Quốc hội cần khẩn xấp xem xét lại…

Tạ Duy Anh

5-9-2023

Từ lâu tôi đã rất ngạc nhiên và bức xúc với việc tại sao vùng đất hạn hán Bình Thuận, Ninh Thuận cứ mãi chịu cảnh thiếu nước, đến mức có năm cừu, bò không có cỏ để ăn, còn người dân thì phải dùng cả nước ô nhiễm nặng để sinh hoạt?

Cánh rừng 600ha và những gì sẽ biến mất

Khải Đơn

5-9-2023

Phối cảnh hồ chứa nước Ka Pét nhìn từ trên cao. Ảnh: Cổng TTĐT Bình Thuận

Hàng ngàn cây lim xanh, “trên một trăm năm tuổi có giá trị hàng trăm triệu đồng” nằm ở nơi sẽ được đem đấu giá khai thác gỗ.

Sám hối trước thiên nhiên

Lê Huyền Ái Mỹ

10-8-2023

1. Những cánh rừng bị tàn sát, những tòa ngang dãy dọc bê tông ngạo nghễ “chinh phạt” từ rừng đặc dụng đến biển bờ, sông suối mà thủ phạm không chỉ là những “ông trời không ở trên cao”, cái chính là “sự im lặng của cả một hệ thống” dưới mặt đất!

Bộ Công thương và “tư duy đầu tôm”

Huy Đức

1-8-2023

Đó là nhận xét của PGS Võ Trí Hảo, nguyên hiệu trưởng trường đại học Gia Định, trên tường TS Ngô Quý Nhâm.

Đề xuất vài ý kiến nhằm tìm giải pháp khắc phục lũ ngập ở Đà Lạt

Chí Khiếu

17-7-2023

Cứ mỗi năm đến đầu mùa mưa, Đà Lạt lại hứng những cơn mưa đầu mùa với lượng nước rất lớn trút xuống trong khoảng thời gian ngắn và thường kèm theo mưa đá, chẳng hạn như hôm 12/7/2023, lượng mưa 90 mm trút xuống chỉ trong khoảng một giờ.

Ảo ảnh điện hạt nhân

VnExpress

Nguyễn Đăng Anh Thi

19-7-2023

Sơ đồ dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Nguồn: Báo TT

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vừa được hủy thu hồi đất, hơn 1.000 hộ dân được trả lại quyền sử dụng đất sau hơn một thập kỷ “sống mòn” trong vùng quy hoạch.

Câu chuyện đang được viết tiếp!

Lê Huyền Ái Mỹ

27-6-2023

1. Năm 2018, báo Phụ Nữ khởi đăng chuyên đề “Trả sông về lại cho sông”, đề cập thực trạng lấn-chiếm bờ sông Sài Gòn của một số tập đoàn. Dựa trên những chứng cứ thực địa, loạt bài lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, kiến trúc sư, luật sư, đại biểu Quốc hội… Các phát biểu dưới góc nhìn khoa học, có tính chuyên môn sâu và… thẳng thắn.

Chuyện cúp điện (Phần 2)

Nguyễn Thông

26-6-2023

Tiếp theo Phần 1

Tàu điện ở Hà Nội năm 1975. Ảnh: Internet

Không biết tự hồi nào, các nhà lãnh đạo xứ ta đặt ra tiêu chuẩn về xây dựng nông thôn mới bằng bốn chữ ngắn gọn “điện, đường, trường, trạm”. Điện đứng hàng đầu, ưu tiên số 1, sau đó mới tới đường giao thông, trường học, trạm y tế.

Phân rã quyền lực để giải bài toán năng lượng quốc gia

Nguyễn Ngọc Chu

11-6-2023

Thanh tra EVN có thể giúp tìm ra một phần sự thật về hoạt động của EVN, biết được sự lỗ, lãi của EVN, cũng như câu trả lời về có tăng giá điện để bù lỗ cho EVN hay không? Nhưng thanh tra EVN sẽ không đưa ra được lời giải cho các bài toán quan trọng như: Bao giờ thì không còn bị cắt điện? Bao giờ người mua được lựa chọn nhà cung ứng điện với giá thành hợp lý? Bao giờ thì hệ thống điện đáp ứng các tiêu chí môi trường?

