Trương Minh Tuấn, những bước đi sai lầm! (Phần 1)

Lê Hồng Hà

8-6-2018

Trương Minh Tuấn sinh năm 1960, quê Đà Lạt nhưng sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình. Tuấn có 20 năm công tác trong quân đội, sau đó chuyển ngành về làm ở Ban Tuyên giáo Quảng Bình. Tuấn đã trải qua các chức vụ: Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TƯ tại TP Đà Nẵng; Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo TƯ; Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

Ngày 22/1/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 176/QĐ-TTg , bổ nhiệm Trương Minh Tuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ TT-TT. Trương Minh Tuấn được giao nhiệm vụ : phụ trách mảng báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình và thông tin đối ngoại.

Chưa đầy một năm sau ngày nhận nhiệm vụ Thứ trưởng, Tuấn đã vướng “trận đồ bát quái” mà Nguyễn Bắc Son cùng các “đồ đệ” như: Vụ trưởng Phạm Đình Trọng, TGĐ-phó TGĐ Mobifone Lê Nam Trà, Cao Duy Hải giăng ra từ tháng 3/2015.

Không giữ vững được bản lĩnh chính trị của mình, cũng như không cưỡng lại sức hấp dẫn của “ma lực” đồng tiền, Tuấn bị Nguyễn Bắc Son và cộng sự “đưa đẩy” Tuấn đã đặt bút ký nhiều văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Đầu tiên là Văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 28/10/2015, Bộ TTTT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ “cho phép Mobifone được tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”.

Phê duyệt của Phạm Đình Trọng
Bút tích phê duyệt văn bản 209/BTTTT

Liều lĩnh hơn, Tuấn ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt dự án “MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)”. Đó là sai lầm đầu tiên của Trương Minh Tuấn.

Tại đại hội 12, Tuấn được vào BCH TW, sau đó được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ TTTT.

Tháng 1/2016, MobiFone cho biết đã mua 95% cổ phần của AVG để phục vụ cho việc kinh doanh truyền hình – một trong bốn lĩnh vực chiến lược của MobiFone – cùng với di động, bán lẻ và đa phương tiện. Giá trị thương vụ khoảng gần 9.000 tỷ đồng.

Từ đây, sóng gió bắt đầu nổi lên, bủa vây quanh chiếc ghế “nóng” của ngài tân Bộ trưởng.

Tháng 9/2016, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định thanh tra toàn diện Dự án MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Thời hạn thanh tra là 50 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố quyết định. Sau thanh tra, nếu có dấu hiệu vi phạm thì sự việc có thể được chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính thức từ Thanh tra Chính phủ về dự án này.

Ngày 31/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Trưởng Ban bChỉ đạo, ông Nguyễn Phú Trọng. Tại đây, TBT yêu cầu làm rõ vụ Mobifone – AVG. Tháng 12/2017, Trương Minh Tuấn bị chất vấn gay gắt trước quốc hội.

Ngày 8/3 /2018 Văn Phòng Trung Ương Đảng có công văn thông báo Ban Bí Thư họp dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng để nghe Ban Cán Sự Đảng Thanh Tra Chính Phủ báo cáo vụ việc. Sau khi nghe xong, Ban Bí Thư nhận định đó là một vụ việc rất nghiêm trọng. Ban Bí thư đề nghị Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về Kết luận thanh tra, sớm công bố Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Quá lo lắng, bốn ngày sau khi có Chỉ đạo của Ban Bí thư về vụ việc trên, ngày 12/3, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TTTT) Trương Minh Tuấn cùng lãnh đạo của Mobifone và AVG đã tổ chức một cuộc họp thống nhất huỷ bỏ Hợp đồng mua cổ phần của Mobifone với AVG với trị giá hợp đồng lên đến 9.000 tỷ đồng.

Thông báo huỷ hợp đồng AVG

(Còn nữa)

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Lê Hồng Hà. Ảnh trong bài của tác giả gửi tới.

Hãy cùng yêu cầu một cuộc bầu cử tự do

Nguyễn Huy Vũ

8-6-2018

Hãy cùng yêu cầu một cuộc bầu cử tự do. Chúng ta xứng đáng có một Quốc hội dân chủ, của dân, do dân và vì dân.

