Không đơn thuần là ngột ngạt

Mai Quốc Ấn

27-12-2019

Ảnh: Báo TN

Núi rác Cam Ly từng đổ sụp, mùi hôi thối lan ra khắp vùng. Nay núi rác ấy bốc cháy và khói rác bay ảnh hưởng đến cả trung tâm Đà Lạt. Báo Thanh Niên viết Đà Lạt ngột ngạt vì khói rác nhưng nào chỉ có thế…

Khói do rác cháy chắc chắn có các độc đố. Nguy hiểm nhất là dioxin và furan. Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng hậu quả của dioxin vẫn còn đó. Và thực sự băn khoăn rằng liệu dioxin thực sự chỉ có từ chiến tranh? Hay nó từ hoạt động đốt rác của con người?

Lấy ví dụ về đốt vỏ xe nấu dầu FO. Hiện nay, điều tệ hại này vẫn diễn ra; và xin thưa, khói từ việc nấu vỏ xe lấy dầu FO có thể sinh ra dioxin. Hoạt động này ngày càng bí mật và điều đáng lo là nó được bảo kê. Không viết trong ngoặc kép hai chữ bảo kê vì tôi vừa xác định xong một điểm nấu dầu FO như vậy.

Sự trùng hợp đáng sợ

Nguyễn Hồng Vũ

26-12-2019

Ảnh: internet

Các bạn có thấy một sự trùng hợp đáng sợ giữa 2 bản đồ trong hình của bài post hôm nay của mình không? Bên trái là phân bố các “làng ung thư” ở Trung Quốc và bên phải là phân bố các “nhà máy điện than” cũng ở Trung Quốc… thực ra sự trùng hợp này là một hệ quả tất yếu vốn đã được khoa học chứng minh từ lâu rồi!

Hai chuyện mới liên quan “0 đồng” và môi trường

Vũ Kim Hạnh

25-12-2019

Ảnh: internet

“NHÂN DÂN” CHỤP ẢNH KHÓI HỒNG CHỈ TRONG 1 PHÚT?

Vào giờ phút thiêng liêng (?) nào đó của ngày 23/12, một người dân tại huyện Bình Sơn đã chụp bức ảnh cột “khói hồng” mơ mộng bùng lên từ Nhà máy thép Hòa Phát và gửi cho chính quyền địa phương.

Nhà máy Hòa Phát giải thích: Là do hệ thống lọc bụi tĩnh điện của lò thổi bị “mệt” ở quạt hút, và bụi hồng (bụi quặng ô xít sắt Fe2O3) chỉ xuất hiện trong vòng 1 phút. Lập tức nhà máy đã cho dừng hoạt động hệ thống tự động hóa. Dân cười khà, chắc không phải 1 phút đâu, nếu thực là…1 phút thì dân quá “chiên nghiệp”.

Công ty Quốc doanh PV Power Dám Tàn phá Châu thổ Mê Kông 

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Phạm Long

23-12-2019

Ngày càng cho thấy, năng lượng mặt trời có thể khiến đập bị lỗi thời

Quán tính và bản chất không thích nghe phản hồi của một nhóm lãnh đạo độc tài đang đưa Việt Nam vào thảm hoạ kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, không quá trễ để nhóm lãnh đạo cấp cao (nói chung là Bộ Chính trị) bác bỏ kế hoạch xây dựng đập thủy điện khổng lồ của công ty quốc doanh PetroVietnam trên sông Mekong.

Năng lượng mặt trời sẽ nổi trên sông Mê Kông?

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

5-12-2019

Trong khoảng hơn hai thập kỷ, nhiều đợt báo động đã nổi lên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nó đang chịu tác động dồn dập bởi biến đổi khí hậu, bởi sự phát triển ồ ạt của các đập thượng nguồn, bởi các tập quán canh tác không bền vững và không phù hợp, bởi lòng tham và quyết tâm chính trị. Sự trừng phạt mà đồng bằng này đang gánh chịu đã được báo cáo rõ ràng, đầu tiên là trong các bài nghiên cứu học thuật, kế đó là trong các ấn phẩm chuyên ngành và lời kêu gọi của các tổ chức phi chính phủ.

Vườn quốc gia Tam Đảo đã bị cắt xén như thế nào?

