Thông tin mới nhất liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là mới đây huyện ủy Mỹ Đức đã khai trừ đảng đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
Như vậy là sau chuỗi sự kiện người dân bắt giữ rồi thả 38 cán bộ đảng viên và cảnh sát cơ động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết không khởi tố, nhưng sau đó cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội lại ra quyết định khởi tố triệu tập người dân Đồng Tâm, tới nay Bí thư đảng ủy xã bị khai trừ, cho thấy vụ việc vẫn còn căng thẳng.
Cáo không mượn oai hổ. Hãy trả lại đúng chức năng cho phòng họp mang tên Diên Hồng.
Hôm nay 23/10/2017 tại Hội trường Diên Hồng đã khai mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khóa 14 với gần 500 đại biểu, và kéo dài trong suốt 26 ngày.
Những con số lớn về người, lớn về thời gian, và đương nhiên sẽ lớn về chi phí. Nhưng hiệu quả thì rất nhỏ như mọi người đã biết ngay từ khi còn chưa khai mạc.
“Tổ chức kiểm điểm, có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với ông Phạm Sỹ Quý về vi phạm trong việc kê khai tài sản thu nhập; vi phạm quy định tại khoản 4, Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng với vai trò của người đứng đầu Sở Tài nguyên Môi trường”, Thanh tra Chính phủ kiến nghị.
Chiều ngày 23/10, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng; việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập liên quan khu đất tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Trong khi chỉ cần phản đối chuyện thu BOT vô lý ở Cai Lậy, Biên Hòa, Hải Dương… một cách nhẹ nhàng, không vi phạm luật là dùng tiền lẻ thì rất nhiều tài xế đã “được” các cơ quan chức năng “mời” lên làm việc thì những chuyện tày đình như lạm thu mà đúng hơn phải gọi là CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN đến 22.237,6 tỷ đồng của các trạm BOT vẫn nhơn nhơn trước công luận mà chưa hề bị xử lý nghiêm khắc.
Trong khuôn khổ một bài ngắn thông báo kết quả kiểm toán nhà nước (KTNN), chúng ta đã phải “hoa mắt” vì những con số, bên cạnh hơn 22 ngàn tỷ kia. Đấy là:
– “sử dụng sai nguồn kinh phí số tiền 1.216 tỷ đồng”
– “Các địa phương tạm ứng dự toán từ ngân sách trung ương kéo dài, quá thời hạn đến 31/12/2016 chưa hoàn trả ngân sách trung ương 1.133 tỷ đồng”
– “9/23 địa phương tạm ứng xây dựng cơ bản và tạm ứng khác đã quá hạn nhưng chưa được thu hồi 3.256 tỷ đồng trong khi hàng năm địa phương vẫn phải đi vay và trả lãi vay”.
– “Về quản lý và sử dụng đất dự án khu đô thị, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 4.302 tỷ đồng”.
– “phát hiện chỉ tiêu biên chế cao hơn 2.173 trường hợp so với chỉ tiêu của Bộ Nội vụ. Số thực tế tuyển dụng biên chế viên chức vượt so với số được cấp có thẩm quyền giao 3.045 người”.
– “Các đơn vị sử dụng biên chế và lao động hợp đồng vượt chỉ tiêu được giao 6.939 biên chế và 15.070 lao động, trong đó sử dụng 8.280 lao động hợp đồng làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, không đúng quy định”…
Tất cả những điều vô lý ấy đã và đang phơi bày trước mặt chúng ta, trước mặt những hô hào, quyết tâm chống tham nhũng của đảng cầm quyền và chính phủ.
Các vị lãnh đạo cấp cao đang nói nhiều đến chuyện niềm tin. Vâng, niềm tin chỉ có thể có và khôi phục khi có sự công bằng. Khi mà những điều vô lý thế này vẫn ở đó mà không bị hề hấn gì, khi những đám “sâu mọt” vẫn hạ cánh an toàn và có khi vẫn tiếp tục được các vị giao cho chức vụ… trong khi người dân thường chỉ cần có ý kiến phản đối dù nhỏ đã bị “chụp mũ” cho đủ thứ tội trạng thì đừng mong nói tiếp câu chuyện về niềm tin.
“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, các cụ xưa đã dạy rồi, phỏng ạ?!
Kiểm toán Nhà nước phát hiện các dự án BOT giao thông thu “thừa” 22.000 tỷ đồng
Nam Anh
22-10-2017
Chỉ với 22 dự án BOT giao thông được kiểm tra đến cuối tháng 9 năm nay, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện các dự án đề xuất thu phí “quá” so với tính toán thực của kiểm toán 22.237 tỷ đồng.
Thông tin được Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết tại Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm năm 2017 của Kiểm toán Nhà nước.
Tính đến hết tháng 9/2017, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán 22 dự án về quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư của Bộ Giao thông vận tải (dự án BOT giao thông).
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm thời gian thu phí 62 năm 8 tháng tại 22 dự án BOT giao thông này, tương ứng giảm doanh thu 22.237,6 tỷ đồng.
Đồng thời, KTNN phát hiện có 6 trong số 52 trạm thực hiện thu phí trước 14 năm 6 tháng, trong khi chưa đủ điều kiện thu phí, thu phí trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Toàn quốc có 31 trong tổng số 87 trạm thu phí trên cùng tuyến không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm 70 km.
Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc cho biết, theo yêu cầu, cả năm 2017 Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 252 cuộc kiểm toán. Tính đến ngày 30/9/2017, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai 185/252 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc 164 cuộc kiểm toán, xét duyệt 144 dự thảo báo cáo kiểm toán, phát hành 90 báo cáo kiểm toán.
Kiểm toán Nhà nước cho biết tổng hợp sơ bộ kết quả xử lý tài chính của 108 dự thảo báo cáo kiểm toán là 22.954 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước sẽ tăng thêm 11.017 tỷ đồng do KTNN đề nghị thu về sau kiểm toán tại các dự án trên. Riêng tăng thu về ngân sách nhà nước gấp 4,05 lần so với cùng kỳ năm 2016 (2.719 tỷ đồng).
NSNN cũng sẽ giảm chi 6.783 tỷ đồng. KTNN kiến nghị xử lý khác 5.154 tỷ đồng. Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế 40 văn bản (2 nghị định, 5 thông tư, 13 quyết định và 20 văn bản khác) nhằm bịt chỗ hổng tránh thất thoát, lãng phí.
KTNN cũng cho biết qua kiểm toán ngân sách địa phương của 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có nhiều phát hiện việc sử dụng sai nguồn kinh phí số tiền 1.216 tỷ đồng. Các địa phương tạm ứng dự toán từ ngân sách trung ương kéo dài, quá thời hạn đến 31/12/2016 chưa hoàn trả ngân sách trung ương 1.133 tỷ đồng. Ngân sách địa phương cho vay, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm thu hồi xảy ra tại một số tỉnh, thành phố được kiểm toán nhưng chậm khắc phục.
Trong đó 9/23 địa phương tạm ứng xây dựng cơ bản và tạm ứng khác đã quá hạn nhưng chưa được thu hồi 3.256 tỷ đồng trong khi hàng năm địa phương vẫn phải đi vay và trả lãi vay.
Về quản lý và sử dụng đất dự án khu đô thị, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 4.302 tỷ đồng. KTNN thực hiện tại một số địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai và chọn mẫu kiểm toán một số dự án khu đô thị thông qua kiểm toán ngân sách của 16 địa phương.
KTNN cũng chỉ ra tồn tại được nêu như phê duyệt, thay đổi quy hoạch sử dụng đất còn tùy tiện; một số khu đô thị, nhà ở được phê duyệt quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch chiều cao tầng, hệ số sử dụng đất, chỉ tiêu mật độ dân số chưa phù hợp với định hướng quy hoạch chung; việc xác định giá đất chưa kịp thời, làm chậm nộp vào ngân sách nhà nước; xác định giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa phù hợp; chuyển nhượng dự án khi chưa đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013…
Về việc quản lý và sử dụng biên chế công chức, viên chức, lao động hợp đồng và quỹ lương năm 2016 tại một số Bộ, ngành và địa phương, KTNN đã phát hiện chỉ tiêu biên chế cao hơn 2.173 trường hợp so với chỉ tiêu của Bộ Nội vụ. Số thực tế tuyển dụng biên chế viên chức vượt so với số được cấp có thẩm quyền giao 3.045 người. Các đơn vị sử dụng biên chế và lao động hợp đồng vượt chỉ tiêu được giao 6.939 biên chế và 15.070 lao động, trong đó sử dụng 8.280 lao động hợp đồng làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, không đúng quy định.
Vụ án VN Pharma xét xử phúc thẩm đã khép lại, chờ tuyên án vào sáng 23.10 tới. Vụ xử đã ghi nhận nhiều tình tiết sai phạm nghiêm trọng của những người ở Bộ Y tế mà theo đại diện Viện Kiểm sát là bỏ lọt tội. Đây chính là một trong những lý do Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy án sơ thẩm, điều tra trở lại.
Khi đọc bài này, có lẽ bạn cũng đã biết vụ bác sỹ Hoàng Công Truyện bị Sở Thông tin – Truyền thông Thừa Thiên – Huế xử phạt năm triệu đồng vì nói xấu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trên Facebook. Nguyên văn status của bác sỹ Truyện như sau:
“Mụ ni về nghỉ là vừa, để các GS có kinh nghiệm, chuyên môn y lên thay và dẫn dắt ngành y sang một bước tiến mới. Chỉ một việc an ninh bệnh viện mà không tham mưu nổi cho CP can thiệp mà làm bộ trưởng. Bà có đi về cơ sở đâu mà hiểu nỗi khổ các y, bs tuyến cơ sở”.
Thứ nhất: Ông Thường không bị đuổi khỏi ngành như bữa giờ dư luận hiểu.
Cần phải nói ngay, việc dẫn lại thông tin của nhiều tờ báo điện tử thời điểm ấy (khi đó Pháp Luật TP.HCM chưa có ấn bản điện tử) khiến dư luận hiểu lầm. Đại uý Võ Đình Thường, Trạm trưởng Trạm Tuần Tra kiểm soát giao thông Ngã Ba Dầu Giây (thời đó còn gọi là Trạm 17 QL1A) không bị đuổi khỏi ngành công an.
Đọc bản kiểm điểm của vị bác sĩ ở Huế mà rùng mình. Sau khi có Hiến pháp 2013, mà các nhà tuyên truyền nhất loạt ca tụng là một Hiến pháp thúc đẩy quyền con người, một trí thức hẳn hoi bị xử phạt vì bôi nhọ lãnh đạo cỡ bộ trưởng.
Người bị phạt nhanh chóng thành khẩn và hối cải, thu mình xưng em, viện cả hoàn cảnh con liệt sỹ, mẹ già đau ốm, không am hiểu công nghệ thông tin, và trót có rượu không kềm chế được bản thân và rất chân thành tiếp nhận xử phạt.
Người xử phạt chừng như thấu hiểu nên phân trần, vi phạm ấy ở khung cách chức nhưng “cậu ấy” đạo đức rất tốt nên chỉ kỉ luật như vậy.
Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Võ Đình Thường, Phó Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai, xoay quanh thông tin ông bị cho ra khỏi lực lượng CSGT nhưng giờ lại làm lãnh đạo.
– Phóng viên: Ông có thể cho biết 14 năm trước, Đại úy Võ Đình Thường, Trưởng Trạm CSGT Dầu Giây, Đồng Nai, bị kỉ luật có phải là ông hay không?
Câu chuyện Thượng tá Võ Đình Thường, Phó phòng PC67 Công an Đồng Nai mời các tài xế lên làm việc đã gây xôn xao mấy ngày qua. Dư luận lần lại những bài báo Vnexpress đăng lại từ Pháp Luật TP.HCM về án kỷ luật 14 năm trước và sôi lên bởi sự bất thường. Bạn đọc đặt vấn đề:
– Sao thấy ông Thường đã từng bị kỷ luật đuổi khỏi ngành nay lại lên thượng tá Phó phòng?
Lời giới thiệu: Truyền thông đang sôi sục sự kiện bác sĩ Hoàng Công Truyện đăng trên Facebook “khuyên” Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nên nghỉ việc do yếu kém về công tác tham mưu, vấn đề an ninh ở bệnh viện… kèm ảnh chụp cận cảnh mặt bà Tiến bị Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Thừa Thiên – Huế xử phạt hành chính 5 triệu đồng và bị Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế kỷ luật hình thức khiển trách.
Cựu Thẩm phán TAND tối cao Phạm Công Hùng, lên tiếng trên báo Tuổi Trẻ ngày 20/10/2017, cho rằng, cả công văn Bộ Y tế yêu cầu xử lý bác sĩ Hoàng Công Truyện lẫn quyết định kỷ luật của Trung tâm y tế huyện Phong Điền đều “có vấn đề”.
Phỏng vấn nạn nhân Phạm Trần Thanh Long, về vụ án đột nhập gia cư và cưỡng hiếp mà công an Long An từ chối khởi tố tội phạm. Chị Long cho biết: “Họ từng hăm dọa là tiêu diệt tôi”.
Tóm tắt sự việc: Vào một đêm hoàn hảo như kịch bản tính trước, một người đàn ông 29 tuổi xông vào nhà chị Phạm Trần Thanh Long, ngụ tại thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An và cưỡng hiếp chị ngay trước nơi có 2 đứa con gái đang nằm. Vì sợ tên tội phạm có thể làm hại đến hai đứa con nhỏ, do chị biết mặt tên tội phạm, nên chị Long đã phải tìm cách hòa hoãn và cam chịu.
TTO – Ông Phạm Công Hùng, nguyên thẩm phán TAND tối cao, cho rằng cả công văn Bộ Y tế yêu cầu xử lý bác sĩ Hoàng Công Truyện lẫn quyết định kỷ luật của Trung tâm y tế huyện Phong Điền đều “có vấn đề”.
Một bác sĩ đang làm việc tại tỉnh Thừa Thiên – Huế viết trên Facebook cá nhân khuyên bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức.
Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Sở y tế tỉnh này phối hợp công an xác minh tài khoản Facebook trên và yêu cầu kiểm điểm.
Kết thúc Hội nghị Trung ương 6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở: “Ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự gột rửa.”
“Nhúng chàm” ắt hẳn là sai phạm, thế thì “tự gột rửa” là gì? Là xóa dấu vết sai phạm chăng? Chắc là Tổng Bí thư không có ý như vậy, vì thế khác nào ‘vẽ đường hươu chạy’, chỉ đạo cán bộ đảng viên che đậy khuyết điểm, giấu diếm sai phạm, đi ngược lại các tuyên bố thượng tôn pháp luật lâu nay của Đảng Cộng sản và các lời kêu gọi chống tham nhũng quyết liệt của chính Tổng Bí thư.
Đóng vai quan tòa là một trong những lỗi mà các báo lớn nhỏ ở Việt Nam thường xuyên mắc phải. Dưới đây là 2 ví dụ:
Ở vụ án giết người (bài bên trái), toàn bộ tít của bài “Thuê người đốt xe làm cha chết vì tài sản” chỉ là nhận định ban đầu của cơ quan điều tra, chứ làm sao báo dám chắc là sự kiện thực tế (fact) mà lại giật tít như vậy? Lẽ ra báo phải để toàn bộ tít đó trong ngoặc kép, và ghi rõ đây là nhận định của cơ quan điều tra. [1]
Mấy ngày qua nhiều tài xế dùng tiền lẻ mua vé qua trạm… bị phó trưởng phòng CSGT Đồng Nai Võ Đình Thường mời lên. Lục lại hồ sơ mới thấy nhiều điều bất thường xung quanh cái tên này…
Có một Võ Đình Thường là đại úy, trạm trưởng trạm CSGT Dầu Giây vào năm 2003. Năm ấy, CSGT Dầu Dây bị báo đài phanh phui tiêu cực tưng bừng: Muốn qua trạm, xe tải dưới 5 tấn phải nộp 50.000 đồng/lượt, xe tải nặng là 100.000 đồng/lượt, hoặc nộp hàng tháng 1 triệu đồng/lượt. Xe khách cũng phải đóng tiền mãi lộ theo tuần, tháng để khỏi bị kiểm tra. Tiền mãi lộ thu được, mỗi cảnh sát phải nộp cho trạm trưởng 2 triệu đồng/tháng.
Khoảng 20 tài xế nhận giấy mời của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC67, Công an tỉnh Đồng Nai) lên làm việc vào ngày 19/10/2017. Giấy mời này ký ngày 13/10/2017 do thượng tá Võ Đình Thường, phó trưởng phòng PC67 ký tên, đóng dấu. Tôi cho rằng ông Thường không đủ năng lực làm phó trưởng phòng PC67.
Nội dung giấy mời ghi, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện một số ôtô “có hành vi gây cản trở giao thông tại trạm thu phí Quốc lộ 1A (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai)”.
Mới đây, ngày 16/10/2017, TAND tỉnh Đắk Lắk đã xét xử một “cựu đồng nghiệp” của mình – bị cáo Trương Thị Hoa (thẩm phán, nguyên phó chánh án TAND huyện Ea Kar) và tuyên phạt bà này 12 tháng tù về tội nhận hối lộ. Mức án này nhẹ hơn mức án do VKS đề nghị khá nhiều (từ 18-24 tháng tù) và đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Qua đó, cũng đã bộc lộ một cách điển hình, những vấn đề liên quan đến chất lượng xét xử, uy tín, lòng tự trọng và việc thực thi pháp luật của ngành Toà án tại Việt Nam.
Nội dung vụ án:
Theo báo Pháp Luật TP.HCM, cuối năm 2016, thẩm phán Trương Thị Hoa được phân công thụ lý xét xử vụ án ông Nông Văn Thụt bị truy tố về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.
TRONG cái mớ bòng bong của thông tin về thủy điện, lũ lụt, phá rừng – (chưa bao giờ quan và quân cùng nhau tích cực phá rừng bạo tàn như vậy); TRONG nỗi ám ảnh bởi xác người, gia súc trương phình hay bị vùi dập, và bởi cả những phát biểu của các quan chức liên quan; TRONG đầy dẫy những thông tin trách cứ phê phán lãnh đạo vô tâm đối với vùng lũ, với những gia đình có người thân mất tích…;
Tiếp tục câu chuyện về phá rừng làm dự án ở Phú Yên, phải nhắc một điều mà Bí thư tỉnh ủy Phú Yên Huỳnh Tấn Việt (ảnh 1) đã nói: “Tỉnh sẽ báo cáo, nhận khuyết điểm trước Thủ tướng, đồng thời trình bày cụ thể để Thủ tướng xem xét, quyết định. Thủ tướng cho làm hay không rồi tính tiếp.”
41 dự án với tổng cộng 1.340ha đất (trong đó có 800 ha rừng) đã tan nát theo “tinh thần của lãnh đạo tỉnh là muốn làm cho Phú Yên phát triển nên chọn giải pháp nhanh nhất, tốt nhất”. 12/20 dự án đã “khai thác” rừng với tổng diện tích 230ha, gồm: 58ha rừng đặc dụng; hơn 124ha rừng phòng hộ và 48ha rừng sản xuất. 17/19 dự án có sử dụng đất rừng tại tỉnh Phú Yên chưa có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác với diện tích 413ha.
Ngày 2/10/2017, toà án Hà nội xử sơ thẩm cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga về tội lừa đảo cùng 9 đồng sự khác. Cũng ngày đó, Đoàn Thị Hương và một nữ công dân Indonesia bị một toà án ở Malaysia xét xử về tội giết anh trai của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
Hôm qua, 16/10/2017, toà án Hà nội tuyên bà Nga án chung thân dù bà kêu oan, trong khi cô Hương vẫn đang trong quá trình xét xử và cũng kêu oan.
Cô Hương và nữ bị cáo người Indonesia cho rằng, họ bị một số người (Bắc Triều Tiên) dụ lừa vào trò truyền hình thực tế chơi khăm vẫn được đưa trên truyền hình nhiều nước, họ không biết đây là âm mưu ám sát một công dân Bắc Triều Tiên, và do đó họ vô tội.
Mấy ngày nay báo chí đưa tin “Cử tri Đà Nẵng hỏi Vũ Nhôm là ai mà tác động nhiều đến thành phố như thế?” Tôi cứ tưởng rằng Vũ Nhôm là một quan chức hay lãnh đạo cấp cao nào đó, nên tôi tò mò tìm hiểu Vũ Nhôm là ai mà được nhiều ngươi quan tâm đến thế. Cuối cùng tôi đã tìm hiểu ra được rằng:
Vũ nhôm xuất thân trong một gia đình bần nông, nhà rất đông anh chị em, Vũ là một con trai út trong gia đình, sống tại 21 Thanh Hải – Đà Nẵng. Mẹ của Vũ bươn chải lo cho tất cả anh chị em của Vũ chuyện kinh phí học hành, vì thế Vũ thương Mẹ nên quyết định nghỉ học năm mới vừa bước vào lớp 11 để phụ giúp gia đình, vì thấy Mẹ lo chuyện tiền nong học phí miếng cơm manh áo cho anh chị, rồi từ đó Vũ quyết định đi phụ làm nhôm kính để kiếm tiền phụ mẹ lo chuyện cơm gạo hàng ngày, ban ngày đi làm, ban đêm đi học bổ túc.
Đây là hình ảnh người mẹ ôm con khi lở núi ở Tân Lạc – Hòa Bình. Có tổng số 18 người bị vùi lấp trong trận lở núi kinh hoàng ở bản Khanh.
Mới cách nay độ 2 tháng, Phóng viên Kim Thược Hoàng có loạt điều tra về vụ việc phá cả ngàn hecta rừng đầu nguồn ở Tân Lạc. Phỏng vấn quan chức, toàn câm như hến, nói “Chư pâu”, rồi quay mặt đi khi chụp hình. Quan chức lên báo mà nhìn như kẻ gian. Mình xuất bản được 1-2 bài gì đó, rồi nghỉ phép.
Năm nay thảm họa xảy ra khắp nơi, là hệ quả của tình trạng phá rừng đầu nguồn suốt nhiều năm qua. Rừng đầu nguồn không còn, mưa lớn, nước chảy khủng khiếp, nên lũ quét với lở núi cũng là tất yếu.
Lòng tin của nhân dân là bảo bối vô cùng quý giá bởi nó có sức mạnh vô địch. Lòng tin là vũ khí thần kỳ mà các anh hùng hào kiệt đã dựa vào để dựng nước và giữ nước.
Nhờ có được lòng tin của nhân dân mà Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt, Trần Hưng Đạo ba lần đại phá quân Nguyên, Lê Lợi bao vây triệt hạ quân Minh tại thành Đông Đô, còn Tây Sơn Nguyễn Huệ hủy diệt 20 vạn quân Thanh tại Đống Đa Thăng Long.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bình luận về Hội nghị TƯ6 khóa 12 vừa bế mạc ở Hà Nội và chủ trương nhất thể hóa quyền lực đảng – chính của Đảng và nhà nước Việt Nam.
Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 12/10/2017, người hiện đang là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh Triết Việt, nêu quan điểm về chủ trương nhất thể hóa nói trên mà Hội nghị Trung ương 6 quyết định sẽ thực hiện tiếp sau vòng thí điểm ở một tỉnh phía Bắc Việt Nam, nhưng có thể được bắt đầu ở cấp cơ sở phường, xã, ông Khắc Mai nói:
Có ý kiến cho rằng, lời hứa của tướng Nguyễn Đức Chung không có giá trị pháp lý, và ông cũng không có thẩm quyền trong các hoạt động điều tra để có thể quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân Đồng Tâm, rằng để đảm bảo tiêu chí của một nền pháp quyền, cơ quan điều tra cần phải độc lập khỏi sự chi phối của cơ quan hành pháp, và rằng hành động truy tố của CA Hà Nội lần này là đúng đắn theo các nguyên tắc pháp quyền.
Công an Hà Nội vừa có thư gửi đến người dân thôn Hoành với nội dung kêu gọi những người có hành vi hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật ra tự thú và đầu thú.
Theo nội dung thư, cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đề nghị các cá nhân đã tham gia việc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, bắt, giam hoặc giữ người trái pháp luật trên địa bàn thôn Hoành, xã Đồng Tâm, TP Hà Nội, từ ngày 15 đến ngày 22-4 đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP hoặc công an nơi gần nhất để tự thú, đầu thú, khai báo, góp phần khắc phục hậu quả đã gây ra.
Nói cho vuông: Sự kiện ngày 5/10/2017, trong phiên tòa hình sự xét xử bà Châu Thị Thu Nga, cựu đại biểu Quốc hội, lừa đảo chiếm đoạt 350 tỷ đồng, Hội đồng xét xử TAND TP. Hà Nội đã không cho bị cáo Thu Nga khai về việc như bà ta nói là đã chi 1,5 triệu USD (tương đương 30 tỷ đồng) để “chạy” ĐBQH, là sự kiện hiếm có trong lịch sử tố tụng.
Giới ủng hộ dân chủ tại Việt Nam cho biết các dư luận viên thuộc Hội Cờ Đỏ ngày càng đông đảo và trở thành lực lượng được chính quyền sử dụng để trấn áp những tiếng nói của người dân vì xã hội công bằng và tốt đẹp hơn. Dư luận nói gì về những hoạt động của Hội Cờ Đỏ hiện nay?
Thành viên “Hội Cờ Đỏ” là ai?
Những người thuộc “Nhóm Cờ Đỏ” vào sáng ngày 4 tháng 9 mang theo súng ngắn, roi điện, bình xịt hơi cay đến Giáo xứ Thọ Hòa, ở tỉnh Đồng Nai để đe dọa “có biện pháp trừng phạt” đối với Linh mục Nguyễn Duy Tân vì ông từng kêu gọi trưng cầu dân ý cũng như lên tiếng về các vấn đề trong xã hội trên trang Facebook cá nhân của mình.
Ngày 9 tháng 10, hệ thống truyền thanh giúp báo giới theo dõi cuộc tranh luận giữa các luật sư và công tố viên trong phiên xử bà Châu Thị Thu Nga và chín thuộc cấp bị cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt 348 tỉ đồng lại tiếp tục bị… trục trặc.