Ai lại “thế chấp” như thế, thưa ông!

Hoàng Dũng

1-6-2023

Chủ đầu tư ở Lộ Diêu là Công ty CP Gang thép Long Sơn Phù Mỹ. Đây là công ty thành lập ngày 5/7/2021 để thực hiện dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn và chỉ vài tháng sau, được UBND tỉnh Bình Định quyết định chấp thuận chủ trương cho đầu tư dự án.

Lộ Diêu: Dân chọn hay chính quyền đã chọn?

Tuấn Khanh

1-6-2023

Câu chuyện bãi biển Lộ Diêu đẹp mê hồn ở xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định, nay mai rồi sẽ bị san, dời để làm chỗ cho nhà máy luyện gang thép đồ sộ Long Sơn, đang khiến khắp nơi người dân Việt ai nấy biết đến đều nhói lòng. Cái tên Lộ Diêu bắt đầu ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, được tò mò bàn tán về địa danh và thắng cảnh đẹp nguyên sơ: bởi lâu nay biển Lộ Diêu chưa được chính quyền dùng đến, quảng bá như một địa danh du lịch đặc biệt của Bình Định.

Khi ông bí thư cam kết liều mạng

Lưu Trọng Văn

31-5-2023

Bí thư Bình Định Hồ Quốc Dũng phát biểu trước Dân Lộ Diêu: “Công nghệ luyện thép của Long Sơn hoàn toàn khép kín, không xả thải ra môi trường. Nếu sau này nhà máy thép có m3 nước thải nào đổ ra biển, tôi sẽ chịu trách nhiệm. Khói bụi của nhà máy cũng được thu gom để phục vụ cho lĩnh vực khác”.

“Năng lượng tái tạo” và Tái tạo năng lượng cho đất nước

Huy Đức

22-5-2023

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản giao sở Công trương chủ trì việc xử lý ba doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) Lộc Sơn vì đã “đầu tư xây dựng nhà xưởng, cho các doanh nghiệp khác bên ngoài thuê đầu tư và khai thác điện mặt trời”. Hướng xử lý mà Ban quản lý KCN đề nghị đang là “rút giấy phép và buộc tháo gỡ hệ thống điện mặt trời” có già trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Bà Nà Hills có đóng góp cho nền kinh tế? (Phần 2)

Save Tam Đảo

15-5-2023

Tiếp theo Phần 1

Nếu bạn xây khách sạn với kiến trúc của làng bên cạnh để thoả mãn nhu cầu, thói quen của người trong làng mình thì khi đó người trong làng sẽ đến nhà bạn du lịch, bạn thu nhiều tiền và đóng thuế tích cực cho trưởng làng. Cùng thời điểm đó những gia đình khác trong làng bạn sang làng bên cạnh để làm thuê, họ lao động nhiều hơn để bán nông sản ra bên ngoài, chính họ mới là người đem ngoại tệ về làm tăng giá trị kinh tế cho làng, còn bạn thì không.

Bà Nà Hills có đóng góp cho nền kinh tế? (Phần 1)

Save Tam Đảo

14-5-2023

Ảnh: Save Tam Đảo

Tròn một tuần kể từ ngày tụi mình đăng những hình ảnh về Bà Nà, đây được cho là mô hình kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng đầu tiên của Sun Group ở các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Sau Bà Nà, Sun Group đã tiếp tục thực hiện các dự án ở Vườn quốc gia Tam Đảo (2016), VQG Cát Bà (2017), ngoài ra còn các loại hình gần giống như vậy ở VQG Hoàng Liên, VQG Phú Quốc, núi Bà Đen.

Nhà hát Quan họ Bắc Ninh

Dương Quốc Chính

14-5-2023

Ảnh: Báo NLĐ

Cái nhà hát quan họ Bắc Ninh mình thấy có mấy vấn đề. Quan họ vốn không phải là loại hình biểu diễn trong một nhà hát quy mô lớn. Đã là quan họ thì nên biểu diễn ở một không gian nhỏ, có thể có chi tiết truyền thống. Chứ quan họ, chèo tuồng, rối nước… mà biểu diễn ở không gian lớn kiểu nhà hát phương Tây (như đa số hiện nay) thì cũng như biểu diễn Opera ở sân đình vậy.

Bà Nà: Hồng nhan nhưng bạc phận

Save Tam Đảo

8-5-2023

Có lẽ chưa nơi nào mà tôi đặt chân đến với danh nghĩa nơi nghỉ dưỡng nhưng tâm hồn tôi lại bị tổn thương như Bà Nà. Một khu rừng đã được phân định cho chức năng ‘bảo tồn thiên nhiên’ nhưng rồi khu vực nhạy cảm nhất, quan trọng nhất là phần đỉnh đã bị phủ lên một lớp bê tông vô hồn, vô nghĩa và vô giác.

Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ gì với 1,166 km cao tốc sẽ xây trên mặt đất?

Phạm Phan Long, P.E.

22-4-2023

Chúng ta đang đứng trước một công trình xây dựng sẽ biến đổi toàn diện ĐBSCL và ảnh hưởng có tốt có xấu vào vận mệnh của 18 triệu người, chúng ta sẽ mang nợ thế hệ sau nếu bây giờ không đặt câu hỏi: Làm sao chuyên gia cố vấn viết báo cáo ĐTM để vận động hàng chục tỉ USD đầu tư từ ngoài cho quy hoạch cao tốc này nếu không đối phó được các nguy cơ của phương án? Làm sao để dân chấp nhận những món nợ có thể chục tỉ USD đó, nhất là làm sao dân tin tưởng vào chính quyền nếu các quy hoạch quốc gia không được tuân thủ? 

Cây xanh (Phần 3)

Nguyễn Thông

9-4-2023

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Cây xanh (Phần 2)

Nguyễn Thông

1-4-2023

Tiếp theo Phần 1

Rừng ngã ba biên giới Việt – Lào – Campuchia. Ảnh: internet

Có dạo ồn lên bức ảnh rất ngượng, ảnh vệ tinh chụp thực trạng rừng khu vực người ta quen gọi là “ngã ba Đông Dương”, ngã ba biên giới, nơi tiếp giáp lãnh thổ của 3 nước Việt – Lào – Campuchia. Nói ngượng, là bởi trên phần đất rừng Lào và Cam cứ xanh ngăn ngắt, còn đất An Nam ta trọc lốc như đầu thầy chùa. Sự tương phản rất rõ.

Cây xanh (Phần 1)

Nguyễn Thông

28-3-2023

Nhân vụ người ta đang lôi cổ Nguyễn Đức Chung, cựu đô trưởng Hà Nội, ra hạch tội liên quan tới trồng cây, nhà cháu chẳng nghỉ trưa, biên mấy chữ.

Chuyện “lợi ích mười năm”!

Lê Huyền Ái Mỹ

27-3-2023

Sợ cái nắng oi bức nhiệt đới nên người Pháp khi vừa đặt chân đến Sài Gòn, trong những phác thảo đầu tiên về một lõi đô thị họ đã cho trồng cây rất dày, cứ 5 mét trồng 1 cây, dọc theo vệ đường. Me, xoài, sao, bàng, rồi cả phượng. Một thời gian, thấy phượng tán lá thưa, không đủ che mát nên thay phượng bằng me, rễ cây bàng ăn vô cả vỉa hè, trái rụng làm dơ đường nên cũng bị hạ. Nhưng họ không hạ một lúc mà mỗi năm thay một phần sáu số cây trên mỗi con đường; họ trồng thay thế bằng nhiều loại cây, như trên đường Catinat – Đồng Khởi ngày nay chẳng hạn, tạo bóng mát quanh năm.

Giấc mơ châu thổ: Ngày nước Việt Nam 10-3-2023 — Ngày nước thế giới 22-3-2023

Ngô Thế Vinh

22-3-2023

Gửi những trẻ em ĐBSCL không biết bơi, và cả không có ngụm nước sạch để uống

Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long: Có khả thi và tin cậy không?

Diễn đàn VOA

Phạm Phan Long

17-3-2023

ĐBSCL mênh mông vẫn có rất nhiều nước với rất nhiều công trình thủy lợi, nhưng dân vẫn khao khát nước sạch, chìm ngập trong nước bẩn, đói phù sa, thừa muối và khổ sở với ô nhiễm.

Giảm mức thải CO2, tăng cam kết và thích… ngược chiều

Blog VOA

Trân Văn

29-11-2022

Nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh, Giám đốc GreenID, hiện đang lãnh án tù 21 tháng vì tội “trốn thuế”. Nguồn: AFP

Kỹ sư Suvanuvong (Lào) không thiết kế đập Đô Lương, Nghệ An

Phạm Xuân Cần

19-11-2022

Công trình xây dựng hệ thống thủy nông Bắc Nghệ An. Ảnh: Trần Đình Quán

Từ hàng chục năm nay, trong dân gian cũng như nhiều bài viết vẫn cho rằng kỹ sư, hoàng thân Suvanuvong (*) (Lào) đã thiết kế công trình thủy nông Bắc Nghệ An, trong đó có đập Đô Lương. Tôi đã nghe một vị lãnh đạo nói là nên xây dựng tượng Suvanuvong ở bara Đô Lương. Cao hơn, có bài báo còn coi “Đập Bái Thượng (Thanh Hóa) là biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt Việt – Lào”, vì “do Hoàng thân Suvanuvong và người Pháp thiết kế xây dựng”.

Ngoài hai công trình trên đây, tên của Suvanuvong cũng được gắn với một công trình khác, đó là đập Đồng Cam (Phú Yên). Thời thuộc Pháp đây là ba công trình dẫn thủy nhập điền được cho là vĩ đại của Trung Kỳ.

Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023

The Economist

Cù Tuấn, dịch

17-11-2022

Tóm tắt: Trung Quốc hiện đang phải chịu sự sụt giảm về nhân khẩu học.

Xăng: Kỹ trị và Chính trị

Huy Đức

12-11-2022

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Tại sao người dân sẵn sàng bỏ thêm dăm ba nghìn đồng/lít để mua “xăng cục gạch?” Vì chi phí đó rẻ hơn thời gian rồng rắn xếp hàng. Cũng như thời bao cấp, không phải “gạo 4 hào” mà là gạo 12 đồng (1982) của bà Ba Thi mới cứu người dân Sài Gòn khỏi đói.

Bóc lột trẻ em ở Sapa, Lào Cai

Ngô Anh Tuấn

12-11-2022

Hôm qua, tôi cùng mấy người bạn học cùng lớp thời đại học rủ nhau lái xe lên Sapa chơi. Sau bữa ăn tối, chúng tôi cùng nhau đi ngắm cảnh. Chúng tôi gửi xe ở bãi đỗ xe trung tâm rồi đi bộ ra Nhà thờ đá rồi ghé quán cafe đối diện bờ hồ Sapa để nghỉ ngơi.

Trên quãng đường đi gần 1km, chúng tôi gặp rất nhiều trẻ em còn rất nhỏ mặc đồ thổ cẩm, cầm trên tay vài đồ lưu niệm đu bám theo chào mua hàng; một số em nhỏ khác thì ngồi bệt xuống đất, mặt mũi lấm lem, trông rất đáng thương. Nhiệt độ Sapa về đêm khoảng 9-12 độ, rất lạnh mà các em nhỏ không được mặc ấm, khả năng bị bệnh rất cao.