Nước sông Đà, bà Hồng Ngát!

Dương Tiêu

14-10-2019

Dân gian có câu “Tiền vào như nước sông Đà”. Nhưng đôi khi nước sông Đà lại không được hoan nghênh.

Dân không phải trẻ con

Đoàn Bảo Châu

28-9-2021

Đã nói thì nói cho thẳng, nói cho rõ, nói cho chân thành và tôn trọng người nghe. Lý do các ông các bà cho di dời lư hương trước tượng của ngài là vì không muốn người dân ra thắp hương, tụ tập đông người và biểu tình. Năm 2019, ông Nguyễn Thiện Nhân đã hứa với Bộ Chính trị, Chính phủ không để biểu tình diễn ra ở TP.HCM.

Vụ “Mở lon Việt Nam” bị phạt

BTV Tiếng Dân

1-7-2019

Báo Thanh Niên đưa tin: Quảng cáo ‘Mở lon Việt Nam’ của Coca Cola bị phạt 25 triệu đồng. Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Nội xác nhận, biển quảng cáo của Coca Cola với slogan “Mở lon Việt Nam” ở khu vực TP Hà Nội đã bị Sở yêu cầu dỡ và phạt hành chính 25 triệu đồng. Lý do phản cảm và thiếu văn hóa, thiếu thẩm mỹ!

Mặc cảm Á châu qua vụ Quan Kế Huy

Yên Khê

17-3-2023

Không rõ trong không gian tiếng Hoa, người ta bàn về chuyện ông Quan Kế Huy nhận giải Oscar như thế nào, nhiều hay ít. Ít nhất ông Huy có trả lời báo South China Morning Post, một tờ báo ở Hong Kong, rằng ông tự hào ông là người gốc Hoa.

Nhưng trong không gian Việt ngữ thì ông Quan Kế Huy tạo ra một sự ồn ào vô tiền khoáng hậu. Từ những “đại gia” như BBC, VOA, cho đến các nhân vật nổi tiếng, từ báo chí của đảng cộng sản Việt Nam, cho đến những người hay tranh cãi trên Facebook.

Họ tranh cãi ông Huy là người gì, người Hoa, người Việt hay người Mỹ. Ông là người Mỹ là đúng rồi vì passport của ông là passport Mỹ. Ông là người Hoa cũng đúng vì gia đình ông di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam, ông là người Việt cũng đúng luôn, vì ông sinh ra ở Việt Nam.

Có một điểm chung của các phe là họ đều thấy ông vinh dự quá, làm cho họ thơm lây.

Họ tranh cãi dữ dội như vậy vì cái vinh dự của… Oscar lớn quá. Ở một khía cạnh nào đó, sự tranh cãi và tự hào đến từ một mặc cảm… Á châu. Oscar do người Mỹ (phương Tây) lập ra, Hollywood cũng của phương Tây, mà xa hơn nữa, điện ảnh cũng không phải là do người Á châu tạo nên.

Ngoài ra, như ông Huy đã nói, vừa nói vừa khóc, rằng ông có giấc mơ Mỹ, vượt lên từ sự khốn khó của một người tị nạn lên đến thảm Oscar danh giá. Nước Mỹ liên tục chứng minh sự biệt lệ của mình (American Exceptionalism), hết trường hợp này tới trường hợp khác, và trường hợp ông Huy là mới nhất.

Những người gốc Việt ở Mỹ tự hào về ông Huy, khi họ có cảm xúc đó, họ cảm thấy họ cũng nằm trong sự biệt lệ Mỹ quốc. Nhưng mặt khác, sự biệt lệ Mỹ quốc, lại làm cho họ chìm lỉm trong cái tính toàn cầu của nó. Họ cảm thấy họ thua thiệt khi so với ai đó, chẳng hạn như người Mỹ gốc châu Âu thì rất rõ, rồi người Mỹ gốc Latin, gốc Ấn Độ (ngoài bà phó tổng thống đương nhiệm, thì có khá nhiều CEO ở Silicon Valley).

Sự tranh cãi, giành tự hào của người Việt, một cộng đồng chính trị hóa rất cao, còn đưa đến những thái cực rất khôi hài. Một phía là nhà nước Việt Nam, dù rất muốn giành ông Huy về mình, lại rón rén cắt đi cái phần đời rất quan trọng của ông là vượt biên, là trại tị nạn. Phía bên kia thì giành phần bảo rằng ông Huy là người Việt… Nam Cộng hòa, một quốc gia đã chết gần nửa thế kỷ.

Suy cho cùng, căn bệnh Đông Á bệnh phu này không chỉ riêng người Việt, mà cả ở Hoa Lục. Người Hoa Lục cũng hay giành phần tự hào như vậy khi ai đó có máu Trung Hoa đạt điều gì đó danh dự ở nước Mỹ, xứ sở họ vừa mê đắm vừa ghét cay ghét đắng. Họ không chấp nhận biệt lệ Mỹ quốc, họ cho rằng Mỹ cũng như Trung Quốc thôi, đều là hai quốc gia, là hai dân tộc ngang nhau. Họ không công nhận chuyện “dân tộc Mỹ” rất khác so với phần còn lại của thế giới.

Hai dân tộc Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, đã thoát ra khỏi cái tự ti Á châu của họ, vì họ là hai quốc gia tối tân hàng đầu thế giới, mà không chỉ kỹ thuật, văn hóa của họ cũng thống trị khắp nơi.

Người Việt thì sao? Thôi thì đôi khi có một cái tin gì đó về bà Dương Nguyệt Ánh, một viên chức thì đúng hơn là một nhà khoa học, có một thành công nào đó, họ lại vui với nhau, dù chẳng thấy báo chí Mỹ bàn tới bao nhiêu. Số phận lại cho ông Huy sinh ra ở Sài Gòn, làm hại người Việt khắp chốn lại xôn xao.

Người Hoa có lẽ cũng xôn xao, nhưng tôi nghĩ trong các bài viết về ông Huy bằng tiếng Hoa, người ta sẽ không viết là ông Huy, mà là ông Quan vậy.

Vì sao con người ngày càng mê tín dị đoan một cách man rợ?

Chu Mộng Long

12-8-2022

Mê tín dị đoan có từ thời cổ sơ, mông muội. Dù các vĩ nhân tìm cách khai sáng nhiều lần, nhưng con người mông muội thì vẫn mông muội. Sự mông muội tàn sát con người hơn bất cứ sự tấn công nào từ bên ngoài.

Bóng đá và trí tuệ

Nguyễn Thọ

14-7-2021

Trước đây nhân loại được chia thành 3 thế giới: Thế giới thứ nhất gồm các nước tư bản phát triển, thế giới thứ hai gồm Liên Xô và các nước XHCN đông Âu đã công nghiệp hóa. Phần còn lại là thế giới thứ ba, hay còn gọi là các nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong nhóm này và coi mình là ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngây thơ và hiếu thắng, hồi nhỏ tôi chỉ thích nước mình nằm mãi ở nhóm đó để luôn được vác cờ đi đầu.

Nghĩ vụn về “chấn hưng văn hóa”

Lê Huyền Ái Mỹ

24-11-2021

Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 vừa bế mạc. Trên báo Tuổi trẻ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Hạnh phúc không phải chỉ là nhiều tiền lắm của”.

Đúng và đúng nhất với người đã, đang có lắm của nhiều tiền. Còn với người nghèo, chạy ăn từng bữa, nhà cửa đi thuê thì hạnh phúc đầu tiên là tiền đâu. Họ chỉ cần không phải lo sợ, hồi hộp tiền chợ, tiền trọ, tiền học cho con cái là ngất ngây ngút ngàn!

Báo “trẻ tuổi” cũng rút tựa: “Chấn hưng văn hóa, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội”.

Đúng và để thúc đẩy nổi cái gọi là “chấn hưng văn hóa” ấy, cần gọi tên từng mảng: chấn hưng văn hóa trong chính trị mà cụ thể là văn hóa của cán bộ – lãnh đạo; chấn hưng văn hóa trong kinh tế mà cụ thể là văn hóa của doanh nhân; chấn hưng văn hóa trong giáo dục, y tế, văn hóa…

Nói tới đây mới nhớ Bản kiến nghị chấn hưng giáo dục của giáo sư Hoàng Tụy và 23 giáo sư khả kính trình lên Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2004, đến nay vẫn… im lìm trên giá gỗ. Vậy sau Hội nghị Diên Hồng hôm nay, gác tay lên trán, liệu tới ngày trán nhăn nheo, da đổ đồi mồi có được nghe tiếng đồng thanh vọng lại?

Viết tới đây mới giật mình khi liếc qua bản tin bắt bớ chiều nay, cán bộ lại dính đất, lãnh đạo y tế lại dính đấu thầu thiết bị…

Đền đài, tòa tháp, công viên… là thành tựu của văn minh. Còn cách con người ứng xử với con người, con người đối đãi với thiên nhiên, con người tôn trọng cái thành tựu đã trở thành di sản ấy chính là văn hóa.

Đất đai vốn sở hữu toàn dân, nhà nước được giao cho trọng trách quản lý, mà sao các quan nhà nước lại đối đãi với đất như thể… vô chủ, phi sở hữu nhân dân đến thế? Máy móc thiết bị, nguyên vật liệu y tế nhằm phục vụ chữa bệnh cho con người, sao các cán bộ chuyên môn lại “thao tác” như thể chỉ ai “sáng mắt” mới vào bệnh viện để “chữa mù”? Những dòng chảy bị… nắn, tức nước bên này thì vỡ bờ bên kia; hay những cánh rừng phía tây, phía đông dần trụi lá, trất gốc, chỉ một trận mưa dài là núi non sạt lở. Ai đó quơ quào mà đổ tội hết cho mưa, như thể ông trời mới vừa sai phái… Thủy Tinh hạ giới!

Con người – ẩn dưới những lớp áo chức danh, vị trí, công việc lại đối với con người trong sự giả dối, hình thức, rỗng tuếch thì liệu, công cuộc “chấn hưng văn hóa” – sẽ bắt đầu từ đâu để nó… thật nhất có thể, để phép ứng xử thực tiễn -biểu hiện điển hình nhất của văn hóa (theo giáo sư Hồ Ngọc Đại) – phải lấy đức tính trung thực làm đầu, làm căn bản của mọi căn tính.

Và liệu trong cuộc “chấn hưng văn hóa” Việt Nam lần này, “người ta chỉ có thể trở thành phong phú và cường tráng chính bằng khả năng hội nhập được với cái khác mình” – (theo nhà văn Nguyên Ngọc) mà minh định và chấp nhận, phế bỏ cả cái “giống mình”, “là mình” nhưng không còn phù hợp và tôn trọng cái khác biệt với mình để đi tới, “bản sắc mới được hình thành trong chính quá trình tiếp nhận thành công đó” – (theo nhà văn Nguyên Ngọc).

Học để làm một Con Người Tự Do. Sự tự do khi không có văn hóa sẽ là “thứ tự do hoang dã” (theo nhà giáo Giản Tư Trung).

Vậy “chấn hưng văn hóa” để mang lại cho xã hội này một bình nguyên tự do hay… chỉ còn là một đám đông hoang dã?

Có quá rẻ – Cái giá của sự đánh đổi?

FB Trần Bích Hà

29-1-2018

Như một người Việt Nam có lương tri – tôi không bao giờ tán thành việc sử dụng các sự kiện có tính chất lịch sử hoặc có ý nghĩa tâm lý đối với xã hội, hoặc tên tuổi những người anh hùng, để quảng bá cho thương hiệu của cá nhân hoặc công ty nào đó. Chỉ riêng cái việc họ bỏ tiền giúp đỡ, tài trợ…, là đủ để xã hội và người được giúp đỡ ghi nhận rồi. Nhưng nếu cố dấn lên để bắt người nhận phải cầm bảng hiệu tên công ty toe toét chụp ảnh đưa lên báo chí – sẽ biến sự kiện tài trợ thành sự đánh đổi thô bạo, hoặc đúng hơn là sự cưỡng duyên một cách lố bịch.

Trao đổi với GS Phan Huy Lê về sử Việt

Hà Văn Thùy

13-7-2017

GS Phan Huy Lê. Ảnh: internet

Ngày 22.2.2017, tại Hà Nội, GS-NGND Phan Huy Lê – Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử VN công bố Thông tin khoa học: “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam” với ba nội dung: 1. Ghi nhận công lao nhà Nguyễn; 2. Những khoảng trống lịch sử 3.  Xác lập quan điểm lịch sử mới.

Là người quan tâm đến lịch sử dân tộc, chúng tôi xin trao đổi với Giáo sư đôi điều.

Lạm bàn về văn bia ở tháp Kim Lăng, Trung Quốc

Nguyễn Thái Nguyên

6-7-2020

Chuyện đập Tam Hiệp thì cả ở Trung Quốc và Thế giới đã bàn tán nhiều năm rồi. Kẻ bảo không nên làm mà tiêu biểu nhất là chuyên gia Thủy lợi Hoàng Vạn Lý, người mà nếu ở vào triều đại vua chúa có thể xếp vào hàng “Gián nghị Đại phu”.

Phẩm cách quốc dân

Thái Hạo

16-2-2023

Cách đây 2 ngày (14/2) 35 công dân Hàn Quốc, gồm thường dân, luật sư, nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam, nhiếp ảnh gia, đã tham dự một lễ tưởng niệm đặc biệt trên đất Quảng Nam. Họ đến để làm gì vậy?

Campuchia: Một con đường khác, một cách nghĩ khác

Vương Trí Nhàn

9-9-2022

Ngoài chuyện tiền bạc, về tâm lý thôi mà nói, tôi thường đã rất ngại, không dám tính đi du lịch các nước giàu có bên trời Tây. Lý do là vì đi về chỉ thấy buồn, sao ở đó người ta sướng thế, tử tế thế mà nước mình con người hư hỏng và xã hội trì trệ đến thế.

Có nên xây nhà hát trên hồ Đầm Trị?

Dương Quốc Chính

17-7-2022

Ảnh trên mạng

Hôm nay mình mới thấy bản quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực này nên mới có ý kiến cụ thể. Nguồn bản vẽ lấy từ bài của báo Người Đô thị, chắc là chuẩn.

Đà Lạt của ai? Kỳ 2: Tư cách gì chia phần lịch sử?

Mai Quốc Ấn

12-4-2019

Xem lại Kỳ 1: Đêm cuối của “đỉnh cao đế quốc”?

“Đà lạt của ai?”- nhà báo Tâm Chánh, Cựu Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị đã đặt câu hỏi như vậy. Phải trả lời được câu hỏi này thì việc “sử dụng” Đà Lạt mới có thể chính danh mà làm.

Câu đối Tết Nhâm Dần 2022

Hà Sĩ Phu

28-1-2022

I. Kiếp HỔ khóc cười và giấc mơ HỔ thiện!

Hổ vốn ở tận rừng sâu nhưng mối liên quan đến con người thì ít dã thú nào bì kịp, vì Hổ đồng nghĩa với sức mạnh, với bạo lực, bạo quyền, là những điều con người vừa kính vừa sợ.

Giải pháp nào để cứu những người Thượng cuối cùng?

Trương Nhân Tuấn

14-6-2023

Người Thượng vùng Tây Nguyên (Pleiku, Kontum, Đăk Lăk, Lâm Đồng…) có nguy cơ diệt vong, do nhiều nguyên nhân.

25 ngàn đô, giá cao quá xá (?!)

