Phóng sinh (Kỳ 1)

Chu Mộng Long

30-8-2023

– Chiếp chiếp… Anh ơi, em đói quá!…

– Chiếp chiếp… Em cũng đói quá!…

Thư gởi anh Tô Lâm: Xin giảm biên chế đồng chí Ba Vàng!

Blog RFA

Gió Bấc

1-1-2024

Đầu thư xin gởi đến anh lời chúc mừng nhiệt liệt thành tích của một năm bận rộn đa đoan đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ trên nhiều mặt trận. Một dạng thành tích lẫy lừng chưa từng có tiền lệ, chưa từng có bộ trưởng công an nào có bàn tay sắt mạnh mẽ, to rộng, nắm chặt mọi lĩnh vực, tiêu diệt mọi kẻ thù của đảng bất kể kẻ đó leo cao, trèo sâu vô tới hàng Bộ Chính Trị hay chạy trốn ra tận nước ngoài. Ngay cả kẻ không thù không oán nhưng có cái bệnh đáng ghét, ỉ đẹp, ỉ giàu không biết nịnh đảng như con bé Ngọc Trinh.

Cúng dường ai thì được phước báu lớn?

Vũ Thế Dũng

7-4-2024

Một bộ phận “Phật giáo Việt Nam” thường lưu truyền một lý thuyết được cho là của Phật, dạy về 14 hạng được cúng dường. Cao nhất là cúng dường các Đức Như Lai thì công đức không thể nghĩ bàn. Thấp nhất là hạng 14, là cúng dường cho loài bàng sinh thì cũng được 100 phần công đức. Ở giữa khoảng này thì cúng dường cho các vị đã chứng các quả vị thì công đức cũng rất lớn (theo cấp số nhân so với hàng bàng sanh).

Tâm thiện là phật

FB Luân Lê

3-3-2018

Mua bán và hối lộ thánh phật. Họ đã bị ngăn giới bởi chính đức Phật vì tâm họ vẫn bị những tham lam, dục vọng cầm tù. Ảnh: internet

Có một điều mà có khi hỏi người dân, nhất là những người hay đi Chùa lễ bái là Phật ở đâu thì chưa chắc họ đã biết và trả lời nổi câu hỏi đó.

Phật không ở Chùa. Phật trước đây trước khi hành hương và đi truyền giáo lý, đạo pháp đã ngồi 49 ngày tại gốc cây Bồ Đề để tự triết nghiệm và tu đạo, để thấu hiểu các giá trị về đời sống, nhân sinh, quả nghiệp, luân hồi,…sau đó vì thấy những cảnh sống khổ cực của dân chúng và sai lạc của những đạo phái khác (như đạo Bà La Môn, dành cho tầng lớp quý tộc, tăng lữ; hay đạo Kỳ Na giáo mà tu khổ hạnh kiểu hành xác) nên Đức Phật mới hành khất khắp nơi để truyền thụ giáo lý do mình giác ngộ nhằm diệt khổ đau và tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho nhân sinh.

Bê bối chùa Ba Vàng và mâu thuẫn giữa các “chùa quốc doanh”

BTV Tiếng Dân

26-3-2019

Sư Thanh Quyết vs sư Thái Minh

Ngày 25/3/2019, Thượng tọa Thích Thanh Quyết, người được cho là đứng đằng sau chiến dịch công kích chùa Ba Vàng, trao đổi một số vấn đề với báo chí “lề đảng”, chủ yếu trong hai chuyện chính: Phê phán Thượng tọa Thích Trúc Thái Minh, sư trụ trì chùa Ba Vàng và thông báo sẽ giải quyết sai phạm ở chùa Ba Vàng.

Thông cáo: V/v thay đổi hoạt động của văn phòng Công lý và Hòa bình, thuộc Dòng chúa Cứu thế Sài Gòn

LM Lê Xuân Lộc

16-5-2019

Biếm họa trên mạng

Kính gởi Quý Ông bà và anh chị em lưu tâm đến sinh hoạt của Phòng Công Lý và Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cách riêng “chương trình Tri Ân TPB – VNCH”.

Thấy gì từ việc Đại đức Thích Nhật Từ trắng trợn xuyên tạc giáo lý Kitô giáo?

