Nguyễn Quí Đức, với quán nhậu đã trở thành điểm tụ tập ở Hà Nội, qua đời ở tuổi 65

New York Times

Tác giả: Seth Mydans

Cù Tuấn, dịch

7-12-2023

Tóm tắt: Từng là người tị nạn và phát thanh viên thành công trên đài phát thanh ở Mỹ, ông đã mở một không gian triển lãm tại quê hương Việt Nam, thu hút các nghệ sĩ và đại sứ. Anthony Bourdain đã từng ghé chơi chỗ này.

Nguyễn Quí Đức, chủ sở hữu của một quán nhậu và không gian triển lãm đã trở thành địa danh của Hà Nội, nơi cả người Việt và người nước ngoài tụ tập để thưởng thức âm nhạc, thơ ca và những đêm dài uống rượu và sushi, đã qua đời vào ngày 22/11 tại một bệnh viện ở Hà Nội, thọ 65 tuổi.

Nguyên nhân cái chết là do ung thư phổi, em gái ông và là người còn sống duy nhất trong gia đình, bà Nguyễn Diệu Hà, cho biết.

Là một người tị nạn chiến tranh khi còn là một thiếu niên, ông Đức đã thành công với vai trò bình luận viên đài phát thanh ở Mỹ trước khi trở về Việt Nam vào năm 2006 để bắt đầu cuộc sống mới ở đó. Tính cách lôi cuốn của ông đã thu hút một lượng khách hàng đa dạng đến quán, từ các nghệ sĩ hoạt động ngầm đến các đại sứ.

Salon của ông “cung cấp nơi trú ẩn và tình bạn cho những tiếng nói sáng tạo mới ở Việt Nam nở rộ sau chấn thương chiến tranh”, Tom Miller, một luật sư người Mỹ và một người bạn lâu năm, viết trong email.

Các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt mang tính thử nghiệm mà ông Đức trưng bày đã thử thách những giới hạn chính thức ở Việt Nam, nhưng trong cái mà ông Miller gọi là trò chơi mèo vờn chuột với chính quyền, giống như trò chơi của nghệ sĩ Ngải Vị Vị ở Trung Quốc, ông Đức đã tìm ra cách để tiếp tục tồn tại.

Ông đặt cho tiệm của mình một cái tên hay, lấy từ sách giáo khoa Việt Nam: Tadioto, có nghĩa là “ta đi ô tô”.

“Đó là câu đầu tiên cậu bé Đức học đọc”, Trần Thị Nhu, một người họ hàng cho biết, “và khi về Việt Nam, Đức giống như học đọc lại vậy”.

Ông Đức từng miêu tả Tadioto là “một phòng trưng bày, một không gian tổ chức sự kiện, một điểm gặp gỡ của những người sáng tạo và không chính thống, và là không gian thoải mái cho người nước ngoài”.

Là nơi ẩn náu khỏi sự hỗn loạn của Hà Nội đang hiện đại hóa nhanh chóng, Tadioto, với đầy đủ các món sushi-ramen và whisky, là một phiên bản êm dịu của Rick’s Cafe Americain trong bộ phim “Casablanca”, nhưng không có sự hối hả và hấp dẫn của Rick’s.

Tadioto trở thành điểm dừng chân bắt buộc của các nhà báo, nhà ngoại giao và du khách nổi tiếng, như đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain, người được ông Đức hộ tống quanh Hà Nội, và ca sĩ Tom Waits, người từng biểu diễn không chính thức ở đó.

Tadioto thể hiện hai mặt của một người, giống như nhiều người tị nạn, tiếp tục tìm kiếm danh tính rất lâu sau khi bị nhổ bỏ rễ.

“Tôi không còn có một bản sắc duy nhất”, ông viết trong một tiểu luận năm 2008 có tựa đề “Nước Mỹ bên trong tâm hồn người Việt” đăng trên trang web của loạt phim tài liệu “Frontline” của PBS.

Tôi bị chia làm hai phần – một phần vẫn đậm chất Việt, một phần vẫn đậm chất Mỹ. Có những lúc tôi khó có thể giải thích được cho chính mình”.

Trong một bài chia sẻ trên Facebook, Kim Ninh, từng là một người tị nạn đại diện cho Tổ chức Châu Á ở Hà Nội trong nhiều năm, đã viết về cảm giác chung của họ về sự lạc lõng.

Bà viết: “Nỗi đau đớn của con người đã tô điểm cho cuộc đời ông, một phần lịch sử gia đình, một phần lịch sử quốc gia, một phần thế giới mà ông đã cố gắng để hiểu. Hoặc ít nhất, để ghi chép lại. Cho đến cuối cùng, chúng tôi vẫn nói về nỗ lực chung của mình để tìm ‘về nhà’. Chúng tôi biết đó là một nỗ lực vô ích, nhưng nó thấm vào mọi thứ: công việc của Đức với tư cách là một nhà báo và một nhà văn; những chuyến đi của ông ấy, cảm giác thẩm mỹ phi thường nơi tình yêu bóng tối luôn hiện hữu”.

Ngoài công việc ở đài phát thanh — ông còn là phát thanh viên của KALW và KQED ở San Francisco, đóng góp cho NPR và sau đó có chương trình NPR của riêng mình, “Pacific Time” — ông Đức đã xuất bản thơ và truyện trên nhiều tạp chí, trong đó có City Lights Review ở San Francisco; đã viết một vở kịch; sản xuất một bộ phim tài liệu truyền hình; và dịch thơ và tiểu thuyết tiếng Việt để xuất bản bằng tiếng Anh.

Đức là người thời Phục hưng, làm nghệ thuật, làm robot, làm điêu khắc, thiết kế nhà cửa, thiết kế mọi thứ”, bà Nhu nói. “Đầu óc nhanh nhạy của anh ấy luôn hướng tới điều tiếp theo”.

Nhưng cuộc đời của ông không chỉ là tổng số các phần của nó. Với tư cách là một người bạn, tiểu thuyết gia đoạt giải Pulitzer Việt Thanh Nguyễn đã viết trên Facebook: “Tôi coi cuộc đời của Đức là tác phẩm nghệ thuật quan trọng nhất của anh ấy”.

Nguyễn Quí Đức sinh ra ở Đà Lạt, miền Nam Việt Nam, vào ngày 16 tháng 9 năm 1958, trong một gia đình quý tộc. Cha ông, Nguyễn Văn Đài, là thống đốc dân sự của thành phố Huế, và mẹ ông, tên khai sinh là Nguyễn Khoa Diệu Liễu, là hiệu trưởng một trường học; bị mất việc sau năm 1975, bà phải bán mì sợi để trang trải cuộc sống .

Ông Đức kể lại câu chuyện ly biệt và chịu đựng của gia đình trong cuốn hồi ký không chính thức năm 2009, “Tàn tro: Cuộc phiêu lưu của một gia đình Việt Nam”.

Ông mới 10 tuổi khi quân Bắc Việt bắt giữ người cha trong một chiến dịch quân sự năm 1968 được gọi là cuộc tấn công Tết Mậu Thân và giam cầm ông trong hơn một thập kỷ. Khi chiến tranh kết thúc, Đức, khi đó 17 tuổi, đã tự mình chạy trốn bằng tàu thủy sang Mỹ và sau đó lên đường đến bang Ohio, nơi anh cùng với một anh chị em đã chuyển đến đó.

Mẹ anh ở lại Việt Nam cùng với một người chị khác là Nguyễn Thị Diệu Quỳnh, đã qua đời vì suy thận năm 1979 sau một thời gian chống chọi với bệnh tâm thần.

Ông Đức hoàn thành chương trình giáo dục trung học ở Virginia và trở thành công dân Mỹ vào năm 1981. Sau đó, ông dành một năm ở Indonesia làm việc trong một trại tị nạn để giúp đỡ những người được gọi là thuyền nhân Việt Nam đã cập bến ở đó.

Năm 1984, sau khi cha được thả, ông được đoàn tụ với cha mẹ ở San Francisco, nơi ông bắt đầu sự nghiệp phát thanh của mình với tư cách là một phóng viên và bình luận viên.

Đối với một người không có bản sắc rõ ràng, ông Đức cho biết, ông thấy việc làm tại đài phát thanh là một phương tiện lý tưởng. “Tôi thích việc bạn trở nên vô danh, gần như vô danh và chỉ là một giọng nói”, ông nói với tạp chí trực tuyến And of Other Things vào năm 2015. “Bạn có thể trở nên thân mật, uy quyền, thân thiện, được nghe nhưng không được nhìn thấy… một giọng nói vô danh, vô danh cho phép con người tưởng tượng”.

Khi ở San Francisco, ông Đức đã kết hôn với một phụ nữ người Anh, nhưng họ ly hôn một cách thân thiện ngay sau đó.

Ông Đức trở lại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1989 để ghi hình cho Đài phát thanh quốc gia. Khi ở đó, ông đã lấy tro cốt của em gái mình từ một ngôi chùa Phật giáo và lén lút mang chúng về San Francisco, tượng trưng cho sự đoàn tụ gia đình.

Ông chuyển hẳn về Việt Nam vào năm 2006, mang theo người mẹ góa bụa (người cha mất năm 2000) mắc chứng mất trí nhớ, và đưa bà đến một nơi ẩn dật ở ngoại ô Hà Nội cho đến khi bà qua đời vào năm 2011.

Ông quyết định ở lại, nói với NPR điều đó năm 2015, để “hoàn thiện con người mà tôi muốn trở thành”, sau khi con người cũ “bị gián đoạn để đến Mỹ và trở thành một người khác”.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. (GS Nguyễn Khoa Diệu Liễu, nguyên Hiệu Trưởng Trung Học Bùi Thị Xuân Dalat,
    Phu nhân của cụ ông Nguyễn Văn Đãi, nguyên Phó Thị Trưởng thành phố Dalat.
    Cô mất ngày 28 tháng 6 năm 2011 tại Tam Đảo, Việt Nam)

    Điếu văn của Nguyễn-Quí-Đức, Thứ nam của Giáo Sư Nguyễn Khoa Diệu Liễu

    https://www.anhdao.org/a466/nguyen-khoa-dieu-lieu-1924-2011-dieu-van-cua-nguyen-qui-duc-thu-nam

    Theo tục lệ ở Huế, chúng tôi gọi bà là “Mạ”.

    Chúng tôi may mắn được gọi bà như thế, may mắn có được bà làm mẹ. Chúng tôi là những đứa con không bao giờ thiếu vắng tình thương của bà, ngay cả khi ở xa nửa vòng trái đất.

    Cuộc đời của bà rất nhiều đổi thay—trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Có một điều không thay đổi—bà luôn luôn can trường: sóng gió không xóa được nụ cười bà dành cho chồng, con, người thân, và cả những người mới gặp. Bà, như Cha chúng tôi, đã độ lượng với người chung quanh, và cả với những thách đố của đất nước.

    Thế kỷ 20 là thế kỷ đã thử thách, rèn luyện bao nhiêu thế hệ con dân Việt Nam.

    Mạ và Cha thuộc thế kỷ 20, và như bao người, Mạ và Cha đã trải qua nhiều sóng gió thời cuộc.

    Ở Huế, thời còn con gái, Mạ sống trong sự đùm bọc thương yêu của Ông Bà chúng tôi và các anh chị em của bà. Mạ cũng trải qua những sợ hãi với những đội quân viễn chinh, những đe dọa trước những cố gắng của Ông chúng tôi để gầy dựng đất nước độc lập. Ông cũng còn là một nhà giáo, và Bà cũng theo dấu chân ông để giữ truyền thống gia đình, đóng góp cho ngành giáo dục, trước tiên là ở trường Đồng Khánh của các nữ sinh áo tím cạnh dòng sông Hương. Cuối thập niên 1940, theo Ông ra Hà Nội, Mạ và Cha hân hoan với những ngày đầu cưới hỏi, và niềm kỳ vọng được sống an lành cạnh nhau. Họ hân hoan với người con đầu lòng, chào đời tại Hà Nội.

    Đất nước lại đầy bão táp. Cha Mạ cố tránh chiến chinh, cam kết đào tạo các người trẻ, và nuôi dạy chúng tôi. Để sống lương thiện, trong trắng trong thời nhiễu nhương, họ chấp nhận nhiều, và chỉ làm những việc dân sự trong một nước đã thấm mùi binh đao, đạn dược. Mạ đi dạy và trông coi trường nữ sinh Bùi Thị Xuân ở Đà Lạt. Cha đi làm ở huyện xa, Mạ lo cho con học hành, và bảo bọc cho một người con gái suy yếu tâm thần.

    Sự phân ly của đất nước cũng là phân ly của Cha Mạ. Mạ cứ nuôi con, hài hòa với đồng sự, giúp đỡ nạn nhân chiến cuộc, và không xao lãng nhiệm vụ nhà giáo trong suốt 12 năm Cha bị giam cầm ở vùng núi Việt Bắc vì những ý tưởng và lý tưởng không xuôi chiều. Đó là sau Tết Mậu Thân 1968 ở Đà Nẳng, nơi Mạ gầy dựng trường nữ trung học Hồng Đức và trở thành một nữ nhân sĩ tích cực trong công tác xã hội và giáo dục.

    Hết chiến tranh, Mạ vào Sàigòn, tiếp tục phấn đấu, làm công nhân hãng phấn. Rồi Mạ lại phải chịu tang con gái, trước khi chế độ trả tự do cho Cha chúng tôi 5 năm sau chiến thắng. Và như hàng vạn người phụ nữ Việt Nam, bà tiếp tục tần tảo cho đến khi được đoàn tụ với các con đã ra nước ngoài. Không trở lại được với bảng phấn, bục gỗ, ở California Mạ xin làm việc xã hội, giúp những bà mẹ trẻ người Việt đang cố xây dựng cuộc sống ở Mỹ. Lúc đó Mạ 60 tuổi.

    Sau khi nghỉ hưu Mạ sống trầm lặng

    https://www.hongduc-chin4.com/DieuVan.html

    trong lúc Cha kể lại trên trang giấy những chịu đựng cá nhân, chuyện tù đày, và chuyện người Việt tha hương.

    Thế kỷ 20 khép lại: Mạ cầm tay Cha hằng ngày trong cơn bịnh, rồi Mạ vuốt mắt ông. Mạ lại lui tới với cái bóng của chính mình. Rồi Mạ lâm bịnh, trí não dần dà bị huỷ hoại.

    Đưa bà trở về Việt Nam, chúng tôi cố gắng tạo cho Mạ những thời khắc an bình, tìm lại tiếng Việt thân yêu, tình láng giềng ở Hà Nội, rồi không khí sơn cước Tam Đảo với núi đồi xanh tươi như Đà Lạt, nơi Mạ đã có giai đoạn yên bình.

    Khi cơn bịnh nhường cho bà ít giây phút nhẹ trí, Mạ lại vẫn nở nụ cười, lại giương ánh mắt sáng trong, không lộ dấu nghị lực phi thường. Mạ lại bình thản đến lúc chịu thua cơn bịnh. Mạ bình tĩnh trút hơi thở cuối sau thìa sữa chua, lát chuối buổi sáng.

    Mạ để lại khoảng trống chói chang. Ai không biết bà thì may mắn không phải gánh chịu cái khoảng trống đó. Nhưng biết Mạ là biết bà đã trung thành với ý chí can trường, không oán trách ngang trái, không cau có với hoàn cảnh, cười đón tất cả cho đến hơi thở cuối cùng.

    Ở Huế, Đà Nẳng, Đà Lạt, Tam Đảo, ở đây, mãi mãi về sau, có một người tươi cười, hy sinh, yêu thương—một người đàn bà Huế dai dẵng và tuyệt diệu.

    Mạ.

    https://www.anhdao.org/a466/nguyen-khoa-dieu-lieu-1924-2011-dieu-van-cua-nguyen-qui-duc-thu-nam

    Thế giới bao la… Người Việt Tự do hải ngoại trải mênh mông 5 châu 4 bể …THẾ MÀ LẠI CỰC NHỎ BÉ NHỎ

    http://phan-chau-trinh-library.online/wp-content/uploads/2018/04/HongDuc-2-1.png

    Nguyễn Khoa Diệu Liễu, là hiệu trưởng trường Nữ trung học HỒNG ĐỨC, Đà Nẵng

    https://www.youtube.com/watch?v=LUUvnFDO9Zk
    Ngôi nhà trên đồi của bác Nguyễn Quí Đức

    https://www.youtube.com/watch?v=xn1TjhBNt_Q
    Nguyễn Quí Đức – craft&designchallenge2017

    https://www.youtube.com/watch?v=nVAPhkEC9ss

    BIỆT THỰ TRONG SUỐT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN QUÍ ĐỨC

    https://www.youtube.com/watch?v=TXIFqK_bMmk

    Be angry | Duc Nguyen | TEDxBaDinh

    https://www.youtube.com/watch?v=JumZ-3dVhAs&t=83s
    Nguyen Qui Duc talks about Hanoi, the arts and his bar Tadioto.

    Nguyễn Quí Đức – Thứ nam của Giáo Sư Nguyễn Khoa Diệu Liễu
    http://tranhchapbiendong.net/tcbd/2019/01/15/truc-he-cua-tuong-nam/

    https://www.hongduc-chin4.com/NhoVeBaHT.html

    Bà là người gốc Huế, thuộc dòng họ Nguyễn Khoa danh giá của đất thần kinh. Bà là ái nữ của ông Nguyễn Khoa Toàn, một nhà giáo và nhân sĩ miền Trung.

    Nguyễn Khoa Toàn thuộc NHÁNH THÂN THUỘC với Danh tướng NGUYỄN KHOA NAM

    https://www.hongduc-chin4.com/NhoVeBaHT.html

    Bà Diệu Liễu và chưa có lần nào gặp gỡ bà ấy. Nhưng vì là người Đà Nẵng, tôi cũng biết ít nhiều về vị HT của trường Nữ Trung Học (NTH) duy nhất của thành phố này. Bà là người gốc Huế, thuộc dòng họ Nguyễn Khoa danh giá của đất thần kinh. Bà là ái nữ của ông Nguyễn Khoa Toàn, một nhà giáo và nhân sĩ miền Trung. Bà cũng là phu nhân của ông Nguyễn Văn Đãi, Đại biểu Chính Phủ VNCH tại Đà Nẵng trước năm 1968.

    Trong vụ biến cố Tết Mậu Thân ông Đãi đã bị bắt giữ tại Huế và đưa ra Bắc. Tôi có dịp tiếp chuyện lần đầu tiên với bà Đãi (thời đó người ta thường gọi theo tên chồng) do ông Lê Quang Cảnh, giáo sư trường NTH Đà Nẵng đưa tôi tới thăm bà tại ngôi biệt thự trên đường Hoàng Hoa Thám (mà bà phải từ bỏ ít lâu sau).

    http://nutrunghocdn.com/Truong_Xua/Tieu_Su_Truong/Tieu_Su_Truong.html

    Tôi diện kiến một người phụ nữ đẹp, đài các, ăn nói điềm đạm. Lúc đó bà chỉ hơn 40 tuổi nam 1975

    https://www.hongduc-chin4.com/NhoVeBaHT.html

    Thế giới bao la… Người Việt Tự do hải ngoại trải mênh mông 5 châu 4 bể …THẾ MÀ LẠI CỰC NHỎ BÉ NHỎ

    http://phan-chau-trinh-library.online/wp-content/uploads/2018/04/HongDuc-2-1.png

    Nguyễn Quí Đức là con của bà Nguyễn Khoa Diệu Liễu, Hiệu trưởng trường Nữ Trung học HỒNG ĐỨC, Đà Nẵng cạnh sát trường tôi xưa PHAN CHÂU TRINH như kiểu Nữ Trung học ĐỒNG KHÁNH và QUỐC HỌC ngoài HUẾ….

    Tôi rất trân trọng sự trở về TÍCH CỰC về nhiều mặt của Nguyễn Quí Đức … Anh ấy đã đóng góp rất tích cực về Văn hóa, cách sống hiện đại trong Lòng Đất Nước bước vào Giao thời Toàn cầu hóa đặc biệt là TRẢ HIẾU CHO NGƯỜI MẸ là điều khả kính …

    Rất tiếc đa số Người Việt khi trở lại CỐ QUỐC không như Nguyễn Quí Đức KHÔNG THÔI ĐẤT NƯỚC sẽ cởi mở hơn BAO DUNG HƠN HOÀ GIẢI HƠN qua cái nhìn về Thế giới Hiệ đại mà Nguyễn Quí Đức đã chuyển tải về CÁCH HÒA NHẬP của Anh khi về lại CỐ HƯƠNG …

    https://www.youtube.com/watch?v=LUUvnFDO9Zk
    Ngôi nhà trên đồi của bác Nguyễn Quí Đức

    https://www.youtube.com/watch?v=xn1TjhBNt_Q
    Nguyễn Quí Đức – craft&designchallenge2017

    https://www.youtube.com/watch?v=nVAPhkEC9ss

    BIỆT THỰ TRONG SUỐT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN QUÍ ĐỨC

    https://www.youtube.com/watch?v=TXIFqK_bMmk
    Be angry | Duc Nguyen | TEDxBaDinh

    https://www.youtube.com/watch?v=JumZ-3dVhAs&t=83s
    Nguyen Qui Duc talks about Hanoi, the arts and his bar Tadioto.

    Còn viết nhiều nữa về Nguyễn Quí Đức NHƯNG TÔI KHÔNG MUỐN va chạm Khoảng không gian cũ Thời gian cũ của gia đình Anh … Tiếc Nguyễn Quí Đức ra đi quá sớm vào tuổi 65 khi Đất Nước cần những Hiền tài như Anh một Người yêu thiết tha Hà Nội của riêng tôi cho dù anh sinh ra tại xứ sở sương mù, mùa xuân Anh Đào Đà Lạt

    Cùng chia buồn với Hiền thê Anh hình như cũng là một Việt kiều đâu đó ??? Sau Chuyện Tình không thành sau gia đình đổ vỡ với một Juliet Xứ Sương mù của Romeo Việt trên Đất Mỹ ….

    Chúc Anh yên nghỉ trong Lòng Đất Mẹ Việt-Mỹ sau 12 năm sau Mẹ Anh MẠ Anh qua đời trên Đất Bắc !!!

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  2. “Cha ông, Nguyễn Văn Đài, là thống đốc dân sự của thành phố Huế, …”
    Trước 1975, trong hệ thống công quyền của VNCH không có chức vụ nào là thống đốc dân sự của thành phố, mà là phó tỉnh trưởng hảnh chánh. Thống đốc nhằm chỉ cho người lãnh đạo ngân hàng quốc gia. Xin phép được góp ý với dịch giả. Kính.

  3. “Cha ông, Nguyễn Văn Đài, là thống đốc dân sự của thành phố Huế, và mẹ ông, tên khai sinh là Nguyễn Khoa Diệu Liễu, là hiệu trưởng một trường học; bị mất việc sau năm 1975, bà phải bán mì sợi để trang trải cuộc sống .”

    Cha làm ruộng và mẹ phải bán mì sợi kiếm sống vì phải nhường chỗ cho đám vô học 3 đời bần cố nông lên làm lãnh đạo đưa người việt đến chủ nghĩa xã hội nằm đâu đó trong vũ trụ.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây