Tiếng thét vô thanh

Trung Bảo

19-5-2020

Cách đây mấy ngày, tôi ngồi trước bưu cục Cầu Voi vào đúng thời khắc vụ án mạng xảy ra cách đây 12 năm – 19:30-20:00, theo giờ ghi trong các tài liệu điều tra. Tôi cố tưởng tượng lại thời khắc khủng khiếp đó, hình dung mình đang bước chân vào ngôi nhà hoang lạnh.

Có tình tiết đặc biệt quan trọng để chứng minh Hồ Duy Hải không phải là hung thủ giết người!

Võ Tòng

19-5-2020

Vào ngày hôm kia, trong suy nghĩ của tôi lóe lên tình tiết đặc biệt quan trọng trong vụ án Hồ Duy Hải mà các bản án, quyết định giám đốc thẩm không hề nhắc đến, đó tình tiết về quần áo của hai nạn nhân.

Hồ Duy Hải và thân phận người dân Việt Nam dưới Pháp chế Xã hội chủ nghĩa

Đào Tăng Dực

18-5-2020

Việt Nam không phải là một quốc gia có một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên như các quốc gia dân chủ trên thế giới. Chính vì thế hệ thống pháp lý của Việt Nam là “Pháp chế xã hội chủ nghĩa”, không phải là chế độ pháp trị bình thường như tại các quốc gia dân chủ.

Cái thớt dính máu và bản chất vụ án Hồ Duy Hải!?

Võ Tòng

18-5-2020

Hơn một tuần nay, tôi luôn suy nghĩ và tìm lý do khả dĩ để giải thích cho quyết định không thu giữ cái thớt và con dao khi khám nghiệm hiện trường tại bưu điện Cầu Voi, nhưng thật sự tôi không tài nào lý giải được là vì sao lại có sự sai lầm đó.

Tòa án Hiến pháp không thể là giải pháp cho vụ án oan

Đặng Đình Mạnh

17-5-2020

Nhân dịp đọc bài viết “Tòa Hiến Pháp” của tác giả P.H.N có nêu ý kiến về sự cần thiết thành lập Tòa án hiến pháp qua “tình huống phát sinh pháp lý trong vụ án xét xử giám đốc thẩm” Hồ Duy Hải, để giải quyết hai tình huống pháp lý:

– Thứ nhất, giả định VKSNDTC không đồng ý với Quyết định ngày 08/05/2020 của Hội đồng thẩm phán TANDTC nên tiếp tục kháng nghị (lần 2). Do đó, TANDTC tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm mới (lần 2) và tiếp tục bác kháng nghị với lý do quyết định kháng nghị của VKSNDTC là không đúng pháp luật.

Theo đó, tác giả cho rằng: “Vậy trong tình huống pháp lý này rất cần có Tòa Hiến pháp đứng ra phán xét tranh chấp pháp lý giữa TANDTC và VKSNDTC”.

– Thứ hai, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã bác kháng nghị, giữ nguyên bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, bị cáo Hồ Duy Hải sẽ bị thi hành án tử hình trong bối cảnh giả định rằng Quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC là sai lầm, thì cần có Tòa Hiến pháp để công dân khiếu nại về quyết định giám đốc thẩm ấy.

Trước hết, chúng ta cần ghi nhận những nỗ lực tìm kiếm cơ hội pháp lý để giải quyết vụ án mà công chúng đang tin rằng bất công, oan ức cho bị án Hồ Duy Hải. Cho nên, mọi nỗ lực theo hướng nào cũng đều cần thiết và hữu ích. Kể cả giải pháp thiết chế Tòa án hiến pháp để thực thi nghĩa vụ lương tâm là giải cứu một nạn nhân án oan. Tuy rằng, giải pháp ấy chưa được thuyết phục lắm về một số phương diện học thuật và pháp lý, như sau:

Tòa án hiến pháp, hoặc Tòa/Viện bảo hiến chỉ có một mục đích được xác định trong như chính tên gọi của thiết chế này: Bảo vệ hiến pháp.

Đối tượng của Tòa án hiến pháp nhắm đến là các đạo luật, nghị quyết của cơ quan lập pháp, các nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị của cơ quan hành pháp để bảo đảm hành vi lập pháp hoặc lập quy của các cơ quan này luôn luôn tuân thủ hiến pháp. Đương nhiên, theo đó thì mọi hành vi vi phạm hiến pháp sẽ đều bị Tòa án hiến pháp hủy bỏ. Tuyệt nhiên, về học thuật, pháp lý thì đối tượng nhắm đến của Tòa án hiến pháp chưa bao giờ là phán quyết của cơ quan tư pháp cả.

Các cơ quan tư pháp gồm viện kiểm sát và tòa án. Trong hoạt động tư pháp, sự khác biệt quan điểm giải quyết về một vụ án giữa hai cơ quan này là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng sự khác biệt quan điểm này không phải là một tranh chấp cần phân xử bởi một cơ quan khác (như tác giả đề xuất là Tòa án hiến pháp). Vì lẽ, căn cứ vào chức năng, thì VKS là cơ quan công tố, có thẩm quyền truy tố và kháng nghị. Nhưng tòa án mới là cơ quan xét xử các vụ án, kể cả phán quyết về kháng nghị của VKS (như vừa bác kháng nghị của VKSNDTC trong vụ án Hồ Duy Hải). Do đó, nếu có khác biệt về quan điểm giữa họ, thì chính tòa án sẽ giải quyết bằng một phán quyết. Cho thấy, thẩm quyền của tòa án có ưu thế hơn so với VKS, vì họ có thẩm quyền quyết định chung cuộc về một sự vụ cụ thể.

Thế nên, việc cho rằng sự khác quan điểm giữa hai cơ quan này là một dạng tranh chấp cần được giải quyết bằng giải pháp thiết chế Tòa án hiến pháp là chưa đúng với chức năng, mục đích và đối tượng của thiết chế này.

Trong giai đoạn hiện nay, khi luật pháp thường bị công chúng đùa tếu táo là rừng luật và luật rừng, thì việc thiết chế Tòa án hiến pháp là hết sức cần thiết và hữu ích. Nó giúp bảo đảm sự hoạt động lành mạnh của tất cả các cơ quan công quyền, giúp đưa những nguyên tắc tốt đẹp về nhân quyền được hiến pháp công nhận đi vào cuộc sống…

Thế nên, tôi rất tán thành về ý kiến nên thiết chế Tòa án hiến pháp, nhưng không thể xem như là một giải pháp để giải quyết vụ án oan mà công chúng đang quan tâm.

Quan tòa và Tự do báo chí

Đỗ Hùng

17-5-2020

Đại tá Robert McCormick, một nhân vật quan trọng đứng lên bảo vệ tự do báo chí. Ảnh: internet

“Chúng ta sống theo một Hiến pháp, nhưng Hiến pháp là những gì mà các quan tòa diễn dịch…”.

Người đưa ra đúc kết trên là Charles Evans Hughes, thống đốc tiểu bang New York, vào năm 1907. Sau khi rời các chức vụ trong chính quyền, Hughes đã trở thành thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ (1910-1916) và chánh án (Chief Justice) thứ 11 của Tòa án Tối cao (từ 1930-1941).

Đừng để bị dắt mũi trong kỳ án Hồ Duy Hải

Đoàn Kiên Giang

17-5-2020

1. Vì sao bị án Hồ Duy Hải nhận tội, xin giảm án, không kêu oan?

=> Hồ Duy Hải phủ nhận liên quan tới vụ án mạng ngay trong bản khai đầu tiên, sau đó thì nhận tội. Tại phiên tòa, Hải kêu oan (SGGP).