Save Tam Đảo

23-12-2019

Ảnh: internet

Chưa đầy 15 năm, riêng phân khu cần phải bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Tam Đảo đã mất đi 1.642 ha, tính tổng diện tích thì con số là 4.449 ha. Một phần là do điều chỉnh ranh giới, phần còn lại biến đi đâu?

Năng lượng quan tâm

Mai Quốc Ấn

22-12-2019

Ảnh: VnExpress

Đám đông trên mạng xã hội có khá nhiều người đang dồn năng lượng để quan tâm, mổ xẻ câu chuyện tình trong phim Mắt Biếc và các nhân vật hư cấu trong truyện.

Năng lượng quan tâm ấy không chỉ làm vui vẻ cho nhà sản xuất phim hay tác giả truyện; mà còn là “liều giảm đau” tạm thời cho “bệnh” nợ công tăng cao hay ô nhiễm tràn lan.

Lấy lý do Chính phủ (Việt Nam) chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp “là sự yếu kém về thể chế, quản trị hơn là tài chính”, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (“Moody’s”) hạ triển vọng Việt Nam xuống Tiêu cực.

“Chúng ta có tiền, nhưng đến hạn trả trong kế hoạch lại không thanh toán.” – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. Ông yêu cầu các bộ làm rõ trách nhiệm của mình, không đùn đẩy, đổ lỗi. Ông cũng đề nghị Bộ Tài chính truy cứu trách nhiệm của cá nhân cụ thể khi “om” văn bản tới hơn 5 tháng.

Ung thư, nỗi đau nào của riêng ai

Nguyễn Lân Thắng

21-12-2019

Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

Mấy hôm trước, tôi có dịp về bệnh viện K – Tân Triều để tham gia hoạt động chụp ảnh chân dung từ thiện cùng Help Portrait VN. Help Portrait là cộng đồng tập hợp những người chụp ảnh trên toàn thế giới, tự nguyện cống hiến thời gian, thiết bị và chuyên môn của mình để chụp ảnh cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Help Portrait ở VN có bề dày lịch sử hoạt động từ 10 năm nay, với 9000 tay máy cùng các tình nguyện viên hỗ trợ, với 458 điểm từng chụp, đa phần là ở các bệnh viện, đa phần là bệnh nhân ung thư. Đã có khoảng hơn 73 ngàn bức chân dung được tổ chức này thực hiện. Những hình ảnh này rồi hầu hết sẽ là hình bóng cuối cùng của một ai đó đã từng sống ở trên cõi đời này. Và đáng buồn là có rất nhiều trẻ em trong những bức hình đó.

Điện than?

Việt Lê

20-12-2019

Nhà máy điện than trong khu vực: Vàng là đang vận hành; cam là đang xây mới; trắng là đóng cửa. Ảnh: internet

Gần đây người Việt mới biết đến sương khói quang hóa hay smog. Đặc biệt ở Hà Nội smog được ghi nhận từ hơn 10 năm trước. Smog là chữ kết hợp của Smoke (khói) và Fog (sương).

Smog do khí thải ô nhiễm gặp sương mù và sức nóng mặt trời, gây ra những phản ứng hóa học tạo thành những khí mới độc hại cho cơ thể, ví dụ như nitrogen dioxide (NO2). Cộng hưởng với thời tiết và địa hình của khu vực, smog trở nên nguy hiểm hơn. Rõ nhất là hai thành phố Bắc Kinh và Los Angeles nằm lọt giữa địa hình cái tô, có núi chung quanh. Khi không đủ gió để làm loãng ô nhiễm trong không khí, khí ô nhiễm bị tích lại lâu ngày, khiến đây là hai nơi thường xuyên bị smog nhất.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đừng sợ!

Lê Xuân Thọ

19-12-2019

Chiều nay 19.12, trong lúc họp với các bộ ngành, địa phương về ô nhiễm không khí, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà đã mời báo chí ra ngoài, vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý đại biểu.

Ngâm cứu hay cần cấp cứu?

Vũ Kim Hạnh

19-12-2019

Ảnh: internet

Trong tuần vừa qua, đặc biệt trong các ngày 12-13/12, Hà Nội đã có thời điểm đứng đầu bảng xếp hạng của Air Visual về nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí, với màu nâu – mức vô cùng độc hại cho sức khỏe. Đỉnh điểm là vào khoảng 06:15 sáng 13/12, nồng độ PM 2.5 tại Hà Nội là 361, đạt đỉnh ô nhiễm cao nhất toàn cầu. Chính quyền Hà Nội mới đây đưa ra 12 nguồn phát thải.

