Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Ai và cái gì gây ra tệ nạn giáo dục? (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

12-12-2022

Trước khi thống nhất đất nước, ở hai miền Việt Nam giáo dục vẫn phát triển bình thường, mặc dầu xã hội gặp nhiều khó khăn do chiến tranh, do sai lầm về đường lối kinh tế. Sau khi đổi mới về kinh tế thì cơ sở và đời sống vật chất của một số người được tăng lên, đặc biệt có những người trở nên rất giàu, được gọi là tư bản đỏ. Nhưng nền giáo dục, đạo đức, văn hóa lại bị xuống cấp, gây ra nhiều tệ nạn, càng cải cách càng lệch lạc vì không chịu chấp nhận nguyên nhân cơ bản để khắc phục mà chỉ muốn vá víu, do đó sửa cái sai này thì tạo ra cái sai khác mà thôi.

Chiến tranh, có thể làm chết nhiều người, phá hỏng nhiều cơ sở vất chất nhưng không trực tiếp phá hỏng văn hóa, đạo đức, giáo dục. Ngược lại, trong hòa bình, khi phạm sai lầm trong quản trị xã hội thì việc hủy hoại đạo đức, phá nát giáo dục lại xảy ra trong thời gian ngắn.

Đứng bên ngoài nhìn vào nền giáo dục phổ thông thì thấy mọi hoạt động vẫn bình thường. Nó như một rừng cây, vẫn xanh tươi, vẫn có một ít hoa thơm quả ngọt, nhưng đó chỉ là sản phẩm phụ, cục bộ. Để có được hoa quả ấy thì phải chịu nhiều thiệt hại.

Khi thâm nhập vào khu rừng giáo dục, đi dò dẫm từng bước mới phát hiện ra vô số tiêu cực, rác rưởi, cạm bẫy. Những thứ đó vốn không có sẵn trong nhà trường, chúng do con người tạo ra bằng các quy chế. Những thứ đó đã biến việc học tập là hạnh phúc của thế hệ trẻ trở thành gánh nặng bắt buộc, làm hủy hoại tuổi thơ, biến hoạt động của thầy cô với lòng yêu thương và sáng tạo thành ra một dạng lao động khổ sai, biến quan hệ thiêng liêng thầy trò thành ra thứ để mua bán.

Những tiêu cực, cạm bẫy trong nhà trường đã được phanh phui nhiều trên báo chí. Thái Hạo nhận xét: “Đó  là nền giáo dục độc ác, vô luân, khốn nạn tận cùng, phi nhân tính” (bài “Những cái ‘Thời khóa biểu’ khốn nạn”). Mới nghe qua thì thấy nhận xét đó là cực đoan, quá khích, nhưng phân tích kỹ thực tại thì thấy nó phản ảnh đúng phần lớn sự thật.

Xin không kể thêm những chuyện đau buồn, chỉ cố gắng tìm nguyên nhân cơ bản tạo ra những tai họa như vậy. Có kết quả A, tìm được nguyên nhân trực tiếp gây ra là B. Tiếp tục câu hỏi “B này do cái gì trước đó sinh ra”. Cứ truy như vậy sẽ đến lúc bí, phải cho rằng tại Trời. (Nguyễn Du viết: Ngẫm hay muôn sự tai Trời). Vì vậy không cần, không thể truy đến nguyên nhân cuối cùng mà phải dừng lại ở một chỗ nào đấy đủ để xử lý, nghĩa là thấy tạm được, không cần đặt thêm câu hỏi hoặc rất khó tìm câu trả lời. Mà một kết quả không phải chỉ do một nguyên nhân. Phải có ít nhất hai yếu tố kết hợp, một đóng vai trò nhân, yếu tố kia là duyên. Nhân kết hợp với duyên (duyên khởi) mới tạo ra kết quả.

Truy tìm nguyên nhân còn qua hai bước. Thứ nhất tìm xem cái gì là nhân và duyên. Thứ hai tìm xem ai phải chịu trách nhiệm chính.

Tôi đã tìm và rút ra một số kết luận, xin trình bày để trao đổi với những người có quan tâm.

Trong tai họa của giáo dục cũng như nhiều tai họa của đất nước thì nhân và duyên, một bên là những yếu kém, tiêu cực trong truyền thống của dân tộc, bên kia là những độc hại trong chủ nghĩa Mác – Lênin (CNML). Hai yếu tố này kết hợp với nhau một cách tự phát chứ không do con người vạch kế hoạch và điều khiển. Nhân là cái thuộc chủ thể. Duyên là tác động từ bên ngoài.  Ở về phía dân tộc thì nhân là sự yếu kém, tiêu cực trong truyền thống còn về phía đảng cộng sản thì nhân là độc hại của CNML.

Truyền thống dân tộc, ngoài những điều tốt đẹp, còn có một số yếu kém. Khi chính quyền quang minh chính đại thì những yếu kém bị hạn chế và bị đẩy lùi. Khi chính quyền tham nhũng, bất lực thì tiêu cực phát triển. CNML, ngoài một số điều tốt đẹp dùng để tuyên truyền thì nó chứa những điều trái với Đạo Trời, không thuận lòng người. Đó là những độc hại do sự tàn bạo, dối trá của chuyên chính vô sản cùng với độc quyền đảng trị.

Còn việc ai phải chịu trách nhiệm chính? Đó là những người lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước.

Để tránh quá dài, bài này chỉ tập trung phân tích những độc hại của CNML và những người chịu trách nhiệm chính. Tạm chưa phân tích truyền thống của dân tộc mà yếu kém có liên quan đến giáo dục rõ nhất là thói háo danh. Điều này nhiều người đã biết.

Nhu cầu con người có từ thấp đến cao. Với đại đa số người, chỉ khi thỏa mãn được nhu cầu thấp mới phát sinh nhu cầu cao. Mà nhân loại phát triển cần dựa vào nhu cầu bậc cao, còn nếu chỉ quan tâm nhiều đến nhu cầu bậc thấp thì sẽ tự kìm hãm trong vòng sinh vật.

CNML chủ yếu quan tâm đến nhu cầu thấp nhất của nhân loại. Tuy có bàn về chống bóc lột, đem lại bình đẳng, bác ái, ấm no, tự do, hạnh phúc cho người lao động, nhưng đó không phải là bản chất của CNML. Những điều đó được các ông tổ cộng sản sao chép lại từ thời xa xưa. Trong lịch sử nhân loại, trước Mác và Lênin nhiều ngàn năm đã có các vĩ nhân bàn luận, mong ước các việc tốt đẹp đó, đồng thời với Mác – Lê cũng có nhiều người chủ trương những việc đó.

Bản chất của CNML là làm cách mạng để tiêu diệt giai cấp hữu sản, để chôn vùi chế độ tư bản, để công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất, để thiết lập nền chuyên chính vô sản với độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Làm như vậy là ngược với quy luật phát triển, nhưng một số lãnh đạo các đảng cộng sản vì tham lam, thèm khát độc quyền nên cố kiên trì. Còn việc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thực chất chỉ là những chiếc bánh vẽ để tuyên truyền lừa dối.

CNML dựa trên nền tảng triết học duy vật, đề lên quá cao vài trò của vật chất, cho rằng vật chất có trước, quyết định ý thức và hạ tầng cơ sở quyết đình thượng tầng kiến trúc. Về lao động, CNML đề cao hoạt động tay chân của công nông trong sản xuất mà coi nhẹ lao động trí óc. Với nhận thức như vậy, người ta xem nhẹ vai trò, chức năng của giáo dục.

GS Đào Văn Tiến (1920 – 1995) khi sắp mất đã viết báo xin lỗi vì trong nhiều năm đã giải thích sai cho sinh viên khi nhấn mạnh tác dụng của lao động chân tay mà ít quan tâm đến lao động sáng tạo của trí tuệ.

CNML xem thường các phẩm chất đạo đức nhân văn như tình yêu thương và tôn trọng con người, nhân nghĩa, trung tín, liêm sĩ v.v… mà đề cao đạo đức cách mạng như giữ vững lập trường giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với CNML (thực chất là trung thành với người cầm đầu Đảng Cộng sản), tuyệt đối phục tùng kỷ luật của đảng v.v… Một số phương châm hành động của CNML đã thể hiện trong lời của bài Quốc tế ca (“Quyết phen này sống chết mà thôi. Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành. Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”.)

Những tuyên truyền viên CNML một thời đã lôi kéo được nhiều người theo. Với người nghèo thì họ đưa mồi nhử là tước đoạt tài sản của người giàu để chia, nhằm thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp của họ. Rồi còn để cho vô sản được là chủ tư liệu sản xuất và giữ quyền lãnh đạo nhà nước. Với trí thức họ khêu gợi lòng nhân ái, thương yêu người cùng khổ vì không có tư liệu sản xuất mà phải bán sức lao động rẻ mạt, bị bóc lột đến cùng cực. CNML trình bày thực trạng rất đáng thương của tầng lớp vô sản mà không hề phân tích từ đâu họ trở thành như vậy. Thực ra ban đầu nhân loại vốn bình đẳng, nhưng rồi xẩy ra sự phân hóa giàu nghèo. Nguồn gốc của sự phân hóa là khả năng lao động và trí tuệ. Xuất thân của vô sản là vì lười nhác hoặc kém khả năng, thiếu trí tuệ.

Riêng việc CNML vào Việt Nam một cách dễ dàng còn nhờ lợi dụng được lòng yêu nước không những của trí thức mà của nhiều người ở tầng lớp trên. Nhờ vào đó, ĐCS như một cành tầm gửi bám vào cây chủ là dân tộc và đưa ra những lời tuyên truyền đầy hoa mỹ để lôi kéo sự ủng hộ, rồi dùng xương máu của nhân dân giúp họ đoạt quyền. Nhưng đến khi giành được quyền thì họ trở mặt, để lộ rõ bản chất dối Trời, lừa người.

Những độc hại của CNML gói gọn trong mấy chữ: độc tài, bạo lực, dối trá. Khi CS đã giành được chính quyền thì các độc hại thi nhau phát tán, mang lại tai họa cho nhân dân lao động, cho dân tộc, cho đất nước, đồng thời mang quyền lực, sự giàu có cho các quan chức cộng sản, cho tầng lớp tư bản đỏ. Họ xem đất nước này là của riêng họ, họ lập ra hệ thống vua tập thể, họ biến đảng, vốn là công cụ chính trị của một nhóm người, trở thành tổ chức thiêng liêng, bắt dân chịu ơn và tôn thờ, biến những lãnh đạo của đảng thành những vị thánh sống mà mọi người chỉ được phép sùng bái, không được chạm vào dù chỉ chiếc móng chân của họ.

CNML cho rằng, giáo dục phải phục vụ chính trị, phục vụ cho nền vô sản chuyên chính, phải đào tạo ra những người trung thành với nó, không được nghĩ khác, không được làm khác.

Những ông tổ và lãnh tụ CS, vì quá tôn sùng vật chất, quá đề cao lao động của vô sản nên đã hiểu rất sai vai trò của giáo dục. Họ cho rằng giáo dục là một quyền lợi được họ ban phát, vì thế trong nhiều năm người ta bỏ thi vào đại học. Việc cho ai vào trường nào, cũng như cho ai đi học nước nào là quyền của Ban tuyển sinh, dựa vào lý lịch.

Trong lúc đó, nhiệm vụ chính của giáo dục là đào tạo nên những con người tự do, có bản lĩnh, biết sáng tạo, những con người thúc đẩy thế giới phát triển.

Hồ Chí Minh đã nói một câu đáng chú ý: “Suốt đời có một mong ước, sao cho mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ý nghĩ ấy là đúng nhưng còn thiếu. Đối với đất nước, ông nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Thế với mỗi người dân, có cần tự do không, hay chỉ cần cơm ăn, áo mặc là đủ. Không biết khi nói, Hồ Chí Minh có thấy được việc có cơm áo và được học hành là rất khác nhau. Để có cơm áo bạn có thể ngồi yên một chỗ, có người mang đến, xếp hàng mà nhận một cách thụ động hoặc cùng làm theo mọi người. Còn để được học hành thì phải nỗ lực, phải chủ động chứ không thể nào ngồi chờ người khác mang chữ và kiến thức đến nhét vào đầu. Người ngoài không thể nào học thay cho bạn.

Hồ Chí Minh nghĩ như thế nào không ai biết, nhưng một số cán bộ các cấp của Đảng CS đã vận dụng sai. Họ cho rằng học tập là một quyền lợi có thể đem ban phát như phát gạo, phát tiền. Nếu hiểu như thế là đã phạm sai lầm về mặt triết học. Phải chăng vì thế mới có việc Quốc hội thông qua “điểm ưu tiên” khi thi tuyển sinh mà tự cổ chí kim trên toàn thế giới chắc không nơi nào có kiểu ưu tiên như vậy (*).

Thực ra Hồ Chí Minh cũng có đề cập đến tự do và hạnh phúc khi nói: “Đất nước độc lâp mà dân không có tự do và hạnh phúc thì độc lập ấy chẳng để làm gì”. Chẳng để làm gì là cho dân, chứ cho đảng và đặc biệt là cho các lãnh đạo thì được nhiều thứ lắm chứ. Hồ Chí Minh có lẽ chưa thấy rõ chuyện này, hoặc có thấy nhưng không làm gì được.

Về học tập, năm 1945 trong thư gửi học sinh, Hồ Chí Minh viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay khóng, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Viết ra câu ấy chứng tỏ ông thấy được phần nào vai trò của giáo dục, nhưng chưa toàn diện. Vấn đề không phải ở kết quả học tập mà kết quả của lao động sáng tạo. Đành rằng kết quả học tập là tiền đề cho lao động sáng tạo, nhưng có thể kết quả học tập rất cao mà không có được phát minh hoặc sáng chế gì thì cái học ấy chủ yếu cũng chỉ để truyền lại cho người khác hoặc chủ yếu để trang trí.

Câu trên, ngoài tác dụng kích thích tinh thần nỗ lực học tập của tuổi trẻ, còn có thể gây ra tư tưởng ganh đua, muốn sánh vai, ngang hàng với các cường quốc khi mà sức ta còn non yếu. Phải chăng đó là lòng tự tin quá mức dễ dẫn đến hoang tưởng. Điển hình cho việc học được rất nhiều, làm cũng được nhiều nhưng chưa tương xứng với công sức bỏ ra để học là GS Tạ Quang Bửu (1910-1988). Lúc sắp mất, GS tâm sự rằng ông đã ân hận vì dành quá nhiếu sức lực cho việc học mà chưa quan tâm đúng mức đến dùng trí tuệ cho lao động sáng tạo.

Giáo dục phục vụ chính trị còn thể hiện ở chỗ Bộ Giáo dục đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát của Ban Tuyên huấn, phải dạy những môn do Tuyên huấn áp đặt nội dung. Phải tổ chức thầy và trò vào trong những đoàn thể do đàng khống chế, phải làm một việc lợi ít hại nhiều, gây ra lắm thảm họa là phong trào thi đua. Chính vì cần thành tích thi đua để báo cáo, để được tuyên dương mà sinh ra bao sự dối trá. Thầy trò lừa dối lẫn nhau rồi cùng nhau lừa dối gia đình và xã hội. Lừa dối để được khen thưởng là chủ yếu. Mọi người biết rõ sự lừa dối, nhưng đều vui vẻ chấp nhận. Trường học mà đưa dối trá thành sách lược để tồn tại thì còn gì là giáo dục.

Đã có nhiều tiếng nói đòi bỏ phong trào thi đua, ít nhất là trong trường học nhưng chưa có một vị cán bộ nào (từ hiệu trưởng đến bộ trưởng) dám nói đến. Vì sao? Chủ yếu là vì quá kém trí tuệ và vì sợ, vì được đào tạo chỉ để làm theo sự sai khiến.

(Còn tiếp)

Bình luận World Cup của Văn minh Đô Thị: Những Lí Toét, Xã Xệ ở đình làng

Phạm Đình Trọng

10-12-2022

Dù trường quay được bày biện phô trương sự hoành tráng, lộng lẫy vàng son, hình vẽ trập trùng cổng vòm lâu đài nguy nga, màu sắc loè loẹt, ánh sáng chói loà, tôi vẫn phải nhận ra văn hoá đình làng, thẩm mĩ lí toét ở chương trình bình luận bóng đá của đài truyền hình mang danh quốc gia VTV. Chói chang sắc màu, loang loáng chùm sáng pha đèn quét ngang, quét dọc như sân khấu thi hoa hậu cũng chỉ là chốn sân đình cho mấy ông lí toét, xã xệ được khoe góc chiếu giữa làng. Chễm chệ trên ghế cao ngất ngưởng chỉ là mấy trai làng vênh váo với đời mà thôi.

Vinfast ra biển

Nhã Duy

8-12-2022

Sự kiện Vinfast xuất cảng lô xe đầu tiên sang Mỹ đôi tuần trước đã tạo ra dăm nhìn nhận khác nhau trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.

Những tháng ngày không thể nào quên

Mạc Văn Trang

7-12-2022

Chập chờn đêm không ngủ

nhớ sáng mai đi Giỗ đầu vợ chồng người bạn cũ

Nguyễn Bá Thanh và những vụ bức tử, “giết người diệt khẩu” kinh hoàng ở Đà Nẵng (Phần 2)

Mai Hoa Kiếm

4-12-2022

Tiếp theo phần 1

Xuất gia, đạo và đời

Sư thầy Thích Pháp Vân tên thật là Đỗ Vân, sinh năm 1972, quê ở thôn Quang Châu, xã Hoà Châu, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng, trong một gia đình đông con, cùng cực và đói nghèo. Đỗ Vân là con áp út, dưới Vân còn có một em gái.

Những chuyện không đâu của … ‘Tro tàn rực rỡ’

Krishna Trần

6-12-2022

Tôi rất mến văn tài của chị Nguyễn Ngọc Tư, nhưng tôi không đọc truyện của chị bao nhiêu, vì khi đọc tôi lại rơi ngược lại vào một cái không gian trầm cảm và tù đọng Miền Tây mà tôi đã bỏ đi cách đây mấy mươi năm. Dĩ nhiên đây là ý chủ quan của tôi nhé, chắc chắn có những người thấy nó vui chứ không trầm cảm, và cũng có những người can đảm như chị Tư, ở lại mà chiến đấu với cái trầm cảm ấy.

“Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu có hiệu quả”

Tim Bartz David Böcking thực hiện

Đỗ Kim Thêm dịch

5-12-2022

Der Spiegel phỏng vấn nhà kinh tế nổi danh Nouriel Roubini về cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Nouriel Roubini tại New York: “Chúng ta phải đối mặt với thế giới như nó đang có”. Nguồn: Emmy Park / The Mega Agency

Sự nóng lên trên toàn cầu, chiến tranh và lạm phát: Thế giới dường như đang ở trong tình trạng khủng hoảng bất tận vào lúc này. Trong cuộc phỏng vấn, nhà tiên tri tai hoạ Nouriel Roubini xác định 10 “mối đe dọa nghiêm trọng” mà chúng ta đang phải đối mặt và cách đối phó.

Nouriel Roubini sinh năm 1958, là một trong những nhà kinh tế học nổi danh nhất thế giới và cũng là người bi quan cùng cực. Giáo sư hồi hưu Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York đã dự đoán được cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, cũng như sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu ngay khi bắt đầu cuộc khủng hoảng dịch Corona. Ông lớn lên ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Israel, Ý, và hiện là công dân Mỹ. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

DER SPIEGEL: Thưa Giáo sư Roubini, ông không thích biệt danh là “Tiến sĩ Doom”. Thay vào đó, ông muốn được gọi mình là “Tiến sĩ theo thuyết hiện thực”. Nhưng trong cuốn sách mới của ông, ông mô tả về  “Mười Mối Đe Dọa Nghiêm Trọng” gây nguy hiểm cho tương lai của chúng ta. Sách không quá ảm đạm hơn thế nhiều.

Roubini: Những mối đe dọa mà tôi viết là có thật, không ai có thể phủ nhận điều đó. Tôi lớn lên ở Ý vào thập niên 1960 và 1970. Hồi đó, tôi chưa bao giờ lo lắng về một cuộc chiến giữa các cường quốc hay một mùa đông hạt nhân, vì chúng ta đã đạt được tình trạng giảm căng thẳng giữa Liên Xô và phương Tây. Tôi chưa bao giờ nghe thấy những từ về biến đổi khí hậu hay đại dịch toàn cầu. Và không ai lo lắng về việc những người máy đảm nhận hầu hết các công việc.

Chúng ta có nền thương mại tự do hơn và tiến trình toàn cầu hóa, chúng ta sống trong các nền dân chủ ổn định, ngay cả khi không hoàn hảo. Tình trạng nợ rất thấp, dân số không quá già, không có nợ phải trả chưa được tài trợ từ các hệ thống hưu bổng và bảo hiểm sức khỏe. Đó là thế giới mà tôi trưởng thành. Và hiện nay, tôi phải lo lắng về tất cả những điều này, và những người khác cũng vậy.

DER SPIEGEL: Nhưng sao họ lo? Hay là ông cảm thấy rằng giống như tiếng gào trong sa mạc?

Roubini: Tôi đã có mặt trong cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Washington. Trong một bài phát biểu ở đó, nhà sử học kinh tế Niall Ferguson đã nói rằng, chúng ta sẽ may mắn nếu gặp phải cuộc khủng hoảng kinh tế giống như trong thập niên 1970,  không có một cuộc chiến giống như trong thập niên 1940. Các cố vấn an ninh quốc gia đã lo lắng về việc khối NATO can dự trong cuộc chiến giữa Nga-Ukraine, và Iran và Israel đang va chạm. Và đúng ngay sáng nay, tôi đã đọc được tin, chính quyền Biden lo Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan sớm hơn là muộn. Thành thật mà nói, Thế chiến thứ ba đã bắt đầu có hiệu quả, chắc chắn là ở Ukraine và trong không gian mạng.

DER SPIEGEL: Các chính trị gia dường như bị choáng ngợp khi nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng xảy ra cùng một lúc. Họ nên đặt ra những ưu tiên nào?

Roubini: Tất nhiên, họ phải lo cho Nga và Ukraine trước khi cho Iran và Israel hoặc Trung Quốc. Nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng nên suy nghĩ về lạm phát và suy thoái kinh tế, tức là tình trạng vừa lạm phát vừa đình trệ. Khu vực sử dụng đồng Euro đã rơi vào tình trạng suy thoái, và tôi nghĩ nó sẽ lâu dài và khó khăn. Vương quốc Anh thậm chí còn tệ hơn. Đại dịch dường như đã được ngăn chặn, nhưng các biến thể của COVID mới có thể sớm xuất hiện. Và biến đổi khí hậu là một thảm họa dù chuyển động chậm nhưng đang tăng tốc. Đối với mỗi một mối đe dọa trong số 10 mối đe dọa mà tôi mô tả trong sách, tôi có thể cung cấp cho bạn 10 ví dụ đang xảy ra như chúng ta nói hôm nay, không phải trong tương lai xa. Bạn có muốn nghe một ví dụ về biến đổi khí hậu không?

DER SPIEGEL: Nếu ông phải làm như vậy.

Roubini: Mùa hè này, đã có những đợt hạn hán trên toàn thế giới, gồm cả ở Hoa Kỳ. Gần Las Vegas, hạn hán tệ hại đến mức mà  xác của những tên cướp từ thập niên 1950 đã nổi lên trong những hồ nước khô cằn. Ở California, hiện nay nông dân đang bán quyền sử dụng nước của họ vì nó có lợi hơn là trồng bất cứ thứ gì. Và ở Florida, bạn không thể mua bảo hiểm cho những ngôi nhà trên bờ biển nữa. Một nửa số người Mỹ cuối cùng sẽ phải chuyển đến vùng Trung Tây hoặc Canada. Đó là chuyện khoa học, không phải do suy đoán.

DER SPIEGEL: Một mối đe dọa khác mà ông mô tả là Hoa Kỳ có thể gây áp lực buộc châu Âu hạn chế mối quan hệ kinh doanh với Trung Quốc để không gây nguy hiểm cho sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên lục địa này. Chúng ta còn bao xa nữa từ kịch bản đó?

Roubini: Chuyện này đã xảy ra. Mỹ vừa thông qua các quy định mới cấm xuất khẩu chất bán dẫn sang các doanh nghiệp Trung Quốc để họ sử dụng thông minh nhân tạo hoặc điện toán lượng tử hoặc sử dụng quân sự. Người châu Âu muốn tiếp tục kinh doanh với Mỹ và Trung Quốc, nhưng điều đó sẽ không thể thực hiện được vì các vấn đề an ninh quốc gia. Thương mại, tài chính, công nghệ, internet: mọi thứ sẽ chia làm hai.

DER SPIEGEL: Tại Đức, hiện nay đang có một cuộc tranh luận về việc liệu các phần của hải cảng Hamburg có nên bán cho Cosco, một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc không. Lời khuyên của ông sẽ là gì?

Roubini: Bạn phải suy nghĩ về mục đích của một thỏa thuận như vậy là gì. Đức đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi dựa vào năng lượng của Nga. Tất nhiên, Trung Quốc sẽ không sử dụng các cảng của Đức về mặt quân sự, như họ có thể làm như vậy ở châu Á và châu Phi. Nhưng lập luận kinh tế duy nhất cho loại thỏa thuận này là chúng ta có thể phản công lại một khi các nhà máy châu Âu bị tịch thu ở Trung Quốc. Nếu không, đó không phải là một ý tưởng quá thông minh.

DER SPIEGEL: Ông cảnh báo rằng, Nga và Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một giải pháp thay thế cho đồng đô la và hệ thống SWIFT. Nhưng cho đến nay, hai nước này đã thất bại.

Roubini: Đó không chỉ về hệ thống thanh toán. Trung Quốc đang đi khắp thế giới để bán các công nghệ loại 5G được trợ cấp mà nó có thể được sử dụng cho mục tiêu gián điệp. Tôi đã hỏi vị tổng thống của một quốc gia châu Phi là tại sao ông nhận được công nghệ 5G từ Trung Quốc mà không phải từ phương Tây. Ông ta nói với tôi, chúng tôi là một quốc gia nhỏ, vì vậy dù sao cũng sẽ có người theo dõi. Rồi thì tôi cũng có thể chọn công nghệ của Trung Quốc, vì nó rẻ hơn. Trung Quốc đang phát triển về sức mạnh kinh tế, tài chính và thương mại ở nhiều nơi trên thế giới.

DER SPIEGEL: Nhưng liệu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có thực sự thay thế đồng đô la về lâu dài?

Roubini: Việc này sẽ mất thời gian, nhưng người Hoa rất giỏi trong suy nghĩ về lâu dài. Họ đã đề nghị với Ả Rập Xê Út rằng, họ định giá và tính chi phí cho số dầu bán ra bằng đồng nhân dân tệ. Và họ có hệ thống thanh toán tinh vi hơn bất kỳ ai khác trên thế giới. Alipay và WeChat pay được một tỷ người Trung Quốc sử dụng mỗi ngày cho hàng tỷ các giao dịch. Tại Paris, bạn đã có thể mua sắm tại cửa hàng Louis Vuitton và thanh toán bằng WeChat.

DER SPIEGEL: Vào thập niên 1970, chúng ta cũng đã có một cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm phát cao và tăng trưởng trì trệ, được gọi là tình trạng vừa lạm phát và vừa đình trệ. Hiện nay, liệu chúng ta có đang trải nghiệm điều gì đó tương tự như vậy không?

Roubini: Hiện nay còn tệ hơn. Hồi đó, chúng ta không có nhiều nợ công và tư như chúng ta có ngày nay. Hiện nay, nếu các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để chống lạm phát, nó sẽ dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp thoi thóp, (hoạt động cầm chừng chỉ đủ để trả lãi, không trả được nợ chính: ND), các ngân hàng hoạt động trong bóng tối và các tổ chức chính phủ. Bên cạnh đó, ngày nay, cuộc khủng hoảng dầu mỏ gây ra một vài cú sốc địa chính trị còn nhiều hơn. Và chỉ cần tưởng tượng ra tác động của cuộc tấn công Đài Loan của Trung Quốc, nơi sản xuất 50% tổng số chất bán dẫn trên thế giới và 80% các chất bán dẫn cao cấp. Đó sẽ là một cú sốc toàn cầu. Chúng ta phụ thuộc nhiều vào chất bán dẫn ngày nay hơn là dầu.

DER SPIEGEL: Ông chỉ trích gay gắt các ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ lỏng lẻo của họ. Có ngân hàng trung ương nào làm đúng trong lúc này không?

Roubini: Dù sao thì họ cũng bị chê trách. Hoặc là họ chống lạm phát với chính sách lãi suất cao và gây ra một cuộc hạ cánh đầy khó khăn cho nền kinh tế thực và các thị trường tài chính. Hoặc là họ mềm dẻo và thông qua, không tăng lãi suất và giữ cho tình trạng lạm phát tiếp tục tăng. Tôi nghĩ Ngân hàng Trung ương Mỹ và châu Âu sẽ nhắm mắt thông qua, như Ngân hàng Trung ương Anh đã làm.

DER SPIEGEL: Mặt khác, tỷ lệ lạm phát cao cũng có thể hữu ích vì chúng chỉ đơn giản là thổi phồng nợ đi mất.

Roubini: Vâng, nhưng họ cũng làm cho khoản nợ mới đắt hơn. Bởi vì khi lạm phát tăng, những người cho vay tính lãi suất cao hơn. Một ví dụ: Nếu lạm phát tăng từ 2 đến 6%, thì lãi suất trái phiếu của chính phủ Mỹ sẽ phải tăng từ 4 đến 8% để tiếp tục mang lại các doanh lợi tương tự; và chi phí vay tư nhân cho mục tiêu thế chấp và kinh doanh sẽ còn cao hơn nữa. Điều này làm cho nó đắt hơn nhiều đối với nhiều doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp phải đưa ra mức lãi suất cao hơn nhiều so với trái phiếu của chính phủ, vì nó được coi là an toàn. Hiện nay, chúng ta có quá nhiều nợ đến nỗi một cái gì đó giống như có thể dẫn đến một sự sụp đổ hoàn toàn về kinh tế, tài chính và tiền tệ. Và chúng ta thậm chí không nói về siêu lạm phát như thời Cộng hòa Weimar, chỉ là tình trạng lạm phát một con số.

DER SPIEGEL: Rủi ro quan trọng nhất mà ông mô tả trong sách là biến đổi khí hậu. Không phải việc nợ ngày càng tăng là  thứ yếu khi nhìn về hậu quả có thể xảy ra của thảm họa khí hậu sao?

Roubini: Chúng ta phải lo lắng về mọi thứ cùng một lúc, vì tất cả những mối đe dọa lớn này được kết nối nhau. Một ví dụ: Hiện tại, không có cách nào để giảm đáng kể số lượng khí thải CO2 mà không làm thu hẹp nền kinh tế. Và mặc dù năm 2020 là cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong 60 năm qua, nhưng số lượng khí thải phát ra với hiệu ứng nhà kính chỉ giảm 9%. Nhưng nếu không có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, chúng ta sẽ không thể giải quyết vấn đề nợ. Vì vậy, chúng ta phải tìm cách phát triển mà không có chuyện khí thải.

DER SPIEGEL: Với tất cả những cuộc khủng hoảng song song này, làm thế nào để ông đánh giá các cơ hội của nền dân chủ sống sót để chống lại các hệ thống độc đoán như Trung Quốc hay Nga?

Roubini: Tôi rất lo lắng. Các nền dân chủ rất mong manh khi có những cú sốc lớn. Luôn luôn có một số người táo bạo nói ”Tôi sẽ cứu đất nước” và người đổ lỗi mọi thứ cho người nước ngoài. Đó chính xác là những gì mà Putin đã làm với Ukraine. Tổng thống Erdogan có thể làm điều tương tự với Hy Lạp vào năm tới và cố gắng tạo ra một cuộc khủng hoảng vì nếu không ông có thể thua trong cuộc bầu cử. Nếu Donald Trump tái tranh cử và thua cuộc, ông ta có thể công khai kêu gọi những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng lần này gây bạo loạn tại Điện Capitol. Chúng ta có thể thấy bạo lực và một cuộc nội chiến thực sự ở Mỹ. Hiện nay, ở Đức, mọi thứ có vẻ tương đối tốt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu về mặt kinh tế, mọi thứ trở nên tồi tệ và mọi người bỏ phiếu nhiều hơn cho phe đối lập theo cánh hữu?

DER SPIEGEL: Ông được biết đến không chỉ với tư cách là nhà tiên tri tai ương, mà còn cho các tiệc tùng. Ông vẫn còn cảm thấy muốn có tiệc tùng trong lúc này?

Roubini: Tôi luôn tổ chức các sự kiện về nghệ thuật, văn hóa và giới thiệu sách, không chỉ là các sự kiện xã hội. Và trong thời kỳ đại dịch, tôi đã khám phá lại nguồn gốc Do Thái của mình. Hôm nay, tôi thích mời 20 người đến một bữa tiệc tối Shabbat với một buổi lễ tốt đẹp và  có nhạc sống. Hoặc chúng tôi làm một sự kiện buổi tối mà tôi hỏi một câu hỏi nghiêm túc và mọi người phải trả lời, những cuộc trò chuyện sâu sắc về cuộc sống và thế giới nói chung, không phải là tán gẫu. Chúng ta nên tận hưởng cuộc sống, nhưng cũng nên làm một chút gì để cứu thế giới.

DER SPIEGEL: Ý ông muốn nói gì?

Roubini: Tất cả lượng khí thải carbon của chúng ta đều quá lớn. Một phần đáng kể của tất cả các lượng khí thải với hiệu ứng nhà kính chỉ đến từ chăn nuôi. Đó là lý do tại sao tôi trở thành một người từ bỏ thịt, bao gồm cả thịt gà.

DER SPIEGEL: Ông từng nổi tiếng vì đã đi bộ trên đường trong thời gian ba phần tư một năm.

Roubini: Tôi vẫn đi liên tục. Nhưng tôi sẽ nói với bạn một điều: Tôi yêu New York. Trong thời gian xảy ra đại dịch, tôi đã không chạy trốn đến Hamptons hay Miami như nhiều người khác. Tôi ở lại đây, tôi thấy các cuộc biểu tình của Black Lives Matter, tôi tình nguyện giúp đỡ những người vô gia cư. Tôi thấy hàng ngày sự tuyệt vọng của nhiều người bạn nghệ sĩ, những người bị mất việc làm và thu nhập, không đủ khả năng trả tiền thuê nhà. Và ngay cả khi có một cơn bão khác giống như Sandy ở New York có thể dẫn đến bạo lực và hỗn loạn, tôi sẽ ở lại. Chúng ta phải đối mặt với thế giới như nó vốn có. Ngay cả khi có một cuộc đối đầu hạt nhân. Bởi vì sau đó quả bom đầu tiên sẽ rơi xuống New York và quả tiếp theo là Moscow.

____________

Bài liên quan: Liệu cuộc chiến Đài Loan sẽ xảy ra?

Phụ chú của người dịch: Theo nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 sẽ giảm xuống 3,2% và 2,7% vào năm 2023, nghĩa là một trong những mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001.

Mức lạm phát sẽ tăng từ 4,7% vào năm 2021 lên 8,8% vào năm 2022, chỉ giảm xuống 4,1% vào năm 2024. Về lãi suất, trong 11 tháng đầu năm 2022, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã tăng tiền lời từ 0,08% lên 3,75-4,0%.

Nhìn chung, ba nền kinh tế Hoa Kỳ, Liên Âu và Trung Quốc sẽ tiếp tục bị đình trệ và nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm 2022 và 2023, các viễn cảnh chung là không khởi sắc.

Nguyễn Bá Thanh và những vụ bức tử, “giết người diệt khẩu” kinh hoàng ở Đà Nẵng (Phần 1)

Mai Hoa Kiếm

4-12-2022

Thành phố Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, trở thành thành phố trực thuộc trung ương từ tháng 1-1997. Kể từ đây, những cuộc quyết đấu tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm chính trị địa phương, gay gắt và kinh hoàng hơn bao giờ hết. Nguyễn Bá Thanh, một trong những hung thần khét tiếng, giờ đây đã mồ yên mả đẹp, nhưng dư âm về ông ta mãi là nỗi ám ảnh kinh hoàng…

Đằng sau lệnh hoãn thi IELTS của Bộ Giáo dục

Lý Trần

4-12-2022

Quyết định đột ngột hoãn thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đặc biệt là bài thi IELTS, đã gây ra nhiều xáo trộn, bất tiện và tốn kém cho nhiều người. Vì cần có chứng chỉ nộp đúng hạn để nhập học, có người phải bay sang tận Thailand để thi, rất nhiêu khê và tốn kém.

Bản chất không hoàn hảo của một nền dân chủ chân chính

Đào Tăng Dực

3-12-2022

Một nền dân chủ chân chính trong bản chất không bao giờ hoàn hảo vì nó là một trật tự chính trị cởi mở, năng động và chấp nhận thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn. Chính vì thế, các nền dân chủ chân chính vô cùng bền vững. Các chế độ độc tài từ Phát Xít đến Quốc Xã, Giáo Phiệt và Cộng Sản đều là những trật tự chính trị khép kín, tự cho mình là hoàn hảo và không chấp nhận thay đổi.

Hoa Kỳ, lãnh đạo thế giới tự do, là một trong những thể chế dân chủ mẫu mực của nhân loại. Cũng chính vì vị trí này mà nền dân chủ Hoa Kỳ trở thành mục tiêu cho sự tấn công của các thế lực quốc tế phi dân chủ như Phát-xít Nga, CS Trung Quốc, Giáo Phiệt Iran, CS Bắc Hàn.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2022 nói lên trọn vẹn yếu tính không hoàn hảo của nền dân chủ chân chính này. Tuy cuộc bầu cử diễn ra trong sự ổn định bình thường nhưng kết quả đưa đến một Hạ viện dưới sự kiểm soát của một đa số tương đối mong manh thuộc đảng Cộng Hòa và một Thượng viện với một đa số mong manh hơn nữa thuộc đảng Dân Chủ. Hậu quả là chính quyền Biden sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thông qua các sắc luật điều hành quốc gia.

Lý do là vì, như những quốc gia dân chủ khác, Hoa Kỳ trong bản chất là một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, trong đó yếu tố pháp trị vượt trội. Các chính sách quốc gia đều phải phát xuất từ những sắc luật được cả Hạ viện lẫn Thượng viện thông qua và Tổng thống phê chuẩn. Tổng thống Joe Biden từ nay sẽ gặp nhiều khó khăn thông qua các sắc luật cần thiết, từ ngân sách đến nợ quốc gia, từ an sinh xã hội đến kiểm soát súng v.v… vì Hạ viện nằm trong vòng kiểm soát của đảng Cộng Hòa đối lập. Ông sẽ cần rất nhiều khéo léo và chấp nhận dung hòa để lèo lái con thuyền quốc gia. Đó là chưa kể Hạ viện còn có quyền thành lập các ủy ban giám sát mọi khía cạnh của hành pháp, bao gồm Bộ Tư pháp, cá nhân những thành viên của chính phủ, kể cả tổng thống.

Tại Vương Quốc Anh, một nền dân chủ lâu đời đại diện cho mô hình quốc hội chế, cũng đã phơi bày nhiều khuyết điểm tương tự. Thật vậy, dưới sự lãnh đạo của cựu thủ tướng Boris Johnson, quốc gia này trải qua nhiều chia rẽ và sóng gió trong suốt tiến trình Brexit, rút ra khỏi Liên hiệp Âu châu. Sau đó, những bê bối cá nhân không tuân thủ các quy luật chống đại dịch Vũ Hán đã buộc ông phải từ chức thủ tướng. Tiếp theo, đảng Bảo Thủ cầm quyền quyết định bầu nữ thủ tướng Liz Truss nhưng bà này chỉ tại vị 7 tuần vì áp lực và cuối cùng đảng phải bầu ông Rishi Sunak, một người gốc Ấn Độ làm thủ tướng. Dĩ nhiên mô hình dân chủ Anh Quốc cũng bị nhiều thế lực độc tài trên thế giới đả phá thường xuyên.

