Phỏng vấn Mỵ Châu: Phục chế nỏ thật hay nỏ giả?

Mai Bá Kiếm

14-5-2023

Phóng viên: Thưa công chúa, Hà Nội có dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa, bà có vui không?

Karl Marx và nghệ thuật tạo hình

Lý Trực Dũng

13-5-2023

Ảnh trên mạng

Không có số thống kê về số lượng tượng của Karl Marx ở trên thế giới. Trước khi bức tường Berlin sụp đổ ở các nước Cộng sản có khá nhiều tượng Marx, ví dụ ở CHDC Đức: Thành phố Chemnitz được đổi tên thành Karl Marx Stadt và một tượng đài khổng lồ đã được dựng lên, từng là một niềm tự hào của nghệ thuật tạo hình CHDC Đức.

Điều không thể lý giải về… Tư bản (Tiếp theo)

Hiệu Minh

10-5-2023

Tiếp theo Phần 1

Phim ảnh và văn hóa

Thời đó, chả hiểu sao Ba Lan cho phép chiếu phim tư bản thoải mái. Từ Romeo Juliet đến Spartacus, rồi Cao bồi tìm vàng, Bố già Mafia, Động đất, rạp chật kín người, dù ít cảnh hở hang, nhưng xem thì hồi hộp từ đầu đến cuối.

Cần hiểu đúng “Bản chất của Văn hóa”

Nguyễn Đình Cống

29-4-2023

Về hình thức, lãnh đạo và tuyên truyền của Đảng trình bày nhiều và khá hay về Văn hóa, thấy được vai trò của nó là một trong ba lĩnh vực quan trọng nhất của xã hội (Kinh tế, Chính trị, Văn hóa). Thế nhưng trong nhận thức của nhiều người, kể cả một số có danh vị, chức tước cao lại có nhầm lẫn về bản chất của văn hóa. Nhầm lẫn này kết hợp với một vài thứ khác làm cho họ trở thành những kẻ bẻm mép và dối trá, nói một đàng, làm một nẻo. Dối trá trong chiến trận là được phép, dối trá trong kinh tế và chính trị là tệ hại, dối trá trong văn hóa và giáo dục là trò vô luân mà người lương thiện không được phép làm, nếu cố tình làm thì chưa lương thiện.

Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét rằng, Văn hóa là lĩnh vực khá phức tạp, dễ gây ra nhầm lẫn. Trong từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên), từ Văn Hóa có 5 nội dung (ND) khác nhau, Đó là:

ND 1- Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra,

ND 2- Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (là các hoạt động do Bộ Văn hóa điều hành, quản lý, như công việc xuất bản, biểu diễn, triển lãm, hội hè, di tích, bảo tàng v.v… Bộ Văn hóa hình như ít hoặc không quan tâm đến Văn hóa ở ND 1.)

ND 3- Tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát, như là học văn hóa, trình độ văn hóa phổ thông).

ND 4- Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh (như là người có văn hóa cao hoặc kém văn hóa).

ND 5- Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử (như nền văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa Núi Đọ…).

Bản chất của Văn hóa thể hiện ở ND 1. Khái niệm này có nội hàm phong phú, có ngoại diên rất rộng, vì thế có đến trên trăm định nghĩa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngoài định nghĩa ở ND 1, xin dẫn thêm vài định nghĩa tiêu biểu.

+ Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt, ứng xử và giao tiếp.

+ Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác, thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày.

+ Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.

+ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa (Định nghĩa của Hồ Chí Minh).

Nhầm lẫn của nhiều người thể hiện ở chỗ, không phân biệt được rõ ràng BẢN CHẤT VĂN HÓA ở ND 1 với các Hoạt động văn hóa ở ND2. Nguyên nhân trực tiếp gây ra sự nhầm này có lẽ do sự tồn tại và hoạt động của Bộ Văn hóa. Tôi xin lỗi độc giả khi đưa ra Luận điểm này (kết luận) mà không nêu các luận cứ để chứng minh. (Nêu ra vài luận cứ thì chưa đủ sức thuyết phục, mà nêu ra nhiều thì tôi không đủ sức vì đang bị kẹt vào thế “lực bất tòng tâm”).

Sự nhầm này gây ra hiện tượng như sau: Một người (thậm chí người có cương vị rất cao) đang trình bày về những vấn đề liên quan đến Bản chất văn hóa thì lại đá vào các Hoạt động văn hóa và để cho chúng lấn át Bản chất. Nhầm như thế gây ra tác hại không những về nhận thức mà còn có hại trong thực tiễn, đến độ khi văn hóa xuống cấp, bản chất của văn hóa đang bị hủy hoại kéo theo sự tàn phá nền giáo dục mà không nhận ra, mà vẫn cứ nhơn nhơn tự hào về nền văn hóa “đậm đà bản sắc”.

Có văn hóa cá nhân, văn hóa của tôn giáo, của “đơn vị”, của vùng miền, của dân tộc. “Đơn vị” nói ở đây là một tổ chức đông người cùng hoạt động vì một mục đích như là Công ty, Tổng Công ty, Tập đoàn, Trường học v.v… Không phải đơn vị nào cũng có văn hóa riêng, nhưng chỉ những đơn vị có nền văn hóa tốt đẹp mới phát triển được bền vững. Một số thể hiện của văn hóa vùng miền, của dân tộc trở thành phong tục tập quán.

Văn hóa cá nhân là tâp hợp những tính cách, đạo đức, thói quen của người đó. Văn hóa của tôn giáo được hình thành từ Giáo chủ. Văn hóa của đơn vị, của vùng mlền, của dân tộc là tập hợp những suy nghĩ, những việc làm tốt đẹp đã trở thành thói quen. Mỗi ý nghĩ, mỗi việc làm như vậy trước tiên bắt đầu từ một người, những người khác thấy tốt, làm theo, dần dần trở thành phổ biến, tích tụ lại thành phong tục, thành văn hóa. Trong việc phổ biến, tích tụ này có vai trò của người dân và của người làm quản lý (chính quyền) trong đó vai trò của quản lý quan trọng hơn, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu.

Trong mỗi đơn vị, mỗi đất nước, có những việc công rất cần, rất hay, mang lại nhiều lợi ích. Việc ấy có thể do một ai đó nghĩ ra và đề xuất, nhưng có được làm thành công hay không còn phụ thuộc vào nhận thức và tình cảm của người đứng đầu. Chỉ có thể làm thành công khi việc ấy trở thành nhận thức chắc chắn, thành tình cảm sâu sắc của người đứng đầu. Còn nếu không được như vậy thì phần lớn chỉ dừng lại ở mức hô vài khẩu hiệu, xong rồi đâu lại vào đó.

Quay trở lại với vấn đề Đảng và Văn hóa. Về hình thức, Đảng rất quan tâm đến văn hóa, có nhiều phát biểu hay và đúng, nhưng lại mắc vào vòng kim cô của Mác-Lênin mà không thoát ra được những chiếc bẫy dối trá tự giăng ra rồi tự đút cố vào. Đó là chiếc bẫy cho rằng Mác – Lê là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, rằng Mác – Lê là văn hóa tiên tiến của thời đai.

Ảnh bìa sách: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam” của Trường Chinh. NXB Hội Văn nghệ VN – 1949

Thực ra Mác – Lê chẳng có gì là văn hóa. Họ chủ trương làm cách mang vô sản với động lực là sự thù hận giai cấp, rồi thiết lập thể chế vô sản chuyên chính của giai cấp công nhân vì cho rằng công nhân đại diện cho nền sản xuất tiên tiến. Thù hận không tạo ra văn hóa. Chuyên chính không tạo ra văn hóa và giai cấp công nhân không bao giờ đại diện cho nền sản xuất tiên tiến.

Chỉ xin dẫn ra vài thí dụ về việc Cộng sản Việt Nam vận dụng Mác – Lê để xem văn hóa ở chỗ nào. Đó là cải cách ruộng đất, là hợp tác hóa nông nghiệp, là cải tạo công thương nghiệp, là đàn áp phong trào Nhân văn, là độc quyền đảng trị tạo điều kiện cho một chính quyền tham nhũng, là sự tuyên truyền dối trá vê mọi mặt. (Hoặc như cách mạng văn hóa của Tàu Cộng).

Những người cho rằng có thể dựa vào Mác – Lê để làm chính trị và kinh tế là đã phạm sai lầm lớn, còn dựa vào Mác – Lê để phát triển Bản chất văn hóa thì sai lầm càng lớn hơn nhiều vì chủ nghĩa Mác – Lê chứa nhiều độc tố phản lại văn hóa của nhân loại. Đất nước này, khi lãnh đạo và quản lý chưa nhận ra tác hại của chủ nghĩa Mác – Lê và từ bỏ nó thì sự phát triển còn bế tắc.

Không phải chỉ là lỗi chính tả…

Thái Hạo

25-4-2023

Đài truyền hình Quốc gia VTV mấy hôm nay lại đang nổi như cồn với chương trình “Vua tiếng Việt“, bởi ông Hoàng Tuấn Công lại tranh thủ “viết lúc nông nhàn” mà tiện tay nhặt lỗi.

Đạo đức của việc tranh luận

Thái Hạo

16-4-2023

Nhân những ồn ào quanh stt của Facebooker Chau Doan

Sắc phong Việt Nam được mang bán đấu giá tại Trung Quốc (Phần 2)

Trần Ngọc Đông

12-4-2023

Tiếp theo Phần 1

PHẦN 2: SẮC PHONG TRIỀU LÊ- TÂY SƠN

Trong sắc phong triều Lê không ghi tên làng nên nếu chưa điều tra thì không biết của địa phương nào.Thông thường tại mặt sau của sắc có ghi tên làng.

Ảnh trên mạng

_____

NỘI DUNG CHI TIẾT 12 ĐẠO SẮC PHONG SẮP ĐẤU GIÁ VÀO NGÀY 24/4/2023 VÀ ĐỊA CHỈ CỦA LÀNG ĐÃ SỞ HỮU

1. MÃ SỐ 2243: Sắc phong thần ngày 24/7/1740 (tạm ghép ngày âm vào năm dương để tiện theo dõi thời gian) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 1. Vị thần được phong: Sùng Cơ Tiên Hoàng Đế. Địa phương lưu giữ sắc phong: không thể hiện (vì thường được viết ở nhãn tại mặt sau sắc phong, không có ảnh chụp mặt sau).

2. MÃ SỐ 2244: Sắc phong thần ngày 20/5/1844 niên hiệu Thiệu Trị thứ 4. Vị thần được phong: Từ Đạo Hạnh Đại Pháp Thiền Sư Chi Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã Thọ Lộc, huyện Thư Trì (không ghi tên tỉnh) nay là Thọ Lộc, Minh Khai, Vũ Thư, Thái Bình.

3. MÃ SỐ 2245: Sắc phong thần ngày 13/8/1846 niên hiệu Thiệu Trị thứ 6. Vị thần được phong: Trinh Chính Bạch Thạch Chi Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã Dị Nậu, huyện Tam Nông (không ghi tên tỉnh) nay là Dị Nậu Tam – Nông Phú Thọ (Sắc của đền Quốc Tế).

4. MÃ SỐ 2246: Sắc phong thần ngày 20/11/1850 niên hiệu Tự Đức thứ 3. Vị thần được phong: Tản Viên Sơn Tam Vị Tôn Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã Dị Nậu, huyện Tam Nông. Nay là Dị Nậu – Tam Nông – Phú Thọ (Đền Quốc tế).

5. MÃ SỐ 2247: Sắc phong thần ngày 10/11/1853 niên hiệu Tự Đức thứ 6. Vị thần được phong: Bản Cảnh Thành Hoàng Linh Phù Chi Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã Từ Đường, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Nay là Từ Lâm – Đồng Minh – Vĩnh Bảo – Hải Phòng.

6. MÃ SỐ 2248: Sắc phong thần ngày 24/11/1880 niên hiệu Tự Đức thứ 33. Vị thần được phong: Linh Tích Anh Thanh Tuấn Vọng Tú Ngưng Vân Mông Tối Linh Chi Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã Tuy Lai, huyện Chương Đức, đạo Mỹ Đức. Nay là Tuy Lai – Mỹ Đức – Hà Nội.

7. MÃ SỐ 2249: Sắc phong thần ngày 01/7/1887 niên hiệu Đồng Khánh thứ 2. Vị thần được phong: Tản Viên Sơn Tam Vị Thượng Đẳng Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Hưng Hóa (nay là tỉnh Phú Thọ).

8. MÃ SỐ 2250: Sắc phong thần ngày 18/11/1889 niên hiệu Thành Thái thứ 1. Vị thần được phong: Minh Kinh Chi Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Hưng Hóa (nay là tỉnh Phú Thọ).

9. MÃ SỐ 2251: Sắc phong thần ngày 18/8/1909 niên hiệu Duy Tân thứ 3. Vị thần được phong: Bản Cảnh Thành Hoàng Chi Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã Tế Xuyên, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Địa danh này nay đã thuộc huyện Gia Lâm – Hà Nội. Do đó tuy có tên tỉnh Bắc Ninh nhưng hiện không có sắc của Bắc Ninh.

10. STT 2252: Sắc phong thần ngày 25/7/1924 niên hiệu Khải Định thứ 9. Vị thần được phong: Bản Thổ Thành Hoàng Tôn Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã Phú Ích, huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. nay là Bắc Lý- Lý Nhân Hà Nam.

11. STT 2253: Sắc phong thần ngày 25/7/1924 niên hiệu Khải Định thứ 9. Vị thần được phong: Kim Ngô Đại Tướng Quân Kình Khí Bảo Đại Định Công Tôn Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã An Đông Bình, huyện Năng An, tỉnh Hải Dương nay là An Đông Bình – Bình Giang – Hải Dương.

12. STT 2254: Sắc phong thần ngày 25/7/1924 niên hiệu Khải Định thứ 9. Vị thần được phong: Kim Ngô Đại Tướng Quân Dũng Trí Chính Trực Thông Minh Tôn Thần. Địa phương lưu giữ sắc phong: xã An Đông Bình, huyện Năng An, tỉnh Hải Dương. Nay là An Đông Bình – Bình Giang – Hải Dương.

Link: http://www.yangmingauction.com/searchresult.html

Sắc phong Việt Nam được mang bán đấu giá tại Trung Quốc (Phần 1)

Trần Ngọc Đông

12-04-2023

PHẦN 1: SẮC PHONG TRIỀU NGUYỄN

Sắc phong là văn bản của nhà Vua ban để phong chức tước cho quan chức, khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần, thành hoàng được xây dựng trong các đình, làng thuộc xã người Việt.

Ở Việt Nam, đã ‘Hội’ thì không được… ‘An’

Blog VOA

Trân Văn

7-4-2023

“Có thằng bạn nhà trong phố cổ Hội An. Nó bệnh nhờ mua dùm cháo, thuốc. Chạy tới đầu phố gặp chốt bán vé… Mất bạn!”

Bán vé vào Hội An

Tạ Duy Anh

6-4-2023

Chẳng thứ gì thực sự có giá trị trên đời này được cho không (kể cả thứ nhiều vô tận là không khí), vì thế, bạn muốn hưởng một dịch vụ, thưởng thức một trò giải trí, thăm quan những di tích, nhà bảo tàng, bạn sẽ phải chi tiền (Rút thẳng từ túi ra, hoặc dưới dạng đóng thuế). Đó không chỉ là sự mua bán sòng phẳng, không chỉ công bằng, mà còn thể hiện trách nhiệm của bạn với môi trường, với lịch sử và với phát triển xã hội.

Mấy ý kiến về việc thu tiền khách vào tham quan phố cổ Hội An

Trần Kỳ Trung

5-4-2023

Ảnh tác giả chụp trước ngôi nhà cổ của dòng họ Trần ở Hội An ngày 30 Tết

Việc thu tiền khách trong nước và nước ngoài vào tham quan phố cổ Hội An, là người dân Hội An tôi có mấy ý kiến đề nghị như sau:

Xã ta phải có tượng đài

Mạc Văn Trang

5-4-2023

Hôm nay ông Hùng Phó Chủ tịch xã Đại Phát khánh thành ngôi nhà 5 tầng, vừa xây trên phần đất giãn dân. Khách đến ăn mừng tân gia nhộn nhịp suốt cả ngày. Mấy đồng chí Đảng ủy xã bận họp, chiều tà mới đến. Gia chủ đã dành một bàn cỗ thịnh soạn trên lầu 2, có phòng lạnh, kín đáo mát mẻ.

Hội An bán vé tham quan gặp “Kỳ đà” cộng đồng mạng

Mai Bá Kiếm

5-4-2023

Khi TP Hội An thông báo bán vé tham quan phố cổ Hội An kể từ 15/5, với giá “ngoại” 120.000đ/lượt và “nội” 80.000đ/lượt, VTC News đã giật tựa sốc hàng “Du khách vào phố cổ Hội An buộc phải mua vé, kể cả đi dạo”.

Trời vào thu, Đại Ngu buồn lắm em ơi!

Dương Tự Lập

2-4-2023

(Thế hệ một thời đi qua vòm trời vàng son Việt Nam Cộng Hòa)

Trước đó đã có, nhưng rầm rộ hơn phải được tính từ đầu năm 2004 khi ông cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa bốc đồng Nguyễn Cao Kỳ do được những tay “bác sĩ” Cộng sản tài tình kết nối “khúc ruột dư” của ông trở về Việt Nam thành “khúc ruột Thừa ngàn dặm”.

Vì sao vụ mất sách cổ bị bưng bít?

Nguyễn Xuân Diện

28-3-2023

Theo Thông cáo đăng trên wesite chính thức của Viện Nghiên cứu Hán Nôm do Viện trưởng Nguyễn Tuấn Cường soạn và cho đăng trưa ngày 21 tháng 12 năm 2022 thì “Theo thông tin do bộ phận liên quan báo cáo, khoảng tháng 3-4/2020, cán bộ quản lí kho sách phát hiện có dấu hiệu không tìm thấy một số cuốn sách ở vị trí quy định trên giá”.

Ngẫu hứng chuyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai, Tú Xuất và Cuội

Thất Trần

23-3-2023

Đất nước có Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai, Tú Xuất, …

BQL Di tích Tháp bà Nha Trang dùng quyền gì cấm người Chăm kể về văn hóa mình trên tháp?

Wa Praong

18-3-2023

Tác giả Sohaniim tại tháp bà Nha Trang. Nguồn: FB nhân vật

Hôm nay mình thật bất ngờ và bức xúc khi bị nhân viên người Kinh (tên Sơn) trông coi tháp Chàm CẤM mình kể về văn hoá Chăm trên đền tháp của tổ tiên mình.

Giấc mơ Mỹ – Giấc mơ Việt

Tuấn Khanh

18-3-2023

Câu chuyện thành công của diễn viên Quan Kế Huy khơi lại một cách sống động về hình ảnh của “giấc mơ Mỹ” – giấc mơ đã nuôi dưỡng hàng triệu người và bao thế hệ cập bến đất nước Hợp Chủng Quốc từ trước Thế chiến II, đặc biệt với người Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đó là điểm đến chung của nhiều con người, nhiều thành phần, và kể cả giấc mơ Mỹ có nhiều tầng nấc khác nhau.

Mặc cảm Á châu qua vụ Quan Kế Huy

Yên Khê

17-3-2023

Không rõ trong không gian tiếng Hoa, người ta bàn về chuyện ông Quan Kế Huy nhận giải Oscar như thế nào, nhiều hay ít. Ít nhất ông Huy có trả lời báo South China Morning Post, một tờ báo ở Hong Kong, rằng ông tự hào ông là người gốc Hoa.

Nhưng trong không gian Việt ngữ thì ông Quan Kế Huy tạo ra một sự ồn ào vô tiền khoáng hậu. Từ những “đại gia” như BBC, VOA, cho đến các nhân vật nổi tiếng, từ báo chí của đảng cộng sản Việt Nam, cho đến những người hay tranh cãi trên Facebook.

Họ tranh cãi ông Huy là người gì, người Hoa, người Việt hay người Mỹ. Ông là người Mỹ là đúng rồi vì passport của ông là passport Mỹ. Ông là người Hoa cũng đúng vì gia đình ông di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam, ông là người Việt cũng đúng luôn, vì ông sinh ra ở Việt Nam.

Có một điểm chung của các phe là họ đều thấy ông vinh dự quá, làm cho họ thơm lây.

Họ tranh cãi dữ dội như vậy vì cái vinh dự của… Oscar lớn quá. Ở một khía cạnh nào đó, sự tranh cãi và tự hào đến từ một mặc cảm… Á châu. Oscar do người Mỹ (phương Tây) lập ra, Hollywood cũng của phương Tây, mà xa hơn nữa, điện ảnh cũng không phải là do người Á châu tạo nên.

Ngoài ra, như ông Huy đã nói, vừa nói vừa khóc, rằng ông có giấc mơ Mỹ, vượt lên từ sự khốn khó của một người tị nạn lên đến thảm Oscar danh giá. Nước Mỹ liên tục chứng minh sự biệt lệ của mình (American Exceptionalism), hết trường hợp này tới trường hợp khác, và trường hợp ông Huy là mới nhất.

Những người gốc Việt ở Mỹ tự hào về ông Huy, khi họ có cảm xúc đó, họ cảm thấy họ cũng nằm trong sự biệt lệ Mỹ quốc. Nhưng mặt khác, sự biệt lệ Mỹ quốc, lại làm cho họ chìm lỉm trong cái tính toàn cầu của nó. Họ cảm thấy họ thua thiệt khi so với ai đó, chẳng hạn như người Mỹ gốc châu Âu thì rất rõ, rồi người Mỹ gốc Latin, gốc Ấn Độ (ngoài bà phó tổng thống đương nhiệm, thì có khá nhiều CEO ở Silicon Valley).

Sự tranh cãi, giành tự hào của người Việt, một cộng đồng chính trị hóa rất cao, còn đưa đến những thái cực rất khôi hài. Một phía là nhà nước Việt Nam, dù rất muốn giành ông Huy về mình, lại rón rén cắt đi cái phần đời rất quan trọng của ông là vượt biên, là trại tị nạn. Phía bên kia thì giành phần bảo rằng ông Huy là người Việt… Nam Cộng hòa, một quốc gia đã chết gần nửa thế kỷ.

Suy cho cùng, căn bệnh Đông Á bệnh phu này không chỉ riêng người Việt, mà cả ở Hoa Lục. Người Hoa Lục cũng hay giành phần tự hào như vậy khi ai đó có máu Trung Hoa đạt điều gì đó danh dự ở nước Mỹ, xứ sở họ vừa mê đắm vừa ghét cay ghét đắng. Họ không chấp nhận biệt lệ Mỹ quốc, họ cho rằng Mỹ cũng như Trung Quốc thôi, đều là hai quốc gia, là hai dân tộc ngang nhau. Họ không công nhận chuyện “dân tộc Mỹ” rất khác so với phần còn lại của thế giới.

Hai dân tộc Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, đã thoát ra khỏi cái tự ti Á châu của họ, vì họ là hai quốc gia tối tân hàng đầu thế giới, mà không chỉ kỹ thuật, văn hóa của họ cũng thống trị khắp nơi.

Người Việt thì sao? Thôi thì đôi khi có một cái tin gì đó về bà Dương Nguyệt Ánh, một viên chức thì đúng hơn là một nhà khoa học, có một thành công nào đó, họ lại vui với nhau, dù chẳng thấy báo chí Mỹ bàn tới bao nhiêu. Số phận lại cho ông Huy sinh ra ở Sài Gòn, làm hại người Việt khắp chốn lại xôn xao.

Người Hoa có lẽ cũng xôn xao, nhưng tôi nghĩ trong các bài viết về ông Huy bằng tiếng Hoa, người ta sẽ không viết là ông Huy, mà là ông Quan vậy.

Vì sao Việt Nam không muốn nhìn nhận Quan Kế Huy

BBC News

Cù Tuấn, dịch

16-3-2023

Trong bài phát biểu nhận giải đầy xúc động sau khi giành giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Oscar, Quan Kế Huy kể về hành trình của một cậu bé trên thuyền từ Việt Nam, qua trại tị nạn ở Hồng Kông, đến California.

“Việt Nam buồn lắm em ơi”

Trần Trung Đạo

13-3-2023

Chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời nhạc của Tình Bơ Vơ qua rồi. Chắc hôm nay ông đang hối hận trong lòng. Trước ông đã có nhiều ca sĩ cùng thời với ông hát bài này trong nước nhưng họ không sửa lời. Âu đó cũng là một bài học cho ông.

Nghệ sĩ nhân dân, Tiến sĩ và… ‘không có gì quý’!

Blog VOA

Trân Văn

11-3-2023

Cách thức quản lý – điều hành xã hội của chính quyền Việt Nam đã biến các danh hiệu vốn dĩ cao quý trở thành trò hề trong mắt công chúng. Nguồn: Reuters

Nhạy cảm chính trị

Lâm Bình Duy Nhiên

10-3-2023

Ca sĩ Tuấn Ngọc. Ảnh chụp màn hình

Ca sĩ Tuấn Ngọc, từ Mỹ về Sài Gòn hát bài “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Nếu chỉ trình diễn bài hát thôi thì không có gì đáng bàn. Ở đây, ông đã sửa lời ca khúc nổi tiếng trên nên đã khiến dư luận bất bình.

Ba bảy đường

Phạm Thị Hoài

8-3-2023

Sau giai đoạn huy hoàng đánh thuốc lá lậu quy mô lớn đóng vai trò tích lũy nguyên thủy gây dựng cộng đồng, người Việt thuộc các đợt di cư tiếp theo sang Đức đã tỏa ra nhiều lĩnh vực khác, ngày càng đa dạng. Làm mi làm móng; làm bếp nóng cơm rang mì xào, bếp nguội cuốn sushi; giữ kho, giao hàng, bồi bàn pha nước, phụ hồ, bó hoa, sơn sửa, cạy cửa, trồng rau, hái dâu, nhặt nấm, cắt tóc, khuân vác, dọn rác, cờ bạc, cò mồi, lau chùi, nhặt ve chai, trông trẻ, buôn đồ cổ, trồng cỏ, đòi nợ, công ty hai ngón. Phụ nữ Việt, không ít người bán dâm.

Dương Tường, người đưa các tác phẩm phương Tây đến với độc giả Việt Nam, đã qua đời ở tuổi 90

New York Times

Tác giả: Seth Mydans

Cù Tuấn, dịch

8-3-2023

Tóm tắt: Ông đã dịch các tác phẩm của Proust, Nabokov, Tolstoy và Emily Brontë sang tiếng Việt, và ‘Truyện Kiều’ – một tác phẩm thơ cổ điển của Việt Nam – sang tiếng Anh.

Người Việt đang say mồi

Blog RFA

VietTuSaiGon

8-3-2023

Đôi khi, con người trở nên giống hệt con vật, và thậm chí, con vật có những điểm dễ thương, sang trọng hơn con người. Bởi, từ cổ chí kim, con người đi câu cá, đi bẫy thú… để có cái ăn, con thú vì say mồi của con người mà chết, thế rồi, đến lúc con người đặt bẫy nhau, con người câu nhau bằng những con mồi nghe ra rất đỗi văn minh, kỳ thực, đó là một thứ mồi cấp thấp và đầy sỉ nhục. Người ta câu người nghèo bằng miếng ăn, câu nhà giàu bằng sức khỏe và câu kẻ có quyền lực bằng bả mê tín, người Việt đang say mồi.

Xấu hổ với đề xuất của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

Chu Mộng Long

6-3-2023

Bằng cấp là thang đo trình độ học vấn trong hệ thống giáo dục và đào tạo hiện đại. Sau bằng tốt nghiệp phổ thông, người học chuyên sâu một lĩnh vực học thuật, sẽ được cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Lưu ý, khái niệm “học thuật” chỉ toàn bộ những giá trị được học tập, nghiên cứu và khám phá trong một chuyên môn nào đó như thần học, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn…

Nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ

Đỗ Duy Ngọc

6-2-2023

Hôm nay đọc báo thấy có tin ngộ ngộ, đó là Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội làm việc với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, có đề xuất, Nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương tiến sĩ.

Dương Tường – Người chưa mãn hạn

Nguyễn Tường Vân

25-2-2023

Từ trái qua: Thi sĩ Dương Tường, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, nhà văn Châu Diên (Phạm Toàn). Ảnh: Nguyễn Đình Toán.

Năm 2002, tôi từng hỏi: “Thời kỳ ông tự cật vấn nhất là bao giờ?” Đáp: “Những năm 60, sau vụ Nhân Văn, Xét Lại”. “Câu trả lời chung là gì?”. “Phải có một thế giới khác. Thế giới này đang hỏng. Thế giới này phải làm lại”.

Nhớ Dương Tường

Mạc Văn Trang

25-2-2023

Hôm nay các báo đưa tin Nhà thơ, dịch giả Dương Tường qua đời, ở tuổi 92. Rất nhớ ông, vì tôi có nhiều lần tiếp xúc với ông khi làm việc với nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm.