TP Hồ Chí Minh phân biệt đối xử, làm trái nguyện vọng của cụ Hồ

Bá Tân

31-7-2018

Năm học 2018-2019 chưa bắt đầu nhưng trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (thành phố HCM) đã công bố mức thu học phí với 2 loại đối tượng: sinh viên có hộ khẩu thành phố HCM, và sinh viên có hộ khẩu ở các địa phương khác. Cùng là sinh viên nhưng, theo quy định vừa ban hành, sinh viên có hộ khẩu ở các địa phương khác phải đóng học phí cao gần gấp đôi so với sinh viên có hộ khẩu ở thành phố HCM.

Sinh viên có hộ khẩu ở các địa phương khác, khi vào học trường này, mức đóng học phí chia làm 2 loại, chưa thực hiện tự chủ và khi thực hiện tự chủ. Sinh viên thuộc nhóm thực hiện tự chủ, không có hộ khẩu tại thành phố HCM, phải đóng học phí 44 triệu đồng/năm/người, khi vào học các ngành: y đa khoa, dược học, răng hàm mặt, khúc xạ nhiễm khoa. Trong khi đó cùng học các ngành nói trên, sinh viên có hộ khẩu tại thành phố HCM chỉ phải đóng học phí chưa đến 25 triệu đồng/ năm/ người.

Mức thu học phí ở các ngành khác, với 2 đối tượng nói trên, cùng có tỷ lệ chênh lệch như vậy. Cùng học một trường, cùng ngành như nhau, sinh viên có hộ khẩu tại thành phố HCM được hưởng lợi lớn từ mức đóng học phí, sinh viên có hộ khẩu thuộc các địa phương khác thì ngược lại. Cái hộ khẩu có tội tình gì mà bắt nó trả giá đắt như vậy.

Đây là sự phân biệt đối xử, sai về pháp lý và tệ hại về đạo lý. Lãnh đạo thành phố HCM không biết, hay biết nhưng cố tình làm ngơ.

Trước khi về với tổ tiên, cụ Hồ ghi trong di chúc: Tôi có ham muốn tột bậc, đó là ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Để mọi người được học hành, theo nguyện vọng của cụ Hồ, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là những ai học giỏi nhưng hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn. Cách làm của một trường đại học ở thành phố HCM thể hiện rõ sự phân biệt đối xử, gây bất lợi lớn cho con em nông dân ở các địa phương. Hành xử như vậy là làm trái nguyện vọng của cụ Hồ. Lãnh đạo thành phố HCM, lãnh đạo trường đai học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cố tình phớt lờ di chúc của cụ Hồ phải không.

Người đứng đầu thành phố HCM là ông Nguyễn Thiện Nhân. Tổ chức đảng (đảng lãng đạo toàn diện) của trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch nằm dưới quyền trị vì của thành ủy thành phố HCM. Cách phân biệt đối xử bạc bẽo của trường đại học như vậy có “nhân” hay không, có “thiện” hay không?

Câu trả lời từ phía người dân, trước hết là những nạn nhân của sự phân biệt đối xử, nhẫn tâm hành xử như vậy là bất nhân, là vô thiện.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Xem ra việc thần thánh hoá bác thu được nhiều lợi ích qúa !
    Thế cho nên ai cũng trích dẫn bác vì họ coi đó là LÁ BÙA hộ mệnh
    hay “BỬU BỐI” để tránh hậu họa !
    Giặc đền nhà không lo lại chỉ lo…làm sai lời bác,dù thực tế bác đã
    làm sai khá nhiều chuyện,kể cả chuyện động trời !

  2. He he he ..

    Ngay cả những câu nói “nổi tiếng” của ông kụ như là : “Dân Chủ là phải để cho dân được Mở Miệng”; Thế mà cứ hễ thằng dân nào mở miệng nói…thật, là y như rằng đảng sẽ cho côn đồ tọng ngay cái dùi cui vào họng.

    Hay ngay như di chúc của ông kụ viết rõ ràng là mong muốn được hỏa thiêu, thế mà đảng (chúng nó) lại mang cái xác ông kụ ra bắt nằm phơi tênh hênh để làm triển lãm như con thù nhồi bông, như thế rõ ràng là đảng (chúng nó) đã coi lời nói của ông kụ khác gì cái zắm chó thoảng qua !?

  3. – Liệu người dân VN có thể dựa vào “di chúc” của ông HCM để đưa vụ này ra Toà án, kiện ĐH Phạm Ngọc Thạch hay không?
    – Di chúc của ông Hồ có đúng là luôn được những kẻ cầm quyền tôn trọng hay không?

    Ở các nước văn minh, dân chủ, NN pháp quyền, họ không phải viện đến “di chúc”(!) của ai.
    Họ có Hiến pháp của họ.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây