi nữa, từ 17 đến 18 tháng 3 Pleiku và Kontum 2 tỉnh lỵ nơi tuyến đầu của Vùng 2 Chiến thuật đã thất thủ mà bên chiến thắng không phải tốn viên đạn nào. Hơn một ngày trước, các lực lượng chính quy của Quân đoàn II VNCH đã lần lượt rút bỏ khỏi 2 nơi này, mở đầu cho cuộc triệt thoái khỏi Cao nguyên Trung phần.

Ngày cuối của lá cờ

Báo Sạch

Trung Bảo

25-2-2020

Ảnh: The Last days in Vietnam

Thật đáng tiếc khi bộ phim The last days in Vietnam không nhận được giải Oscar cho phim tài liệu trong lần đề cử 4 năm về trước. Đây thật sự là một bộ phim tài liệu quý giá về những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam khi chiến cuộc tàn.

Không giống như những bộ phim tài liệu khác làm về chiến tranh Việt Nam, về Sài Gòn ngày cuối, những người làm The last days in Vietnam chọn một góc nhìn rất cá nhân. Góc nhìn của những người Mỹ còn bám trụ Sài Gòn cho đến giờ phút cuối cùng. Đó là góc nhìn mà bấy lâu nay nhiều người yêu thích lịch sử tìm kiếm. Họ muốn biết người Mỹ đã nghĩ gì, làm gì khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, bỏ qua yếu tố chính trị.

Văn hóa cờ vàng

Đỗ Thành Nhân

30-4-2019

Hình 1: Internet

Bài này không liên quan gì đến chính trị mà chỉ nói về văn hóa, giáo dục cho học sinh từ ý nghĩa lá cờ thời Việt Nam cộng hòa (VNCH) mà bản thân đã được học.

Những người trên 50 tuổi ở miền Nam hẳn còn nhớ những ngày đầu tiên đi học.

Bốn mươi bốn năm sau: Cửu Long cạn nguồn, biển Đông cạn kiệt

Nguyễn Duy Vinh

23-4-2019

Như mọi năm, ngày 30 tháng 4 vẫn là ngày được đồng bào Việt Nam ở khắp năm châu tưởng niệm. Phần lớn những người Việt tị nạn trên thế giới gọi ngày 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận. Ngày này 44 năm trước là một ngày cả miền Nam chìm trong một khung cảnh hỗn độn, nhốn nháo, đầy khói lửa, nước mắt và tang thương.

Tản Mạn Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc Từ Câu Chuyện Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông

Viet-studies

Trần Văn Chánh

26-11-2018

Tản mạn về hòa giải hòa hợp dân tộc trong khoảng thời gian này, gần nửa thế kỷ sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh tàn khốc 30 năm đi đến thống nhất hai miền Nam, Bắc,  tôi xin khởi đầu từ câu chuyện qua đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tháng 2 năm 2018 vừa qua.

Nhân ngày 30/4: Chút hồi ức về một người tù cải tạo

FB Lê Nguyễn

28-4-2018

Ảnh: internet

XIN LƯU Ý – Đây chỉ là những gì mà ký ức còn ghi nhận được của một “người trong cuộc” sau 43 năm tang thương biến đổi, viết để các bạn đọc cho vui và có những cảm nhận cho riêng mình. Xin tuyệt đối không đưa ra những bình luận có tính cực đoan nhắm vào chính quyền hay chế độ hiện hành.

Trân trọng!

Xã hội nào con người ấy

FB Trung Bảo

3-3-2018

Các cựu Thiếu sinh quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đứng nghiêm chào vĩnh biệt người anh cả của mình – cố Đại tá, nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông. Ảnh: internet

Không thể kiềm được niềm xúc động khi xem tấm ảnh một hàng cựu Thiếu sinh quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đừng nghiêm chào vĩnh biệt người anh cả của mình – cố Đại tá Nguyễn Văn Đông. Cuộc binh lửa đã qua 43 năm, những Thiếu sinh quân năm ấy giờ đây đầu đã bạc nhưng quân phong quân kỷ vẫn không có gì khác khi họ đứng trước đàn anh của mình. Đó không chỉ là kỷ luật nhà binh, đó còn là sự tự hào của những người từng được thụ hưởng một nền giáo dục tử tế. Họ chào kính người anh cả của mình, cũng là chào chính những giá trị tốt đẹp của một chế độ xã hội mang lại được cho các thành viên của nó.