Ngài chánh án kém hiểu biết pháp luật và bầy cừu

Vũ Hữu Sự

17-5-2020

Quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán TANDTC do chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình là chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm, xét xử giám đốc thẩm vụ án “giết người” và “cướp tài sản” xẩy ra ở bưu điện Cầu Voi 12 năm trước, theo kháng nghị của VKSNDTC, vẫn đang làm sôi sục trên mạng xã hội.

Nếu không hủy bản án Giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, uy tín của nền tư pháp Việt Nam sẽ sụp đổ

Thái Vĩnh Thắng

15-5-2020

Bản án giám đốc thẩm về vụ án giết người mà bị cáo là Hồ Duy Hải bị buộc tội và bị kết án tử hình cần phải bị hủy bỏ, niềm tin của người dân Việt Nam vào công lý sẽ sụp đổ hoàn toàn nếu bản án này không được hủy bỏ. Bản án này đã gây nên sự bức xúc và phẫn nộ trong xã hội, nhất là những người quan tâm đến công bằng, công lý, hiến pháp, nhà nước pháp quyền và quyền con người. Bản án giám đốc thẩm đã mắc những sai lầm trầm trọng sau đây:

Một số vấn đề đặt ra đối với cải cách nền tư pháp

Ngô Ngọc Trai

16-5-2020

1. Triển khai thực hiện việc chuyển các trại giam giữ sang cho Bộ Tư pháp quản lý, bao gồm các trại giam thi hành án phạt tù và trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với các bị can, bị cáo đang trong quá trình xử lý hình sự.

Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

Huỳnh Ngọc Chênh

16-5-2020

Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Báo DT

Trước tòa án của pháp luật, nghi can Hồ Duy Hải phải được áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình tố tụng hình sự.

Tôi vừa trò chuyện cùng “Nguyễn Văn Nghị”…

Trương Châu Hữu Danh

15-5-2020

Nhiều năm nay, dư luận cứ loay hoay với nhân vật “Nguyễn Văn Nghị, sinh năm 1978, ngụ Cai Lậy, Tiền Giang”. Nhân vật này xuất hiện ngay những ngày đầu xảy ra vụ án. Nhưng sau đó, trong hồ sơ không còn – nói đúng hơn là cơ quan tố tụng xác định không liên quan nên dẹp qua một bên.

Vụ Hồ Duy Hải: 10 sai sót của hội đồng thẩm phán

Blog VOA

Nguyễn Hùng

16-5-2020

Trang Kiểm Sát Online của Viện Sát NDTC hôm 05/05/2020 đăng hình bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải liên tục kêu oan cho con. Photo Kiem Sat

Vụ ông Hồ Duy Hải bị bắt rồi kết án tử hình trong nghi án giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở Long An xảy ra đã được 12 năm. Việc Hội đồng Thẩm phán đồng loạt bác kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, khiến hành trình tìm công lý của gia đình ông Hồ Duy Hải đang đi vào ngõ cụt.

Bí ẩn người tên Nghị

Báo Sạch

15-5-2020

Đến chiều nay, cái tên Nguyễn Văn Nghị lại làm xôn xao dư luận quan tâm đến kỳ án Hồ Duy Hải. Thông tin mới nhất, không có ai tên Nguyễn Văn Nghị ở Tiền Giang trong vụ án này.

Hết sức nguy hiểm

Nguyễn Đức

15-5-2020

Phó chánh án TAND tối cao Nguyễn Trí Tuệ. Ảnh trên mạng

Trả lời họp báo, ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó chánh án TAND Tối cao, thành viên Hội đồng thẩm phán TC phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải nói:

Tại sao Hồ Duy Hải lại là “hình nhân thế mạng” trong vụ án Bưu điện Cầu Voi

Thảo Ngọc

15-5-2020

Sau khi tìm mọi cách để xóa sạch mọi dấu vết liên quan đến Nguyễn Văn Nghị là nghi phạm chính trong vụ án giết hai cô gái tại bưu điện Cầu Voi vào tối 13/1/2008, thì công việc cần thiết và cấp bách nhất đối với Cơ quan điều tra tỉnh Long An là phải bằng mọi giá tìm cho bằng được một thanh niên có thể dùng làm “hình nhân thế mạng”, chịu tội thay cho Nguyễn Văn Nghị.

Vụ án Bưu cục Cầu Voi: Tôi biết Nguyễn Văn Nghị đang ở đâu

Chu Mộng Long

15-5-2020

Dân mạng share thông tin mới nhất từ báo Dân Việt về “nghi can số 1” Nguyễn Văn Nghị trong vụ án Cầu Voi. Phóng viên báo Dân Việt cho biết đã phối hợp với chính quyền xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo thông tin báo chí trước đó, nhưng không hề thấy tung tích. Có nghĩa là Nguyễn Văn Nghị có tồn tại ngoài đời nhưng không tồn tại ở địa chỉ mà điều tra viên đã xác định.

Phiên xử Giám đốc thẩm Hồ Duy Hải không thuyết phục

Hồ Quang Huy

15-5-2020

Từ thông tin trên các báo đài, mạng xã hội về vụ an Hồ Duy Hải, tôi có một số nhận định về vụ này như sau:

Hình bóng nhà mồ: 11 điểm sai do “suy đoán có tội” của quyết định Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải

Võ Tòng

15-5-2020

Dương Phong: Bài viết của tác giả Võ Tòng, Phó trưởng Khoa hình sự, Trường Đào tạo Bồi dưỡng Nghiệp vụ Kiểm sát; nguyên Phó Viện trưởng VKSND thành phố Tây Ninh.

Bưu cục Cầu Voi sau vụ án đến nay đóng cửa bỏ hoang. Ảnh: Hoàng Nam/ VNE

Về vụ án Hồ Duy Hải

Ngô Thái Bình

14-5-2020

Kính thưa 15 vị Thẩm phán TAND Tối cao!

ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Chánh án Tối cao và Hội đồng đã không vô tư, khách quan

Nguyễn Đức

14-5-2020

Phó Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ QH kiến nghị Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ QH giám sát tối cao các vụ án do Hội đồng thẩm phán Tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm trong đó có vụ Hồ Duy Hải.

Vì sao nạn nhân mặc đồ bộ?

Trương Châu Hữu Danh

14-5-2020

Khi đọc biên bản khám nghiệm hiện trường, tôi chú ý chi tiết trang phục nạn nhân và cho rằng, hung thủ phải là người thân quen.

Vụ án Hồ Duy Hải bây giờ như một đám cháy

Bạch Hoàn

14-5-2020

Vụ án Hồ Duy Hải bây giờ như một đám cháy với ngọn lửa ngày càng bén, ngày càng lan rộng. Đám cháy trên một vệt dầu loang. Vệt dầu ấy có thể là những tình tiết, những sự thật khách quan mà không một ai, không một thế lực nào có thể chôn vùi.

Chứng cứ ngoại phạm mới của Hồ Duy Hải

Võ Thu Phương

14-5-2020

Chiều 13/5/2020, báo Thanh Niên có bài của tác giả Phan Thương: Gia đình tử tù Hồ Duy Hải cung cấp chứng cứ, được cho là ngoại phạm mới. Bài báo cho biết, sau phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, từ một số thông tin và hình ảnh vụ án mạng, luật sư Trần Hồng Phong đã rà soát lại hồ sơ vụ án và đã phát hiện thêm một tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải.

Kỳ án Bưu cục Cầu Voi: Ai là thủ phạm?

Chu Mộng Long

14-5-2020

Có nhiều điểm lạ trở thành kỳ bí trong vụ án Bưu cục Cầu Voi. Ngoài những điểm lạ gây tranh cãi, tôi quan tâm mấy điểm lạ sau:

Bản tin ngày 13-5-2020

BTV Tiếng Dân

13-5-2020

Tòa án Cấp cao tuyên y án “người tù thầm lặng”

Sáng ngày 13/5, Tòa án Nhân dân Cấp cao TP.HCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm ở trụ sở tòa án tỉnh An Giang đối với ông Trần Thanh Giang, theo tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN” theo điều luật 117, Bộ luật Hình sự 2015.

Về kết quả giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, luật sư Trần Văn Tạo: “Tôi lo phiên tòa đã kết thúc nhưng vụ án chưa chấm dứt”

Phụ nữ TPHCM

Nghi Anh, thực hiện

13-5-2020

PNO – Sáu năm trước, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc – Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP.HCM (giai đoạn 1992 – 1995), từng gọi điện xin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho lệnh tạm hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải (tử tù trong kỳ án sát hại hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An).

Cuộc gọi điện thoại của ông Tư Tạo (tên thường gọi của luật sư Trần Văn Tạo) và lệnh hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải của Văn phòng Chủ tịch nước đã khiến biết bao người tin tưởng, mong chờ một trang mới mở ra cho vụ án ly kỳ trong lịch sử tư pháp nước nhà, rằng một phiên tòa mới đại diện cho tinh thần thượng tôn pháp luật sẽ được mở ra, những sai sót về tố tụng của vụ án sẽ được khắc phục, chỉ ra đúng người, đúng tội…

Luật sư Trần Văn Tạo. Ảnh: PNTP

Thế nhưng hôm nay, sau gần một tuần phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, ông Tư Tạo mất ngủ… Một lần nữa ông tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án bởi trăm sự hãy còn ngổn ngang…

Những chứng cứ trực tiếp rất quan trọng đã bị bỏ qua

Phóng viên: Thưa ông, dưới góc nhìn một cựu thủ trưởng cơ quan điều tra, ông nhận định gì về vụ án Hồ Duy Hải?

Luật sư Trần Văn Tạo: Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ trên các chứng cứ gián tiếp để đi đến kết án tử hình Hồ Duy Hải. Đã vậy, những chứng cứ ấy lại sai, thiếu và yếu (như ý kiến của Ủy ban Tư pháp và của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao). Đây là sai sót nghiêm trọng về tố tụng.

Ở vụ án này, trên báo chí có nêu mà Hội đồng Thẩm phán cũng đã công khai hỏi và thể hiện trong nội dung bản án có những chứng cứ trực tiếp như cái thớt dính máu, con dao là hung khí gây án. Bây giờ con dao thể hiện trên lời khai là con dao có trên hiện trường nhưng đã bị tiêu hủy. Đây là chứng cứ trực tiếp, bởi giết người phải có hung khí hoặc hành động trực tiếp. Thứ hai, tấm thớt cũng chẳng còn.

Tòa trưng lời khai Hồ Duy Hải có tình tiết đập đầu nạn nhân bằng tấm thớt, điều đó được đinh ninh rằng vết máu đó là của người bị hại không cần giám định. Không giữ con dao, tấm thớt từ hiện trường. Vết máu nếu giám định đến nơi đến chốn sẽ ra được máu của ai, có phải chỉ là máu của bị hại, của Hồ Duy Hải hay còn ai nữa không?

Rõ ràng, cơ quan điều tra không thu thập được gì từ hiện trường, đây là một thiếu sót lớn, không tuân thủ nguyên tắc khám nghiệm hiện trường. Toàn bộ chứng cứ trực tiếp của vụ án đều không có. Chỉ thu thập được lời khai của Hồ Duy Hải, mà lời khai lúc nhận tội, lúc không.

* Những chứng cứ trực tiếp đã bị bỏ qua ấy theo ông có chứng minh Hồ Duy Hải vô tội không? 

– Tôi không biết Hồ Duy Hải có oan hay không, nhưng đã không có chứng cứ chứng minh tội phạm, tố tụng sai, mà mang một người đi tử hình, sau này nếu sai, chúng ta không sửa được bởi người đó đã chết rồi. Theo quan điểm của tôi, muốn định tội Hồ Duy Hải một cách thuyết phục, bắt buộc phải điều tra lại từ đầu. Phải khắc phục ngay từng sai sót trong tố tụng.

Tôi thấy thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trả lời báo chí: “Không phải sai phạm tố tụng nào cũng hủy án. Mà chỉ có những sai phạm tố tụng nghiêm trọng, thay đổi bản chất mới hủy án, điều tra lại” – đó là quan điểm Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và cả Chánh án Tòa án tối cao nữa đã thể hiện rõ ràng trước phiên tòa.

Sẽ có nhiều người chấp nhận, đồng tình quan điểm này. Nhưng với tôi, là người làm điều tra nên mọi thứ phải theo luật. Bộ luật Tố tụng hình sự là bộ luật hình thức, Bộ luật Hình sự là bộ luật nội dung. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định hết sức chặt chẽ để không sai phạm trong quá trình thực hiện nội dung và buộc phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt. Cho nên nói như vậy có nghĩa tố tụng thì không được sai sót.

Hỏi cung cũng không được sai sót. Hỏi cung mà mình làm thay đổi tính khách quan của lời khai của bị can, bị cáo là không được. Từ đó mới quy định không được mớm cung, không được ép cung, không được nhục hình… Vì sao? Vì bằng những cái đó sẽ thay đổi tính khách quan lời khai của bị can, bị cáo. Về thủ tục tố tụng, việc thu thập chứng cứ, cũng buộc phải tuân thủ đúng quy định tố tụng hình sự.

Trong đó, chứng cứ phải là cái thật, là khách quan, là trực tiếp gây ra hành vi phạm tội thì mới gọi là chứng cứ trực tiếp, chứng cứ có giá trị thật sự trong vụ án hình sự. Chứng cứ gián tiếp cũng cần thu thập, nhưng đã nói là “gián tiếp” thì giá trị nó nhẹ, nó chưa phản ánh đầy đủ tính chất hành vi. Chứng cứ trực tiếp mới là cái phản ánh đầy đủ tính chất của hành vi. Cơ quan điều tra ban đầu đã bỏ hết chứng cứ trực tiếp mà vẫn đi đến kết luận và chỉ ra được bản chất vụ án cứ như là chuyện không tưởng!

Phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án Hồ Duy Hải

* Ông nói trong tố tụng hình sự, đây là sai sót nghiêm trọng, nhưng Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao nói rằng những sai sót này không thay đổi bản chất vụ án và hành vi phạm tội của Hồ Duy Hải?

– Bởi vậy mới thật kỳ lạ. Sai sót của cơ quan điều tra đã được Tòa án tối cao “dung thứ”. Bản chất bao giờ cũng gắn liền chứng cứ. Nguyên tắc tố tụng hình sự từ chứng cứ đánh giá bản chất, soi ra bản chất. Không bao giờ từ bản chất sinh chứng cứ được. Tôi làm điều tra cũng soi tố tụng mà làm. Ở vụ án này, tất cả những chứng cứ không thu thập từ đầu mà lại nói về bản chất vụ án, cứ như trò đùa. Nhận định của tôi, đây là sự thất bại, khiến người dân không tin tưởng vào kết quả phiên tòa.

Theo luật, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm. Đã ra phán quyết rồi thì chỉ có 4 cơ quan gồm Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền được yêu cầu Hội đồng Thẩm phán tối cao xem lại quyết định của mình. Còn xem như thế nào thì thuộc quyền của Hội đồng Thẩm phán chứ các cơ quan nhà nước không can thiệp được quyết định này.

Tuy nhiên thực tế ở vụ án này, Chánh án Tòa án tối cao nằm trong Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã là người kháng nghị. Nếu phiên tòa không chấp nhận kháng nghị thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có thể bảo lưu quan điểm. Ông cũng không có quyền yêu cầu xét lại. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã kiểm tra và cũng có ý kiến đề nghị giám đốc thẩm rồi.

Như vậy, cả 3 đơn vị này đã tham gia trước, trong và khi mở phiên tòa. Chỉ còn một cơ quan “chưa làm gì hết” lần này, chính là Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngoài quyền được yêu cầu xem xét lại còn có quyền giám sát lại phán quyết của Hội đồng Thẩm phán.

Phiên tòa không cho thấy sự tiến bộ của nền tư pháp 

* Cho đến hôm nay, nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng trên báo chí, truyền thông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án…

– Bởi đã theo dõi vụ án, chắc chắn họ sẽ không thể không lên tiếng. Vụ án gì mà bày ra bao nhiêu thứ sai sót, xã hội thấy những sai sót này là không thể chấp nhận được, nhưng ông Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thản nhiên nói “sai sót này không thay đổi bản chất vụ án”. Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao vừa rồi có những chi tiết và lập luận không đủ sức thuyết phục.

Dân chúng chỉ còn chờ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thôi. Nhờ cải cách tư pháp, chúng ta mới có việc xem xét lại vụ án, giám đốc thẩm của Tòa án tối cao (việc này, trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chưa có). Tôi mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đừng bỏ qua vai trò của mình trong thời điểm này, trong vụ án này.

Kết quả điều tra và tố tụng có thể lại tiếp tục khẳng định Hồ Duy Hải là thủ phạm, hoặc có thể minh oan cho anh ta, nhưng điều tra và tố tụng lại sẽ thể hiện tính nghiêm minh và tính nhân văn của nền tư pháp trước một bản án tử hình có nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều từ các cơ quan cao cấp của nhà nước ta.

* Nếu có thể, ông có tiếp tục xin cho Hồ Duy Hải thêm lần nữa?

– Ngày trước, việc tôi gọi điện cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để xin hoãn thi hành án tử với Hồ Duy Hải không phải để kêu oan giùm anh ấy mà là nhận ra những sai sót trong tố tụng ở vụ án này. Khi đó, tôi là người giữa đường thấy điều không phải rồi làm vậy thôi.

Nhưng hôm nay, sau nhiều năm suy nghĩ, phân tích thấu đáo về vụ án, dõi theo phán quyết của phiên giám đốc thẩm, thông qua bài báo này, tôi gửi lời xin Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện vai trò giám sát của mình với vụ án. Có thể, trong thời gian đó, hoãn thi hành án tử hình với Hồ Duy Hải thêm lần nữa. Mọi người đang hy vọng, tôi cũng đang hy vọng xem xét lại vụ án. Đừng vội tử hình anh này. Nếu người ta đã chết rồi thì xem xét làm gì.

Tôi lo là lo phiên tòa đã khép lại nhưng vụ án chưa kết thúc. Dư chấn của phiên tòa sẽ còn rất rộng, rất lâu. Nhiều người, dĩ nhiên trong đó có tôi chưa phục. Đây không phải câu chuyện một phiên tòa mà là câu chuyện tư pháp. Nhiều người nhận ra phán quyết của Hội đồng Thẩm phán hoàn toàn không thuyết phục. Tôi cũng không hiểu tại sao lại tuyên án một cách dứt dạt như vậy khi vụ án còn bao nhiêu thứ không giải đáp được. Hệ quả của việc tuyên án này sẽ dẫn ra bao nhiêu câu hỏi nữa, câu chuyện nữa cho toàn ngành tư pháp…

Riêng với Hồ Duy Hải, anh vẫn còn một con đường sống là gửi đơn xin lệnh và chờ đợi lệnh ân xá từ Chủ tịch nước.

* Chúng ta luôn tự hào về công tác cải cách tư pháp, nói theo lẽ nào đó, phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải cũng là minh chứng cho cải cách tư pháp?  

– Phải nói ngành tư pháp đến hôm nay được cải cách nhiều. Chúng ta luôn nhận định luật chúng ta tiến bộ. Tuy nhiên, soi qua phiên tòa này thì người dân không hiểu nó tiến bộ chỗ nào mà nó làm người ta vấn vương, phân vân và còn mãi lo âu. Phiên tòa thu hút sự quan tâm của toàn dân, bởi mười mấy năm rồi mới có một phiên giám đốc thẩm như vậy.

Người ta trông chờ 17 vị ở hội đồng thảo luận như thế nào, phân vân ra sao, đặt vấn đề gì ra nhưng không thấy. Chỉ nghe Chánh tòa hỏi, Viện Kiểm sát trả lời rồi giơ tay phán quyết. Một phiên tòa được mong đợi, thế mà, chúng ta lại công khai một nền tư pháp lỏng lẻo, thiếu thuyết phục, thậm chí làm mất lòng tin nơi nhân dân…

* Làm sao để thu phục lòng dân trong khi việc sai tố tụng, vi phạm tố tụng từ nho nhỏ như thời gian điều tra bị kéo dài, chứng cứ chứng minh chưa thuyết phục, khuất tất trong việc trưng cầu giám định pháp y… đã và đang xảy ra trong tố tụng của không ít vụ án?

– Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chặt chẽ như vậy mà anh em đi làm tố tụng hình sự chúng ta lại thường coi hơi nhẹ cái này. Cho nên sai phạm hết cái này đến cái kia, mình cũng bỏ qua. Nếu cứ bỏ qua như vậy nó sẽ gây ra tiền lệ về tư pháp của mình, rất nguy hiểm. Vì nó sẽ tạo ra những cán bộ điều tra, cán bộ làm công tác tố tụng thờ ơ, cẩu thả trong việc kết luận hành vi phạm tội của người khác. Từ đó sẽ dẫn đến oan sai. Quan điểm của tôi: điều tra, tố tụng không được sai sót, dù là nhỏ. Đừng tạo tiền lệ xấu, làm ảnh hưởng lòng tin của người dân đối với hoạt động tư pháp.

* Làm thế nào để chúng ta củng cố lòng tin đó?

– Muốn củng cố nó thì phải sửa hết cái này, sửa ngay từ vụ án Hồ Duy Hải. Bởi bất cứ sai sót về tố tụng nào cũng phải được đánh giá thật nghiêm khắc.

* Xin cảm ơn ông. 

Thẩm phán Tối cao: Cao mà tối nên… sụp!

Blog VOA

Trân Văn

13-5-2020

Chánh án Nguyễn Hòa Bình trong phiên giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, ngày 5/5/2020. Photo PLO

Phản ứng dữ dội trên diện rộng của nhiều giới, kể cả đại biểu của dân chúng Việt Nam tại Quốc hội, đối với phán quyết Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) Tòa án Tối cao (TATC) về vụ án Hồ Duy Hải chính là bằng chứng cho thấy, sự kính trọng và niềm tin vào cơ quan cao nhất của hệ thống xét xử tại Việt Nam đã sụp đổ.

Vụ án Bưu điện Cầu Voi: Nguyễn Văn Nghị là ai?

Thảo Ngọc

13-5-2020

Theo dõi vụ án tại bưu điện Cầu Voi xảy ra vào tối 13/1/2008 tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, hai nữ nhân viên bưu điện là Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân bị giết, chúng ta thấy vụ án hình sự này với những tình tiết ban đầu cho thấy là khá đơn giản.

Mười bảy bàn tay Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao đồng phạm với cái ác

Phạm Đình Trọng

13-5-2020

Hơn mười hai năm đã qua từ đêm cái ác hiện hình 13.1.2008, hai cô gái Ánh Hồng và Thu Vân đang rực rỡ tuổi hai mươi, bị giết man rợ ngay tại nơi làm việc, bưu điện Cầu Voi, Thủ Thừa, Long An.