Thư gửi luật sư Đặng Đình Bách ở trại giam Thanh Chương, Nghệ An

Thục Quyên

3-7-2024

LGT: Luật sư Đặng Đình Bách, 46 tuổi, là một luật sư về quyền môi trường và là giám đốc tổ chức phi chính phủ có tên Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD). Ngày 24-6-2021, ông đã bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam về tội “trốn thuế”. Hiện ông Bách đang bị giam giữ tại trại giam số 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghê An. Sau đây là bức thư của bà Thục Quyên gửi cho LS Đặng Đình Bách:

Từ dự án kênh đào Phù Nam Techo, nghĩ đến “những băn khoăn siêu hình” của Lão Tử trước Công nguyên

Lê Phú Khải

15-6-2024

Sông Mê Kông  lớn nhất Đông Nam Á, dài 4600km xếp thứ 6 trên thế giới, bắt nguồn từ những dãy núi tuyết phủ vùng Tây Tạng (Trung Quốc). Lưu vực Mê Kông 795.000 km2 chảy qua 6 nước: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Mỗi năm dòng sông vĩ đại này chảy đi 500 tỉ mét khối nước, chuyên chở 100 triệu tấn phù sa màu mỡ.

Nghĩ vụn cái lễ khen!

Lê Huyền Ái Mỹ

26-5-2024

Bốn cá nhân được UBND quận Cầu Giấy khen thưởng vì có hành động dũng cảm cứu người trong hỏa hoạn. Ảnh: UBND quận Cầu Giấy

Chết cháy đến bao giờ?

Tạ Duy Anh

24-5-2024

Cứ tưởng sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, việc kiểm soát nghề kinh doanh nhà trọ phải được siết chặt ở mức nghiêm ngặt? Nhưng qua vụ cháy làm 14 người chết rạng sáng nay ở Trung Kính, Hà Nội, cho thấy giữa nói và làm của các cơ quan quản lý luôn cách nhau quá xa.

Kênh đào Funan

VnExpress

Nguyễn Đăng Anh Thi

22-5-2024

Campuchia hôm 7/5 tuyên bố đã thông báo cho Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) về dự án kênh đào Funan, nên sẽ không tham vấn thêm với các nước khác trong khu vực.

Nguyên tắc bình thông nhau

Mai Bá Kiếm

21-5-2024

Đọc bài “Lý do nắp cống thoát nước trên đường Võ Văn Ngân, TP Thủ Đức, bung lên sập xuống” nghe nhà thầu trả lời: “Do nắp cống không cố định, vì để công nhân vệ sinh nạo vét, nên nó bung lên“, tôi sợ té đái! Vì nếu nhà thầu lỡ “cố định” nắp cống (hàn hay bắt bù lon) thì hệ thống cống chung quanh chợ Thủ Đức sẽ nổ tung lên khi mưa lớn!

Những thiếu sót và bất lợi của dự án kênh Phù Nam Techo

VOA

Pham Phan Long, P.E.

19-5-2024

Gửi tới hai dân tộc Khmer và Việt Nam yêu công lý và hoà bình

Làm sao để Đồng bằng Sông Cửu Long thích nghi với hạn mặn?

Mai Bá Kiếm

8-5-2024

Theo bản tin dự báo xâm ngập mặn khu vực Bến Tre (từ 25/4 đến ngày 2/5), độ mặn 4‰ xâm nhập đến Ấp 6, xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), cách cửa sông 44,3km, liên tưởng tới chỉ đạo của phó thủ tướng Trần Hồng Hà “ĐBSCL cần thích nghi và chủ động sống chung với hạn mặn”, tôi tưởng tượng nếu tôi ở xã Quới Sơn tôi phải thích nghi thế nào?

Ba bộ tranh quyền chết tía Cửu Long

Mai Bá Kiếm

2-5-2024

Sơ đồ Dự án Kênh Funan Techo. Ảnh trên mạng

Dự án kênh đào Funan Techo: Ứng xử giữa Việt Nam và Cam Bốt, cảnh đồng sàng dị mộng

Lời giới thiệu từ Việt Ecology Foundation: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/4/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này.

Hay là do nóng quá!

Lê Huyền Ái Mỹ

21-4-2024

Nóng Sài Gòn gọi điện hỏi thăm nóng Huế, kinh hồn như nhau. Vậy mà lướt trên phây, thấy diện nguyên cây tím cà chạy việt dã. Hay là do hội chứng marathon phủ khắp, phải tím rịm rứa mới là chạy xứ Thần kinh. Quảng bá chi mà dễ sợ rứa. Hay là do nóng quá mới sinh ra…

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nguyễn Huy Cường

16-4-2024

(Bài tiếp theo về nước ở Đồng bằng sông Cửu Long)

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực, vừa mơ hồ, như: Do biến đổi khí hậu. Do biến động ở thượng nguồn sông Mê Kông. Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước v.v…

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện, đó là chính sách “An ninh lương thực” (ANLT) được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Bài viết hôm nay sẽ làm sâu sắc vấn đề này.

Để dễ hình dung, ta hãy tưởng tượng đến một vùng nhỏ hơn, là một huyện. Huyện này mỗi năm tiêu dùng hết 100 tấn lương thực. (Tôi giả định nên làm tròn số cho dễ hình dung).

Để tạo được an ninh lương thực, huyện phải sản xuất ra 150 tấn. Nếu mất mùa, sẽ đủ ăn qua một vụ. Là đủ. Nếu để huyện này phải “bao” ANLT cho một… tỉnh, phải sản xuất ra 200 tấn. Tạm hiểu là gấp hai lần mức tiệu thụ cho dân huyện này.

Trở lại vấn đề sản xuất lương thực và tiêu dùng lương thực ở ĐBSCL. Sản xuất lương thực của vùng ĐBSCL chiếm 49,6% sản lượng cây lương thực có hạt của cả nước, bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở đây là 1.360 kg/ năm.

Nên biết, về đại thể, mỗi người dân một năm chỉ tiêu thụ hết 150 kg gạo là cao, còn ở vùng đô thị chỉ 50 kg, đã dư. Bình quân theo tính toán của một nhà chuyên môn là khoảng 8 kg/ tháng. Như vậy, lượng lương thực ĐBSCL nếu để đáp ứng an ANLT cho họ rồi còn dư khoảng 1.250 kg mỗi đầu người!

Khi vươn rộng ra hai chữ “quốc gia” thì hơi khác. Thử xem xét, nếu vùng này khó khăn, chỉ sản xuất ra một nửa số thóc trên, tức khoảng 650 kg, ăn hết 150 kg, vẫn dư ra nửa tấn, thì sao? Thì mười bảy trịêu dân ĐBSCL vẫn “nuôi” được một dân số gấp hơn ba lần dân vùng này, là khoảng 50 triệu người. Số còn lại làm lấy mà ăn chứ!? Làm lấy mà giữ gìn ANLT chứ?

Số 45 tỉnh còn lại, trong đó nhiều tỉnh có diện tích nông nghiệp khá lớn như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Hưng Yên, Hải Dương v.v… họ cùng gánh vác với Đồng Bằng Nam bộ này chứ!?

Xin ngó sang một đại lượng khác để thấy câu chuyện này thực ra đã vượt ra khỏi mấy chữ cao quý “An ninh lương thực”. Đó là xuất khẩu gạo. Việt Nam mười năm nay thường “Nhất thế giới, nhì thế giới” về xuất khẩu gạo!

Nghe rất hào hứng. Nghe rất lạc quan. Nó vượt ra ngoài cái “ngưỡng” giữ gìn ANLT rồi. Nhưng…

Cần biết số tiền xuất khẩu 4-5 triệu tấn lương thực mỗi năm ít ý nghĩa về năng lực tài chính lắm. Nêu để so sánh cụ thể, nó chưa bằng số tiền ta nhập phân hóa học, nhập các chất tiền chế để sản xuất phân hoá học, thuốc trừ sâu và mua thức ăn gia súc mỗi năm của Thái Lan đâu!

Ấy là nói chuyện với kiểu “sông bằng nước phẳng” chứ nếu so với số tiền thất thoát từ vụ Trương Mỹ Lan thì số tiền bán 4-5 triệu tấn này “Không là cái đinh gì”, theo cách nói của các cháu tuổi teen.

Cần nói thêm là, như năm 2023, thu được 4,8 tỷ USD từ tiền bán gạo. Ta thường tưởng “tiền bán gạo” là lợi nhuận nhưng đó là nói đại thể. Nếu nhìn sâu số tiền xem như “lãi” thực của hai giới, giới Doanh nghiệp buôn bán gạo không hơn 500 triệu USD; giới nông dân trồng lúa, ít hơn nhiều.

Vậy thì số tiền còn lại trong 4,8 tỷ USD kia đi đâu? Đó là nội dung cốt lõi trong bài hôm nay. Đó là tiền công lao động thủ công, tiền “bao” cả những vụ mất mùa, sâu bệnh, tiền mua phân hóa học vân vân.

Và tiền bán… nước.

Tôi đã bám rất sâu đề tài này (cùng với Đỗ Hồng Cường, Voọc Hành và các nhà khoa học) từ nhiều năm nay và không khó để nhận thấy: Để đáp ứng chủ trương “tăng một triệu tấn lương thực” ở vùng ĐBSCL, ta đã bắt đầu bằng cái nhìn dễ dãi theo kiểu ngạn ngữ xứ bắc nói “Càng bở càng đào”.

Ai đó cảm thấy muốn thêm một triệu hay ba triệu tấn gạo ở vùng này dễ như bỡn. Việc đầu tiên là đắp đê ép dòng sông hẹp lại, đồng ruộng rộng ra để có đất theo … chủ trương.

Có rất nhiều hệ quả xã hội khác mà trong bài này tôi chỉ kể thêm một nét.

Trước chủ trương này hệ sinh thái nước vùng này phong phú vô cùng, sản lượng cũng rất lớn.

Một bác nông dân đi thả lưới ba giờ về, đổ ra sân một đống tôm cá, vợ con ngồi lựa vài giờ chưa hết. Số tôm cá ngon đem bán (Thu nhập cao hơn thóc lúa nhiều) số phụ phẩm còn lại làm mắm, chăn nuôi, thu nhập gia đình rất vững.

Từ ngày đắp đê, sông hẹp lại, tôm cá giảm xuống 20 lần so với trước, cuộc sống khó khăn hơn và con em họ lên thành phố ly hương để bán hương ngày càng nhiều.

Nước: Vấn đề lớn nhất hiện nay là nước. Khi chưa đắp đê, chưa đuổi mặt nước đi chơi chỗ khác, thì hai cánh đồng lớn nằm bên sông Tiền, sông Hậu có tư cách là hai hồ chứa nước ngọt khổng lồ. Nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về chỉ hai ba trận mưa cuối mùa, mưa đầu mùa khô là lấp đầy hai cái siêu hồ này.

Lượng nước này tồn lại “gối đầu” đủ cho dân sinh sống đến mùa mưa năm sau. Lượng nước này cũng đủ cho nguồn thuỷ hải sản, bảo đảm cuộc sống người dân khá vững vàng. Nhưng, điều tuyệt vời nhất là lượng nước này đủ để tạo sức ngăn chặn nước mặn từ biển xâm thực vào đồng bằng này.

Đó là sứ mệnh lịch sử, là giá trị không thể tính bằng USD của hai túi nước, hai “siêu hồ chứa” nói trên. Khi ta từ chối nguồn lợi này thì một là liều, hai là chưa… tính đến.

Tôi nghĩ, những tác giả của cú “Tăng một triệu tấn lương thực” dù là cấp nào, dù có học hàm học vị nào nhưng không thể thấu được nội dung này, không thấy được hiện tình hôm nay chính là cái “Quả” của cái “Nhân” có tên “tăng 1 triệu tấn” khi xưa.

Hiện nay, song hành với hiện tượng này còn có vùng café vĩ đại trên Tây Nguyên. Mùa khô người ta hút hàng tỷ mét khối nước từ độ sâu vài chục mét để có lượng café hiện nay, có lúc vươn lên hàng hai thế giới!

Người đời nói “bể dâu” nhưng với cung cách làm ăn này từ nương cà phê Tây Nguyên có chung nguy cơ thiếu nước với vùng ĐBSCL là hiển hiện. Dâu sẽ thành bể, bể cạn.

Viết bài này, tôi thề là không phê phán ai, mà chỉ CHỈ RA cái các cụ nói là “thái quá bất cập” mà thôi.

Thấy, để hiểu ra, không đổ vấy cho trời cho đất. Thấy để sau này, muốn xây dựng chính sách, làm ơn đi ra ngoài phòng máy lạnh, đến nơi cần thấy.

Chuyện anh em nhà Chầy, Cối vẫn trong cơn mê sảng

Quốc Anh

15-4-2024

Trong bữa ăn, bố Chầy, Cối thường hay nói chuyện trên trời dưới đất, chuyện nhặt nhạnh đâu đâu cũng được lôi ra, rồi than ngắn thở dài, lắc đầu: Nát như tã rách.

Thử đi tìm đường cứu … nước!

Nguyễn Huy Cường

15-4-2024

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang, có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Làm mưa, cầu mưa được không?

Chu Mộng Long

13-4-2024

Thế giới tư bản với khoa học kỹ thuật tự cho là hiện đại nhưng không làm được công việc của Trời. Nhưng các nước xã hội chủ nghĩa thì làm được tất. Làm mưa làm gió là chuyện nhỏ.

Nước ơi là nước

Võ Xuân Sơn

11-4-2024

Cả triệu con người nhốn nháo vì không có nước. Cả một vùng rộng lớn của đồng bằng sông Cửu Long vốn dĩ rất trù phú, bây giờ phải chờ từng ca nước ngọt, để nấu ăn.

Việt Nam cần có chính sách rõ ràng và chính phủ liêm khiết trong việc chuyển đổi năng lượng đầy tiềm năng

Fulcrum

Tác giả: Vinod Thomas

Đỗ Kim Thêm dịch

27-3-2024

Không ảnh chụp ngày 25/9/2022 về các tấm pin mặt trời tại nhà máy điện mặt trời Sao Mai, tỉnh An Giang. Nguồn: AFP

Đồng bằng Sông Cửu Long: Sức hấp dẫn của việc chuyển đến các thành phố càng trở nên mạnh mẽ hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

AP

Tác giả: Aniruddha Ghosal

Cù Tuấn, biên dịch

13-3-2024

Bà Thủy, trái, ngồi trên nhà thuyền bên hai đứa cháu song sinh Đỗ Hoàng Trung và Đỗ Bảo Trân đi học về. Ảnh: AP

CẦN THƠ, Việt Nam (AP) – Đỗ Bảo Trân và Đỗ Hoàng Trung, cặp song sinh 11 tuổi lớn lên trên một ngôi nhà bè ọp ẹp ở đồng bằng sông Cửu Long, có những ước mơ. Trân yêu K-pop, xem video vào ban đêm để học tiếng Hàn và rất muốn đến thăm Seoul. Trung thì muốn trở thành ca sĩ.

Đề nghị EVN áp dụng công thức tính giá điện công bằng hơn

Nguyễn Ngọc Chu

7-3-2023

Từ ngày 9/11/2023 giá điện bán lẻ đã tăng bình quân lên 4,5% [1]. Biểu giá điện bán lẻ mới với 6 bậc như sau (chưa bao gồm VAT) [2]:

Đau xót trong ngày mùng 8!

Lê Huyền Ái Mỹ

16-2-2024

Sáng sớm, lướt màn hình, thảng thốt với bản tin “cháy nhà ở quận 10, 4 người tử vong”. Vẫn còn những ngày “mùng mền” ăn Tết. Lại là ngày “phát”, mùng 8, nhiều nơi chọn để mở hàng, khai trương. Thảm kịch xảy ra ở một trong những quận lớn, sát trung tâm. Thiệt đến bốn nhân mạng. Không phải thảm họa đầu tiên cũng chẳng phải thảm kịch cuối cùng. Nhưng cứ mỗi lần xảy ra lại kéo theo, lan ra xa một nỗi đau khác.

Theo dấu Ngô Thế Vinh qua những trang văn

Trần Thị Nguyệt Mai

12-2-2024

Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam. Ông đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật VNCH năm 1971 với tác phẩm Vòng Đai Xanh. Sau này ông có thêm hai giải thưởng: 1) Giải Văn Học Montréal 2002 Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng và 2) Giải Văn Việt Đặc Biệt 2017 với Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy SóngMekong Dòng Sông Nghẽn Mạch.

Luật sư môi trường tuyệt thực trong tù trong khi Hà Nội bị ô nhiễm không khí trầm trọng

Thục Quyên

5-1-2024

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội tệ đến mức hơn 100 chuyến bay phải chuyển hướng hoặc hoãn cất cánh, hạ cánh vì khói bụi dày đặc, bao trùm thủ đô Việt Nam (1), gây mất an toàn do tầm nhìn kém. Một số chuyến bay phải chuyển hướng đến các sân bay khác như Cát Bi ở Hải Phòng.

Chuyện lương thực, gạo (Kỳ 4)

Nguyễn Thông

1-2-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Năm 1977, tôi vào miền Nam nhận việc. Nhiều lần ngang dọc miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, thấy sự làm ruộng, trồng lúa, làm ra hạt gạo khác hẳn ngoài Bắc. Ruộng đồng bát ngát, phì nhiêu, thời tiết khí hậu cực kỳ thuận lợi, người trồng lúa làm ruộng cứ như chơi.

Khỉ chịu rét là bình thường, nhưng vẫn nên giải tán Bách thú Thủ Lệ

Phúc Lai

30-1-2024

Vừa xôn xao tin lũ khỉ trong chuồng ở Thủ Lệ rét quá ngồi ôm nhau co ro. Ơ, thế nếu chúng nó ở trong rừng thì biết chặt củi đốt lửa sưởi ấm như Homosapien ấy à? Tất nhiên nên che chắn cho chúng nó đi một tí, bản thân trong cái chuồng đó cũng có một cái thùng tạm gọi là “cái nhà” che nắng che mưa, chúng nó cũng có thể chui vào được. Nhưng câu chuyện không nằm ở chỗ đó.

Chuyện lương thực, gạo (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

29-1-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Nói gì thì nói, vùng đồng bằng sông Cửu Long, kể từ tỉnh Long An xuôi về phía tây nam, tới tận mép biển Tây là Kiên Giang và biển Tây Nam là Cà Mau, gồm 12 tỉnh thành, là vựa lúa gạo khổng lồ, đủ sức nuôi cả nước. Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng miền Trung chả là gì so với vựa gạo khổng lồ này. Vẫn biết phải duy trì vùng miền để thực hiện an ninh lương thực, phòng khi xảy ra chuyện này chuyện nọ nhưng để có bát cơm, cả nước cần phải cảm ơn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Tin tức mà truyền thông Việt Nam không muốn, hay không được phép loan tải

Thục Quyên

25-1-2024

Cuộc viếng thăm của Tổng thống Đức Steinmeier

Cuộc viếng thăm của Tổng thống Đức Steinmeier ngày 23 và 24-1-2024 đã được truyền thông Việt Nam đồng loạt hân hoan đưa tin kết quả mỹ mãn, tuy nhiên có những nhắn nhủ quan trọng của ông đã bị bỏ quên, không được thuật lại.

Quỹ Paul K. Feyerabend đánh giá cao việc làm của tù nhân lương tâm Đặng Đình Bách

Quỹ Paul K. Feyerabend

Tác giả: Ben

Thục Quyên, lược dịch

7-1-2024

Lời giới thiệu: Quỹ Paul K. Feyerabend, thành lập Thụy Sĩ hồi tháng 3 năm 2006, khuyến khích và thúc đẩy việc trao quyền và phúc lợi cho các cộng đồng còn yếu kém. Bằng cách tăng cường tình đoàn kết nội bộ và giữa các cộng đồng, Quỹ nỗ lực nâng cao năng lực địa phương, thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và duy trì đa dạng văn hóa và sinh học.

Dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng giải trí số 13 của tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô

Save Tam Đảo

30-12-2023

Sông Hồng Thủ Đô dự kiến sẽ thi công xây dựng Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gần 36 ha trong Vườn Quốc gia Tam Đảo từ quý I/2024 – quý II/2025.

RFA Phỏng vấn BS Ngô Thế Vinh về Kênh Funan và Đồng Bằng Sông Cửu Long

Mai Trần, thực hiện

20-12-2023

Như bài viết gần đây của ông về kênh đào Phù Nam của Cam Bốt, và đặc biệt như một tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet: “Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp)”, xin ý kiến của ông về những vấn đề sau.

Thủ tướng Cam Bốt gây ngờ vực ở Hà Nội về dự án thủy lộ Phù Nam

Phạm Phan Long, P.E.

20-12-2023

Ủy ban sông Mekong quốc gia Cam Bốt (CB) đã công bố kế hoạch đào kênh Phù Nam dưới tên Funan Techo Canal. Đây là dự án đầu tiên trong lịch sử giao thông đường thủy của CB dài 180 km bắt đầu từ Prek Takeo của sông Mekong, nối sang sông Bassac và qua tỉnh Kandal và Kep. Tháng 5 năm 2023, Hội đồng Bộ trưởng Cam Bốt phê duyệt dự án $1,7 tỉ USD này dựa vào nghiên cứu do cố vấn Trung Quốc (TQ) bí mật biên soạn.