Ngô Phương Trạch

8-4-2020

(Bài này chỉ phản biện bài thuyết giảng của Đại đức Thích Nhật Từ, nhằm vạch mặt sự xuyên tạc, vu cáo trắng trợn của kẻ nấp áo cà sa của sư quốc doanh đối với Kitô giáo. Không hề có ý xúc phạm đến Phật giáo hay tôn giáo khác).

Sự yếu đuối của con người

Thái Hạo

23-10-2021

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, vị cao tăng vừa rời đi trong niềm tiếc nhớ của nhiều người có nói một câu mà báo chí và dân mạng nhắc đến nhiều trong mấy ngày gần đây: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được”.

Bài trừ Christmas? Đòi “đấm nhau” với không trung

Nguyễn Quốc Tấn Trung

24-12-2022

Mặt trước Nhà thờ Lớn rực rỡ đèn màu, cùng mô hình cây thông Noel khổng lồ cao hơn chục mét tối 24/12/2022. Ảnh: VNExpress

Một trong những trend mới nổi chừng năm năm trở lại đây mỗi mùa Giáng Sinh là một số hội nhóm đua nhau “lật mặt” lịch sử của Giáng Sinh, khẳng định tính “ngoại lai” của Giáng Sinh, và trên cơ sở đó yêu cầu “tẩy chay” hay “bài trừ” các hoạt động văn hoá liên quan đến Giáng Sinh ở Việt Nam.

Sự nguy hiểm của “thầy”!

Đoàn Bảo Châu

24-1-2024

Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo luôn là một thế lực đáng kể, cạnh tranh với quyền lực của những người đứng đầu bộ máy quyền lực như vua chúa.

Từ luật rừng đến nghị định rởm

Phạm Trần

17-8-2017

Trong suốt chiều dài 63 năm lịch sử đen tối của Việt Nam kể từ khi đảng duy nhất cầm quyền độc tài Cộng sản cai trị miền Bắc (1954-2017), họ đã không ngừng ban hành các biện pháp kiểm soát Tôn giáo, chiếm đoạt tài sản của của Giáo hội và kiềm chế nhà tu hành không chịu chui đầu vào rọ cho đảng nắm đầu.

Vì vậy, nếu tính từ Sắc lệnh 234/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 về “Bảo Đảm Quyền Tự do Tín ngưỡng” do ông Hồ Chí Minh ký ban hành cho tới Nghị Định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” (NĐXPHC) sắp công bố, sau khi đã có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới năm 2016 thì sẽ thấy bàn tay của nhà nước Cộng sản Việt Nam đã bóp cổ Tôn giáo đến chỗ gần chết tươi.

Quý Soeurs dòng Thánh Phaolô xuống đường tuần hành

FB Truyền Thông Thái Hà

9-5-2018

Ảnh: FB TTTH

Thái Hà (09.05.2018) – Nhằm các cơ quan có trách nhiệm phải ra quyết định yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công và mang máy móc ra khỏi khu đất 5A-5B Quang Trung, Hoàn Kiếm thuộc sở hữu của Nhà Dòng, sáng nay, quý soeurs đã cầm băng rôn đến trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm và UBND phường Trần Hưng Đạo.

Nhiều người đã chú ý đến đoàn người mặc tu phục cầm băng rôn với dòng chữ “Đề nghị dừng thi công trên mảnh đất Nhà Dòng – số 5 Quang Trung” và cả băng rôn ghi nội dung bằng tiếng Anh.

Khi sân khấu tín ngưỡng hạ màn

Tuấn Khanh

28-3-2019

Sư thầy ở chùa Ba Vàng chụp ảnh lưu niệm cùng các quan chức đến tham quan. Nguồn: Chùa Ba Vàng

Có thể thấy rằng vụ bê bối chùa Ba Vàng đang được dàn xếp rất nhanh, gói ghém lại mọi thứ, với mục đích không để công luận xoáy vào và tìm hiểu thêm. Trên website của chùa, hình ảnh liên quan với các quan chức nhà nước cấp cao đã được gỡ sạch trong một đêm. Các quyết định trừng phạt cá nhân nhanh chóng được đưa ra, cùng với việc trụ trì Thích Trúc Thái Minh trở nên im lặng, cho thấy từ bên trên chính quyền đã có một quyết định chung cuộc.

Sự hủy hoại có tổ chức của những cái đầu dốt nát

Đỗ Duy Ngọc

26-8-2019

Tối 10.8 tại đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng) diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu thu hút hàng ngàn người tham dự. Trong dịp này 30.000 hoa đăng được thả xuống biển.

Ai tiếp tay làm cho dân ngu, chùa giả?

Nguyễn Đình Bổn

15-3-2021

Một cái… hơi giống cái chùa, và rất giống Tử cấm thành của Trung Quốc. Trong cái hình hài lai tạp này, có nhiều cái tượng bị gọi là tượng Phật, và một cái tượng đồng rất to, đặt chính diện để thờ ở tầng hai, là tượng bà Lan (đã mất), vợ của ông xây cái khu này, cùng “bảng ghi danh công trạng” của bà.

Cải thiện mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và Phật Giáo Hoà Hảo: Hiện trạng và Triển vọng (Phần cuối)

Đỗ Kim Thêm

13-6-2022

Phần đầu: Nhìn lại cuộc xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hoà

Lễ kỷ niệm ngày Đức Thầy khai đạo tại An Hoà Tự. Ảnh trên mạng

Kính gửi các đệ tử của Thích Chân Quang

Phạm Lưu Vũ

5-6-2023

Ảnh trên mạng

Bài viết của tôi về sư phụ Thích Chân Quang khiến các vị không hài lòng, có người bảo tôi “bạ ai cũng chửi”. Không hài lòng là quyền của các vị, nhưng không phải tôi chửi, mà tôi vạch mặt tính chất cơ hội, nguy hiểm của ma tăng này. Và dẫu thật tôi có chửi đi nữa, thì đó cũng là một cách “pháp thí”, mà nhà Phật gọi là “đàn ha” (bố thí mắng) kia mà?

Vụ “xá lợi tóc” ở chùa Ba Vàng: Lấy bảo vật quốc gia của nước khác cứ như lấy cái kim, sợi chỉ

Giang Hà

28-12-2023

Chùa Shwedagon hay Chùa Vàng là một ngôi chùa nằm ở thành phố lớn nhất ở Yangon. Theo truyền thuyết và ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, tức là vào khoảng cách đây 2.500 năm. Dù vậy, các nhà khảo cổ học nhận định, nó được xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10. Trải qua bao năm tháng, cho đến nay Shwedagon vẫn được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar.

Nhận chân một chân tướng

Chu Vĩnh Hải

6-3-2024

Mấy hôm nay, mạng tràn ngập video clip các nhà sư – doanh nhân trao đổi với nhau về kinh nghiệm kiếm tiền từ bá tánh (từ bá tánh giàu nứt đố đổ vách đến bá tánh nghèo xác xơ), cách giải thích cực kỳ vô lý và ngu xuẩn của ông thầy tu Thích Chân Quang về kết quả kiếp này là hậu quả của kiếp trước. Tôi định không viết gì như đã không viết gì về tôn giáo trong hàng chục năm qua, nhưng đến nước này thì tôi không thể không viết.

Chia rẽ tôn giáo là phản quốc

FB Nguyễn Ngọc Chu

18-12-2017

Giáo dân tại giáo xứ Kẻ Gai bị đánh đập dã man. Ảnh: internet

Ngày 17/12/2017 truyền thông đã đưa lên những hình ảnh đau lòng và hổ thẹn về sự kiện ở giáo xứ Kẻ Gai (Hưng Nguyên, Nghệ An).

TẠI SAO LẠI XẨY RA TÌNH TRẠNG CHIẾM ĐẤT XÂY NHÀ THỜ?

Theo tin đăng trên trang của Đài PT TH Nghệ An thì “vào sáng 17/12/2017 hàng trăm bà con giáo xứ Kẻ Gai ở xã Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An đã đổ ra xây nhà thờ trên diện tích 9000 m2 chưa được cấp đất. Mặc dù trước đó chính quyền đã cấp giấy chứng nhận 6704 m2 (và thêm 1000 m2 vào năm 2015) cho giáo xứ để xây dựng nhà giáo lý nhưng giáo xứ không nhận.”

Xin Ban tuyên giáo Trung ương hãy để ý đến lĩnh vực buôn bán thánh thần

FB Nguyễn Ngọc Chu

9-3-2019

1. Con người quá nhỏ bé so với vũ trụ. Một mình không thể quyết định số phận, bởi còn phụ thuộc vào muôn vàn yếu tố bên ngoài. Vì thế cầu mong ngoại lực và siêu ngoại lực “phù hộ” là điều dễ hiểu.

2. Mạnh mẽ tự tin thì ít trông chờ vào ngoại lực. Càng yếu thế càng không tự tin. Càng không tự tin càng viện vào ngoại lực. Những kẻ càng yếu thì không những trông chờ vào ngoại lực mà chủ yếu chỉ cầu xin siêu ngoại lực. Nói cách khác, mức độ yếu thế tỷ lệ thuận với sự cầu xin siêu ngoại lực.

Từ Bái Đính đến Tam Chúc, và…

Phạm Lưu Vũ

12-5-2019

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự khai mạc Đại lễ Vesak 2019. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Năm 2014, Xuân Trường đã dùng Đại lễ Phật Đản quốc tế để quảng bá cho Bái Đính, như một sự “nghiệm thu” tâm linh để từ đó đến nay, Bái Đính khổng lồ, nơi lầu các của chư tăng, chốn bồng lai của quan chức, chỗ cúng tiền, hành xác của khách thập phương… đã trở thành cỗ máy in tiền không phải đóng thuế của doanh nghiệp. Xuân Trường, kẻ rất giỏi biến giang sơn cẩm tú của đất nước thành vườn riêng nhà mình, để xây la liệt những chùa chiền, tùng lâm, điện các… thực chất là trục lợi trên tâm linh, là hủy hoại Phật Pháp, là biến dạng Tam Bảo và làm hổ lốn tín ngưỡng…

Là vị chân tu đòi hỏi phải minh bạch

Kông Kông

17-11-2019

Nhà sư Thích Trí Quang qua đời tại Huế, thọ 96 tuổi. Ông có 44 năm sống dưới chế độ cộng sản. Năm 1975 ở tuổi 51, 52 (tuổi của sức sống và kinh nghiệm) nhưng ông hoàn toàn im lặng từ đó, ngoại trừ được phép phổ biến Trí Quang Tự Truyện năm 2011, do nhà xuất bản Tổng Hợp Tp HCM xuất bản.

Pháp nạn – Ma chướng trong chế độ Cộng sản (Phần 8)

Chu Sơn

13-6-2021

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5 phần 6phần 7

Cuộc đấu tranh của các sư tăng đệ tử hòa thượng Thích Đôn Hậu:

Mác và Ma

Trần Trung Đạo

19-8-2022

Hai phương pháp tuyên truyền căn bản dưới chế độ CS: (1) làm cho người dân nghe và (2) làm cho người dân ngu. Nói cho đúng theo thực tế ngày nay, nếu không làm cho người dân tin vào Mác thì để người dân tin vào Ma.

Phóng sinh (Kỳ 2)

Chu Mộng Long

31-8-2023

Tiếp theo kỳ 1

(Ác nghiệp trùng trùng, biết bao giờ thoát?)

Sân chùa tháng cô hồn. Tờ mờ sáng đã đông người. Có những người ăn mặc kín đáo và có những cô gái trẻ khoe bẹn, khoe nội y. Họ đều là Phật tử đi lễ. Dưới những bóng cây cổ thụ, lại có không ít tục tử đi đi lại lại ngó nghiêng với những cạm bẫy trên tay.

Nếu luật pháp không nghiêm minh thì tất yếu sẽ loạn

Thái Hạo

5-1-2024

Sáng dậy thấy một loạt báo đưa tin, đọc, nhưng không biết vì sao ông Thích Trúc Thái Minh bị kỷ luật, cũng không hiểu vì sao ông này phải sám hối! Đây cũng là các câu hỏi tràn ngập mạng xã hội từ đêm qua đến giờ, và hầu như ai cũng tỏ ra khó hiểu, thất vọng.

Về ông Thích Minh Tuệ

Thái Hạo

14-4-2024

Thời gian vừa qua tôi vô tình thấy hình ảnh một vị tu sĩ được lan truyền trên mạng xã hội, tên là Thích Minh Tuệ. Tôi tò mò tìm xem thêm một số clip do nhiều người đưa lên; rồi lại thấy cả những bài bình luận của nhiều thành phần khác nhau: Khen – chê, tán dương – dè bỉu, thậm chí ác ý chụp mũ và vu khống, đủ cả. Xin có mấy suy nghĩ thế này.

Mê tín: Trạng thái tâm lý bất an, tuyệt vọng?

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

4-3-2018

Hình ảnh người dân về tổ đình Phúc Khánh dâng sao giải hạn đầu năm. Ảnh: VNN

Tối qua, anh bạn ở nước ngoài gọi điện hỏi thăm, nói chuyện một lúc thì câu chuyện chuyển qua hiện tượng dâng sao giải hạn đầu năm ở Việt Nam. Từ câu chuyện với anh và từ mấy hôm nay mạng xã hội tràn ngập hình ảnh hơn trăm ngàn người tập trung ở một ngôi chùa để xin lễ bị không ít người chửi mắng là ngu muội, tôi viết bài này để đi tìm lời giải cho một hiện tượng xã hội.

Tôi nhớ cách đây sáu hay bảy năm gì đó, vào ngày mùng 1 tết, tôi chạy cái xe máy cà tàng từ Hà Nội về nhà ông anh kết nghĩa ở Bắc Ninh chơi. Nhà anh có điện thờ và đầu năm thường có đông con nhang phật tử đến dâng sao giải hạn và hầu đồng khai xuân. Anh biết tôi không mê tín, anh bảo: “Cô về chơi để biết về một nét văn hóa tâm linh của miền Bắc.” Năm nào tôi không về miền Nam ăn tết thì tôi thường về đó ăn tết với anh chị. Và tôi thích thú với cách người ta trang trí điện thờ, cách người ta hát, gõ, đàn và múa hầu đồng.

Tôi về đó chơi nhiều vì mỗi khi anh câu được cá ở sông Như Nguyệt thì đều gọi điện bảo tôi về ăn, những cuộc nói chuyện trong các bữa cơm, trong các dịp lễ tết…làm tôi tuy không tin nhưng có một sự hiểu biết chút chút về tâm linh, về văn hóa cúng kiến. Lại nói về ngày mùng 1 năm đó, tôi chạy từ Hà Nội về, còn cách khoảng 5km thì tới nhà anh chị thì xe dở chứng. Đề, đạp mãi mới nổ máy, vào số 1 là tắt, không chạy được. Mùng 1 nên không một tiệm sửa xe nào mở cửa. Đường phố vắng vắng, chẳng có ai giúp. Tôi, mặc váy, đi đôi bốt cao gót, hết đề tới đạp, hết leo lên rồi tuột xuống mà vẫn không thể làm cho cái xe chạy, tôi dắt bộ.

Trời lạnh mà mồ hôi mồ kê ướt hết cái áo váy và thấm ra cái áo khoác ở ngoài, đôi giày bốt cao gót làm cho việc đẩy xe trở nên khó nhọc gấp bội. Tôi lê lết được hơn 1km, đẩy xe lên được cái dốc ở gần chợ thì đứng thở, mệt đuối. Gọi cho ông anh không được. Tuyệt vọng. Trong lúc đó, tự nhiên trong đầu tôi lại nảy ra cái ý nghĩ van vái thổ công, và sau đó tôi khấn lầm bầm đại khái là xin thần thổ công cho nổ được máy xe để về được tới nhà! Xong, tôi đạp máy xe, vô số, ok. Mừng quá, chạy về tới nhà ông anh mà vừa thấy ngộ nghĩnh vừa không giải thích được. Câu chuyện đó bị quên lãng cho tới khi tôi viết bài này.

Ngược về vài chục năm trước, năm tôi 9 tuổi, ba vừa mất được vài tháng. Hôm đó, mẹ bị cảm sốt, bà nằm trên giường rên hư hư. Tôi rất sợ hãi vì sợ mẹ lại chết giống ba. Tôi không biết làm cách nào để mẹ khỏi bệnh, khỏi đau đớn. Trong cái cơn bấn loạn đó tôi chợt nhớ ra tôi hay thấy mọi người hái lá nấu nước xông để chữa cảm. Tôi điểm lại trong đầu những loại lá cần phải hái: Là chanh, lá bưởi, lá sả, hương nhu, lá tre, húng, gừng và dây lá giác.

Tôi cắp cái rổ tre vào hông, đi một vòng hái được các loại lá, chỉ thiếu mỗi dây lá giác. Lá giác là loại dây leo mọc hoang, thường bò ở hàng rèo hoặc bám trên các cây cao. Kiếm khắp vườn không có, tôi đi loanh quanh xóm để tìm. Tôi gặp một dây lá giác leo trên một cành cây chìa ra đường đi. Tôi lấy cây khều, nhẩy lên vói, vừa nhảy lên vừa dùng cành cây nhỏ để vói tới dây giác… nhưng không được. Loay hoay rất lâu mà vẫn không hái được, tôi ngồi bệt xuống đất muốn khóc. Cái đầu đứa con nít chỉ biết là phải có lá giác kèm vào các loại lá khác để nấu xông, chỉ có như vậy thì mẹ mới khỏi bệnh, nó không biết rằng thiếu dây giác cũng không sao.

Nó cũng không biết là phải chạy đi lấy ghế, lấy thang hay nhờ người lớn. Nó ngồi đó ngước mắt nhìn chùm dây giác lủng lẳng trên cao một cách tuyệt vọng. Nhớ tới khuôn mặt nhăn lại và tiếng rên vì đau của mẹ, nỗi sợ mẹ chết lại bao trùm lấy nó. Và nó cho rằng nếu mẹ chết thì đó là lỗi của nó vì nó đã không hái được chùm dây giác về nấu nồi xông cho mẹ. Nó thấy cô đơn và tuyệt vọng. Bất giác, nó nhớ các bà các chị hay vái trời vái phật mỗi khi họ gặp chuyện gì đó không giải quyết được. Nó lẩm bẩm vái trời phật cho mẹ nó hết đau, nó xin chịu đau cho mẹ, nó xin nó hái được chùm dây giác.

Đoạn, nó đứng dậy, cầm cái nhánh cây, cố sức bật nhảy lên, vung tay cầm nhánh cây với chùm dây giác. Tới rồi. Được rồi. Nó rớt xuống kéo theo chùm dây giác. Nó té bệt xuống đất, cơn đau buốt bất ngờ ở cổ chân chạy lên tới óc làm nó điếng người mất một lúc. Nó vơ chùm dây giác, vui mừng, nhẩy cò cò về nhà. Gom hết các loại lá hái được, rửa sạch, cho vào nồi nấu cho mẹ nồi xông. Dù rất đau mỗi khi bước đi, nhưng về đến nhà nó cố ý tỏ vẻ bình thường không cho mẹ biết. Mẹ nó sau khi xông thì khỏe hơn (chắc cũng do uống thuốc gì đó nữa nên khỏi bệnh) và con bé đinh ninh cơn đau nó đang chịu ở chân là nó đang gánh cái đau cho mẹ nó và lời van vái của nó đã có hiệu nghiệm! Câu chuyện trên cũng chẳng bao giờ được kể.

Qua hai câu chuyện ở hai hoàn cảnh và độ tuổi với tầng hiểu biết, nhận thức rất khác nhau của chính tôi kể trên, ta thấy có một điểm chung duy nhất: Trạng thái bất an, tuyệt vọng.

Ở câu chuyện thời tuổi thơ, ta có thể lý giải là do con nít thiếu hiểu biết và ngây thơ nên tin vào những điều tâm linh, mê tín. Nhưng ở câu chuyện thời tôi đã lớn, mới cách đây chưa tới chục năm, ta giải thích thế nào? Rõ ràng là tôi lúc bấy giờ đã có nhận thức, có hiểu biết và không tin vào tâm linh, chỉ tin vào khoa học và những gì có thể chứng minh, nhưng trong một trạng thái cô đơn, tuyệt vọng, tôi đã khấn vái một thế lực siêu nhiên không có thực ban cho mình một điều may mắn để tôi giải quyết tình huống của mình.

Trong cái đám đông hơn trăm nghìn người ngồi chờ dâng sao giải hạn, trong đám đông cả triệu người đi lễ bà chúa Xứ, trong đám đông hàng nhìn người đi lễ bà chúa Kho và khắp các chùa, đền, miếu mạo trên cả nước… ta thấy có rất nhiều thành phần từ người lao động, nông dân, kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân, người kinh doanh, người làm nghề, công chức, quan chức… đủ cả, với các tầng hiểu biết, nhận thức, kiến thức khác nhau, họ có một điểm chung duy nhất: Tâm trạng bất ổn. Dù họ là ai, nghành nghề nào thì rõ ràng họ đều cảm thấy bản thân và gia đình đang sống trong một môi trường xã hội có quá nhiều bất ổn, tâm trạng họ không hề có được sự bình an. Họ phải luôn nơm nớp lo sợ, sống trong trạng thái bất an, không biết ngày mai chuyện gì xảy đến với mình. Và với khả năng của bản thân, họ không thể giải quyết được vấn đề nên họ buộc phải tìm đến với thế lực siêu nhiên.

Một xã hội mà ăn cái gì cũng sợ nhiễm độc, sợ bệnh tật, đi ra đường thì không biết chết vì tai nạn giao thông lúc nào, con cái ra đường thì không biết chúng sẽ bị lôi kéo vào các thói xấu nào đang đầy rẫy ngoài kia, công việc, làm ăn có thể bị mất trắng, phá sản chẳng theo một quy luật nào, thậm chí cái nhà mình đang ở cũng không phải của mình mà có thể mất bất cứ lúc nào chỉ vì một thằng có tiền nào đó nó cứ hứng muốn giải tỏa để xây cái mả mẹ gì đó và nó chỉ cần đền bù giá rẻ mạt là xong, cãi kiện nó đánh, nó bỏ tù.. Thậm chí, nói cái gì cũng phải lựa lời mà kheo khéo nếu không muốn bị đám đông chửi, đánh, đâm… nhìn nhau cũng bị đánh chết cơ mà. Và những đứa cố gắng thay đổi cái môi trường xã hội đó bằng cách phản biện xã hội, bằng cách đấu tranh với chính quyền thì bị trù dập, bị kiểm soát, bị kết an, bỏ tù và tù ngày càng nặng… thì con người ta biết trông vào đâu, bấu víu vào đâu để vượt qua nỗi sợ và nỗi bất an để tồn tại ngoài trông chờ vào thế lực siêu nhiên?

Con người khi được sống trong một môi trường xã hội có sự bình ổn nhất định, được phát triển, làm việc, cống hiến, được nói, được bảo vệ bằng một nhà nước có luật dành cho mọi người chứ không ngoại lệ, an sinh xã hội được đảm bảo một cách tương đối thì họ có cần phải trông chờ vào một thế lực siêu nhiên nào không? Về văn hóa, niềm tin tâm linh vào một tôn giáo nào đó chắc chắn là có nhưng mê tín, ngông muội, trông chờ hoàn toàn vào đó thì không.

Lý giải như thế để thấy, chửi mắng họ là một điều rất dễ, nhưng việc chửi mắng thậm tệ đó thật ra không giải quyết được vấn đề. Họ-chúng ta-là những kẻ thật đáng thương biết mấy trong xã hội, trong thời cuộc này. Nghĩ cách để niềm tin vào tâm linh kia biến thành niềm tin vào một điều cụ thể, chuyển hóa nó thành động lực để thúc đẩy, làm thay đổi xã hội từ bất an thành bình an là một việc rất khó và cần rất nhiều thời gian lẫn công sức, trí tuệ. Trong quá trình đó, chửi mắng thậm tệ đám đông không làm cho họ nhận ra vấn đề, chỉ làm cho họ xa lánh thêm. Họ cần sự thấu hiểu và hướng dẫn, không cần sự phán xét.

Đối thoại với ông Nguyễn Thanh Sơn (Bài 1)

Chu Mộng Long

26-3-2019

Dù có phát biểu với tư cách cá nhân một Phật tử thì ông Nguyễn Thanh Sơn vẫn là đảng viên Đảng Cộng sản, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đương kim đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Liên Hiệp quốc. Cho nên, dù muốn hay không ông cũng phải chịu trách nhiệm với tư cách một lãnh đạo cộng sản lấy kim chỉ nam hành động là Chủ nghĩa Marx và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Không chạy trốn trách nhiệm này được, vì đảng viên phải phát ngôn theo quy định tại Điều lệ Đảng và 19 điều đảng viên không được làm.