Lò Văn Củi

18-9-2018

Anh Năm Ba gác chặc lưỡi:

– Sao bây giờ có cuộc thi thố nào là y như rằng có lùm xùm kéo theo đó, chẳng thấy cuộc nào suông sẻ, êm thấm hết. Vậy chứ người ta cứ ra rả “thành công tốt đẹp, thành công mỹ mãn…”

Daniel Hauer

FB Trương Nhân Tuấn

26-1-2018

Thầy giáo dạy tiếng Anh Daniel Hauer. Ảnh: Facebook

Vụ ông thầy Daniel Hauer nói chơi sao đó đụng chạm tới ông tướng “nướng quân” đã lên tới “chính quyền”. Tôi thấy đây là chuyện “ruồi bu”. Báo chí, như tờ Giáo dục, VietNamnet mà cũng đăng những bài viết “lên giây cót”, giảng đạo đức lặt vặt này kia, thấy hết sức phiền. Làm như không còn chuyện gì để nói.

Có người còn phê bình ông Daniel Hauer đang “ăn cơm Việt, uống nước việt”, nói vậy là không được.

Một chút riêng tư: Hà Sĩ Phu khóc người bạn đời tri âm

24-10-2017

Phụ lục 1: MỘT VÀI HÌNH ẢNH TANG LỄ BÀ ĐẶNG THỊ THANH BIÊN (NGƯỜI BẠN ĐỜI TRI ÂM CỦA HÀ SĨ PHU)

Bệnh thô tục của người Việt: Nhà dột từ nóc, đừng mắng cóc chửi trời

Luật Khoa

Y Chan

18-6-2021

Chửi bới tục tĩu không phải là vấn đề riêng của bóng đá hay thể thao. Nó là hệ thống.

Văn hoá là gì?

Khuất Thu Hồng

9-9-2023

Rất hoan nghênh việc đầu tư cho chấn hưng văn hoá và xây dựng con người

Mạt pháp Phật giáo Việt Nam, cái sảy nảy cái ung?

Hoàng Hưng

24-3-2019

Những vụ “Cúng sao giải hạn” hằng năm làm tắc đường Hà Nội của chùa Phúc Khánh, rồi “trả nghiệp theo giá ra của Vong” ở chùa Ba Vàng quá trắng trợn phản Phật pháp gần đây, cùng với hội chứng start-up đua nhau xây chùa to để buôn thần bán thánh, chỉ là bước “cái u” biến thành “ung thư” của tình hình Phật giáo nước nhà.

Hoàng Cầm – Một Đời “Nhớ Tiếc”, Một Đời “Níu Xuân Xanh”

Hoàng Hưng

13-11-2017

Là nhà thơ được yêu mến bậc nhất trong đời sống thơ đương đại, gần một năm sau khi lìa trần, Hoàng Cầm vẫn là một hồ sơ chưa được bạch hóa. Cả về đời lẫn về thơ.

Nhà thơ Hoàng Cầm. Ảnh: Hoàng Hưng.

Cuối cùng, Lư hương Đức Thánh Trần đã về lại dưới chân ngài

Cù Mai Công

17-3-2022

Ảnh: Báo TT

Sáng 17-3-2022, sau đúng ba năm một tháng bị cẩu (17-2-2019 – hết sức xúc phạm tâm linh) về Đền thờ Trần Hưng Đạo trên đường Võ Thị Sáu, quận 1, TP.HCM chiếc lư hương ở chân tượng đài Đức thánh Trần đã được kính cẩn “cung thỉnh” trở về nơi xưa, chốn cũ.

Tản mạn buồn về bài học của lịch sử (Phần 2)

Đông Sa

24-6-2021

Tiếp theo phần 1

Chúng tôi giã từ cụm tháp Dương Long khi mặt trời đã sụp nửa xuống đồi tây. Giữa hoàng hôn của đất trời u tịch có mấy hoàng hôn của kiếp người lặng lẽ bước xuôi con dốc nhỏ, lòng man man bùi ngùi nỗi hưng phế phù trầm…

Không có “sự phân ly” trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập

Nguyên Ngọc

9-8-2019

Nhà văn Nguyên Ngọc. Nguồn: TC Sông Hương

Trước hết cần khẳng định một điều: hiện nay không có sự “phân ly” nào cả trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập cũng như trong Văn Việt, như một bài báo đang được phổ biến rộng rãi đã dường như khẳng định. Trong một tổ chức, bất kể là tổ chức nào, huống hồ là trong một tổ chức văn học nghệ thuật, việc có những suy nghĩ và ý kiến khác nhau, thậm chí hoàn toàn ngược nhau về một tác phẩm, một cách viết, một xu hướng hay phương pháp nghệ thuật, cả quan điểm nghệ thuật nữa là hoàn toàn bình thường, hơn nữa là cần thiết, nếu cái tổ chức đó còn muốn là một cơ thể sống đang phát triển chứ không phải một xác chết khô. Cũng có thể nói nghệ thuật phát triển bằng những khác biệt liên tục như vậy, đó là dấu hiệu nó đang sống, nó đang sống khỏe.

Bái Đính – Tam Chúc… những ngôi chùa của đại gia “xôi thịt”

FB Mạnh Quân

11-2-2019

Có vẻ như mấy báo đang được đại gia Xuân Trường chi tiền để pr cái chùa Tam Chúc, vẫn đang được gấp rút xây dựng.

Quả thực là mấy cái chùa qui mô lớn như Bái Đính rồi đến chùa này, nó có cái hợp lý nhất định là đáp ứng được nhu cầu thăm nom, cúng bái của rất đông người dân. Cứ thử nghĩ xem, nếu không có mấy ngôi chùa này, những ngôi chùa cổ, nhỏ hơn rất nhiều như Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, Bút Tháp, chùa Hương, Yên Tử…còn quá tải đến mức nào?

Do không tu thân, nên cán bộ quan chức đã “ăn của dân không từ một thứ gì”!

9-10-2018

Ảnh minh họa. Nguồn: Dân Luận

Trong “Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp đầu năm học 2018-2019”, Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo có kể về nội dung khắc trên tấm bia của một ngôi mộ đơn sơ ở nghĩa trang Westminster (Anh quốc): “Khi tôi còn trẻ, còn tự do, trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ ước thay đổi cả thế giới. Khi lớn hơn, khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra là tôi không thay đổi được thế giới, nên tôi thu nhỏ ước mơ của tôi lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi. Nhưng đất nước tôi, tôi đã không thể thay đổi được gì. Khi bước vào những năm cuối đời, trong những cố gắng cuối cùng, tôi chỉ quyết định thay đổi gia đình và những người thân của tôi. Nhưng than ôi, điều này cũng chẳng làm được và bây giờ, khi nằm trên giường bệnh, chuẩn bị lìa đời, tôi chợt nhận ra: Nếu như tôi bắt đầu thay đổi bản thân mình trước, lấy mình làm tấm gương thì có thể thay đổi được gia đình mình; và với sự giúp đỡ và động viên của gia đình, tôi hy vọng có thể làm điều gì đó thay đổi đất nước và biết đâu, tôi thậm chí có thay đổi cả thế giới”.

Cả một cuộc đời được ghi lại trên cánh cửa

S. Alexievich

Một cảnh trong phim Chernobyl Diaries (2012)

 Tôi muốn được làm một người chứng . . .

Nó đã xẩy ra 10 năm trước đây. Nó vẫn xẩy ra với tôi như thế mỗi ngày.

Chúng tôi sống ở một thành phố có tên là Pripyat.

Một án văn nghệ ít người biết (kỳ 2)

Nguyễn Thông

21-5-2020

Tiếp theo Kỳ 1

Nước Nam ta xưa nay, án văn nghệ thời nào cũng có. Không kể đến những án ghê gớm liên quan tới Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát…, chỉ riêng thời cộng sản nắm quyền đã nẩy sinh nhiều vụ oan sai, tai tiếng, vẩn đục cả làng văn nghệ.