Thế giới chuẩn bị đón thêm một cú sốc nữa về Trung Quốc

Wall Street Journal

Tác giả: Jason Douglas

Cù Tuấn biên dịch

3-3-2024

Tóm tắt: Trung Quốc sắp sửa cho hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường nước ngoài. Nhưng lần này Trung Quốc không mua nhiều hàng hóa phương Tây nữa.

Tổng thống Đài Loan: Dân chủ và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề gắn chặt với nhau

Kim Chi

22-7-2019

Bà Thái Anh Văn – Tổng thống Đài Loan – phát biểu tại Đại học Columbia ở New York ngày 12/7/2019.

Bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan. Photo Courtesy

Được lời mời tới phát biểu ở đây, nơi tiền phong về tự do ngôn luận và sự đa dạng quả là vinh hạnh lớn lao.

Trung Quốc thao túng truyền thông thế giới như thế nào?

FB Mạnh Kim

1-1-2019

An ninh mạng nói riêng hay an ninh quốc gia nói chung nên nhìn ở góc độ nào? An ninh quốc gia có được đảm bảo hay không là phải hiểu rõ kẻ thù hoặc đối thủ của mình mà kẻ thù/đối thủ lớn nhất và nguy hiểm nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Phải biết họ đang làm gì và làm như thế nào để đối phó mới là trọng điểm của vấn đề an ninh mà Việt Nam cần làm, chứ không phải nhắm vào việc bịt mồm bịt miệng người dân trong khi truyền thông Trung Quốc lại được thiết kế để đánh toàn diện trên mọi mặt trận truyền thông thế giới. Hồ sơ dưới đây cho thấy phần nào điều đó.

Chiến lược ba quả đấm của Mỹ

Lê Minh Nguyên

26-1-2022

Chúng ta thử khảo sát cách nhìn của giới học giả Trung Quốc về chiến lược mà Tiến sĩ Zhang Jiadong thuộc Fudan University gọi là ba quả đấm của Mỹ để đấu với Trung Quốc. Bởi vì nếu Trung Quốc áp dụng chiến lược chống đỡ theo đề nghị của vị học giả này thì Trung Quốc sẽ đi vào con đường dân chủ hoá, và điều này có thể là đảng Cộng sản Trung Quốc không dám làm.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 2)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1

III. Thời Trung Quốc phân chia nam bắc: nước Bắc Nguỵ [386- 557]

Sau thời 16 nước Ngũ Hồ loạn Hoa, đến lượt Thác Bạt Khuê người gốc Tiên Ty kiến lập chính quyền Bắc Nguỵ; đây là chính quyền phương bắc đầu tiên thời Nam Bắc triều. Bộ tộc Thác Bạt Tiên Ty nguyên lai cư trú tại Hắc Long Giang ngày nay, chuyên về du mục. Sau đó di cư đến vùng Nội Mông Cổ, rồi xuống phương nam. Đến năm 315, Thác Bạt Kỳ Lô giúp nhà Tây Tấn đánh Hung Nô, nên được phong Vương đất Đại, rồi lập thành nước. Năm 376, Phù Kiên nước Tiền Tần tấn công, Đại bị diệt vong.

Phản biện một số ý kiến của tác giả Marwin S. Samuels trong tập “Tranh chấp Biển Đông” (Phần 2)

FB Trương Nhân Tuấn

7-4-2019

Tiếp theo Phần 1

3/ Về Hòa ước Trung-Nhật 1952, Samuels cho rằng chính phủ Đài Loan “đã tự ý quyết định đàm phán riêng với Nhật” để ký hòa ước 28-4-1952. Điều này hoàn toàn không đúng.

Cưỡng bức “điều trị” tâm thần trong chế độ cộng sản

Tuấn Khanh

14-4-2021

Chắc nhiều người vẫn còn nhớ cô gái nhỏ dũng cảm, tên Dong Yaoqiong (Đổng Dao Quỳnh) ở tỉnh Hồ Nam, từng bày tỏ thái độ phản đối sự đàn áp và độc tài của Tập Cận Bình trên quê hương mình bằng cách đứng trước tấm biểu ngữ có hình họ Tập, hắt lọ mực đen vào và đưa lên trang twitter. Sự kiện này được nhiều báo thế giới đưa tin, bởi hành động này được coi là quá táo bạo trong giai đoạn Tập đang trong nỗ lực bỉ ổi, vừa ngồi ghế trưởng đảng cộng sản, lại vừa chiếm luôn ghế chủ tịch.

Báo BILD của Đức đòi Trung Quốc bồi thường cho Đức 149 tỷ Euro vì COVID-19

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

20-4-2020

Bài trên báo BILD ra ngày 15/4/2010 và hóa đơn đòi Trung Quốc bồi thường

Hôm nay 20/4 báo chí quốc tế rầm rộ đưa tin về vụ tờ báo BILD của Đức lập hóa đơn, đòi Trung Quốc bồi thường cho Đức 149 tỷ Euro (160 tỷ USD) về những thiệt hại kinh tế mà đại dịch virus corona Vũ Hán gây ra cho nước Đức.

Tỉnh Tân Cương của Trung Quốc: Một nhà nước công an trị mà thế giới chưa hề thấy

Spiegel

Tác giả: Bernhard Zand

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

26-7-2018

Ở miền cực tây của đất nước của mình, chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát gắt gao thiểu số người Uyghur bằng các phương tiện hiện đại. Hàng chục ngàn người đã bắt đem đi mất vào những trại cải tạo. Bài này kể lại cuộc hành trình vào một vùng ma quái.

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Hoàng đế trầm lặng và Frankenstein khổng lồ

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

3-11-2017

“Trung Quốc là một người khổng lồ đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ yên, vì khi thức dậy nó sẽ làm đảo lộn thế giới”. (Napoleon Bonaparte)

Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) đã kết thúc (18-24/10/2017) nhưng dư âm của nó chưa hết. Sự kiên này như một đám mây lớn đang phủ bóng đen ám ảnh người Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực, nhất là trong bối cảnh Donald Trump bắt đầu chuyến đi Châu Á (3/11), sẽ đến Đà Nẵng họp APEC (10/11) và đến Hà Nội thăm “chính thức” (11/11/2017). Chúng ta nên hiểu sự kiện quan trọng này thế nào?

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần VI)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần II; phần III; phần IVphần V

VI. Đời Minh

1. Địa Lý chí trong Minh Sử [明史, History of Ming] do bọn Trương Đình Ngọc biên soạn, là tư liệu quan phương có giá trị nhắm tìm hiểu chủ quyền Trung Quốc về biển đảo. Lãnh thổ đảo Hải Nam hiện nay, tức phủ Quỳnh Châu thời Minh là đảo cực nam, chép trong quyển 45, được dịch và dẫn nguyên văn như sau:

Phủ Quỳnh Châu đời Nguyên là Càn Ninh Quân Dân An Phủ Ty, tháng 10 năm thứ 2 năm Nguyên Thống [1334] đổi thành Càn Ninh An Phủ Ty, thuộc Hải Bắc Hải Nam Đạo Tuyên Phủ Ty. Tháng 10 năm Hồng Vũ thứ nhất [1368] đổi thành phủ Quỳnh Châu; năm thứ 2 [1369] giáng thành châu, năm thứ 3 [1370] thăng trở lại thành phủ; có 3 châu, 10 huyện:

Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

BBC

24-7-2017

Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp. Ảnh: AFP

Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 3)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1 phần 2

V. An Lộc Sơn, Sử Tư Minh dấy loạn đời Đường

A) An Lộc Sơn:

An Lộc Sơn, cha thuộc dân tộc Hề Túc Đặc; mẹ thuộc bộ tộc Đột Quyết. Mô côi cha lúc nhỏ, mẹ cải giá lấy viên quan Đột Quyết An Diên Yển; bèn dùng họ An và đổi tên là Lộc Sơn. An Lộc Sơn thông hiểu 6 thứ tiếng, nên lúc khởi đầu giữ chức Hỗ thị nha lang với nhiệm vụ thông dịch trong việc buôn bán. Làm con nuôi Tiết soái Trương Thủ Khuê, được thăng chức Thiên lô Tướng quân. Đường Khai Nguyên thứ 28 [740], An Lộc Sơn giữ chức Binh mã sứ Bình Lô [Triều Dương thị, tỉnh Liêu Ninh], tính nhanh nhẹn mẫn tiệp nên được tiếng khen; y dùng lễ vật hối lộ cho các quan, đem tiếng khen đến tai vua Huyền Tông, nên được nhà vua yêu thích. Năm Thiên Bảo thứ nhất [742] Đường Huyền Tông lập Tiết độ sứ Bình Lô, giao cho An Lộc Sơn làm Tiết độ sứ. Từ đó An Lộc Sơn có dịp vào triều tấu bàn, được Đường Huyền Tông sủng ái thêm. Năm Thiên Bảo thứ 3 [744] thay Bùi Khoan giữ chức Tiết độ sứ Phạm Dương [Bắc Kinh]; vẫn kiêm nhiệm chức Thái phỏng Hà Bắc, Tiết độ sứ Bình Lô. Sau này An Lộc Sơn xin làm con nuôi Dương Quí Phi, mỗi lần đến triều kiến Đường Huyền Tông đều bái yết Dương Quí Phi trước; Huyền Tông lấy làm lạ bèn hỏi, Lộc Sơn tâu:

Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc (phần 4)

Hồ Bạch Thảo

22-9-2017

Tiếp theo phần 1 ; phần 2phần 3

VII. Nước Kim

Nước Kim do dân tộc Nữ Chân tại phía đông bắc Trung Quốc kiến lập, dân tộc này buổi đầu chuyên sống về săn bắn, đánh cá; thời Ngũ đại có các bộ lạc Hoàng Nhan thần thuộc nước Bột Hải (1). Sau khi nước Liêu đánh dẹp Bột Hải, thu phục Nữ Chân phương nam thành Thục Nữ Chân, phương bắc thành Sinh Nữ Chân; những dân tộc này đều là tổ tiên của Mãn Châu sau này.

Người Việt có thực sự hiểu Trung Quốc

Huy Đức

6-12-2023

Cho đến bây giờ, vốn tiếng Hoa của tôi, chỉ còn có thể nói gần đúng một câu: “Wo shi ba nian ji xue sheng 我是八年级学生 (Tôi là học sinh lớp Tám)”. Vì, năm tôi học lớp Chín, quan hệ Việt – Trung đã rất căng thẳng. Trường có hai giáo viên dạy tiếng Trung Quốc thì thầy Cát phải nhập ngũ còn cô Thủy phải chuyển sang làm thủ thư kiêm đánh trống. Thầy hiệu trưởng cũng gặp không ít khó khăn do họ “Quách” của mình.

Sau hơn 30 năm

Tạ Duy Anh

30-11-2022

Năm 1986, khi đang còn là gã hạ sỹ quèn, tôi suýt tát một chú em sỹ quan, cấp bậc trung úy, trung đội trưởng, chỉ vì nó dám bảo Liên Xô trước sau cũng sụp đổ.

Không đơn giản chỉ là cải cách chữ viết

Cải cách như Bùi Hiền không còn là tiếng Việt nữa. Không phải vô lý khi một số bạn phát hiện âm đọc trong cách ghi âm của Bùi Hiền na ná như người Việt học tiếng Tàu. Hậu quả là cả ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dù mượn chữ Hán nhưng vẫn đọc âm Việt do chữ ghi hình không liên quan đến âm đọc, nay chỉ trong vài mươi năm mà toàn dân có thể phát âm giống người Hán để dễ dàng học… tiếng Tàu! Vậy là tiếng Việt đẹp đẽ trong veo của dân ta biến mất ngay khi dân ta học tiếng mẹ đẻ của mình!

____

FB Chu Mộng Long

30-11-2017

Một số người trịnh trọng biến dư luận về việc cải cách chữ viết theo sáng kiến Bùi Hiền thành thuyết âm mưu, rằng người ta đang đánh lạc hướng dư luận để quên đi những chuyện động trời khác. Trong khi dư luận cộng đồng bao giờ cũng nhạy cảm hơn số người trịnh trọng ấy. Tôi hình dung có một âm mưu khác còn to hơn âm mưu vặt vãnh mà mấy ông đa nghi này đặt ra.

Bao giờ chúng ta nhìn thẳng vào sự thật?

T-Online

Tác giả: Fabian Reinbold, Phóng viên chính trị CHLB Đức

Thuc Quyên, phỏng dịch

17-10-2022

Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) của Trung Quốc: Bắc Kinh đang theo đuổi chủ nghĩa dân tộc và tích cực tái vũ trang. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nhật Bản / Reuters

Sự bất bình đẳng của các quốc gia

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

1-8-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Kantapat Phutthamkul/ Getty Images

Lời dịch giả: Theo Michael Spence, sai lầm nghiêm trọng trong mô hình quản lý của Trung Quốc là chính quyền không có trách nhiệm giải trình công khai những vấn đề trọng đại của đất nước và thiện chí cải cách chính trị theo chiều hường dân chủ và tinh thần trọng pháp. Trung Quốc không có triển vọng dân chủ hoá vì chính quyền không bị áp lực do nhu cầu tái tranh cử hay bị kiểm soát gắt gao của báo chí và công luận.

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một phần của chiến lược Vành đai – Con đường?

Chu Vĩnh Hải

29-4-2019

Các tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc- Nam của Việt Nam trong tương lai có phải là một phần của chiến lược Một vành đai- một con đường của Trung Quốc? Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên các hé lộ từ phía các quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phần nào đã gián tiếp xác nhận rằng, cao tốc Bắc- Nam (cả đường bộ lẫn đường sắt) là một phần của chiến lược Một vành đai – Một con đường.

Cuộc cờ mà người chơi là Nhân dân

FB Lưu Trọng Văn

12-9-2018

Tưởng Giới Thạch (trái) gặp Mao Trạch Đông thập niên 1960. Ảnh: China History Podcast

Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa khi tìm hiểu vì sao Mao Trạch Đông lại thắng Tưởng Giới Thạch thì ngạc nhiên phát hiện ra rằng cái gọi là nghệ thuật quân sự của Mao chính là nghệ thuật đánh cờ vây. Mao và các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc rẩt giỏi chơi cờ vây.

Trump đã giúp Trung Quốc như thế nào?

Project Syndicate

Tác giả: Yu Yongding

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-10-2018

LTS: Trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang, để có cái nhìn đa chiều về những gì đang diễn ra và ảnh hưởng tới hai nước, cũng như các nước xung quanh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Yu Yongding, cựu Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Thế giới Trung Quốc, đăng trên tạp chí Project Syndicate.

Chính quyền cộng sản Trung Quốc bất chấp lương tri nhân loại

Đoàn Bảo Châu

16-8-2019

Cảnh sát Trung Quốc xô đẩy những người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Urumqi, thủ đô của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Nguồn: Getty Images

Đây là bài báo trên tờ Independent, một tờ báo có uy tín của Anh.

Chống tham nhũng ở Trung Quốc và Việt Nam

Vũ Ngọc Yên

26-2-2018

Chống tham nhũng tại Trung Cộng: Làm sạch bộ máy lãnh đạo?

Chống tham nhũng là trọng tâm trong chính sách của Chủ tịch đảng và nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 11.2012. Ủy ban Ban kiểm tra kỉ luật trung ương cộng đảng Trung Quốc (CCDI) cho biết từ năm 2012 tới tháng 8.2017 khoảng 1, 5 triệu quan chức mọi cấp trong đảng và nhà nước đã bị trừng phạt qua chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”. Số liệu của CCDI cho thấy:

Chuyện xứ Miên

Lê Văn

4-12-2017

Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: internet

Thủ tướng Hun Sen nay hình như đang thắng thế trên bàn cờ chính trị Miên sau khi phóng chiêu «Đằng sau Kem Sokha, luôn luôn có một bàn tay, đó chính là Hoa Kỳ» và dựng màn Tòa Án Tối Cao Cam Bốt ra phán quyết 16/11/2017 nhằm giải tán Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt [CNRP], đảng đối lập chính tại quốc gia này, chỉ vài tháng trước khi bắt đầu có cuộc bầu Quốc hội toàn quốc mới vào tháng 7/2018.

Chắc là nhiều người còn nhớ, nhứt là ông Hun Sen, vào những tháng cuối năm 1978, chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm từ tháng 4-1975, nước Cambodia đắm chìm trong một cuộc thử nghiệm chủ thuyết Maoism – Trung Hoa cộng sản – của Khmer Đỏ nhằm biến xã hội Cambodia thành một xã hội Cộng sản nguyên thủy và khi mà các tác hại của nó lên dân tộc Khmer đã đến cực độ, đó cũng chính là lúc mà một số cán bộ của Khmer Đỏ quay lưng lại chống đối chủ trương diệt chủng nầy.

Trung Cộng, một cường quốc hèn mọn

Trần Trung Đạo

16-11-2017

Giới thiệu: Bài này trước đây có tựa “Trung Cộng, Cường Quốc Trị Giá 100 Ngàn Dollar” được viết sau trận bão Yolanda tại Philippines gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử thiên tai của quốc gia này với mười ngàn người bị chết và vô số thiệt hại về vật chất. Nhân loại ở khắp nơi đã góp phần xoa dịu nỗi đau của đồng loại. Không chỉ Mỹ, Anh, Úc, những quốc gia giàu có mà những nước xếp vào hạng nghèo nhất như Bangladesh cũng đóng góp một triệu Dollar bằng với số hiện kim mà quốc gia này đã giúp cho nạn nhân bão Katrina xảy ra ở New Orleans, Mỹ năm 2005. Nhưng giới cầm quyền Trung Cộng, những kẻ đã từng chi 40 tỉ Dollar trong Thế Vận Hội 2008 để khoe khoang “sức mạnh Trung Hoa”, chỉ viện trợ vỏn vẹn một trăm ngàn Dollar.

Điều đó nói lên (1) bản chất văn hóa hèn mọn của chế độ CS Trung Quốc, (2) chính trị hóa mọi hoạt động dù đó là một cuộc chiến tranh hay là một thiên tai (thời điểm đó TT Phi Benigno Aquino III đang tố cáo Trung Cộng xâm phạm biển đảo Phi.) Kết quả thống kê của Pew Research Center năm 2015 cho biết chỉ có 38 phần trăm người Mỹ có cái nhìn thiện cảm đối với Trung Cộng. Điều đó cho thấy, chính sách đối ngoại hèn mọn, thù vặt, thù dai của Trung Cộng chỉ đem về sự khinh rẻ của nhân loại dành cho chế độ, bởi vì giá trị của một quốc gia không phải được xác định bằng của cải mà bằng các tiêu chuẩn đạo đức, dân chủ, văn minh và văn hóa.

Giới thiệu sách vạch trần dối trá lịch sử cận đại của Trung Quốc

Project Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

8-2-2019

Hai cuốn hồi ký mới kể lại cuộc đời ở Trung Quốc đã soi sáng đáng giá về tình trạng tăng trưởng của Trung Quốc từ một nền kinh tế trì trệ chuyển  thành siêu cường hiện đại. Trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn kiên định che giấu và viết lại quá khứ, nhiều người Hoa bình thường quyết tâm trình bày tương lai của đất nước.

Toàn bộ Hồi ký Triệu Tử Dương – Bản tiếng Việt

BBT Tiếng Dân

15-4-2019

LTS: Chúng tôi có nhận được tài liệu bản tiếng Việt “Hồi ký Triệu Tử Dương”, do TS Nguyễn Quang A dịch và gửi tới. Được biết, Hồi ký Triệu Tử Dương đã được viết ra từ hàng chục cuộn băng cassette bí mật ghi âm vào khoảng năm 2000, trong hoàn cảnh người đứng đầu ĐCS Trung Quốc bị quản chế tại gia, luôn bị một số công an canh giữ từ sáng đến tối.

‘Bạch chỉ’ ở Trung Quốc, ‘trắng’ ở Việt Nam

Blog VOA

Trân Văn

3-12-2022

“Bạch chỉ cách mạng” bùng phát sau khi có tới mười người thiệt mạng (3/10 là trẻ con) trong một vụ hỏa hoạn ở Urumqi (thủ phủ khu vực Tân Cương), Trung Quốc. Nguồn: Reuters