Thưa quý bạn,

Hơn một ngàn năm trước, năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho đất nước. Trước đó và sau đó, biết bao gương hi sinh và máu đổ để chúng ta có được một đất nước như ngày hôm nay. Đất nơi chúng ta sống, nước chúng ta uống, và không khí chúng ta thở trên mảnh đất hình chữ S này nhuộm biết bao máu xương của tiền nhân trong công cuộc dựng nước, mở cõi, và chống ngoại xâm.

Đặc khu kinh tế 99 năm, một bước đi gấp gáp theo lộ trình Thành Đô (Phần 2)

Phạm Đình Trọng

7-6-2018

Tiếp theo phần 1

Phần 2: Những bất thường trong Dự luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt và trong cách đưa dự luật ra Quốc hội

Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, bộ tam đặc này xin được viết gọn là Đặc khu kinh tế Đồn – Phong – Quốc, có quá nhiều điều bất thường từ dự thảo luật, nội dung luật, tạo sức ép để ra được luật. Tất cả những bất thường đó cho người dân hai cảm nhận.

Cù Huy Hà Vũ: Kiến nghị không thông qua Dự luật Đặc khu

Virginia, ngày 05 tháng 6 năm 2018

KIẾN NGHỊ

KHÔNG THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC

Kính gửi: Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội và các Đại Biểu Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam

Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam

Tôi, Cù Huy Hà Vũ, công dân Việt Nam, Tiến sĩ Luật, xin gửi đến Quí Vị lời chào trân trọng nhất.

Chủ trương bành trướng của các chế độ Cộng sản

Trần Gia Phụng

4-6-2018

Chiến tranh Việt Nam từ 1946 đến 1975 đều do đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) chủ xướng. Đảng CSĐD được thành lập ngày 6-1-1930 (sau đổi thành ngày 3-2-1930) do chỉ thị của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS). Đảng CSĐD cải danh thành đảng Lao Động năm 1951. Các nhà lãnh đạo CSĐD trong lúc đầu đều do ĐTQTCS đào tạo và thấm nhuần chủ nghĩa, chủ trương đường lối của ĐTQTCS. Vậy ĐTQTCS là gì mà ra lệnh thành lập đảng CSĐD?

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, được đề cử Giải Nobel Hòa Bình năm 2018

David Kilgour

2-6-2018

Hon. David Kilgour, cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Á Châu – Thái Bình Dương và cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Mỹ Châu La Tinh & Phi Châu của Canada.

Thông báo

Thật là vinh dự và ưu tiên cho tôi được thông báo rằng người nữ Blogger nổi tiếng thế giới NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH, tức MẸ NẤM của Việt Nam đã được đề cử GIẢI NOBEL HÒA BÌNH 2018 bởi Tiến Sĩ MARC ARNAL, Giáo Sư Danh Dự và cựu Khoa Trưởng Học Khu St. Jean, Đại Học Alberta, ở Edmonton, Alberta, Canada.

Kêu gọi phản đối dự thảo luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)

Đợt 1

(Có tham khảo các tuyên bố, thư ngỏ… liên quan trên mạng internet)

– Kính gửi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước

– Kính gửi các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV tại Hà Nội

Tuyên bố về luật đơn vị hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc

29-5-2018

Sự việc và nhận định

Tại kỳ họp thứ 5 diễn ra từ ngày 21/5/2018 đến ngày 15/6/2018, Quốc hội khóa XIV đang thảo luận đề án Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu).  Theo dự luật này, ngoài các ưu đãi về thuế và chính sách dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, thời hạn cho thuê đất có thể được Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận đến 99 năm.