Giải quyết sự kỳ lạ

Mai Quốc Ấn

19-12-2019

Ảnh: internet

Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là một chính khách kỳ lạ!

Ông ta mời phóng viên báo đài đến tham dự buổi họp về các giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí. Họ đến, ông ta mời họ ra ngoài.

Các phóng viên báo đài ở thủ đô cũng thật kỳ lạ!

Chưa thấy ai áp dụng Luật Báo chí và Luật tiếp cận thông tin cả. Hoàn toàn có thể tố cáo các hành vi che giấu thông tin dạng không mật mà cộng đồng quan tâm.

Nhân dân cũng vô cùng kỳ lạ!

Sống hay đang tồn tại?

Đỗ Cao Cường

16-12-2019

Một người Hà Nội từng học chung với tôi nói rằng mọi thứ đã có đảng và nhà nước lo, cứ lo làm lo ăn quan tâm tới chính trị, ô nhiễm làm gì. Sau nhiều năm không gặp, tôi quay trở lại Hà Nội mới hay tin bạn mình bị mắc ung thư phổi và đã qua đời, bố mẹ bạn ấy cũng đi khắp nơi để chữa bệnh.

Tất cả ô nhiễm thuộc về nhân dân

Hoàng Linh

15-12-2019

Ảnh: TTXVN

Nào chúng ta cùng làm quen với lối tư duy của nhà quan để mà biết vì sao Hà Nội vẫn tươi màu suy nghĩ… trong bầu không khí đặc quánh phối, mù trời cao vì ô nhiễm.

Và, xin lạy các nhà báo, mấy ông căn cứ vào đâu mà vu vạ cho xe máy, đốt rơm, than tổ ong… và nhận thức yếu kém của người dân chính là thủ phạm. Là người dân tôi yêu cầu các ông trưng ra chứng cứ khoa học. Hội đồng nghiên cứu nào, gồm những ai, thẩm quyền tới đâu, quá trình thu thập mẫu như thế nào, phòng thí nghiệm nào tiến hành…

Như hôm nay 15-12, báo Soha dẫn lời một chuyên gia môi trường nặc danh, không biết chui từ lỗ nào ra khẳng định không khí Hà Nội mờ mịt là do dân chuẩn bị Tết:

Vinh danh người Việt: Sừng tê

Từ Thức

15-12-2019

Ngồi tán gẫu với vài người Pháp. Lại có dịp được ngượng chín người, tiếc không có người đồng hương nào bên cạnh để ngượng chung.

Mỗi người dân Việt Nam là một nạn nhân…

Nguyễn Anh Tuấn

12-12-2019

Ảnh: internet

MỖI NGƯỜI DÂN VN LÀ MỘT NẠN NHÂN NHƯNG CŨNG LÀ GIẢI PHÁP DUY NHẤT CHO VẤN NẠN BỤI MỊN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Cuối năm 2018, Bangkok Thái Lan bị ô nhiễm bụi mịn, ngay lập tức 100.000 nhà máy bị chính phủ rà soát khẩn cấp, phát hiện 1.700 trường hợp xả thải vượt quy định. Sau đó 600 nhà máy bị tạm ngừng hoạt động cho tới khi chất lượng không khí được cải thiện.

Con nhãi của năm

Khải Đơn

13-12-2019

Greta Thunberg. Ảnh: Time

Hai ngày hôm nay, sau khi cô bé Greta Thunberg được vinh danh là Nhân vật trong năm 2019 của TIME, điều tôi đọc được thường xuyên nhất trên Facebook của các nhóm Hong Kong là sự miệt thị.

Các bạn fan ủng hộ phong trào ở Hong Kong cảm thấy không công bằng khi những cuộc biểu tình và sự dũng cảm đáng ca ngợi của Hong Kong đã không trở thành Nhân vật của Năm – mà lại là Greta Thunberg.

Với mỗi người, khi chúng ta hâm mộ ai đó và bỏ phiếu cho họ – lẽ thường ta sẽ không hài lòng lắm nếu nhân vật mình hâm mộ không trúng giải của năm. Nhưng với Greta Thunberg – cô trở thành nhân vật gây tranh cãi khủng khiếp giữa… người lớn – vì những gì cô bé làm.

Hà Nội và “Tập đoàn” công nghệ Đức

Phạm Thị Hoài

10-12-2019

Theo tin đăng trên báo điện tử của Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBNDTP Hà Nội đã phát biểu tại tổ thảo luận của HĐNDTP ngày 3.12.2019 rằng “Redoxy-3C là sản phẩm của các nhà khoa học Đức bởi tập đoàn này đã có 43 năm làm, cung cấp sản phẩm đến 55 nước. Các tập đoàn nước ngoài không đơn thuần sản xuất, người ta có những trung tâm nghiên cứu”.

Trước khi làm tỷ phú, hãy học cách làm người

Đỗ Cao Cường

10-12-2019

Hình ảnh được cắt từ clip trong bài của tác giả.

Có nhiều nạn nhân môi trường, đất đai nhờ tôi tới giúp nhưng tôi tư vấn từ xa, hiện giờ quá bận, không còn cảm thấy an toàn, rồi cũng phải lo cho cuộc sống riêng của mình, sức khỏe cũng đã yếu, trong khi phần lớn nạn nhân thụ động – họ giống những chú hến bị luộc chín mới chịu mở mồm.

Nhiều người tham gia đấu tranh khi họ đã có tuổi, cũng đã cấu kết, kiếm được rất nhiều tiền, còn tôi thể hiện rõ quan điểm ngay từ thời đi học nên làm đâu chống đấy. Trước khi làm phóng viên điều tra cho các báo nhà nước tôi có của để dành, sau khi làm phóng viên điều tra, đồng hành cùng dân nghèo cả nước tôi trở về tay trắng.

Khí phách Nhật Bản

Nguyễn Ngọc Chu

9-12-2019

1. NHỮNG LỜI GAN RUỘT CỦA JEBO

“Mỗi lần đến Hà Nội của các bạn, nhìn dòng sông Tô Lịch chảy giữa thành phố và những “dòng sông chết” khác bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, chúng tôi đã luôn ấp ủ về việc có thể mang công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để giúp người dân Hà Nội bớt khổ hơn nhưng có lẽ lòng tốt của chúng tôi đang đặt không đúng chỗ chăng?

Mua điện của Lào là tiếp tay cho tội ác!

Lưu Trọng Văn

9-12-2019

Thủ tướng Phúc cho biết: Việt Nam đã đồng ý mua 1.200 MW điện của Lào, vượt mức kế hoạch đề ra là 1.000 MW của năm 2020 và sẽ tăng mua tới 5.000 MW đến 2030, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho Lào phát triển kinh tế – xã hội.

COP25 Madrid

Nguyễn Thọ

3-12-2019

Phân phối miếng bánh khí thải toàn cấu (Màu hồng là phần còn lại của thế giới). Ảnh: internet

Hôm nay, hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 25 (COP25) đã khai mạc tại Madrid sau nhiều lần thay đổi địa điểm.

Trước đây Brazil nhận đăng cai COP 25, nhưng ngay sau thắng cử, tồng thống cực hữu Jair Bolsonaro đã tuyên bố hủy đăng cai với lý do kinh tế. Chile đứng ra nhận đăng cai để giữ hội nghị ở lại Nam-Mỹ với rừng già Amazon đang bị đe dọa. Nhưng chỉ 10 tháng sau, các cuộc biểu tình bạo động tại Chile đã khiến chính phủ này phải vội vàng rút lui trách nhiệm. Trong các ứng viên xin nhảy vào gánh đỡ, người ta đã chọn Tây-Ban-Nha vì sự gần gũi về ngôn ngữ với Chile, nơi mà suốt năm qua, một đội ngũ chuyên viên đã làm cật lực chuẩn bị các văn kiện. Nhiều chuyên viên Chile đã sang Madrid để hỗ trợ các đồng nghiệp Tây-Ban-Nha.

Sống thấp thỏm ở nơi sụt lún nhất miền Nam

LTS: Bài viết sau đây đăng trên trang VnExpress, nói về sự bất an của những hộ dân ở Sài Gòn, khi nhà cửa của họ ngày càng sụt lún và có thể sập bất cứ lúc nào.

Được biết, hiện tượng trên xảy ra là do người dân khai thác nước ngầm quá mức, cũng như không có đánh giá tác động môi trường đối với các công trình đô thị, thiếu sự tính toán hạ tầng cơ sở của các công trình, đường giao thông…

Việt Nam trên đường về địa ngục!

Phạm Minh Vũ

28-11-2019

Người dân London phải bịt mũi trong đợt bụi chết người do Nhiệt điện than gây ra cuối năm 1952. Photo Courtesy

Những ngày cuối tháng 11, đầu tháng 12/1952, thời tiết ở London vô cùng giá lạnh, rạng sáng ngày 5/12, cả London chìm trong sương mù dày đặc, sương mù ở London là một điều ai cũng thấy bình thường, nhưng lần này sương mù kèm theo không khí ngột ngạt đã giết 12.000 người chỉ trong vòng 4 ngày.

Thủy điện Luang Prabang trên vùng động đất Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền

Ngô Thế Vinh

Gửi tới 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói

Gửi nhóm Bạn Cửu Long

Hình 1a_ Trái: Bản đồ vùng đất Đông Nam Á: những vòng xám/ grey chỉ các vùng phân bố tâm chấn động đất / epicentral distributions; những vòng xanh/ blue ghi dấu các trận động đất ≥ 6.0; những ngôi sao đỏ/ red stars ghi dấu các trận động đất ≥ 7.0. Các đường gạch đỏ/ red lines là biểu thị đường đứt gãy gây động đất / seismogenic faults. (Santi Pailoplee et al.2009) (4)

Tỉnh

Green Trees

25-11-2019

Ảnh cắt từ clip đêm biểu diễn.

Đêm diễn hoà nhạc với chủ đề môi trường tại Nhà hát lớn của Phó An My, pianist số 1, hiện đang sống và cống hiến tại Việt Nam, đã đi vào lịch sử bởi những kỷ lục:

Vợ chồng Sông Đuống

Báo Sạch

22-11-2019

Shark Liên và chồng. Ảnh: internet

Cuối cùng thì cặp đôi hoàn hảo “phu xướng phụ tùy” trong thương vụ bán nước ở khắp mọi miền Việt Nam của Shark Liên dần hé lộ.

Theo đó, Báo Khoa học và Đời sống, tờ báo có tính chuyên ngành cao đã tìm đã mối quan hệ gia đình của Shark Liên và chồng mình, ông Lê Toàn.

Nhà hoạt động Đinh Thảo bị câu lưu

Green Trees

15-11-2019

Nhà hoạt động Đinh Thảo. Ảnh: internet

Sáng nay, 15-11-2019, vào lúc 8:50 phút, nhà hoạt động Đinh Thảo đã đáp chuyến bay từ Bangkok xuống sân bay Nội Bài. Cô quyết định trở về quê hương sau gần 4 năm đi học tập và vận động nhân quyền cho Việt Nam ở hàng chục quốc gia trên thế giới.

Ngay khi Đinh Thảo vừa đến khu vực kiểm tra hải quan, hơn 10 nhân viên an ninh đã chặn giữ và đưa chị vào phòng thẩm vấn. Đến nay, chúng tôi đã hoàn toàn mất liên lạc với chị.

Điện mặt trời Nam Ngum có thể thay thế Thủy điện trên dòng Mekong ở Lào?

LTS: Trước thế nước đang nguy dưới các dự án thủy điện Lào và Trung Quốc và cảnh báo khoa học rằng ĐBSCL sẽ chỉ còn nhân được 9 tấn/năm hay 5% phù sa so với thời  tiền thủy điện. Quyết định của PV Power, Việt Nam đầu tư 38% vào công trình thủy điện Luang Prabang của Lào sẽ không cho cho VN chủ động lựa chọn phương án thiết kế, thi công và vận hành công trình. 

Tin môi trường: Ô nhiễm ở Việt Nam ngày càng trầm trọng; cháy rừng lớn ở Australia

BTV Tiếng Dân

13-11-2019

Ô nhiễm môi trường ở các tỉnh, thành lớn trên cả nước ngày càng trầm trọng. Báo Tuổi Trẻ có bài: Hà Nội ô nhiễm ‘chưa từng thấy’, mọi người hạn chế ra đường. Sáng 12/11/2019, kết quả quan trắc chất lượng không khí ở nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc gần như chuyển sang màu tím, cho thấy chất lượng không khí vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người.