Về phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)

18-12-2017

Phiên tòa xét xử ông trịnh Xuân Thanh có lẽ sẽ diễn ra vào ngày 10/01/2018 và khả năng những người ra lệnh hay cầm đầu vụ bắt cóc bị truy nã quốc tế?

Một số nhân viên mật vụ tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã đến Đức từ trước, hơn 2 tuần trước khi vụ bắt cóc xảy ra, họ đi trong phái đoàn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Đức tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg.

TBT Nguyễn Phú Trọng – Vị hào kiệt của dân tộc!

LTS: Bài viết của LS Tiến sĩ Trần Đình Triển, “TBT Nguyễn Phú Trọng – Vị hào kiệt của dân tộc!” đưa ra những quan điểm trái chiều về người đứng đầu đảng CSVN, có thể gây nhiều tranh cãi.

Nếu ông Trọng thật sự là “hào kiệt của dân tộc”, ông lại là người nắm quyền tối cao của đất nước suốt hơn 6 năm qua, liệu Việt Nam có quá bệ rạc, mục nát, thối rữa, nợ nần chồng chất, sắp sửa rơi vào tay ngoại bang như nhiều người lo ngại? Ông Nguyễn Phú Trọng là hào kiệt hay tội đồ của dân tộc? Kính mời quý độc giả tham gia thảo luận.

____

LS Trần Đình Triển

17-12-2017

LS Trần Đình Triển. Ảnh: internet

Thể chế chính trị của bất kỳ nhà nước nào trên thế giới, một đảng hay đa đảng đều có yếu tố tích cực và hạn chế. Thước đo sự tiến bộ của nhà nước đó chính là: giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đoàn kết và được sự tín nhiệm của quảng đại quần chúng nhân dân; quyền con người được tôn trọng; kinh tế tăng trưởng giải quyết tốt mọi nguồn chi, có tích luỹ, đời sống nhân dân phồn vinh – văn minh và trí tuệ; tái đầu tư và giải quyết các nhu cầu xã hội, an ninh quốc phòng; bảo vệ môi trường; hoà đồng với cộng đồng quốc tế;…

Những tiết lộ mới nhất về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)

7-12-2017

Tối hôm qua thứ Năm ngày 06.12.2017 đài ARD, đài truyền hình có tầm vóc liên bang lớn nhất nước Đức đã tường thuật về vụ Trịnh Xuân Thanh trong chương trình Tagesthemen – chương trình thời sự đứng đầu nước Đức. Phim thời sự dài độ 4 phút, trong đó có những tiết lộ mới về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi 23.07.2017. Ngoài ra, tối cùng ngày trên trang web của đài ARD có đăng một bài viết về vụ Trịnh Xuân Thanh. Sau đây là những tiết lộ mới được tổng hợp từ phim thời sự và bài viết của đài ARD.

Thư bày tỏ quan ngại về trường hợp của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bà Trần Thị Nga của các học giả và chuyên gia trên toàn thế giới

1-11-2017

Kính gửi: Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Đồng kính gửi: Các Đại sứ quán tại Hà Nội

Kính thưa Quý vị,

Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những cáo buộc và tuyên phạt dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên blogger Mẹ Nấm, và bà Trần Thị Nga.

Kỷ niệm Lên Mười của Trung Tâm Minh Triết

23-11-2017

Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh triết. Ảnh: internet

Sắp tới Trung tâm Minh Triết sẽ tổ chức kỷ niệm Lên Mười (2007- 2017).  Để đánh dấu 10 năm hoạt động của mình, Trung Tâm sẽ thực hiện:

– Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động, những thành tích và khuyết nhược điểm. Đề ra Chương trình và hướng hoạt động cho những năm tới.

– Tổ chức một sinh hoạt học thuật với chủ điểm: “Minh Triết Ích Gì Cho Hôm Nay”. Chúng tôi dự kiến có ba có ba chủ đề thảo luận:

Tuyên bố của các tổ chức XHDS về việc bắt cóc và câu lưu Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A và Bùi Thị Minh Hằng

19-11-2017

Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây cực lực lên án việc an ninh Việt Nam bắt cóc và câu lưu các nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A, và Bùi Thị Minh Hằng ngày 16/11/2017 vừa qua.

Từ trái sang: Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A, Bùi Thị Minh Hằng. Ảnh: internet

Các nhà hoạt động nêu trên bị công an bắt cóc ngay sau khi kết thúc một cuộc họp với phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) ở toà nhà Lotte, Hà Nội. Đây là cuộc họp trước phiên Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa EU và Việt Nam, được EU tổ chức với mục đích tham vấn các nhà hoạt động và các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam. Trước đó, vào tháng Hai, phái đoàn Uỷ ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu cũng đã có cuộc tiếp xúc tương tự với các nhà hoạt động trên. 

“Đừng bắt người cầm bút phải im tiếng”

Tuấn Khanh

17-11-2017

Những người được Văn bút Quốc tế vinh danh năm nay. Nguồn: Pen International

Nhân ngày các nhà văn, người cầm bút bị tù đày 2017, tổ chức Văn bút Quốc tế (PEN) phát đi lời kêu gọi đến các chính phủ trên toàn thế giới, qua khẩu hiệu như trên.

PEN International cho biết, các nhà văn đang ngày càng trở thành mục tiêu và bị buộc phải im lặng bởi các chính phủ của họ, do môi trường tự do ngôn luận đang xấu đi trên toàn cầu. Tuyên bố này được phát đi nhân ngày người cầm bút bị tù đày.

Quảng Bình: “Danh sách đợi tuổi nghỉ hưu”, người lao động bị “giam, hành” đến bao giờ?

Luận Văn, Trần Thị Bảo Linh

16-11-2017

Đấy là nỗi bức xúc của người lao động (NLĐ) trong việc đề nghị giải quyết chính sách khi đã đến tuổi 67 xế chiều mà vẫn chưa được nghỉ chế độ hưu trí. Ông Nguyễn Minh Mẫn, trú ở thôn 16, xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, là một trong những ví dụ điển hình như thế, khiến dư luận xã hội bất bình, hoài nghi…

NLĐ và dư luận lên tiếng

Ông Mẫn và những NLĐ có tên trong “Danh sách đợi hưu” nói trên cho biết với những tài liệu, minh chứng cụ thể:

Trao đổi giữa TS Nguyễn Xuân Diện và Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

CHỦ TỊCH VIỆN HÀN LÂM KHXH VN TRẢ LỜI ĐƠN THƯ TS XUÂN DIỆN

TS. Nguyễn Xuân Diện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Sau hơn 3 tháng chờ đợi, ngày 08 tháng 11 năm 2017 vừa qua, tôi đã nhận được Công văn số 2054/KHXH-TCCB gửi cho tôi: Về việc Kết quả xác minh Đơn trình báo và Đề nghị của TS. Nguyễn Xuân Diện, ký ngày 06 tháng 11 năm 2017 do Ông Trần Minh Tuấn, Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ký, thừa lệnh của Ông Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ – Phần 7: Cục trưởng Cục Hàng hải

David Trần Hiếu

15-11-2017

Lời mở đầu: Chủ đề loạt bài “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, với 6 phần đã qua, Phần 1: về bổ nhiệm Nguyễn Đình Việt làm Cục phó Cục Hàng hải khi không có bằng đại học, Phần 2 là câu chuyện bổ nhiệm thần tốc Thái tử đỏ Nguyễn Xuân Anh làm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ; Phần 3 về Vũ Anh Minh – Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp với những lùm xùm trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp GTVT; Phần 4 là câu chuyện buồn về cố Cục trưởng Cục Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng; Phần 5 gợi nhớ về Vũ Đức Thuận, nguyên Chánh văn phòng Bộ GTVT, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây lắp Dầu khí, hiện đang đợi ngày hầu tòa; Phần 6 liên quan đến cái mẹo của Tư lệnh Đinh La Thăng lựa chọn binh tướng của mình bằng “những cuộc thi kỳ ảo”…

Vụ Đồng Tâm: Thư ngỏ gửi thanh tra và công an Hà Nội

Nguyễn Đình Ấm

14-11-2017

Kính gửi: Thanh tra, công an thành phố Hà Nội

Tôi là Nguyễn Đình Ấm, trú tại phường Gia Thụy, quân Long Biên Hà Nội. Điện thoại: 0913364940. Xin có mấy ý kiến gửi lãnh đạo và hai cơ quan thanh tra, công an Hà Nội như sau:

Thưa các vị, trong vụ Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức Hà Nội) tôi đã theo dõi thông tin từ nhiều phía, khảo sát thực địa, trao đổi rộng rãi với dân Đồng Tâm nên có hiểu biết cơ bản về vụ việc, nay xin chân thành gửi tới các vị mấy ý kiến mong mang lại tác dụng tốt nào đó cho các phía.

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm: Giải quyết khiếu nại bằng cách cấm ra khỏi nhà

Dân Oan Thủ Thiêm

11-11-2017

Dân oan Thủ Thiêm ra Hà Nội để khiếu nại, tố cáo, đã 3 tuần nay, Chính phủ yêu cầu trở về nhà. Dân oan yêu cầu khi nào có Quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành, mới trở về. Sau đó họ cho công an thuyết phục, vận động, hù dọa…buộc trở về nhà, không được. Hôm nay ngày 11/11/2017, họ cho công an, an ninh, dân quân, quần chúng tự phát, đến bao vây: Cấm không cho ra khỏi nhà trọ. Nếu không sẽ bị hành hung và không đảm bảo tính mạng.

Vụ án “Về Kinh Bắc” – một sự kiện hậu Nhân Văn

Hoàng Hưng

11-11-2017

Gần đây trên mạng xuất hiện một số tư liệu mới về phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Tiểu luận mang tên “Vụ Nhân văn – Giai phẩm từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành” của nhà văn Lê Hoài Nguyên, nguyên đại tá Cục An ninh Tư tưởng Văn hóa Bộ Công an (A 25), là một tư liệu quan trọng góp phần vào lịch sử đấu tranh dân chủ của nước Việt Nam hiện đại. Trong tiểu luận trên, tác giả xếp vụ án “Về Kinh Bắc” 1982[1] vào mục “Hậu Nhân văn”. Chính điều này đã gợi hứng cho tôi quyết định viết về vụ “Về Kinh Bắc” với tư cách người trong cuộc, mong góp thêm phần hoàn chỉnh tư liệu về phong trào lịch sử này.

Giải Nhân quyền năm 2017 của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

11-11-2017

Những cá nhân và tổ chức được giải Nhân Quyền năm nay gồm: ông Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm), bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), Mục sư Y Yích, và Hội Anh Em Dân Chủ, là ba cá nhân và một tổ chức đã được tuyển chọn từ một danh sách 14 người / tổ chức được đề cử.

Thông cáo báo chí của Mạng Lưới Nhân Quyền

Little Saigon, CA. USA – Trong cuộc gặp gỡ giới truyền thông vào ngày 10 tháng 11, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho biết, Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2017 được trao cho ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Mục Sư Y Yích và Hội Anh Em Dân Chủ. Họ được tuyển chọn từ danh sách 14 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.

Nợ 20 năm tồn đọng dự án GPMB ở Quảng Bình: Tiền nhà nước và của dân có bị biển thủ?

Hướng Dương – Tuấn Bình

10-11-2017

Dự án nâng cấp GPMB quốc lộ 1A năm 1997 Vinh- Đông Hà qua Đồng Hới, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp thẩm quyền quan tâm giải quyết bồi thường (khoản nợ tồn đọng) thiệt hại của dân, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Vậy mà tỉnh này cứ dây dưa trì trệ kéo dài, gây bức xúc và hoài nghi trong dư luận. Bất đắc dĩ hàng trăm công dân phải gửi đơn tố cáo liên tục đến các cơ quan chức năng tỉnh và vượt cấp…

Hoàng Cầm ở xà-lim bộ

Hoàng Cầm kể

Hoàng Hưng ghi

9-11-2017

Hoàng Cầm và Hoàng Hưng, chụp năm 2002.

Thế là lời mấy người CA xét hỏi của HN hứa cho mình về trước Tết (1983) thành ra suông[1]. Ngày 5 Tết mình được lệnh chuyển trại. Ngoài “nội vụ” (tức toàn bộ tư trang của tù nhân, chủ yếu là mấy bộ quần áo cũ – HH), còn cái túi quà Tết bị nhận muộn, trong có cái bánh chưng thiu, miếng giò mỏng cũng thiu, gói kẹo và gói muối vừng đã chảy nước… Anh CA tên H., một con người khá là thâm, vuốt ve: “Lên trại giam của bộ mong anh thành khẩn thêm để sớm được về với gia đình, anh nên tin ở tương lai tốt đẹp”. Anh T. trẻ tuổi, tử tế, dễ mến, thì chạy đi mua “làm quà cho bác” bốn gói thuốc lào.

Ai, nhóm lợi ích nào đã biến dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm thành “Phân lô bán nền”?

Dân oan Thủ Thiêm

7-11-2017

Tất Thành Cang phát biểu. Ảnh: DOTT

Sáng ngày 27/6, BQL Đầu tư xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm và Cty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (HTKT) đã tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam trong KĐT mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng BT.

Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 2 của ĐBQH, Ngày 08/01/2008 sau khi nghe cử tri phản ành về tính bất hợp lý và bất hợp pháp của KĐTMTT, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là Đại biểu Quốc hội đã nhận xét: Khu đô thị mới Thủ Thiêm thật kinh hòang và đáng xấu hổ. Sau đó ông đã trang trọng lập lại nhiều lần: Sẽ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ lập đoàn thanh tra tổng hợp, đủ mạnh để thanh tra tòan bộ KĐT mới Thủ Thiêm và quận 2, và được nhân dân đồng tình, thể hiện qua những tràng pháo tay nồng nhiệt, liên tục …

Thông điệp từ Đồng Tâm: Một lòng giữ đất, diệt giặc nội xâm tham nhũng cướp đất

5-11-2017

Cách đây gần 7 tháng, vào ngày 15/4/2017, giới cầm quyền cộng sản Hà Nội đã huy động môt lực lương lớn công an, quân đội tiến hành cưỡng chể đất canh tác ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ngoại thành Hà Nội để trao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Cuộc cưỡng chế đã gây nên phản ứng quyết liệt của nhân dân xã Đồng Tâm khi công an, quân đội bắt cóc, đánh đập dã man một số người dân, trong đó có lão nông Lê Đình Kình, 82 tuổi bị đánh gẫy chân, gây tàn phế suốt đời. Phản ứng lại, nhân dân đã bắt giữ 38 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động làm con tin.

Đơn Kêu Cứu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KÊU CỨU

(v/v UBND huyện Trảng Bom không chấp hành án)

Kính gửi:  – Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng.

–   Ban Dân Nguyện Của Quốc Hội.

–   Ủy Ban Tư Pháp Của Quốc Hội.

–   Ủy Ban Pháp Luật Của Quốc Hội.

–   Lãnh Đạo Tổng Cục Thi Hành Án Dân Sự- Bộ Tư Pháp.

–   Bí Thư Tỉnh Ủy Đồng Nai.

–   Chủ Tịch UBND Tỉnh Đồng Nai.

–  VKSND Tỉnh Đồng Nai.

–  Ban Biên Tập Báo Tiếng Dân

Tôi tên là: Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1983

Trú tại: số 04, đường Tổ Pháo 3, ấp Thái Hoà,  xã Hố Nai 3, Trảng Bom, Đồng Nai.

Điện thoại: 0918 072 918

Là người được thi hành án với người phải thi hành án là: UBND huyện Trảng Bom theo quyết định thi hành án số 159, ngày 9-5-2017  của Chi Cục Thi Hành Án Huyện Trảng Bom, Đồng Nai.

Quân chúa Nguyễn xua đuổi người Âu châu xâm chiếm Côn Đảo

Hồ Bạch Thảo

2-11-2017

Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các quốc gia tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương; trong đó có 5 vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay, như: Chiêm Thành, Linh Sơn [Phú Yên], Tân Đồng Long [Phan Rang, Bình Thuận], Thuỷ Chân Lạp [Nam phần], và Côn Lôn. Thời bấy giờ hầu như mọi chuyến hàng hải từ Trung Quốc xuống Đông Nam Á đều lấy núi Côn Lôn làm chuẩn; vì Côn Lôn tức Côn Sơn hiện nay với đỉnh cao 577 mét, giúp tàu thuyền có thể thấy được từ xa. Phí Tín mô tả Côn Lôn trong Tinh Tra Thắng Lãm như sau:

Phó chủ nhiệm VP Quốc hội Thân Đức Nam có bồ nhí và con riêng!?

LTS: Chúng tôi nhận được bài viết sau đây, có nhiều thông tin liên quan đến Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội, ông Thân Đức Nam. Có những thông tin trong bài là thật, nhưng một số chi tiết trong bài khó có thể kiểm chứng, xin quý độc giả giúp kiểm chứng và phản hồi, nếu có thông tin nào không đúng sự thật.

_____

Thành Luân

2-11-2017

Mời đọc lại: Phó Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam chiếm đoạt hàng nghìn tỷ, tại sao vẫn chưa bị đưa vào lò?

Sau một thời gian làm nhà thầu xây dựng Nam Việt Á, cấu kết với quan chức Quảng Nam-Đà Nẵng, chạy dự án, Thân Đức Nam đã vơ vét được khá nhiều tiền và có nhiều quan hệ. Năm 2000, Thân Đức Nam nhảy hẳn sang làm TGĐ Cienco 5, một tổng công ty xây dựng công trình giao thông của Bộ GTVT để dễ bề kiếm các dự án lớn.

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM

Dân oan Thủ Thiêm

1-11-2017

Dân oan Thủ Thiêm khiếu kiện.

Tại sao Thanh tra Chính phủ đã Kết luận và Tòa án nhân dân các cấp đã phán: Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm (DAKĐTMTT):

Không có Quyết định thu hồi đất

Không có Phương án bồi thường

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ – Phần 6: Những cuộc thi kỳ ảo

David Trần Hiếu

31-10-2017

Lời mở đầu: Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ, với 5 phần đã qua đề cập đến một số nhân vật cụ thể, liên quan đến công tác nhân sự nhiều tai tiếng tại Bộ Giao thông Vận tải khi Đinh La Thăng còn làm Bộ trưởng.

Kỳ này, tác giả không đề cập tới một nhân vật cụ thể mà giới thiệu cùng bạn đọc một cách thức, hay nói chính xác là một mánh khóe liên quan tới công tác cán bộ mà Tư lệnh Đinh La Thăng đã lựa chọn: đó là các cuộc thi tuyển chọn cấp trưởng các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Dân oan Thủ Thiêm chống cướp đất ở khu đô thị mới Thủ Thiêm

Nhóm Dân Oan Thủ Thiêm

26-10-2017

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, TP HCM đã cưỡng chiếm, giải tỏa được 150%, vượt mức quy hoạch được Chỉnh phủ cho phép 50,1%.

Dân oan Thủ Thiêm biểu tình đòi đất.

Ngay từ năm 1996, với chủ trương xây dựng một khu đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều thủ tục theo quy định pháp luật. Quan điểm của Thành ủy TP Hồ Chí Minh và Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh là bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và các hộ dân bị thu hồi nhà đất tại siêu dự án này, nhưng thực tiễn đã xảy ra hàng loạt bất cập, thiếu sót, thậm chí trái pháp luật, liên quan đến trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân.

Trần Huỳnh Duy Thức được nới lỏng các điều kiện trong giam giữ

Phan Nguyên

26-10-2017

Song song với việc đàn áp khốc liệt trong nước, nhà cầm quyền CSVN âm thầm tạm thời nới lỏng các điều kiện giam giữ với một số các tù nhân lương tâm có tên tuổi. Cả hai mặt hành động nói trên cũng đều nhằm cho việc phục vụ hội nghị APEC tại Đà Nẵng được suôn sẻ như ý lãnh đạo CSVN muốn.

Việc bắt bớ và khủng bố hàng loạt, nhằm tạo một không gian khiếp sợ và không thể phản ứng trong tháng 11/2017. Đồng thời nhiều tù nhân lương tâm cũng được giảm nhẹ việc sách nhiễu và ngăn cấm trong tù, nhằm không có sự tố cáo nào trong cùng thời gian, cũng như để đối phó, nếu có bất kỳ một đại diện ngoại giao quốc tế đến Việt Nam rồi đột nhiên ngỏ ý muốn đi thăm các tù nhân được dư luận nhắc đến.

Không có một dấu hiệu sự sống nào của Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

16-10-2017

Không những gia đình ông mà cả 4 luật sư được gia đình ủy nhiệm cũng không được tiếp cận với ông, bà Petra Schlagenhauf luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin cho biết.

Trên tờ nhật báo TAZ của Đức, số ra hôm nay ngày 16.10.2017 có đăng một bài báo về Trịnh Xuân Thanh với tựa đề “Con tốt trong ván cờ quyền lực ở Việt Nam” của nữ ký giả Marina Mai. Sau đây là bản dịch bài báo:

Chuyện gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam, kể từ khi Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đến Đà Nẵng?

LTS: Có vẻ như người Tàu đã thành công trong chiến dịch bành trướng mà họ đã và đang thực hiện ở Việt Nam hơn 15 năm qua.

Kể từ khi TBT Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân tới Đà Nẵng, tắm biển Hội An hồi cuối tháng 2/2002, rồi hơn ba năm sau đó, ngày 15/11/2016, máy bay chở TBT Hồ Cẩm Đào từ TQ bay thẳng sang Hội An, Đà Nẵng, để ông ta tắm biển Hội An trước khi ra Hà Nội, mà nhiều người cho rằng, dưới con mắt của của TQ, Hoàng Sa là vùng đất của Tàu nên khu vực biển Ðà Nẵng cũng là biển của Tàu. Với người TQ, cả Giang Trạch Dân lẫn Hồ Cẩm Đào đến Đà Nẵng là đi thăm vùng đất của TQ!

Lời tâm huyết của Phó Đại sứ Đức tại Hà Nội đã bị kiểm duyệt ở Việt Nam

Về khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Lời tâm huyết của Phó Đại sứ Đức tại Hà Nội đã bị kiểm duyệt ở Việt Nam

Hiếu Bá Linh

10-10-2017

“Hiện nay, Chính phủ Đức và Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sâu sắc về lòng tin bắt nguồn từ sự vi phạm công pháp quốc tế và do đó vi phạm các giá trị căn bản của châu Âu. Chúng tôi chờ đợi, chính phủ Việt Nam – cùng với đảng CSVN- thực hiện những biện pháp cụ thể để thuyết phục chính phủ Đức rằng Việt Nam vẫn là một đối tác đáng tin cậy”.

Ông Wolfgang Manig (giữa), Phó đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam, trả lời câu hỏi của báo chí ngày 28/9/2016: “Đến nay chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì câu hỏi về việc dẫn độ nhân vật này không được đặt ra”. Ảnh: internet

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Đính chính vài chi tiết về các trận thuỷ chiến chống quân Nguyên tại vùng sông Bạch Đằng, trong cuộc xâm lăng nước ta lần thứ ba

LTS: Nhân sự kiện Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Scott H. Swift cùng với Đại sứ Mỹ Ted Osius và phái đoàn đến thăm khu di tích lịch sử trưng bày bãi cọc Bạch Đằng, xin được giới thiệu lại bài một bài viết của nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo, liên quan tới các trận thuỷ chiến trong lịch sử chống quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba, trên sông Bạch Đằng.

______

Hồ Bạch Thảo

7-10-2017

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 5, trang 54b, chép về chiến dịch chống quân Nguyên trên sông Bạch Đằng và vùng phụ cận có chỗ sai lầm, vì đã chép gộp việc đón thuyền lương Trương Văn Hổ và trận thuỷ chiến giết chết Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp lúc bọn chúng rút quân về nước, thành một trận. (1)