Sự rủi ro và nguy hiểm của Metro, ga ngầm C9 và việc bảo tồn cây sưa đỏ quý hiếm

28-5-2018

Kính gửi: Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Ông Nguyễn Cao Minh, giám đốc BQL dự án đường sắt HN

Hướng dẫn bảo mật kỹ thuật số thực hành phiên bản tiếng Việt

Người Bảo vệ Nhân quyền

28-5-2018

Một phiên bản tiếng Việt của cẩm nang Bảo mật Kỹ thuật số Thực hành hiện đã đăng tải và có thể tải xuống từ website practicaldigitalprotection.com. Những gì người đọc thấy trong cẩm nang hướng dẫn này là những biện pháp giúp cho nhiều người được tự do đi lại thay vì bị giam giữ trong lao tù.

Tìm hiểu số lượng cống thuế hàng năm dưới thời Trung Quốc đô hộ nước ta

Hồ Bạch Thảo

25- 5- 2018

Sách An Nam Chí Nguyên [安南志原] đời Minh, tại quyển 2, mục Cống phú [cống thuế] chép khá chi tiết về sản phẩm và tiền bạc phải nạp cho Trung Quốc hàng năm. Sử liệu giúp cho người đọc thấy được cụ thể dã tâm bóc lột tại nước ta, quan lại thu thuế xuống tận các địa phương, dương cặp mắt cú vọ xăm xoi tước đoạt đủ mọi sản phẩm thuộc các ngành nghề. Chúng vơ vét bằng đủ loại tiền: tiền đồng, tiền giấy, và một loại tiền khác đặc biệt phạt hành thời Minh gọi là “Bảo tiền” mà người mình quen gọi là tiền quí, hay tiền tốt. Ngoài ra đứng về lãnh vực nghiên cứu, những số liệu thuế nạp tại trung ương và các phủ, châu; cho phép ta hình dung được tình hình kinh tế nước nhà vảo đầu thế kỷ thứ 15.

Tất Thành Cang – Phần 3: Tại sao Hợp đồng BT Thủ Thiêm lại được đóng dấu Mật?

Minh Duy

21-5-2018

Tiếp theo phần 1phần 2

Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm – với biểu tượng là Khu đô thị cao cấp Sala – công ty này được lãnh đạo TP.HCM ưu ái rất đặc biệt thông qua hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao), hiểu đơn giản hơn là đổi đất lấy hạ tầng.

Chuyến bay mang số SSG004 của chính phủ Slovakia đã đưa chui Trịnh Xuân Thanh ra khỏi EU?

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

7-5-2018

Ảnh chụp bài báo TAZ ra ngày 04/05/2018 với hình lưu trữ của không lưu

Một sự nghi ngờ khủng khiếp: Có phải Slovakia, một nước thành viên EU, đã giúp đưa một nạn nhân bị bắt cóc ra khỏi EU? Cuộc họp ở Bratislava giữa Slovakia và Việt Nam kéo dài bao lâu? Tại sao Slovakia nói dối? Nhân vật Lê Hồng Quang là ai và giữ vai trò gì trong cuộc họp ở Brastilava?

Dân oan Thủ Thiêm tố cáo ông Đặng Công Huẩn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO

(V/v không thực hiện chức năng, nhiệm vụ Thanh tra nhằm bao che cho các đối tượng lạm dụng chức vụ và quyền hạn, cố ý làm trái pháp luật, tham nhũng bị người dân tố cáo)

Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN.

– Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ.

– Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ

– Ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ.

Cẩm nang Bảo mật Kỹ thuật số Thực hành phiên bản tiếng Việt ra mắt

Người Bảo vệ Nhân quyền

16-4-2018

Bảo mật kỹ thuật số là một công việc vô cùng quan trọng đối với người hoạt động, đặc biệt là trong xã hội độc tài, nơi mà chính phủ coi người bảo vệ nhân quyền, người cổ suý dân chủ, người bảo vệ môi trường, và giới blogger là những thành phần chống chế độ.

Tuyên bố quyền sở hữu đất nhân một năm sự kiện Đồng Tâm

14-4-2018

Sự việc

Sự kiện Đồng Tâm xảy ra một năm trước đây đã đánh dấu bước ngoặt mới trong phong trào phản kháng của người dân đối với chính sách đất đai của nhà nước. Nếu trước đó nhiều dân oan mất đất chỉ biết kéo nhau đi khiếu kiện đông người một cách ôn hòa, thì ở Đồng Tâm lần đầu tiên dân chúng trong một xã đã tổ chức quy củ dùng thế hợp pháp kết hợp dân vận, binh vận, lập làng chiến đấu, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình buộc chính quyền phải nhượng bộ.

