Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Chủ trương phòng thủ Nam Việt Nam của Hoa Kỳ

Trần Gia Phụng

5-8-2018

Trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975, chính sách của Hoa Kỳ về Việt Nam thay đổi tùy hoàn cảnh, tùy quyền lợi và tùy sự chọn lựa của dân chúng Hoa Kỳ qua các đời tổng thống khác nhau, nhưng suốt trong cuộc chiến, quân đội Hoa Kỳ theo một chủ trương không thay đổi, là chỉ phòng thủ Nam Việt Nam (NVN), không đưa bộ binh tiến đánh Bắc Việt Nam (BVN), ngoại trừ việc gởi phi cơ tấn công các căn cứ quân sự BVN.

Lê Hồng Quang giữ vai trò gì trong vụ Tô Lâm mượn chuyên cơ của chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh về nước?

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

5-8-2018

Hàng bên trái: Lê Hồng Quang, cố vấn của TT Robert Fico (ngồi cạnh Lê Hồng Quang), Bộ trưởng BNV Robert Kaliňák. Hàng bên phải: Bộ trưởng BCA Tô Lâm (ngồi giữa) – Ảnh chụp chuyến thăm Slovakia tháng 3/2016

Slovakia, một nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU), đã tiếp tay với tội phạm đưa một nạn nhân bị bắt cóc ra khỏi EU, là một vấn đề nghiêm trọng. Ông Andrej Kiska Tổng thống Slovakia nói: “Vụ này đã trở thành một scandal quốc tế, nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng về sự tin tưởng trong quan hệ giữa Slovakia và Đức”.

“Khinh dân như cỏ rác”!

Mạc Văn Trang

5-8-2018

Khẩu hiệu thì rất kêu: “Chính quyền của Dân, do Dân, vì Dân”; “Cán bộ là công bộc của Dân”, “đầy tớ của dân”; “luôn luôn lắng nghe Dân”… Nhưng hầu như người dân nào có việc phải đến chính quyền đều khó chịu về cách ứng xử. Dân đã tổng kết: Cơ quan Hành chính, nghĩa là Hành Dân là chính… Những người đưa đơn khiếu kiện hay xin giấy tờ mới khổ sở. Những người góp ý cho chính quyền, cũng bực mình, chả ai còn muốn góp…

Nếu là doanh nhân Đài Loan, tôi sẽ thu hồi vốn đầu tư và rời khỏi Việt Nam

Đàm Ngọc Tuyên

4-7-2018

Hôm qua, ngày 3/8/2018, BBC Tiếng Việt đưa tin: Chính quyền Việt Nam đã yêu cầu các công ty Đài Loan, có vốn đầu tư ở VN, tuyệt đối không được treo quốc kì của Đài Loan trong trụ sở công ty đặt tại VN.

Một Cái Nhìn Kỹ Hơn Dự Thảo Duy Nhất Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông của ASEAN

Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Nhật Minh

3-8-2018

Bài báo hé lộ vài nội dung trong Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất của ASEAN – Trung Quốc.

Vào ngày 3 tháng 8 vừa rồi, Ngoại trưởng của 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng người đồng cấp Trung Quốc đã loan báo sự đồng thuận về một Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quỵ tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất (sau đây gọi là Văn Bản) làm cơ sở cho việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Văn Bản này dài 19 trang khổ A4. Nó được cấu trúc gồm 3 phần chính theo Thoả thuận Khung Bộ quy tắc Ứng xử đã được thông qua trước đây – những điều khoản tiền đề, những điều khoản chung, và những điều khoản cuối cùng. Văn Bản được mã hoá theo màu sắc như sau: màu đen cho nội dung được lấy từ Khung COC, màu xanh da trời cho nội dung đã được thống nhất, và màu xanh lá cây là những ý kiến mà 11 bên đưa vào.

Văn Bản lặp lại những từ ngữ trong Khung COC rằng đây “không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển.” Ở phần 2 của Những Nguyên tắc Chung, Malaysia thêm vào một cảnh báo pháp lý như sau:

Các Bên tiếp tục công nhận rằng COC không giải quyết hoặc không ảnh hưởng đến lập trường của các Bên về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, ranh giới biển, hoặc các quyền lợi hàng hải các Bên được cho phép theo luật quốc tế về biển và được ghi nhận / phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Giới hạn về độ dài không cho phép bài viết phân tích và tổng kết đầy đủ Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất này. Bài viết này tập trung vào 5 vấn đề chính được đề cập trong Văn Bản: phạm vi địa lý áp dụng COC; vấn đề giải quyết tranh chấp; nghĩa vụ hợp tác; vai trò của các bên thứ ba; và tình trạng pháp lý của Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

Phạm vi địa lý

Văn Bản không xác định rõ ràng phạm vi địa lý trên Biển Đông được áp dụng. Ở phần Những Điều Khoản Chung, Việt Nam đề xuất rằng, “Bộ quy tắc Ứng xử hiện tại sẽ áp dụng cho tất cả các thực thể đang trong tranh chấp và những vùng biển chồng lấn do những yêu sách theo UNCLOS 1982 ở Biển Đông.” Indonesia thì thêm vào, “các Bên cam kết tôn trọng Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo quy định trong UNCLOS 1982.

Malaysia đề xuất, “tuỳ thuộc vào các yếu tố/nội dung của COC, phạm vi địa lý/phạm vi áp dụng có thể cần phải được xác định,” trong khi Singapore thì bình luận “các Bên có thể sẽ muốn cân nhắc về sự tiện ích của việc thêm một phần về định nghĩa các thuật ngữ sẽ được sử dụng trong đây.”

Giải quyết Tranh chấp

Một phần lớn Văn Bản được dành cho các vấn đề phòng ngừa, quản lý và giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa các bên. Tuy nhiên Văn Bản không có bất kỳ tham chiếu cụ thể nào đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc có trong Phụ lục VII UNCLOS.

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, Indonesia đề xuất như sau:

Các Bên nhất trí, khi thích hợp, sẽ sử dụng Hội đồng Cấp Cao của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với sự đồng ý của các Bên liên quan, để giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến các sự cố có thể xảy ra trên Biển Đông.

Các Bên đồng ý rằng bất kỳ sự cố nào chưa được giải quyết sẽ được chuyển tới một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp của quốc tế, với sự đồng ý của Các Bên liên quan.

Việt Nam đề xuất rằng các bên giải quyết tranh chấp “thông qua đàm phán hữu nghị, điều tra, trung gian, hoà giải và những biện pháp khác theo thoả thuận của các Quốc gia Ký kết (Contracting States).” Nếu những biện pháp đó không thành công, Việt Nam đề nghị các bên tranh chấp “sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo những điều khoản tương ứng của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á.”

Việt Nam kết luận rằng không có bất kỳ điều gì trong COC “sẽ ngăn cản” việc giải quyết tranh chấp một cách hoà bình phù hợp theo Điều 33(1) của Hiến chương Liên Hợp quốc. Điều 33 bao gồm “các biện pháp [giải quyết tranh chấp] khác” như trọng tài, Toà án quốc tế, sử dụng các cơ quan hay thoả thuận khu vực, hoặc những biện pháp hoà bình khác được quyết định bởi các bên liên quan.

Văn Bản có hai lựa chọn để giám sát việc thực hiện. Lựa chọn thứ nhất, được ủng hộ bởi Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Malaysia, và Singapore, đặt trách nhiệm vào Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc. Lựa chọn thứ hai, được đề xuất bởi Việt Nam, kêu gọi việc thiết lập một Uỷ ban lãnh đạo bởi các Ngoại trưởng hoặc đại diện của các quốc gia.

Nghĩa vụ Hợp tác

Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất có nguồn gốc từ những điều khoản trong UNCLOS rằng các quốc gia ký kết có nghĩa vụ hợp tác bảo vệ môi trường biển trong một biển nửa kín và trong khi đang chờ giải quyết tranh chấp, các quốc gia ký kết cần tham gia vào những  thoả thuận có tính thực tiễn.

Phần 2 (Các Điều Khoản Chung), tiểu mục c (Những cam kết cơ bản) gồm 6 điểm: i (Nghĩa vụ hợp tác), ii (Đẩy mạnh hợp tác hàng hải có tính thực tiễn), iii (Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm), iv (Phòng ngừa sự cố), v (Quản lý sự cố), và iv (Các cam kết khác, phù hợp với luật quốc tế, để đáp ứng các mục tiêu và nguyên tắc của COC).

Phần 2.c có lẽ là phần được tranh luận nhiều nhất trong Văn Bản. Ví dụ, phần này bao gồm giải thích dài tỉ mỉ 4 lựa chọn về nghĩa vụ hợp tác và thúc đẩy hợp tác hàng hải thực tế, nối tiếp bởi hai bộ chọn lựa về tự kiềm chế/thúc đẩy lòng tin, và kết thúc là thảo luận về ba điểm còn lại. Tiếp sau đó Văn Bản còn chứa đựng một đề xuất bởi Việt Nam thay thế toàn bộ phần 2.c (Những cam kết cơ bản) với 27 điểm quy định những điều các quốc gia phải làm và không được làm.

Trong phần 2.c (i và ii), Philippines, Indonesia và Singapore, Trung Quốc và Campuchia, đã lần lượt đề xuất bốn lựa chọn riêng biệt về nghĩa vụ hợp tác. Ngoại trừ lựa chọn Trung Quốc đề xuất, tất cả các lựa chọn khác về cơ bản đều bao gồm năm lĩnh vực hợp tác trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng bao gồm: bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn giao thông và liên lạc ở biển, và chống tội phạm xuyên quốc gia. Đề xuất của Indonesia bổ sung đánh bắt trái phép vào danh sách của DOC về tội phạm xuyên quốc gia – bao gồm buôn bán ma túy trái phép, cướp biển và cướp vũ trang trên biển, và giao thông có vũ trang bất hợp pháp. Campuchia thì đề xuất kết nối biển.

Đề xuất của Trung Quốc thì có phần chồng chéo với những lựa chọn khác nhưng đáng chú ý ở chi tiết mà nó cung cấp trên sáu lãnh vực hợp tác – bảo tồn nguồn cá, hợp tác an ninh và luật biển, đi lại và tìm kiếm cứu nạn trên biển, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường, kinh tế biển bao gồm hợp tác trong lãnh vực thuỷ sản và dầu và khí, và văn hoá biển.

Quan trọng nhất là về hợp tác kinh tế biển, Trung Quốc đề xuất là sự hợp tác chỉ được thực hiện bởi các quốc gia ven biển “và không được hợp tác với các công ty từ những nước ngoài khu vực.” Ngược lại, Malaysia lại đề nghị rằng không có gì trong COC “sẽ ảnh hưởng… quyền hoặc khả năng của các Bên tiến hành các hoạt động cùng với nước ngoài hoặc các tổ chức tư nhân do họ tự lựa chọn.”

Hai lựa chọn được đề xuất ở phần 2.c.iii với tiêu đề “Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm. Lựa chọn đầu tiên được liệt kê bởi Indonesia gồm bốn biện pháp: đối thoại giữa các quan chức quốc phòng và quân đội, đối xử nhân đạo với người gặp nạn, tự nguyện thông báo về các cuộc tập trận chung hay kết hợp sắp diễn ra, và thường xuyên trao đổi thông tin liên quan.

Lựa chọn thứ hai trong phần 2.c.iii có 7 điểm, trong đó 5 điểm được đề xuất bởi Trung Quốc, một được đề xuất bởi Philippines và điểm cuối cùng được đề xuất chung bởi Trung Quốc và Philippines.

Điểm đầu tiên Trung Quốc đề xuất là “các hoạt động quân sự trong khu vực là để dẫn tới tăng cường lòng tin lẫn nhau.” Trong đề xuất thứ hai Trung Quốc kêu gọi giao lưu giữa các lực lượng quốc phòng và quân đội bao gồm “tàu quân sự ghé thăm cảng của nhau và tuần tra chung một cách thường xuyên.” Đề xuất thứ 3 kêu gọi thường xuyên tập trận chung giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.”

Điểm thứ tư Trung Quốc đề xuất:

Các Bên sẽ thiết lập một cơ chế thông báo các hoạt động quân sự, và thông báo cho nhau các hoạt động quân sự chính nếu thấy cần thiết. Các Bên không được tập trận chung với các nước ngoài khu vực, trừ khi các bên liên quan đã được thông báo trước và không phản đối.

Điểm đề xuất thứ năm của Trung Quốc lưu ý rằng các tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền miễn trừ quốc gia và được “miễn trừ tài phán bởi bất cứ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu đăng ký.” Hơn nữa, tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền tự vệ “nhưng phải có sự lưu tâm thích đáng đến các tàu và máy bay quân sự của bên còn lại..”

Trung Quốc và Philippines cùng thêm vào điểm thứ sáu gọi là “đối xử công bằng và nhân đạo cho tất cả những ai đang gặp nguy hiểm hoặc gặp nạn ở Biển Đông.”

Cuối cùng, Philippines đề xuất điểm thứ 7 bao gồm “tôn trọng việc ngư dân thực hiện những quyền đánh cá truyền thống… [và] tiếp cận các thực thể địa lý và ngư trường truyền thống.”

Việt Nam đã đưa ra một bảng đề xuất riêng của mình thay thế toàn bộ những điều trên trong Phần 2.c. Việt Nam đề nghị rằng các Quốc gia Ký kết tôn trọng “các vùng biển được quy định và thiết lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.” Việt Nam cũng đề xuất rằng Các Quốc gia Ký kết cần cung cấp thông báo trước 60 ngày về cuộc tập trận chung/kết hợp sắp diễn ra” ở Biển Đông.

Việt Nam cũng đề xuất một hướng dẫn cụ thể về những gì Quốc gia Ký kết không nên làm, bao gồm xây dựng trên bất kỳ đảo nhân tạo nào, quân sự hoá các thực thể, phong toả tàu chở lương thực hay luân chuyển nhân sự, tuyên bố Khu vực Nhận diện Phòng không, và tiến hành các các cuộc mô phỏng tấn công tàu và máy bay của các quốc gia khác.

Vai trò của Các Bên Thứ Ba

Các bên thứ ba là những quốc gia không tham gia ký COC. Không có tham chiếu nào trong Văn Bản về việc gia nhập COC của các bên thứ ba. Brunei đề xuất rằng “sau khi COC có hiệu lực, các Bên có thể đề xuất Nghị quyết Đại hội đồng Liên hợp quốc hai năm một lần để đảm bảo tất cả các quốc gia khác tôn trọng những nguyên tắc có trong COC.

Như lưu ý ở trên, đề xuất của Trung Quốc trong Văn Bản là nhằm ràng buộc các quốc gia thành viên ASEAN trong COC và giới hạn nếu như không phải là loại trừ sự tham gia của các bên thứ ba.

Tình trạng pháp lý

Văn Bản không có tham chiếu nào cho thấy COC là một hiệp ước theo luật quốc tế. Mặc dù nó có một đề xuất của Việt Nam rằng Các Quốc gia Thành viên “đã đồng ý ràng buộc bởi Bộ Quy tắc Ứng xử hiện hành…” Việt Nam cũng đề nghị COC “phải được phê chuẩn theo thủ tục nội bộ tương ứng của các Quốc gia ký kết” và văn bản phê chuẩn sẽ được gửi cho Tổng thư ký ASEAN – người “sẽ đăng ký” COC theo đúng điều 102 Hiến chương Liên Hợp quốc.

Cả Brunei và Việt Nam đã đề nghị một cách độc lập rằng không Quốc gia Thành viên nào có sự bảo lưu nào đó khi ký kết COC.

Nội dung hiện tại của Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất là đầy đủ theo tham chiếu luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng. Nhưng nó không đề cập đến nghĩa vụ của nhà nước các bên đối với UNCLOS là phải lập tức tuân thủ những phán quyết đã được ban hành thông qua các trình tự trọng tài thành lập theo Phụ lục VII.

Văn Bản này vẫn đang là một “tài liệu sống,” nghĩa là các bên vẫn có thêm hoặc bớt trong văn bản dự thảo. Nội dung của Văn Bản bao gồm khả năng sẽ bổ sung thêm các hướng dẫn và quy trình trong phụ lục

Văn Bản này cũng là một công trình vẫn còn đang trong tiến trình mà dự kiến sẽ trải qua ít nhất ba lần thảo luận trước khi tiến tới một Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Anh Hứa Hoàng Anh tự tử hay bị giết và vì sao gia đình anh cam chịu im lặng?

Đàm Ngọc Tuyên

4-8-2018

Anh Hứa Hoàng Anh ạ! Tôi không biết anh nhưng cảm phục anh, trên đường đi công việc ở miền Tây, hay tin anh mất, tôi tâm niệm sẽ đến viếng hương anh, nhưng tôi đã không thể dù tôi đã đến rất gần nhà anh! Đám tang anh quạnh quẽ! Đau!

Xin mượn lời bài hát “Cho người vừa nằm xuống” và đôi dòng viết tiễn đưa Anh! Anh yên nghỉ nhé! “Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên. Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn. Đất ôm anh đưa vào cội nguồn. Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh. Như cánh chim, bỏ rừng, như trái tim bỏ tình. Nơi đây một lần, nhìn anh đến những xót xa đành nói cùng hư không!”

Anh Hứa Hoàng Anh, là người đã bị chết bất thường

Trong ngày 2/8/2018, trên trang cá nhân facebook có tên Trần Martini, đã đăng tải các tin tức liên quan đến cái chết của anh Hứa Hoàng Anh (H.A), sinh năm 1984, ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Anh H.A đã bất ngờ “đột tử” vào trưa ngày 2/8, trên đường về nhà, và trước đó, H.A đã bị CA huyện Châu Thành mời lên “làm việc” về việc H.A tham gia biểu tình phản đối những dự luật Đặc Khu, An Ninh Mạng, vào ngày 10/6/2018, tại Sài Gòn.

Đây không phải là lần đầu tiên, H.A bị CA địa phương nơi anh sinh sống sách nhiễu, “mời làm việc”. Facebook Trần Martini cho biết thêm: công an huyện Châu Thành khẳng định, H.A chết là do tự tử, nhưng facebooker này khẳng định H.A đã bị giết chết. Nói cách khác, đây là một vụ án mạng, một tội ác được thực hiện bởi cá nhân (nhóm người, tổ chức) gây ra.

Sau khi tin tức này được facebooker Trần Martini đăng tải, ngay lập tức sự việc được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Một làn sóng phẫn nộ của cộng đồng mạng trước cái chết bất thường của H.A, bởi không phải là lần đầu tiên, mà đã có quá nhiều người dân đang khoẻ mạnh, yêu đời, nhưng họ lại “tự nguyện tự tử” sau khi bị mời về đồn CA làm việc, bị tạm giam, tạm giữ, hay đang thi hành bản án tù có thời hạn.

Còn đây là trường hợp “tự tử” thứ hai của những người “bất đồng chính kiến” tại Việt Nam, trong vòng 14 tháng qua. Trước đó, vào tháng 5/2017, anh Nguyễn Hữu Tấn, quê Vĩnh Long, là tín đồ của Phật giáo Hoà Hảo, cũng “đã tự tử bằng cách dùng dao lam tự cắt vào cổ mình với ít nhất ba vết cắt dài và sâu, khi anh Tấn đang bị tạm giam“. (Có thể tự mình làm được việc này, anh Tấn là người can đảm và khó chết nhất mọi thời đại).

Có hai sự vụ không liên quan đến cái chết của H.A, nhưng không thể không nhắc đến, đó là: chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm – Nha Trang) đã bỏ thời gian tổng hợp về những cái chết bất thường của người dân ở đồn CA. Đây là lí do chính mà nhà cầm quyền bắt và xử Quỳnh 10 năm tù, vào tháng 6/2017. Và luật sư Võ An Đôn (Phú Yên) đã giúp đòi lại công lí và đưa vụ việc ra ánh sáng khi có nạn nhân bị đánh chết khi bị tạm giữ trong đồn CA Tuy Hoà, Phú Yên. LS Đôn đã bị tước giấy phép hành nghề luật sư, không lâu sau đó. Hiện nay, LS Đôn trở thành “người chăn bò vĩ đại”.

Trở lại cái chết bất thường của H.A, nhiều người có quyền hoài nghi và tin rằng H.A tự tử, cho nên gia đình, vợ con của anh H.A đã im lặng. Cá nhân tôi, tôi cũng nghĩ như vậy, chỉ khác chút xíu thôi: họ (nguời thân H.A) đã “im lặng” trong cam chịu.

Khoa tâm lí học đã chứng minh rằng, khi một con người phải chọn cái chết để được giải thoát, nghĩa là trong thời khắc đó, tâm lí (thể xác) của họ đã phải chịu sự đau đớn vượt ngưỡng chịu đựng của chính họ. Trong trường hợp của H.A, một người đủ can đảm dám đấu tranh cho những bất công xảy ra hằng giờ trên đất nước này, thì chắc chắn một buổi mời làm việc của CA đối với H.A lại khiến anh đau khổ rồi chọn cái chết là không thể xảy ra. Giả thiết, H.A tự tử là thật, thì điều này đồng nghĩa rằng, H.A đã bị đe doạ, bị khủng bố tinh thần cực kì kinh khiếp. Còn ai khủng bố anh, đe doạ anh đã quá rõ rồi.

Tôi có hai người bạn ở Long An và Cần Thơ, một nguời bị mời làm việc, một nguời đã bị khởi tố (cho tại ngoại chờ ra toà) với cáo buộc theo điều 331 BLHS mới (258 cũ). Nhưng cả hai người bạn tôi đều cam chịu im lặng, bởi cả hai tổng cộng có 5 người con nhỏ, còn cả mẹ già tuổi trên 70, chứ đâu phải họ hèn nhát. Cho nên, trong trường hợp gia đình H.A chọn sự im lặng trước cái chết của người thân mình là điều hoàn toàn rất dễ hiểu, hãy cảm thông và chia sẻ cùng họ, bởi họ đang phải chịu những nỗi đau, những áp lực rất lớn. Thử hỏi có nỗi đau nào lớn hơn, khi nhìn nguời thân yêu của mình phải ngậm hờn nơi chín suối vì oan khuất. Có nỗi đau nào lớn hơn, khi họ phải nuốt ngược sự thật nguyên nhân cái chết của nguời thân, mà chỉ có thể thông báo sơ sài: H.A đã chết.

Một sự trùng hợp kì lạ, cái chết của hai công dân “chán sống” (Hoàng Anh và anh Tấn) nói riêng và những người dân tự tử ở đồn CA nói chung, có cần được chính quyền quan tâm “bảo vệ” bằng những hàng rào giám sát của lực lượng sắc phục, thường phục?

Mạng người xứ này khi sống thì rẻ lắm! Trớ trêu thay, người ta lại quan tâm và bảo vệ một cái xác chết nhỉ?

____

Mời xem clip:

Hàng không VN phát triển “nóng”, coi chừng!

Nguyễn Đình Ấm

4-8-2018

Những năm gần đây ngày càng có nhiều sự cố uy hiếp an toàn bay ở ngành hàng không VN (HKVN). Đặc biệt nghiêm trọng là mới đây máy bay Airbus 321 của hãng HK quốc gia (VNA) trong chuyến bay từ Sài Gòn đến Nha Trang đã hạ cánh nhầm xuống đường băng đang làm dỡ chưa được khai thác ở sân bay Cam Ranh. Gần đây nhất, ngày 16/7/2018 máy bay Airbus 321 VN 1266 của VNA hạ cánh ở sân bay Vinh lúc 20h52’ bị tai nạn hỏng máy bay, 21h ngày 28/7/2018 máy bay VN-1544 từ Huế bay ra Nội Bài hạ cánh chệch điểm tiếp đất…

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia có thể phải đối mặt với tội hình sự vì dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

4-8-2018

Vì tình nghi dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cựu thủ tướng Slovakia, ông Robert Kalniak, có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự.

Bản tin của hãng thông tấn Đức DPA ngày 3/8/2018 đăng trên tờ báo mạng Nau.ch

Bàn về vài quan điểm của Nguyễn Trần Bạt (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

3-7-2018

Tiếp theo Phần 1

4- Về trí thức

Bàn về trí thức VN, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, khen chê đủ cả. Văn bản chính thức có NQ 27-NQTƯ tháng 8 năm 2008 về xây dựng đội ngũ trí thức. Trong năm 2018 nhiều tổ chức của Đảng mở hội thảo đánh giá 10 năm thực hiện NQ 27. Tôi có một số ý kiến phản biện NQ này, nhưng ở đây chỉ xin bàn đến vài ý kiến trong sách của Nguyễn Trần Bạt.

Bàn về vài quan điểm của Nguyễn Trần Bạt (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

3-7-2018

1- Giới thiệu

Trong vài chục năm trở lại đây Nguyễn Trần Bạt nổi lên như một trí thức làm kinh doanh rất thành đạt. Ông sinh năm 1946 tại Nghệ An, năm 1963 vào quân đội, năm 1973 tốt nghiệp Đại học Xây dựng. Năm 1984 thôi việc nhà nước, năm 1989 thành lập Công ty tư vấn về đầu tư và chuyển giao công nghệ – InvestConsult Group. Hiện nay Công ty hoạt động trên nhiều nước, có doanh thu nhiều triệu đô la mỗi năm.

Tướng tá quân đội, công an đang đe dọa quốc phòng và an ninh quốc gia

Trung Nguyễn

3-8-2018

Bắt tay với Mỹ, Nhật thì nước Việt còn

Theo tin từ đài VOA tiếng Việt, sắp tới Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ với trị giá là 94,7 triệu đô-la. Cùng lúc đó, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ cùng khai thác khí đốt với hai công ty Nhật Bản tại vùng lãnh hải gần khu vực mà Trung Cộng tuyên bố chủ quyền.

Báo FAZ: Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia đã giúp ông Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh về nước

Hiếu Bá Linh, biên dịch

3-8-2018

Ông Robert Kalinak, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia gặp Bộ trưởng Công an Tô Lâm hôm 26.7.2017 tại Bratislava, thủ đô Slovakia, ngay sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin

Bộ trưởng Tô Lâm là người đầu tiên bước lên chiếc chuyên cơ của chính phủ Slovakia, tiếp theo là các thành viên của phái đoàn Việt Nam, tất cả 12 người. Trịnh Xuân Thanh là người cuối cùng được đưa lên máy bay, rõ ràng là ông ta bị thương, trông có vẻ đờ đẫn và được hai mật vụ Việt Nam xốc nách hai bên dìu đi. Các nhà điều tra Đức cho rằng, Trịnh Xuân Thanh đã bị thương và bị cho uống thuốc có chất ma túy.

Đạo không chừa ai!

Hoàng Dũng

2-8-2018

Cho đến nay, đã phát hiện ngoài việc đạo cương vị hướng dẫn thạc sĩ cho Cao Thị Thu, tiến sĩ cho Nguyễn Thị Thanh Hà, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn còn đạo văn của: (1) Ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO; (2) Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm; (3) Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Hữu Châu; (4) Giáo sư Tiến sĩ Bùi Minh Toán; (5) Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy; (6) Luận án (Phó) Tiến sĩ của Nguyễn Thúy Khanh; (7) Bài báo của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hà; và trước khi được phong giáo sư, còn đạo luôn (8) Luận văn tốt nghiệp đại học của Cao Thị Thu.

Con trai của Nguyễn Bá Thanh làm quan? (Phần 3)

Lê Hồng Hà

2-8-2018

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Năm 2013, một sự việc gây xôn xao dư luận, đăng nhiều kỳ trên báo chí. Đó là thời điểm Văn Hữu Chiến làm Chủ tịch Đà Nẵng.

“Thế lực thù địch”- mi là ai?

Lê Phú Khải

2-8-2018

Những năm gần đây, trên các phương tiện  thông tin quốc doanh, luôn xuất hiện những từ  “các thế lực thù địch” đang chống phá nhà nước Việt Nam.  Đặc biệt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng hay nhắc đến cụm từ này (!) Vậy, những thế lực thù địch nó từ đâu ra, sao càng ngày càng nhiều và gây lo sợ cho nhà cầm quyền đến thế?!

Biểu tình ôn hòa: tội gây rối trật tự công cộng!

BNS Tự do Ngôn luận số 296

01-08-2018

Làn sóng biểu tình toàn quốc hôm 10-06-2018, một cuộc xuống đường rầm rộ chưa từng có dưới chế độ CSVN kể từ năm 1975 quả đã gây chấn động cho nhà cầm quyền Hà Nội. Đem Luật Bán nước mang mỹ danh Luật Đặc khu và Luật Bịt miệng mang mỹ danh Luật An ninh mạng ra thách thức toàn dân, đám chóp bu ở Ba Đình đã có dịp thấy lòng yêu nước của nhân dân bùng lên dữ dội.

Hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Mỹ Tho, Bình Thuận, Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Dương, Hà Nội,… Không chỉ là những tiếng hô: “An ninh mạng, Bịt miệng dân!” “Không Trung Quốc! Không đặc khu kinh tế!”, “Vì độc lập, phản đối Luật Đặc khu! Vì tự do, phản đối Luật An ninh mạng!”… mà cả tiếng thét “Đả đảo bọn bán nước”, “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian cộng sản!”. Đúng như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự kiến trước đó hôm 04 tháng 06 tại hành lang Quốc hội: “Những làn sóng khủng khiếp”!

Nhưng với bản chất độc tài đảng trị và tính khí sắt máu bạo tàn, di truyền từ lãnh tu tiên khởi Hồ Chí Minh, với tâm trí ngày đêm ám ảnh chuyện bị nhân dân lật đổ và hỏi tội, Nguyễn Phú Trọng và bộ Chính trị đã ra tay ngay Chúa nhật tiếp đó 17-06 ở Sài Gòn. Một cuộc trấn áp hung bạo nhắm vào nhân dân đã diễn ra tại công viên Tao Đàn, mà nay đi vào lịch sử với cái tên mới “Công viên Tao Đàn Áp” (hay Công viên Tao Đập”). Ở đó, lịch sử ngàn đời của dân Việt chứng kiến và ghi nhớ sự điên cuồng của một bầy quỷ, quỷ đỏ. Hàng trăm công an mặc luôn sắc phục chứ không chỉ thường phục, cùng với cả ngàn tên khác mang bản chất côn đồ hay côn đồ chính hiệu, dựng nhà tù dã chiến gom những thường dân vô tội bị nghi biểu tình lại đánh tập thể. Người bị gãy răng, người bị sưng má, người ho ra máu, người xỉu tại chỗ, người bị chấn thương sọ não, người phải vào thẳng bệnh viện… Cả những cụ già, thiếu nữ và trẻ em, chúng cũng chẳng chừa. Không chỉ các nam công an, cả nữ công an cũng tham gia gào thét tục tĩu, chửi bới mày tao với người lớn, và đánh dân một cách man rợ bằng nắm đấm, đế giày, dùi cui, mũ sắt, còng thép và bằng bất cứ vật gì cứng trong tầm tay. Biết rằng mình đang phạm pháp, chúng vẫn ứng xử như một bầy thú hoang điên dại.

Nhưng đấy chỉ là đòn phủ đầu chốc lát của đám lãnh đạo Cộng sản. Cần phải giáng cho bọn thảo dân những đòn trừng phạt dài ngày hơn, để chúng biết thế nào là cái giá của việc xuống đường biểu tình, để chúng biết thế nào là “lễ độ” khi dám thách thức đảng và nhà nước !

Do đó, vào các ngày 12 và 23-07 vừa qua, tòa án tỉnh Bình Thuận đã đưa ra xét xử và tuyên án 2 đợt gồm 17 người ở thành phố Phan Thiết và huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” khi họ tham gia cuộc biểu tình phản đối hai dự Luật Đặc khu và An Ninh mạng hôm 10 và 11 tháng 6. Tổng cộng gần 30 năm tù giam giáng xuống trên những cư dân mà từ nhiều năm nay đã điêu đứng cuộc sống vì khí, nước, đất ô nhiễm do những nhà máy nhiệt điện, vì hải sản chết dần hay cạn kiệt do thói vô trách nhiệm của đám quan quyền địa phương.

Mới nhất, một tòa án ở tỉnh Đồng Nai hôm 30-7 đã tuyên phạt từ 8 tháng đến 1 năm 6 tháng tù cho 15 người biểu tình chống hai dự luật gây tranh cãi nói trên hôm 10-06. Cùng bị xét xử còn có 5 người khác nhận mức án thấp hơn là 1 năm cải tạo không giam giữ do “đang nuôi con nhỏ”. Nhà cầm quyền khép những công dân này vào tội “gây rối trật tự công cộng”. Theo cáo trạng, nhóm bị cáo -thuộc số hơn 200 người tham gia biểu tình và hơn 100 người bị bắt hôm ấy- đã “gây náo loạn”, “cố tình chặn đường” và “làm ách tắc giao thông” trên một tuyến quốc lộ. Điều đặc biệt -nhưng thường thấy trong các phiên tòa chính trị tại VN- là gia đình các bị cáo không mời được luật sư bào chữa, cũng chẳng được cho vào tòa tham dự.

Linh mục Nguyễn Duy Tân, chánh xứ Thọ Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, người từ lâu nay không ngừng lên tiếng cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền một cách mạnh mẽ và độc đáo, lần này có một số “con chiên” (giáo dân) nằm trong hàng ngũ bị tù. Ông đã nhận xét về những bản án mà tòa tuyên cho các biểu tình viên ở thành phố Biên Hòa như sau: “20 người này biểu tình ôn hòa, bày tỏ chính kiến để nhà nước biết lòng dân. Nhưng mà cộng sản cướp quyền của công dân, quyền biểu đạt ý kiến, quyền biểu tình. Và họ đưa ra bản án này nhắm hù dọa để đừng có ai đi biểu tình, bày tỏ chính kiến, để họ toàn quyền độc ác cai trị Việt Nam” (theo RFA 30-07). Ông cũng nói với đài VOA cùng ngày: “Với cái mức án đó, cộng sản họ muốn hù dọa những người đi biểu tình ôn hòa. Đó là mức án phi nhân, một mức án tước quyền công dân, tước quyền biểu lộ chính kiến, tước quyền biểu tình của công dân. Bây giờ nhà cầm quyền độc tài lại cướp luôn quyền công dân đó, và họ vi phạm nhân quyền”. Ông còn thêm: “Cũng không nên phạt tiền [các bị cáo] vì đó là quyền công dân. Họ đang giúp đất nước khỏi rơi vào tay giặc Tàu”, sau khi một số thân nhân các bị cáo bày tỏ với VOA rằng căn cứ theo luật về tội gây rối, việc làm của họ không gây hậu quả nghiêm trọng nên chỉ đáng bị phạt tiền dưới 1 triệu đồng, thay vì phải đi vào ngục.

Thấy đây là một sự kiện báo hiệu một vấn đề quan trọng, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam cũng lập tức ra Tuyên bố “Kết án người biểu tình ôn hòa là vi phạm quyền con người” với những lời nhận xét như sau: “Người dân có quyền tụ họp cùng nhau để cổ xúy và bảo vệ quyền con người thông qua hình thức phản đối ôn hòa hay bày tỏ quan điểm của mình. Nhà nước có nghĩa vụ chủ động, bảo đảm rằng người dân có thể thực hiện quyền biểu tình ôn hòa hay bày tỏ chính kiến mà không bị đe dọa, quấy nhiễu hay đánh đập. Quyền tự do tụ họp ôn hòa là một quyền căn bản của con người được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm, hội đoàn độc lập (không giấy phép), hội nhóm hợp pháp hay các thành phần thiểu số khác. Việc bảo vệ quyền tự do tụ họp ôn hòa giữ vai trò cốt lõi tạo ra một xã hội đa nguyên và bao dung khiến các tầng lớp xã hội có tín ngưỡng, phong tục, chủ trương khác nhau có thể sống trong hòa bình

Tuyên bố xác định rõ: “Thuật ngữ “ôn hòa” được hiểu bao gồm các hành động có thể gây ra bực bội, phiền lòng hay ngay cả làm cản trở các hoạt động sinh hoạt của bên thứ ba. Người tham gia biểu tình cần phải tiết chế hành động bạo lực. Sự sử dụng bạo lực của thiểu số sẽ không mặc nhiên đưa đến kết luận rằng đó là biểu tình bạo lực. Những cuộc biểu tình có sự phản kháng thụ động chống lại hành động vũ lực thì có thể xem như ôn hòa. Một thí dụ khác, một biểu tình viên không dùng bạo lực trong một cuộc biểu tình có ít nhiều bạo lực thì người đó vẫn xem là biểu tình viên ôn hòa. Những hành vi có thể bị xem như “bạo lực” bao gồm cư xử bất nhân hay xúc phạm nhân phẩm”.

Sau khi nêu ra những “Tiêu chuẩn quốc tế về quyền biểu tình ôn hòa” có trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) điều 20, Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (1966) điều 21, Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Người bảo vệ Nhân quyền (1989) điều 5, Công ước Quyền Trẻ em (1989) điều 15, Tuyên bố của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm nhắc cho nhà cầm quyền nhớ:

Lý do hợp pháp hạn chế quyền tụ họp ôn hòa bao gồm: Trật tự công cộng, an ninh công cộng, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ đạo đức, bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của người khác, hay an ninh quốc gia. “Trật tự công cộng” không được sử dụng để biện minh cho sự cấm đoán hay giải tán tụ họp ôn hòa. Mối nguy giả định mất trật tự công cộng hay có sự hiện diện của đám đông thù địch không thể dùng như chứng cớ cấm đoán biểu tình ôn hòa. Áp đặt trước các hạn chế từ sự suy đoán khả năng xảy ra bạo động nhỏ cũng không thích đáng. Trong trường hợp này, kinh nghiệm các nước Phương Tây cho thấy họ không áp dụng biện pháp hạn chế trước đối với quyền tụ họp ôn hòa mà chỉ bắt kẻ hành xử bạo lực ở những vụ bạo động đơn lẻ. Áp đặt trước hạn chế chỉ được thực hiện khi có bằng chứng rõ ràng rằng người tham gia biểu tình sẽ cố tình kích động tạo ra bạo loạn.

Nhà nước có nghĩa vụ duy trì “an ninh công cộng”, nhưng nghĩa vụ này không phải là của người tổ chức biểu tình. Tuy nhiên, người tổ chức cũng cần quan tâm đến sự an toàn của các thành phần khác trong xã hội. “Bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của người khác” được cơ quan có thẩm quyền xem xét cân đối trong phạm vi bị ảnh hưởng của biểu tình. Nguyên tắc cân đối bảo đảm rằng cuộc sống, buôn bán, đi lại của người dân không tham gia biểu tình chẳng phải chịu những gánh nặng quá đáng. Những xáo trộn tạm thời do lượng xe cộ, người đi đường tự bản thân nó không là lý do để cấm đoán biểu tình. Quan điểm đối nghịch với nội dung biểu tình cũng không đủ trở thành lý do cấm đoán, vì sự cần thiết yếu tố bao dung trong xã hội. Cánh cửa quyền tụ họp ôn hòa cần mở rộng, và nó vốn chỉ tạm thời, so với lý do bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của người khác. Về mặt kỹ thuật, giải quyết xung đột quyền lợi này được tiến hành thông qua trao đổi giữa ban tổ chức biểu tình, nhà chức trách và người dân bị ảnh hưởng nếu có”.

Tuy nhiên, với một não trạng độc tài toàn trị, luôn sợ người dân nói khác làm khác (chưa kể nói nghịch làm nghịch) với mình, đảng CS luôn lấy cớ “an ninh quốc gia”, “trật tự đất nước”, “ổn định xã hội” để kiểm soát từ trong đầu óc, ngăn chặn từ trên môi miệng, dập tắt từ trong trứng nước mọi hành vi mà họ coi là thách thức hay gây hại cho quyền lực và quyền lợi của họ. Việc bắt dân trả giá 8 tháng ở tù cho 8g xuống đường yêu nước là một kiểu răn đe –mà Đồng Nai là thí điểm đầu tiên, sẽ đến lượt các nơi khác– răn đe dân rằng từ nay tất cả các cuộc biểu tình được tổ chức và diễn tiến dù trong ôn hòa đều sẽ bị xem như tội hình sự “tụ tập gây rối công cộng” và sẽ bị trừng phạt đích đáng. Thêm 1 viễn tượng u ám cho nhân quyền!!!

Chính vì lý do đó, người dân cần tiếp tục xuống đường, xuống đường đông đảo, liên tục, rộng khắp để giành lại quyền làm chủ đất nước, để đẩy nhà cầm quyền vào đúng vị trí “đầy tớ nhân dân” như họ thường ra rả, để dồn cái chế độ bất nhân và bất tài, gian dối và tàn bạo này vào chân tường để nó phải bị giải thể. Trong việc sử dụng quyền lực nhân dân này, áp dụng phương pháp đấu tranh chính đáng này, sự tham gia của các cộng đoàn tôn giáo (vốn là những xã hội dân sự tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, tinh thần ôn hòa) là điều cần thiết, sự dấn thân của các lãnh đạo tinh thần là điều đáng mong đợi. Đừng quên bài học của các nước cựu cộng sản Đông Âu.

Loay hoay mãi vẫn cứ lì một chỗ

Phạm Trần

1-8-2018

Lãnh đạo Việt Nam hô đổi mới nhiều bao nhiêu, thì cán bộ đi giật lùi bấy nhiêu. Đảng chỉ đạo phải tuyệt đối kiên định Chủ nghĩa Mác-Lenin và trung thành với đảng thì càng có nhiều đảng viên “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, bỏ đảng, đòi bầu cử tự do và dân chủ nhân quyền.

Điều tra về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Slovakia bị Việt Nam lừa dối

Hiếu Bá Linh, lược dịch
1-8-2018

Chuyên cơ của chính phủ Slovakia chở Trịnh Xuân Thanh từ thủ đô Bratislava đến Moscow

Đức có bị lừa dối một cách cố ý trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không? Hoàn toàn có thể Chính phủ Slovakia đã bị lừa dối trong vụ này. Có thể tại nơi đó đã có một ‘người trong cuộc’, với những mưu mẹo của người này sự lừa lọc gian trá đã diễn ra”, bản báo cáo viết.

Văn minh qua vụ chìm tàu Titanic

Michael Lê

31-7-2018

Đêm 14/4/1912, con tàu Titanic đâm trúng một tảng băng trôi và bị đắm giữa đại dương. 1514 người thiệt mạng.

Chân, Thiện, Nhẫn

LS Đặng Đình Mạnh

31-7-2018

“Y án sơ thẩm … Giao bị cáo lại cho công an dẫn giải”. Chủ tọa dứt lời, bất giác cô gái trẻ nhoẻn cười mặc cho chiếc còng số 8 đang bị ấn vào đôi tay vang tiếng kim loại lách cách. Hướng đôi mắt sáng về phía các luật sư, cô gái khẽ gật đầu trước khi bị đẩy đi ra phía hành lang, gương mặt cô bình thản, nhẹ nhõm như sắp bước chân vào buổi lễ hội cuối năm của trường trung học.

Từ Trướng Hải đến biển Giao Chỉ, chứng minh chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

Hồ Bạch Thảo

31-7-2018

Các lãnh tụ Trung Quốc từng khẳng định rằng, Trung Quốc có chủ quyền trên biển Nam Hải từ đời nhà Hán. Bằng chứng xưa nhất họ nêu lên là biển Trướng Hải, ghi trong quyển sách cổ nhan đề Dị Vật Chí [异物志] của Dương Phu đời Đông Hán. Sách này tuy đã thất truyền nhưng được các tác gỉả Trung Quốc đời Tống, Minh, Thanh, nhắc lại như sau:

Con trai của Nguyễn Bá Thanh làm quan? (Phần 2)

Lê Hồng Hà

31-7-2018

Tiếp theo Phần 1

Nguyễn Bá Thanh qua đời tháng 2/2015, một mất mát, hụt hẫng rất lớn đối với Bá Cảnh. Nhưng không sao, vẫn còn đó Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Xuân Anh, người được ông Bá Thanh “sắp đặt” sẽ ngồi vào ghế Bí thư. Xuân Anh sẽ “dìu dắt” Bá Cảnh trong chặng đường mới.

Tháng 10/2015, tại Đại hội Đảng bộ ĐN lần thứ 21, Nguyễn Bá Cảnh , đương kim Bí thư đoàn Thanh niên, tất nhiên được cơ cấu lại một suất Uỷ viên BCH thành uỷ nhiệm kỳ 2015- 2020. Còn Nguyễn Xuân Anh, người được Bá Thanh “huấn luyện” từ năm 2007, được bầu làm Bí thư Thành uỷ, sau đó là UVTW chính thức tại Đại hội 12, rồi kiêm luôn Chủ tịch HĐND TP khi tuổi đời vừa chạm 40.

Ngày 16/8/2017 Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng đã công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy, điều động ông Nguyễn Bá Cảnh thôi làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng để sang giữ chức Phó Trưởng ban Thường trực ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng. Giới cán bộ Đà Nẵng cho rằng, Bí thư Xuân Anh muốn “tráng men” cho Cảnh, để đưa cậu ta vào một vị trí cao hơn.

Bá Cảnh nhận QĐ Phó Ban thường trực Ban Dân vận ĐN. Ảnh trên mạng

Ngày 6/10/2017, tại Hội nghị TW 6, với những sai phạm rất nghiêm trọng, Xuân Anh nhận kỷ luật nặng nề: Cách tất cả các chức vụ và “đuổi” ra khỏi BCH Trung ương. Nguyễn Bá Cảnh một lần nữa hụt hẫng đến chơi vơi. Không hụt hẫng sao được, khi mà đàn anh của mình, một UVTW trẻ nhất nước, được đào tạo “cán bộ nguồn cấp cao” mà nhiều người dự báo sẽ vào BCT nhiệm kỳ sau, và tương lai sẽ ngồi vào ghế “tứ trụ”… đã chính thức ngã ngựa.

Tuy nhiên, Bá Cảnh cũng không phải lo lắng lâu nữa. Ngay sau đó, ngày 7/10/2018 Trung ương quyết định điều động Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa về nhận nhiệm vụ Bí thư Đà Nẵng.

Dẫu sao ông Nghĩa cũng là bạn của Bá Thanh, có 2 năm bên cạnh Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh với vai trò Phó Bí thư Thành ủy , tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng khóa XIX (nhiệm kỳ 2005-2010).

Ở Đà Nẵng nhiều người biết Công ty TNHH Khởi Phát, được thành lập ngày 10/11/2008 (năm Bá Cảnh về nước). Công ty này sở hữu và quản lý Làng Thể thao Tuyên Sơn, có diện tích lên đến hàng chục hecta, nằm bên bờ sông Hàn, phía Bắc kế cận với Cung Thể thao Tiên Sơn được xây dựng hình “tổ chim”, vốn đầu tư 42 triệu đô la.

Làng Thể thao có 15 sân bóng đá, 8 sân tennic. Nơi đây có cả nhà hàng, khách sạn lưu trú, có các shop mua bán. Đây là địa điểm cho thuê mặt bằng tổ chức các chuyến dã ngoại, cắm trại và các hoạt động vui chơi ngoài trời. Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng Làng Thể thao Tuyên Sơn này ước đoán không dưới 100 tỷ.

Làng Thể thao Tuyên Sơn

Ngoài ra, Cty Khởi Phát còn sở hữu khu vui chơi giải trí duy nhất tại Đà Nẵng, đó là Helio Center, giáp với Cung Thể thao Tiên Sơn về phía Tây.

Helio Center có diện tích khép kín 3,5 hecta,  được xem là khu vui chơi, giải trí bậc nhất miền Trung. Có khu ẩm thực, có công viên, có rạp Cinema, có phòng game và các khu vui chơi điện tử “đốt tiền”.

Nhìn cơ ngơi bề thế và hiện đại của Helio Center, cũng đủ biết số tiền đầu tư vào đây phải trên 200 tỷ đồng, nằm trên mặt tiền con đường đắt giá, đường 2-9. Thực ra thỉ cả diện tích 3,5 hecta của Helio Center nằm gọn trong 4 mặt tiền thông thoáng.

Helio Center phát hành thẻ thanh toán Power Card,  tại đây bạn có thể mua thẻ, có mệnh giá vài trăm, đến hàng triệu VN đồng, rồi quẹt thanh toán để tham gia các trò chơi có thưởng (thực chất là cờ bạc trá hình).

Helio Center khánh thành vào dịp cận Tết cổ truyền ngày 11/3/2015. Trong khi đó Bá Thanh hôn mê và sắp qua đời (mất ngày 13/2/2015).

Helio Center

Nói điều đó ra, sẽ làm mọi người bất ngờ, thảng thốt và không tin đó là sự thật. Bởi vì ông chủ “giấu mặt” của Làng Thể thao Tuyên Sơn và Helio Center là cùng một người – Nguyễn Bá Cảnh!

(Còn nữa)

TP Hồ Chí Minh phân biệt đối xử, làm trái nguyện vọng của cụ Hồ

Bá Tân

31-7-2018

Năm học 2018-2019 chưa bắt đầu nhưng trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (thành phố HCM) đã công bố mức thu học phí với 2 loại đối tượng: sinh viên có hộ khẩu thành phố HCM, và sinh viên có hộ khẩu ở các địa phương khác. Cùng là sinh viên nhưng, theo quy định vừa ban hành, sinh viên có hộ khẩu ở các địa phương khác phải đóng học phí cao gần gấp đôi so với sinh viên có hộ khẩu ở thành phố HCM.

Từ dấu binh lửa tới tù binh và hòa bình: Phan Nhật Nam và những chấn thương không chảy máu

Ngô Thế Vinh

30-7-2018

“Tôi là kẻ sống sót sau một cuộc chiến tranh dài hơn trí nhớ

Phan Nhật Nam

Hình 1: tới thăm Phan Nhật Nam 21.07.2017, đi tìm những vật chứng. Ảnh: tư liệu Ngô Thế Vinh

TIỂU SỬ

Phan Nhật Nam cũng là bút hiệu, Rốc là tên gọi ở nhà; sinh ngày 9/9/1943, tại Phú Cát, Hương Trà, Thừa Thiên, Huế; nhưng ngày ghi trên khai sinh 28/12/1942, chánh quán Nại Cửu, Triệu Phong, Quảng Trị.

Kết án người biểu tình ôn hòa là vi phạm quyền con người

Hội cựu TNLT

31-7-2018

Ngày 30/7/2018, Tòa án nhân dân tp Biên Hòa đã tuyên án 20 người biểu tình phản đối Dự thảo luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng, xảy ra ngày 10/6/2018, theo Điều 318 “gây rối trật tự công cộng”, gồm Trần Nguyễn Duy Quang, Phạm Ngọc Hạnh, Nguyễn Đình Trường, Phạm Văn Linh, Đinh Mã Phong, Nguyễn Thị Thùy Dung, Hồ Công Di, Diệp Út Tiền, Nguyễn Thị Trúc Ly, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Ngọc Huyền, Đinh Kha Ly, Võ Như Huỳnh, Đoàn Văn Thưởng, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thanh Toàn, Nguyễn Thị Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyễn Thị Trúc Anh, và Nguyễn Thị Ngọc Liễu.

Tỉnh Tân Cương của Trung Quốc: Một nhà nước công an trị mà thế giới chưa hề thấy

Spiegel

Tác giả: Bernhard Zand

Dịch giả: Nguyễn Văn Vui

26-7-2018

Ở miền cực tây của đất nước của mình, chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát gắt gao thiểu số người Uyghur bằng các phương tiện hiện đại. Hàng chục ngàn người đã bắt đem đi mất vào những trại cải tạo. Bài này kể lại cuộc hành trình vào một vùng ma quái.

Thỉnh nguyện thư kiến nghị hủy bỏ Dự án Luật Đặc khu

Hội Người Việt Leipzig, Hội Phụ nữ Leipzig

Maximilianallee 16

04129 Leipzig  – BRD

Leipzig, ngày 22.07.2018

Kính gửi: – Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, BCH ĐCS Việt Nam,

– Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam,

– Thủ tướng và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Trước làn sóng phản biện của các giới chức, người dân biểu tình, ngày 11.06.18 Quốc hội đã biểu quyết đồng ý lùi Dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Dự án Luật Đặc khu). 

Tuyên bố về các dự án BOT giao thông

Hoàng Dũng

30-7-2018

Các dự án đầu tư BOT (Build-Operate-Transfer) là dự án cơ sở hạ tầng do chính quyền kêu gọi công ty tư nhân bỏ vốn ra xây dựng qua đấu thầu, rồi vận hành thu phí để thu hồi vốn và lãi, và cuối cùng chuyển giao lại cho nhà nước.

Hiệp định Genève (20-7-1954) không đề cập đến tổng tuyển cử

Trần Gia Phụng

30-7-2018

Vừa qua, trong kỳ thi Trung học Phổ thông ở trong nước, điểm thi môn lịch sử thấp hơn bao gờ cả. Lý do đơn giản là vì học sinh không thích học môn lịch sử nên không thuộc lịch sử và điểm thi môn lịch sử bị thấp. Hiện nay, học sinh trong nước không thích học môn lịch sử vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN) dùng môn lịch sử để tuyên truyền cho chế độ, sửa đổi, bóp méo lịch sử để phục vụ chính trị, phục vụ đảng CS, nên học sinh chán học môn lịch sử của CS.

Cướp tài sản của… chính mình!

LS Đặng Đình Mạnh

30-7-2018

Không tính thời mông muội, thì từ khi loài người sống có pháp luật cho đến nay, hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác vẫn luôn luôn bị phê phán về phương diện đạo đức và chế tài về phương diện pháp luật.