Trong khi đó, tại Liên bang Nga, Tổng Thống Putin vẫn tiếp tục cầm quyền từ năm 2000 đến nay, chỉ trừ từ 2008 đến 2012 trong chức vụ thủ tướng và hoàn toàn kiểm soát quốc hội. Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình nắm quyền từ năm 2013, đã chuẩn bị cho khả năng làm chủ tịch suốt đời và đảng CS liên tục cầm quyền từ năm 1949. Tại Bắc Triều Tiên, đảng CS tại quốc gia khốn khổ này duy trì một chế độ tàn ác và cha truyền con nối đã 3 đời. Tại Việt Nam TBT Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ này từ năm 2011 và đảng CSVN nắm quyền liên tục từ năm 1946.

Các câu hỏi chúng ta đặt ra là:

1. Như thế trên mặt nổi, có phải các chế độ độc tài hoàn hảo và được dân chúng ủng hộ hơn các nền dân chủ hay không?

2. Có phải đúng như Nhà Độc Tài Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay… cuộc sống bây giờ rất khác, ra đường phố Hà Nội ô tô không có chỗ đỗ, nhiều nhà có vài ba cái ô tô mà đều ô tô sang” hay không?

3. Có phải trật tự chính trị CS ở Việt Nam, LB Nga, CSTQ, CS Bắc Hàn ưu việt hơn trật tự chính trị dân chủ ở Hoa Kỳ, Anh Quốc và các quốc gia dân chủ khác hay không?

4. Có phải trật tự chính trị Mác Xít ở Việt Nam là hoàn hảo như Thiếu tướng, PGS, TS, Nhà Giáo Nhân Dân Nguyễn Bá Dương viết trên Báo Điện Tử đảng CSVN ngày 2 tháng 2 năm 2022 rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền “là đạo đức, là văn minh” hay không?

Câu trả lời thực sự là: Các chế độ dân chủ bề ngoài không hoàn hảo, nhưng hàm chứa một sự bền bỉ thâm sâu, vì được xây dựng trên sự bao dung nhiều khuynh hướng dị biệt và sự đồng thuận của nhân dân. Các nền dân chủ chân chính dung hợp được những cuộc biểu tình khổng lồ lên đến hằng trăm ngàn, thậm chí hằng triệu người mà chỉ cần điều hợp bằng những luật lệ giao thông bình thường. Trong khi tại các “thiên đường xã hội chủ nghĩa hoàn hảo và ưu việt” như Việt Nam và TQ thì chỉ một vài cá nhân lẻ tẻ bất đồng chính kiến, nhưng nhà cầm quyền đã phải sử dụng đến những điều khoản vô cùng khắt khe của Bộ luật Hình sự như “tuyên truyền chống phá nhà nước”, hoặc “âm mưu lật đổ chính quyền”, để giam cầm chung thân hoặc tử hình. Thêm vào đó, các chính quyền “ưu việt” này còn sợ quyền tự do biểu tình của nhân dân, như loài quỷ dữ sợ ánh sáng mặt trời.

Trong kỷ nguyên tin học, bạo lực và sự gian dối của độc tài CSVN không hề che giấu được nhân dân. Nhân dân Việt Nam từ lâu đã chọn lựa trật tự chính trị dân chủ. Nhân dân đã hoàn toàn chối bỏ trật tự chính trị Mác-Lê, dù guồng máy tuyên truyền có gắn cho nó mọi tính ưu việt giả dối.

Những lời hô vang trong các cuộc biểu tình chống chính sách Zero Covid tại TQ bao gồm “Đả đảo đảng CSTQ, đả đảo Tập Cận Bình” nói lên sự căm phẫn thật sự tiềm ẩn trong tâm thức của nhân dân. Đảng CSVN và Nguyễn Phú Trọng là mục tiêu của sự căm phẫn tương tự ở Việt Nam. Lịch sử chứng minh rằng, không hề có một tập thể chính trị nào tồn tại trước sự căm phẫn tột cùng của nhân dân. Đảng CSVN đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân và sẽ bị quẳng vào thùng phân thối tha của lịch sử vào một ngày không xa.

Bakhmut đã phơi bày điểm yếu cốt tử của quân đội Nga

Novoye Vremya

Tác giả: Steve Strazer, nhà phân tích quân sự

Kim Văn Chính, lược dịch

2-12-2022

Quân đội Ukraine trên một chiếc xe tăng Nga đã được sửa chữa trong một khu rừng bên ngoài thành phố Kharkiv, Ukraine ngày 26-9-2022. Ảnh minh họa. Nguồn: Paula Bronstein/ Getty

Nỗ lực suốt 4 tháng qua của quân đội Nga để chiếm một thành phố không có tầm quan trọng chiến lược như Bakhmut mà không thành công, chứng tỏ tại sao Putin sẽ không thể chống lại được NATO.

“Trái núi đẻ chuột!”

Mạc Văn Trang

2-12-2022

“Trái núi đẻ chuột” là thủ pháp viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Truyện của ông viết, mở đầu nghe rất là quan trọng, hoành tráng, tưởng chuyện tày đình, khiến người đọc phải tò mò, nhưng hoá ra cuối cùng chỉ là chuyện tầm phào chả có gì, chẳng hạn như truyện “Thám tử Anam”…

Dân nghèo bị bỏ rơi, dân giàu được chăm bẵm, nuông chiều

Phạm Đình Trọng

1-12-2022

1. Gần nửa thế kỉ hoà bình gây dựng cuộc sống, qua mười đại hội đảng cộng sản cầm quyền, đại hội nào cũng chói lọi chữ vàng, rộn ràng lời ca mục tiêu cao cả của đảng: Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh.

Virus cứ giỡn mặt với người cộng sản

Jackhammer Nguyễn

1-12-2022

Hồi mùa hè năm ngoái, virus Covid-19 bất tuân lệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng len lỏi, chọc thủng các hàng phòng thủ của bộ đội, công an, biên phòng,… suýt làm thành Hồ và Hà Nội… vỡ trận!

Hòa bình là điều muôn dân ước mong

Nguyễn Văn Nghệ

29-11-2022

Ngày 24-2-2022 Putin đã ra lệnh xua quân xâm chiếm Ukraine với một cụm từ mỹ miều “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Xua quân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Điểm sách: Chủ thuyết tự do và các giới bất mãn

Washington Monthly

Tác giả: John Halpin

Đỗ Kim Thêm dịch

28-11-2022

Sự dịu giọng khi nhân danh tự do không phải là xấu. Sự tách biệt âm thầm trong chủ thuyết phi tự do thuộc phe cánh tả và hữu của Francis Fukuyama.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nguy kịch và những bê bối trong chính trường Việt Nam

Nông Văn Tiềm

28-11-2022

Cuối năm 2022, chính trường Việt Nam đang hết sức gay cấn bởi hàng loạt sự kiện diễn ra. Đáng chú ý nhất là trường hợp của Phó thủ tướng Lê Văn Thành. Ông Thành được cho là vắng mặt trên truyền thông của đảng suốt nửa tháng nay, gây nhiều đồn đoán trong dư luận. Liệu ông Lê Văn Thành lâm trọng bệnh, hay đã đào tẩu sang nước ngoài để tránh những thanh trừng khốc liệt trong hàng ngũ cộng sản cấp cao?

Tại sao nhân loại cần dân chủ và một trật tự thế giới căn cứ trên luật quốc tế

Đào Tăng Dực

28-11-2022

Những quốc gia khác biệt, với cương thổ rõ rệt, nhưng xây dựng trên nền tảng dân chủ, sẽ đưa đến một cộng đồng nhân loại đặt nền tảng trên một hệ thống luật quốc tế nghiêm minh. Ngược lại, những quốc gia độc tài, độc đảng, sẽ đưa đến một trật tự thế giới xây dựng trên nền tảng bạo lực của kẻ mạnh.

Cảm thán về danh hiệu thầy thuốc ưu tú

Y Đức

27-11-2022

Danh lợi làm mờ mắt con người. Khi lợi lộc có dư rồi người ta thèm khát danh vọng.

Vai trò của luật sư trong các vụ án chính trị

Đặng Bích Phượng

22-11-2022

Trong vụ án xử blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, dàn luật sư có thể được coi là hùng hậu nhất thời bấy giờ – có tới 6 luật sư, trong đó có những luật sư là cựu quan chức như LS Trần Văn Tạo (nguyên Phó Giám đốc Công an TP.HCM), LS Trần Quốc Thuận (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội). Với ngần ấy luật sư, blogger Ba Sàm vẫn bị tạm giam tới hơn hai năm mới đưa ra xử. Và như một điều hiển nhiên, mọi lời bào chữa của các luật sư trong phiên tòa chẳng có ý nghĩa gì đối với hội đồng xét xử. Phiên tòa diễn ra mang tính hình thức là chính.

Vì sao Hứa Ngọc Thuận, cựu Phó Chủ tịch thành Hồ nhảy lầu tự tử?

Thu Hà

22-11-2022

Chiều 19-11-2022, ông Hứa Ngọc Thuận, tức Bảy Thuận, cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM lên sân thượng nhà riêng tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng nhảy lầu tự tử. Hàng xóm phát hiện tri hô, ông Thuận được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố, tuy nhiên ông Thuận đã tử vong trên đường đi. Cán bộ đảng viên thành Hồ một phen sững sốt, dân chúng thì bàn tán xôn xao, rất nhiều dấu hỏi được đặt ra…

Tại sao có “núi cao vực sâu” trong giáo dục?

Nguyễn Đình Cống

22-11-2022

Ngày 20 tháng 11, báo Dân Trí đăng bài: Vượt qua “núi cao, vực sâu” trong giáo dục, của Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch BCH Hội Nhà Văn.

Lỗi Joe Biden!

Nhã Duy

21-11-2022

“Give credit to whom credit due.” (Samuel Adams)

Bất chấp những ta thán về lạm phát và vật giá leo thang, mùa lễ này dân Mỹ vẫn du lịch và tiêu xài vung tay, cả theo các số liệu thăm dò hay ngoài đời mà ai cũng có thể quan sát được.

Sang chấn tinh thần của một dân tộc

Yên Khê

20-11-2022

Cuối cùng thì chiêu bài “chụp mũ cộng sản” (red-baiting) của Michelle Steel, ứng cử viên dân biểu liên bang địa hạt 45, miền Nam California, đã thành công. Đây là khu vực có rất đông người Việt sinh sống, và đa số đã đồng ý với cái nhãn cộng sản mà bà Steel chụp lên đối thủ là ông Jay Chan, người Mỹ gốc Đài Loan.

Nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam và sự bôi bác cộng sản

Jackhammer Nguyễn

19-11-2022

Sức bật mới của nghiệp đoàn ở Mỹ

Có thể nói rằng, những người đầu bếp, chạy bàn, bưng bê quét dọn… ở tiểu bang Nevada đã làm cán cân quyền lực ở thượng viện Hoa Kỳ nghiêng về Đảng Dân chủ.

“Tôi hy vọng World Cup này cho chúng ta biết bóng đá bị lạm dụng tồi tệ như thế nào”

Süddeutsche Zeitung

Phỏng vấn: Stephan Reich

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

18-11-2022

Cựu tuyển thủ quốc gia Tabea Kemme sẽ có mặt tại World Cup ở Qatar với tư cách là một chuyên gia truyền hình và tư vấn về sáng kiến ​​cho sự đa dạng hơn trong bóng đá. Trong cuộc phỏng vấn này, cô ấy giải thích lý do tại sao cô lại đến Qatar mặc dù là một phụ nữ đồng tính, cách cô ấy nhận ra những sai lầm của DFB (Hiệp hội Bóng đá Đức) ngay tại thang máy ở Frankfurt như thế nào và tại sao tẩy chay World Cup là đối đáp sai lầm.

Arizona và di sản John McCain

Nhã Duy

12-11-2022

Các bạn của tôi, chúng ta đã đến cuối chặng đường dài. Người dân Mỹ đã lên tiếng và họ đã lên tiếng một cách rõ ràng. Mới vừa rồi, tôi đã hân hạnh gọi điện thoại chúc mừng Thượng Nghị Sĩ Barack Obama được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ tới của đất nước mà cả hai chúng tôi cùng yêu quý.

Góp ý với TS Nguyễn Hữu Liêm

Trương Nhân Tuấn

12-11-2022

Trên trang BBC có bài của TS Nguyễn Hữu Liêm, nói về tương quan giữa “Việt kiều” và nghị quyết 36 của đảng CSVN. Bài có tựa đề: Việt Kiều và Nhà nước VN: ‘Đã đến lúc cần chính sách mới hơn Nghị quyết 36’. Cá nhân tôi thấy bài viết này TS Liêm không viết dưới ngòi viết “triết gia” của mình. Theo tôi, tác giả khá mạo hiểm khi cầm dao mổ của bác sĩ để giải phẫu một vấn đề pháp lý (và lịch sử).