Chút suy nghĩ vụn về chuyện “Lớt phớt về chiến tranh Việt Nam”

Hồ Phú Bông

15-10-2017

Một gia đình miền Nam không chấp nhận Cộng sản. Ảnh: Facebook

Người bạn gửi tôi link trên trang Facebook của ông Hoàng Hải Vân về bài viết liên quan đến “hậu chấn” The Vietnam War. Một bộ phim tài liệu 10 tập, dài 18 tiếng do Ken Burns và Lynn Novick thực hiện, được PBS phổ biến rộng rãi. Vì chưa hề biết ông, nên chỉ lõm bõm võ đoán là ông thuộc về nhóm “cấp tiến” của phe chiến thắng. Ông “lớt phớt” nhận diện về cuộc chiến, còn tôi thì suy nghĩ vụn về một số điều ông nêu ra.

Xin hỏi ông Trần Đức Cường

FB Ngô Trường An

29-9-2017

Được biết ông là PGS-TS hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam. Trong 1 bài phỏng vấn với RFA, ông khẳng định: “Chính quyền VNCH được dựng lên từ đô la và vũ khí, đó cũng là quân đội đánh thuê cho ngoại bang“. (Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!).

Ảnh chụp các bài báo Cứu Quốc của đảng: “Chủ tịch Mao Trạch Đông muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!” và bài “Biết ơn Trung Quốc – Đi theo con đường của Trung Quốc”. Nguồn: Ngô Trường An

VNCH: thuộc địa kiểu mới hay quốc gia có chủ quyền?

BBC

4-9-2017

Bộ sách Lịch sử Việt Nam do Viện sử học VN biên soạn được công bố đầu tháng 8/2017. Nguồn: internet

Việc bộ sách Lịch sử Việt Nam không gọi chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bằng “Ngụy” và việc PGS-TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sử này, trả lời phỏng vấn nhìn nhận, “Chính quyền Việt Nam Cộng hòa là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”, đã nhận được nhiều sự quan tâm của báo chí và dư luận.

Có ý kiến cho rằng đó là một sự tiến bộ lớn trong lãnh vực hòa hợp hòa giải dân tộc và trong việc đấu tranh cho chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Cáo buộc VNCH làm tay sai Mỹ ‘là thiếu khách quan’

BBC

Quốc Phương

27-8-2017

Ông Bùi Diễm là Đại sứ của Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1967-1972. Ảnh: Getty Images.

Một cựu Đại sứ của Việt Nam Cộng Hòa cho rằng việc nói chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là ‘tay sai’ của Mỹ là một sự ‘cáo buộc’ và cần phải nhìn nhận vấn đề trong một tổng thể khách quan hơn của bối cảnh chiến tranh lạnh mà tại miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến kết thúc vào tháng 4/1975 cũng có sự ủng hộ, hậu thuẫn của nước ngoài.

Ý kiến này được ông Bùi Diễm, Đại sứ của VNCH tại Hoa Kỳ trong thời kỳ 1967-1972 đưa ra khi phản ứng trước quan điểm trên truyền thông quốc tế của nhà chủ biên bộ sách ‘Lịch sử Việt Nam’ được Viện sử học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, công bố trong nước thời gian gần đây.

Về bộ sách Lịch sử Việt Nam: Vẫn là lịch sử do đảng viết ra

Cuối cùng, ta thấy đây chỉ là một hình thức PR để khơi gợi sự chú ý, đánh vào tâm lý mong muốn có sự đổi mới trong xã hội, mong ước sự thật lich sử được làm rõ của nhiều người dân để… bán sách“.

_____

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

25-8-2017

Ảnh chụp bộ sách Lịch sử Việt Nam.

Trong tuần vừa qua, sau bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ với PGS. TS Trần Đức Cường, có nhiều luồng ý kiến xoay quanh bài trả lời phỏng vấn này khi ông Cường đưa ra thông tin bộ sách có những điểm mới.

Ông nói, “Chính quyền Việt Nam Cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Sau đó đến 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu tổng thống… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.”

Chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam, không gọi ngụy quân, ngụy quyền!

Tuổi Trẻ

18-8-2017

TTO – Nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam… Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử VN.

Bộ Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới – Ảnh: V.V.TUÂN