Tuyên bố về các trạm thu phí BOT

30-3-2018

Sự việc

Trong đa số dự án BOT cầu đường đều có sự cấu kết bất minh giữa các nhà đầu tư và một số quan chức chính quyền, cả địa phương lẫn trung ương, trong việc móc túi người dân bằng các thủ đoạn tinh vi như đặt trạm thu phí sai vị trí, đặt liên tiếp nhiều trạm thu phí liền kề trên cùng tuyến quốc lộ, và thậm chí tạo ra các tuyến đường tránh không cần thiết buộc xe cộ phải đi vào để thu phí. Thủ đoạn đó khiến người dân cảm thấy mình phải “trả tiền mãi lộ” mới được sử dụng đường sá mà lẽ ra chỉ cần nộp thuế là đủ.

So sánh bụi khói không khí với thuốc lá trong buồng phổi cư dân: Đã đến lúc Việt Nam phải tuyên chiến với bụi khói

Viet Ecology Foundation

Phạm Phan Long, PE

29-3-2018

Giới thiệu

Ô nhiễm không khí là một trong nhưng vấn nạn môi trường lớn nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, công chúng có vẻ chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe, dù họ rất quan tâm, do thiếu thông tin định lượng.  Chỉ số Phẩm chất Không khí (Air Quality Index — AQI), như tên gọi, là một chỉ số phản ảnh phẩm chất không khí trong môi trường, được các nhà khoa học môi trường trên thế giới sử dụng để đánh giá về mức độ ô nhiễm không khí. Một cách để hiểu AQI là qua định lượng ô nhiễm không khí với lượng thuốc lá tiêu thụ, số tuổi thọ sụt giảm và số người tử vong hàng năm. Bài viết này sẽ giải thích ý nghĩa của AQI, và chỉ ra tác hại của ô nhiễm không khí lên sức khỏe công chúng đặc biệt tại Hà Nội và Sài Gòn.

Thêm “một đồng chí” ở Thanh Hóa bị lộ!?

19-3-2018

LTS: Một số thông tin, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội, xoay quanh nhân vật chính là ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa, hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 14, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.

Những ngôi mộ tập thể ở Huế

Trần Gia Phụng

19-2-2018

Chính quyền và người dân Huế chôn những nạn nhân bị thảm sát Tết Mậu Thân 1968. Ảnh: Life

1.-  BỘ ĐỘI CỘNG SẢN BỊ ĐẨY LUI

Không tổ chức được cuộc tổng khởi nghĩa (chữ của cộng sản), Việt cộng còn bị quân đội Việt Nam Công Hòa (VNCH) và Đồng minh phản công mạnh mẽ, đẩy lui ra khỏi Huế.

Dù bị bất ngờ, quân đội VNCH bắt đầu phản công vào mồng 3 Tết (1-2-1968).  Ngày mồng 5 Tết (3-2), các chiến sĩ Nhảy Dù VNCH tái chiếm cửa An Hòa.  Cũng trong ngày nầy, Thủy quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ đổ bộ ở Bến tàu Hải quân bên hữu ngạn (phía Đài phát thanh Huế), đến đóng tại Bộ Chỉ huy MACV. 

Phát Triển Năng Lượng tại Việt Nam: Nhiều Nỗi Lo về Điện Than

Hoàng Mai

31-1-2018

“Tôi không hiểu”, anh Thảo tuyên bố. Mặc dù giọng của anh nghe nghèn nghẹt qua điện thoại, nỗi thất vọng trong ấy không thể nhầm lẩn được. “Thế giới đang dần dần loại bỏ than đá. Việt Nam thì đang dần dần đầu tư thêm”.

Tại sao đổi lịch Tết Mậu Thân?

Trần Gia Phụng

29-1-2018

Biến cố Mậu Thân 1968 xảy ra cách đây đúng 50 năm (1968-2018), bắt đầu từ quyết định rất khó hiểu vào lúc đó là việc sửa đổi âm lịch ở Bắc Việt Nam (BVN) nhân dịp Tết Mậu Thân.

1.-  SỬA ĐỔI ÂM LỊCH Ở BẮC VIỆT NAM

Ngày 8-8-1967, nhà cầm quyền BVN ra lệnh cho Nha Khí tượng Hà Nội đổi âm lịch, và lịch mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 1-1-1968.  Nha Khí tượng chỉ có khoảng 5 tháng để đổi lịch. 

Di chúc nào?

Hàn Vĩnh Diệp

28-1-2018

Thông thường, cứ đến hạn quy định (5 năm, 10 năm …) cấp trên lại kêu gọi học tập, kiểm điểm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm ngoái, đúng dịp kỷ niệm 45 năm, cấp trên lại phát động một phong trào rộng rãi toàn Dân, toàn Đảng học tập kiểm điểm, làm theo Di chúc!

Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà về quần đảo Hoàng Sa

LTS: Tưởng niệm 44 năm ngày mất Hoàng Sa, chúng tôi xin đăng lại hai tài liệu đã được phổ biến trên mạng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, lên tiếng về sự kiện Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa, cũng như chủ quyền lãnh thổ của đất nước đã bị xâm phạm.

Đăng lại hai tài liệu này cũng nhằm nhắc nhở các thế hệ mai sau, rằng chính quyền VNCH đã một thời chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, có nhiều quân nhân đã bỏ mạng để bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam, dù hơn bốn thập niên qua, họ luôn bị gán cho cái mác là “ngụy quân, ngụy quyền”. Đâu là “ngụy quyền”, đâu là “chính quyền”, có lẽ sau hơn 40 năm, người dân Việt Nam đã rõ.

____

Tuyên Cáo của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa về hành động gây hấn của Trung Cộng (19.1.1974)

Sau khi mạo nhận ngày 11/1/1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã đưa Hải quân tới khu vực Hoàng Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa và Duy Mộng.

Thác Bản Giốc những ngày cuối năm 2017

LTS: Tháng 12/2017, một cộng tác viên Tiếng Dân đi thăm thác Bản Giốc và đã trò chuyện cùng những người dân địa phương. Sau đây là bài tường thuật về chuyến viếng thăm này.

_____

CTV Tiếng Dân

13-1-2018

Thác Bản Giốc được coi là thác nước tự nhiên đẹp nhất Việt Nam, thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Con thác này từng được đưa vào sách giáo khoa và luôn ở trong tiềm thức những người Việt yêu nước.

Nếu đứng ở phía Việt Nam nhìn toàn cảnh khu vực thác sẽ thấy, con thác này đẹp và hùng vỹ không chỉ bởi những dòng thác trắng mượt như lụa, mà còn bởi rặng núi phía bên bờ Đông dòng thác. Rặng núi như một bức tường thành vừa cao, vừa dài, vừa kiên cố, che trở cả một vùng lãnh thổ rộng lớn và là sự thèm muốn của bất cứ quốc gia nào không sở hữu được nó.

Thư hiệp thông với Đan viện Thiên An bị cướp bóc, vu khống và hăm dọa

Hội đồng Liên tôn Việt Nam và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Thư hiệp thông với Đan viện Thiên An bị cướp bóc, vu khống và hăm dọa

9-1-2018

Xét rằng

1- Rất nhiều Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước biết tới Đan viện Thiên An của các Tu sĩ dòng Biển-Đức tại Thừa Thiên-Huế. Đây là một cộng đoàn tu trì Công giáo đã có mặt tại thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế từ năm 1940. Với bao công sức qua nhiều thế hệ, các đan sĩ đã tạo được một cơ ngơi rộng 107 ha gồm tu viện, vườn cây, hồ nước và rừng thông (chiếm phần lớn diện tích) để tạo điều kiện thanh tĩnh mà tu hành. Rừng thông này đã và đang là bộ phổi của thành phố Huế, đồng thời là chỗ du ngoạn trong lành và tự do. Còn tu viện là một tụ điểm tâm linh ngời sáng trong cả khu vực. Thiên An quả là một ân nhân của xã hội, vừa trên phương diện sinh thái, vừa trên phương diện tinh thần.

Việt Nam – Bao nhiêu tướng là vừa?

LTS: Một bài viết cũ của ông Nguyễn Đăng Quang, cựu Đại tá công an, hiện đang sinh sống ở Hà Nội, Việt Nam, nói về chuyện “lạm phát” tướng trong quân đội NDVN. Mới đây, trên blog VOA cũng có bài của tác giả Trân Văn, bàn về chủ đề này: Công an và quân đội có quá nhiều tướng.

Bài viết của ông Nguyễn Đăng Quang, dù đã được phổ biến đúng ba năm trước, nhưng nội dung vẫn còn mang tính thời sự. Chúng tôi xin được đăng lại đây để giới thiệu cùng quý độc giả.

____

Nguyễn Đăng Quang

Bốn ông tướng trong quân đội NDVN nhận hàm trung tướng gần đây. Ảnh: QPVN

Quân đội ta năm nay tròn 70 tuổi. Từ khi thành lập đến nay, Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam đã đánh bại 3 đội quân của 3 cường quốc lớn trên thế giới! Cả 3 cường quốc này đều là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Kỳ tích này thật là đặc biệt, khó có một quốc gia nào trên thế giới có thể sánh bì được! Và chúng ta có quyền tự hào chính đáng về điều này.

Lời kể của hai nhân chứng trong vụ án Lưu Văn Vịnh

Ngô Thị Hồng Lâm

19-12-2017

Anh Lưu Văn Vịnh (trái) và Nguyễn Văn Đức Độ. Nguồn: Facebook

Ngày 11/12/2017 vừa qua, trong lần gia đình thăm gặp anh Nguyễn Văn Đức Độ tại trại giam Chí Hòa, gia đình anh Độ đã kể lại lời của anh Độ:

An ninh điều tra công an TP Hồ Chí Minh đã vu khống áp đặt với Nguyễn văn Đức Độ và Lưu Văn Vịnh một cách trắng trợn bằng các văn bản vu khống của những người bị bắt cùng ngày 6/11/2016. Sau khi Độ yêu cầu phía an ninh chứng minh lời khai văn bản vu khống của những người bị bắt chung và đã được tự do bằng clip và băng ghi âm khi làm việc, thì phía an ninh không chứng minh được. Độ đã làm đơn khiếu nại và yêu cầu cơ quan an ninh công an TP HCM cung cấp clip ghi hình và âm thanh qua các buổi làm việc về những liên quan đến văn bản vu khống Nguyễn Văn Đức Độ và Lưu Văn Vịnh thì phía an ninh không trả lời”!

Thư của Ngô Minh Tâm gửi người cha nơi tù ngục

Sài gòn, ngày 18 tháng 12 năm 2017

Ba kính mến!

Nhận được thư ba, con vừa vui, vừa buồn, vừa lo lắng. Vui vì rất lâu con mới nhận được thư của ba, buồn và lo lắng vì sức khỏe và bệnh tật của ba. Không biết ba sẽ sống ra sao trong những năm tháng còn lại nơi chốn lao tù!

Thế là sắp được 5 năm rồi kể từ ngày ba rời khỏi gia đình mình, để đến “tạm trú” trong cái “nhà tù nhỏ”, vì ba dám nói lên những suy nghĩ qua những bài viết của mình. Chỉ vì những bài viết cổ súy cho dân chủ, nhân quyền đó mà ba bị kết án 15 năm tù, tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, rõ ràng là chính quyền này đâu phải của nhân dân!

Về phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)

18-12-2017

Phiên tòa xét xử ông trịnh Xuân Thanh có lẽ sẽ diễn ra vào ngày 10/01/2018 và khả năng những người ra lệnh hay cầm đầu vụ bắt cóc bị truy nã quốc tế?

Một số nhân viên mật vụ tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã đến Đức từ trước, hơn 2 tuần trước khi vụ bắt cóc xảy ra, họ đi trong phái đoàn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Đức tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg.