Trump đã giúp Trung Quốc như thế nào?

Project Syndicate

Tác giả: Yu Yongding

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-10-2018

LTS: Trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung leo thang, để có cái nhìn đa chiều về những gì đang diễn ra và ảnh hưởng tới hai nước, cũng như các nước xung quanh, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Yu Yongding, cựu Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Thế giới Trung Quốc, đăng trên tạp chí Project Syndicate.

Ông Yongding từng là Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, từng phục vụ trong Ủy ban Chính sách Tiền Tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc từ năm 2004-2006. Ông ta cũng là thành viên của Ủy ban Tư vấn Kế hoạch Quốc gia Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia của Trung Quốc.

Donald Trump thăm TQ năm ngoái. Ảnh: PS

Từ lâu các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã biết rằng nền kinh tế [Trung Quốc] đã phát triển nhanh hơn thị trường thế giới và đang rất cần tái cân bằng. Nhưng, nhờ chiến tranh thương mại của Donald Trump, họ hiện đang theo đuổi mục tiêu đó với tinh thần khẩn trương, cho thấy rằng áp lực của Hoa Kỳ có thể sẽ là một phước lành đối với Trung Quốc.

***

(FRANKFURT) – Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, được khởi xướng đầu năm nay bởi chính quyền Donald Trump, đang leo thang nhanh chóng. Chính quyền Trump đã áp đặt thêm 25% thuế quan trên 50 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc và thêm 10% trên 200 tỷ đô la các loại hàng hóa khác. Trừ khi lãnh đạo hai nước Trung – Mỹ có thể ký kết một thỏa thuận thương mại tại cuộc họp G20 vào tháng tới tại Buenos Aires, thì tình hình có thể sẽ tồi tệ hơn. Đó là một tin tốt đối với Trung Quốc hơn là với Mỹ. Cho đến nay, Trung Quốc đã từ chối cúi đầu trước áp lực của Mỹ. Trong khi trả đũa Mỹ, Trung Quốc đã kiểm soát hành động khôn khéo nhằm tránh tình trạng leo thang quá mức. Nhưng không có lý do gì để nghĩ rằng chính quyền Trump – vốn đã đe dọa đánh thuế trên tất cả các sản phẩm của Trung Quốc – sẽ đảo ngược tình thế. Xét cho cùng, Trump tin rằng một nước có thâm hụt thương mại song phương, thì nhất thiết sẽ bị đối tác của mình chiếm ưu thế.

Trong thực tế tất nhiên là bất cứ chi phí nào mà Hoa Kỳ phải gánh chịu từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là cao hơn rất nhiều so với lợi ích. Lúc đầu, nhờ giá nhập khẩu rẻ từ Trung Quốc, người tiêu dùng tại Mỹ trả ít hơn cho khá nhiều hàng hóa, từ giày dép đến đồ điện tử.

Nhiều hơn, Hoa Kỳ hiện đang thâm hụt ngân sách rất lớn, có nghĩa là Hoa Kỳ đang mượn nhiều hơn từ các đối tác nước ngoài – đặc biệt là Trung Quốc – hơn là cho vay. Nếu không có dòng vốn của Trung Quốc, Ngân khố Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với lãi suất cao hơn, nâng cao chi phí thanh toán nợ chính phủ và chi phí của các khoản thế chấp của các chủ nhà.

Thực sự là thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã gây tổn hại với thị trường việc làm của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những thiệt hại đó đã luôn đến từ tiền lương thấp và đã được bù đắp bằng những việc làm mới ở các lĩnh vực khác. Theo một báo cáo năm 2006 của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, 500.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất bị mất trong bốn năm liên tiếp sẽ được đền bù bởi cùng số lượng việc làm trong lĩnh vực dịch vụ. Liệu những dự báo này có được đáp ứng hay không là một vấn đề khác. Câu hỏi quan trọng và sẽ luôn quan trọng là liệu Hoa Kỳ có thể nâng cấp cơ cấu kinh tế của mình và bảo đảm một sự phân phối nội địa công bằng hơn dựa trên những lợi ích của thương mại quốc tế hay không.

Việc tính toán lợi nhuận này có lẽ là lý do tại sao lần lượt các đời tổng thống đã vui vẻ chấp nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc, ngay cả khi họ có giả vờ đi chăng nữa. Chính phủ Trung Quốc cũng bằng lòng với thỏa thuận này, mặc dù một số nhà kinh tế Trung Quốc từ lâu đã cảnh báo rằng thặng dư thương mại với Hoa Kỳ không phải vì lợi ích lâu dài của Trung Quốc vì một vài nguyên nhân chính.

Khởi đầu, thặng dư thương mại với Hoa Kỳ nghĩa là tích lũy dự trữ ngoại hối. Như nhà kinh tế học MIT, Rudi Dornbusch, đã chỉ ra rằng, sẽ có ý nghĩa hơn khi dân ở các nước nghèo đầu tư tài sản của họ tại chính đất nước họ bằng cách nâng cao năng suất và mức sống, thay vì bỏ tiền ra mua trái phiếu Mỹ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc bắt đầu liên tục có lượng thặng dư thương mại với Mỹ, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ cao hơn $400.

Hơn nữa, mặc dù Trung Quốc là một trong những nước nhận vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới, nhưng Trung Quốc đã thất bại trong việc chuyển tất cả số vốn đó sang thâm hụt tài khoản vãng lai (*), để tăng cường tài trợ đầu tư và/hoặc tiêu thụ nội địa. Thay vào đó, bằng cách tiếp tục điều hành nguồn thặng dư tài khoản vãng lai, Trung Quốc đã thiết lập một vị trí đầu tư quốc tế bất hợp lý: mặc dù đã tích lũy được khoảng 2 ngàn tỷ USD tài sản ròng nước ngoài (net foreign assets), Trung Quốc đã và đang có khoản thu nhập đầu tư thâm hụt trong hơn một thập kỷ qua.

Ngân khố Hoa Kỳ không chỉ tạo ra lợi nhuận ít ỏi; nó cũng kém an toàn hơn chúng ta tưởng. Suy cho cùng, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ luôn có thể ra quyết định gánh nặng nợ đã tăng quá lớn và tìm cách giảm nợ bằng cách in thêm tiền. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, Cục Dự trữ Liên bang thậm chí có thể cô lập lại tài sản nước ngoài định giá bằng đồng đô la của Trung Quốc.

Tóm lại, Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh hơn thị trường thế giới và nền kinh tế của nó đang rất cần tái cân bằng. Mặc dù Trung Quốc đã có những tiến bộ kinh tế đáng kể từ năm 2008, tổng tỷ lệ tăng trưởng thương mại trên GDP (37%) và tỷ lệ xuất khẩu trên GDP (18%) vẫn cao hơn nhiều so với Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác.

Tuy nhiên, điều đáng nói, sự suy giảm nhanh chóng tài khoản vãng lai của Trung Quốc sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc phải giảm thặng dư thương mại với Mỹ, Trung Quốc cũng phải giảm thâm hụt thương mại với các nền kinh tế Đông Á. Tác động của việc tái cân bằng như vậy đối với nền kinh tế toàn cầu có thể rất nghiêm trọng.

Trung Quốc cần phải ngừng tích lũy dự trữ ngoại hối. Nếu mục đích là để tích lũy tài sản nước ngoài, dự trữ ngoại hối sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với trái phiếu Mỹ. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc cũng nên giảm các khoản nợ nước ngoài tốn kém. Cuối cùng, Trung Quốc phải cân bằng cán cân nhập khẩu và xuất khẩu, đồng thời cân bằng sân chơi cho các tập đoàn nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc bằng cách loại bỏ các ưu đãi cho chính quyền địa phương để cạnh tranh FDI hoặc bằng cách loại bỏ sự can thiệp quá mức của chính phủ.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải nỗ lực hơn trong cải tiến và sáng tạo bản địa nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, vốn là điều mà Trung Quốc chưa bao giờ đạt được dễ dàng và sẽ ngày càng khó khăn hơn. Những mục tiêu này không phải là mới đối với chính quyền Trung Quốc. Nhưng, nhờ chiến tranh thương mại của Trump, các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực với tình trạng khẩn trương mới. Trong ý nghĩa đó, cuộc chiến thương mại có thể sẽ là một cơ hội may mắn cho Trung Quốc.

Năm 2005, khi chính phủ Hoa Kỳ nhắc nhở Trung Quốc nên cho đồng nhân dân tệ tăng giá, Phillip Swagel, cựu thành viên của Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống George W. Bush đã viết: “Nếu đồng nhân tệ của Trung Quốc bị định giá thấp 27%, người tiêu dùng Mỹ đã được giảm 27% cho tất cả mọi hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc, trong khi người Trung Quốc đã trả 27% nhiều hơn cho trái phiếu Mỹ.” Swagel khẳng định rằng các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ chắc chắn hiểu điều đó và họ“chắc chắn phải nhận ra rằng chiến dịch công của họ chỉ khiến Trung Quốc phải hành động.”

Nhưng như Swagel đã thừa nhận, có lẽ đó là vấn đề. Sự thúc đẩy của Mỹ khiến Trung Quốc để cho đồng nhân dân tệ tăng giá là “một nỗ lực đáng sợ” nhằm duy trì “lợi ích to lớn” mà Hoa Kỳ có được, bằng tổn thất của Trung Quốc đến từ tỷ giá hối đoái cố định. Thậm chí nếu đây là một việc ngoài ý muốn, kết quả cuối cùng là “một chiến lược tuyệt vời để tiếp tục duy trì khoảng thời gian tốt đẹp”.

Với Trump, khoảng thời gian tốt đẹp đó có lẽ sắp kết thúc. Trump tuyên bố rằng “cuộc chiến thương mại” với Trung Quốc “đã bị thất bại nhiều năm trước bởi những lãnh đạo Mỹ ngu dốt hoặc không đủ năng lực”. Nhưng chính Trump là người có nhiều khả năng nhất sẽ được nhớ đến như một tên ngốc – một nhà lãnh đạo vụng về, thất thường tấn công Trung Quốc chỉ khiến cho nền kinh tế của nó mạnh hơn ít nhất bằng cái giá là sự tổn thất của Hoa Kỳ.

_____

(*) Theo nghĩa đơn giản nhất, tài khoản vãng lai được xem như một thước đo dòng chảy tài sản của một quốc gia từ người cư trú (trong nước) sang người không cư trú (tức người nước ngoài). Ví dụ, nếu nước Anh đang có thâm hụt tài khoản vãng lai, có nghĩa là những người không phải là công dân Anh đang tích lũy tài sản của nước Anh. Thâm hụt thường xuất hiện khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu (nghĩa là đang có thâm hụt thương mại). Nhưng nó cũng có thể nảy sinh khi lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài trên các tài sản mà họ nắm giữ khi nền kinh tế trong nước vượt quá lợi nhuận mà các nhà đầu tư trong nước nắm giữ ở các nền kinh tế nước ngoài.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Theo tác giả và dịch giả có lẽ VN ở gần thằng hàng xóm khổng lồ xảo trá, tham lam, cuồng vọng là phúc cho vn. Bà má nó đúng là BÁN MIỆNG NUÔI TRÔN CÒN LẤP LIẾM DẠY KHÔN THIÊN HẠ

  2. Thảo nào Lỗ Tấn (Lu Xun) viết AQ Chính Truyện (“The True Story of Ah Q”). Nhưng kệ bọn China đi, cái đau là đám người Việt Nam lại có những thằng coi những “phép thắng lợi tinh thần” của mấy thằng Tàu cộng là … kiệt tác đáng để phiên dịch ra tiếng Việt và quảng bá khắp nơi để “khai dân trí”.

    Khai dân trí cái nỗi gì hả?

    qx

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây