Thái Hạo
24-3-2024
Liên quan đến đề thi học sinh giỏi THPT lần 2 của tỉnh Quảng Nam, tôi mới nhận được thông tin đối với đề này. Xin bổ sung và nói thêm như sau.
Thái Hạo
24-3-2024
Liên quan đến đề thi học sinh giỏi THPT lần 2 của tỉnh Quảng Nam, tôi mới nhận được thông tin đối với đề này. Xin bổ sung và nói thêm như sau.
Thái Hạo
24-3-2024
Tình cờ thấy trên mạng cái đề thi học sinh giỏi Văn cấp tỉnh THPT đợt 2 năm nay của Quảng Nam. Tôi lấy làm ngạc nhiên. Xin trích câu 2 của đề (12/20 điểm) trước khi bàn luận.
“Văn chương là lộc mà trời bù cho người, vì người phải chịu cái án ‘sống đọa thác đầy’… Căn nhà chứa lộc này mở cửa tự do đối với tất cả những ai đến đọc nhưng lại chỉ phát vé riêng cho một số ít người trong số những người đến viết. Vậy nên, có rất nhiều trường hợp người viết một đời đuổi bắt chữ nhưng rốt cục tay trắng, tựa hồ ‘sung một đời rụng quả/ không chạm nổi đáy ao’.”
(Hoàng Đăng Khoa, “Người chết ngang và đóa buồn văn chương nở dọc“. Dẫn theo Vanvn.vn, 21/11/2023)
Bằng trải nghiệm đọc hiểu văn chương, anh/ chị hãy viết bài văn bình luận làm sáng tỏ ý kiến trên” (Hết trích).
1. Trước hết, tôi không bàn về quan điểm của tác giả Hoàng Đăng Khoa trong mấy câu nhận định được đề Quảng Nam trích ra ở trên, tôi chỉ bàn về cách ra đề của tỉnh này.
Trước hết, “bình luận” và “làm sáng tỏ” là hai yêu cầu khác nhau thuộc về hai “thao tác lập luận” khác nhau trong phương thức viết nghị luận. Bình luận là nêu lên những đánh giá chủ quan của bản thân đối với một đối tượng nào đó, xem nó hay dở, đúng sai, đẹp xấu… như thế nào. Còn “làm sáng tỏ” là chứng minh: Anh không cần (và thậm chí không được phép) nêu quan điểm đánh giá của mình, mà chỉ việc dùng ví dụ minh họa và lập luận để chứng minh rằng cái ý kiến của ai đó là đúng đắn/ chính xác.
Vậy, khi đề yêu cầu hãy “bình luận làm sáng tỏ” thì thí sinh phải giải quyết thế nào đây? Ở đây là hai yêu cầu (chứng minh và bình luận) hay là một yêu cầu? Nếu là hai thì mâu thuẫn, nếu là một thì không biết lối nào mà lần!
Người ta chỉ có thể yêu cầu chứng minh VÀ bình luận (dù yêu cầu này cũng đầy mâu thuẫn, nhưng ít ra trên mặt hình thức còn có thể hiểu được), chứ chưa từng thấy có cái kiểu “bình luận làm sáng tỏ” bao giờ.
Cách “ra lệnh” này trong đề Quảng Nam là đánh đố một cách phi lý, đẩy thí sinh vào tình trạng “anh muốn em sống sao”! Ra đề oái oăm (nếu không nói thẳng ra là sai) như thế thì làm sao có thể đánh giá được năng lực của người viết?
2. Điều này nghiêm trọng hơn. Như đã thấy, dẫn dắt thì có vẻ dài dòng như thế, nhưng trọng tâm của mấy câu trích dẫn trong đề là nhấn mạnh đến sự thất bại của “rất nhiều” người viết văn. Và đề yêu cầu “hãy bình luận làm sáng tỏ” cái ý được nhấn mạnh ấy. Vậy, theo logic, thí sinh phải đi tìm những người thất bại bằng các tác phẩm thất bại của họ để “bình luận làm sáng tỏ”.
Như chúng ta biết, thứ nhất, văn học nhà trường chỉ dạy cho học sinh những tác phẩm hay, tác phẩm giá trị, chứ nào có đưa tác phẩm dở của người viết dở vào dạy đâu, nay bắt học sinh đi “bình luận làm sáng tỏ” cái dở, cái thất bại của những tác giả “suốt đời không chạm nổi đáy ao”, thì các em biết tìm đâu?
Thứ hai, cái vô lý nhất nằm ở chỗ, người đã viết dở, đã “suốt đời” thất bại, thì ai mà biết đến họ; và loại tác giả, tác phẩm ấy thì có gì để mà cảm thụ? Bắt học sinh đi viết văn về họ thì không những vô lý mà còn phản văn chương.
Hoài Thanh viết trong Thi nhân Việt Nam rằng, “cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải riêng thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy”. Nay bắt học sinh đi viết về bài dở của người dở (trong khi chỉ dạy về bài hay) thì đó là một yêu cầu khó hiểu và trái hẳn với nội dung dạy học.
Trong trường hợp bất đắc dĩ, anh có thể cho học sinh đánh giá về một tác phẩm dở của một tác giả dở, nhưng yêu cầu phải sáng sủa, tường minh; và quan trọng nhất là phải đặt trên cơ sở và nhằm mục đích khẳng định cái gì là hay là đẹp, chứ chỉ lấy cái dở làm đối tượng quy hướng như đề thi này, thì thật tình không hiểu nổi.
Một đề thi mà mắc đến hai sai lầm căn bản nhất: Yêu cầu rối rắm (phi khoa học), và nội dung lệch lạc (yêu cầu bàn luận về tác giả dở, “suốt đời” thất bại) thì làm sao đánh giá được năng lực của thí sinh nữa. Tôi cho rằng đây là một cái đề hỏng, hoàn toàn.
(Câu 1 của đề cũng tệ không kém, nhưng tạm thời chưa bàn)
21-3-2024
Từ tháng 9/2023, các phụ huynh nhà giàu phải khổ sở, ngồi xế hộp đến Nhà Bè, căng biểu ngữ đòi nợ chủ trường (giống như chủ hụi) “quất té” Mỹ Việt Nam AISVN Nguyễn Thị Út Em. Bà Út Em cứ xin hoãn nợ với phụ huynh, trong khi bà hết tiền trả lương 200 giáo viên ngoại và vài trăm nhân viên nội, nên 95% giáo viên đình công, xe không đón học sinh đến trường. Phụ huynh thưa Sở GD&ĐT TP.HCM và Tòa án thành phố thì bà Út Em cho xe đón học sinh đến trường, để ngồi trong canteen vì không có giáo viên dạy.
Nguyệt Quỳnh
12-3-2024
“Một người thầy tốt như một ngọn nến – cháy hết mình để soi đường cho những người khác” – Mustafa Kemal Atatürk (1881 – 1938)
Dưới thời vua Trần Thái Tông (1226-1258), sau chiến thắng quân Nguyên -Mông lần thứ nhất, nước ta vẫn luôn được đặt trong tình trạng chuẩn bị cho chiến tranh. Sống cạnh một đế quốc hùng mạnh, đã từng xâm lấn và san bằng một nửa thế giới đâu có dễ dàng.
Có lẽ điều ấy đã thúc đẩy vua Trần Thái Tông giao trọng trách viết sử cho Lê Văn Hưu, gia sư của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải. Với cái văn hoá của người Việt Nam “người thầy là một người dẫn đường” Lê Văn Hưu đã hoàn tất bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư gồm 30 quyển vào mùa xuân tháng giêng năm 1272.
Tiếc rằng bộ sách đã không còn tồn tại để ta có thể đọc lại tấm lòng của một người viết sử đã sống qua hai cuộc chiến gian khổ chống quân Nguyên – Mông. Tuy nhiên, nội dung và tư tưởng của người thầy giáo ấy vẫn bàng bạc trong những bộ sử được soạn lại sau này từ các sử gia đời sau như Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, …
Là con dân của một đất nước chiến tranh triền miên, ta tiếp xúc với lịch sử khi ta hoang mang. Sử giúp ta đứng vững khi soi bóng mình trên dòng sông Bặch Đằng. Biết bao nhiêu nỗ lực, biết bao nhiêu hy sinh; sử cho ta hoa trái, cho ta lý do để tồn tại, để tiếp nối.
Không có gì đẹp bằng, nhìn sâu vào lịch sử ta thấy mình hiện diện ở đó. Ta thấy mình quỳ nơi bãi sậy lau, ta thấy mình đang đóng cọc ở dòng sông Bạch Đằng, ta thấy mình là sứ thần Giang Văn Minh hiên ngang đối đáp với vua nhà Hán rồi bình thản trở về trên cỗ quan tài khi đã hoàn tất sứ mệnh.
Không có lịch sử, chúng ta không còn là ta, có thể chúng ta đang mang một họ khác: Chang hay Cheng, hay gì gì đó… Sử có mặt cho ta, ta có mặt cho sử. Và hôm nay trên trang viết này, ta lại gặp ta, một Lê Văn Hưu tóc để chỏm, đi tung tăng trên con đường quê, yêu đất nước mình bằng tất cả trái tim.
***
Thuở ấy, ở đầu làng Thần Hậu thuộc tỉnh Thanh Hoá có một gian nhà tranh gọi là quán học. Các chức sắc trong làng đã cùng nhau dựng nên quán học để cho những người biết chữ nghĩa đến đây giảng thơ, bình văn. Đây cũng là nơi chốn để cho các con em trong làng đến học hành, dùi mài kinh sử.
Ngày ấy, Lê Văn Hưu tuổi tuy còn nhỏ nhưng cũng thường mon men ra đấy để xem lóm các anh trong làng học tập. Rồi một hôm, thầy đồ dạy học chợt nhận ra có điều kỳ lạ. Rất nhiều lần thầy nhìn thấy cậu bé hay chơi quẩn quanh nơi quán học lại thường hay nhắc bài cho các anh.
Để thử tài, thầy bèn gọi cậu vào, viết mấy chữ Nho lên một tấm giấy rồi giảng giải cho cậu bé. Sau đó, thầy viết sang một tờ giấy khác, thì ngay lập tức cậu lặp lại không sai một chữ nào. Hỏi ra mới biết, cậu bé đang sống cùng người mẹ trong làng, tên là Lê Văn Hưu, mồ côi cha khi còn trong bụng mẹ.
Lê Văn Hưu có một giai thoại vui với bác thợ lò rèn, cho ta thấy sự nặng lòng về giáo dục, cái tâm sính chữ nghĩa của người đời xưa. Chuyện như sau: Năm Lê Văn Hưu lên 11 tuổi, trên đường đi học từ Kẻ Rị sang Phúc Triền, cậu thường đi ngang qua một lò rèn dựng ngay bên đường. Một hôm, trông thấy những chiếc dùi của bác thợ rèn treo trong quán, cậu thích lắm. Cậu cứ tần ngần, ngắm nghía, ước ao có một cái để đóng vở học. Thấy cậu học trò khuôn mặt sáng sủa, khôi ngô, bác thợ rèn bèn gạn hỏi:
– Này, cậu bé muốn gì thế?
– Thưa ông, cháu muốn có một chiếc dùi để đóng vở.
Bác thợ rèn bèn ra một câu đối, bảo cậu, nếu đối được bác sẽ biếu không một cái dùi. Câu đối như sau: “Than trong lò, lửa trong lò, sắt trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở”.
Ngẫm nghĩ một lát, Lê Văn Hưu đối lại: “Giấy trong túi, bút trong túi, mực trong túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên”.
Thế là, không những cậu bé được tặng chiếc dùi vở đẹp nhất, cậu còn được bác thợ rèn tặng thêm những 3 quan tiền. Năm lên mười bảy tuổi, Lê Văn Hưu đỗ Bảng Nhãn. Ông được nhà vua giữ lại chốn cung đình để dạy dỗ hoàng tử thứ ba là Trần Quang Khải. Người sau này dược sắc phong chức Thượng tướng Thái sư, tài cao học rộng, lập nhiều công trạng trong cuộc chiến chống quân Nguyên – Mông.
Nếu William Butler Yeats, thi sĩ người Ireland cho rằng,“dạy học không phải là làm đầy một thùng nước mà là thắp sáng một ngọn lửa” thì Lê Văn Hưu thực sự là người đã thổi bùng lên ngọn lửa ấy. Sống giữa hai cuộc chiến tranh, đất nước phải đối mặt với một đối thủ mạnh nhất thế giới, Lê Văn Hưu đã dùng những dữ kiện thật từ những bài học lịch sử để khơi dậy lòng tự hào dân tộc: Những chiến công của Ngô Quyền khi đánh tan hàng trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, hoặc chiến công của Lê Đại Hành trong những trận đánh Tống, bình Chiêm.
Lê Văn Hưu đã khẳng định được năng lực của quân dân Đại Việt và khơi dậy khí phách ở mỗi người dân triều Trần. Có lẽ, chính ngọn lửa từ người thầy giáo ấy đã giúp dân ta đánh bại được một đội quân bách chiến bách thắng không chỉ một mà đến cả ba lần.
Tư tưởng của Lê Văn Hưu cho đến tận giờ vẫn còn nguyên vẹn giá trị. Bàn về điềm lành, ông cho rằng “phàm người xưa gọi là điềm lành là nói việc dùng được người hiền và được mùa, ngoài ra không có cái gì gọi là điềm lành cả”. Hay: “của cải không phải là trời mưa xuống, sức không phải là trời làm thay, há không phải là vét máu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc được chăng?”.
Nay, chính quyền nước ta thiếu hẳn những điều căn bản cốt lõi để trị nước. Người hiền không được dùng đã gây ra tình trạng tham ô nhũng nhiễu đến mức báo động. Ở các nước tân tiến, chuyện tham ô chỉ nằm trong mức độ kiểm soát, ở nước ta đã biến thành quốc nạn.
Đọc về Lê Văn Hưu sẽ thấy rõ, chúng ta sinh ra không để sống một mình mà để sống với nhau và vì nhau. Đặt tay trên trang sử, tôi tự hỏi chúng ta là ai, chúng ta là gì trong dòng chảy của đất nước mình? Chúng ta có sống với nhiệt huyết và tình yêu cho đất nước này như chúng ta đã từng không? Những trang sử ngày nào như những tờ lịch rơi trong gió, và chúng ta tựa như bao lớp học trò rồi cũng ra đi, khi bóng dáng người thầy vẫn còn đó nơi cửa lớp. Bụi thời gian đã xoá nhoà nước mắt, xoá nhoà những vinh quang cùng bóng dáng của người thầy năm nào.
Lê Văn Hưu làm quan tới chức Binh bộ Thượng thư, được sắc phong Hàn Lâm viện Thị độc, kiêm Chưởng sử, tước Nhân Uyên hầu, hiệu Tu Hi. Ông mất ngày 23 tháng 3 năm Nhâm Tuất – 1322 và được táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm, tỉnh Thanh Hoá.
Có điều trước ngày mất, vị Binh bộ Thượng thư ấy đã cởi áo quan về làm thầy đồ nơi Kẻ Rị. Ba quan tiền tặng và chiếc dùi đóng vở của bác thợ rèn ngày nào đã nuôi lớn tâm hồn cậu bé Lê Văn Hưu. Chúng ta sống với nhau và vì nhau. Để cậu bé ngày nào mon men nơi quán học, nay lại về làm thầy đồ nơi làng quê để dạy những đứa trẻ chân đất ba chỏm.
Lịch sử không ghi rõ, nhưng ngoài Trạng nguyên Bạch Liên, tôi nghĩ còn có những văn nhân, những tể tướng có lẽ đã đi ra từ cái chiếu học ấy, nơi thầy đồ Lê Văn Hưu đã trải qua những năm tháng cuối đời ở quê nhà.
Nguyễn Tuấn Khoa
10-3-2024
Bác Tâm năm nay đã 88 tuổi, nói với tôi rằng, bác về nước lần này với mục đích duy nhất là muốn được ghé thăm người thầy cũ đã từng dạy bác 72 năm về trước, thầy Nguyễn Xuân Đào, năm nay đã 94 tuổi rồi.
Hoàng Hà
29-2-2024
LGT: Những người có ngày sinh vào ngày 29-2 đã hiếm vì bốn năm mới có sinh nhật một lần, nhưng ở xứ mình lại có những người “được sinh ra” vào ngày 30-2. “Được sinh ra” vào ngày này có một cái lợi duy nhất là họ sẽ trẻ mãi vì chẳng bao giờ họ có sinh nhật trong đời.
Tuy nhiên, bất lợi rất lớn là họ chẳng bao giờ được đặt chân lên máy bay, vì khi nhập ngày sinh vào thì máy sẽ không nhận, nên không mua vé được. Họ cũng chẳng bao giờ được ra nước ngoài định cư hay học tập vì với ngày sinh đặc biệt như thế, không nước nào dám cho họ vào.
27-2-2024
Đành rằng ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt) luôn vận động, phát triển, đổi thay, mỗi thời mỗi khác (như ông hàng xóm nhà tôi bảo, chế độ còn thay đổi được, huống chi ngôn ngữ) nhưng không phải cứ đổi lung tung xòe, loạn cào cào như xứ ta thời nay rồi biện bạch là phát triển.
Nguyễn Đình Cống
26-2-2024
Vừa qua tôi đọc được bài của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, có tựa đề “Sự phát triển của kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục-đào tạo”. Kèm theo đầu bài là tiêu đề “Hội thảo Quốc tế – Đóng góp của Khoa học xã hội nhân văn trong phát triển kinh tế xã hội” (1).
26-2-2024
Đó là tiêu đề bài báo trên Tuổi Trẻ, tường thuật buổi Tọa đàm nhân Ngày thơ Việt Nam, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Câu trả lời của các vị khách mời, đại ý là “Nhân dân thời nào cũng cần thơ”. “Vấn đề là đâu mới là thứ thơ mà nhân dân cần”.
19-2-2024
Giữa những ngày mùng Tết, đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) đã loại bỏ hai tập phim về tuổi thơ của Trương Vĩnh Ký trong loạt phim hoạt hình “Khát vọng non sông”. Truớc đó, hai tập phim này cũng bị loại bỏ bởi đài truyền hình Cần Thơ. Sự loại bỏ này, nhìn từ bên ngoài, giống như sự tiếp nối của hành động cấm ra mắt sách “Trương Vĩnh Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” của nhà biên soạn uy tín Nguyễn Đình Đầu!
18-2-2024
Trước mặt tôi lúc này là cuốn sách: “Ngày Này Năm Xưa” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và Nhà Xuất bản Lao Động đồng chủ biên.
Nguyễn Đình Cống
8-2-2024
Đó là việc chen ngang vào video clip có tựa đề “TS Bùi Trân Phượng: Giáo dục là khai phóng, khai phóng là tự do”.
Thái Hạo
3-2-2024
Có một số bạn tỏ ra thắc mắc, rằng tại sao tôi lại theo đuổi việc lên tiếng xung quanh sự kiện “chào ô tô” ở trường THCS Trần Mai Ninh (TMN) như vậy, dù có vẻ việc này không quá nghiêm trọng. Đúng vậy, nếu chỉ có chi tiết ấy [chào ô tô] thôi thì sự việc không nên tốn quá nhiều giấy mực, nhưng vì đằng sau đó là cả một câu chuyện dài với bản chất của một hệ thống trường học, gọi là “trường chuyên lớp chọn”. Xin cụ thể mấy ý như dưới đây.
Thái Hạo
2-2-2024
Trong sự kiện học sinh được phân công “cúi chào ô tô” giữa gió rét căm căm ở trường THCS Trần Mai Ninh (TP. Thanh Hóa) và đã gây bão dư luận những ngày qua, bên cạnh nhiều giáo viên, học sinh tham gia công kích, chửi bới những người nêu ý kiến trên mạng thì còn có cả phụ huynh – phóng viên.
31-1-2024
Về vụ việc “học sinh trực cổng gập người chào ô tô” ở trường Trần Mai Ninh, dù anh Hoàng Tuấn Công đã tạm ẩn bài viết sau khi bà Hiệu trưởng đến gặp, trao đổi và hứa chấn chỉnh, nhưng trên mạng vẫn còn nhiều trang tải về và đăng lại các clip ấy.
Lướt Facebook, tình cờ thấy trang Hoàng Nghĩa Thắng có gần 200 bình luận, bấm vô coi mọi người nói gì. Thật bất ngờ, có rất nhiều nick tự xưng là học sinh trường THCS Trần Mai Ninh, dùng lời lẽ dữ dằn, có khi thô tục và hỗn hào để mắng chửi lại.
Tôi không rõ hành động này của các cháu có được ai gợi ý hay chỉ đạo hay không, nhưng trông thấy mà giật mình, lo và sợ. Nhất là thương, vì các cháu còn quá nhỏ để hiểu sâu vấn đề, rủi lại bị chính “người lớn” sai đi để “tác chiến” trên mạng như thế thì thật tai hại. Hy vọng sự lo lắng của tôi là không đúng với thực tế.
Ở sự việc “cúi chào ô tô” này có rất nhiều vấn đề cần được bàn bạc và làm sáng tỏ, nhưng tôi tạm gác sang một bên, chỉ nhân bình luận của nhiều cháu (xưng là học sinh Trần Mai Ninh) khi khẳng định ý nghĩa tuyệt đối của sự “cúi chào”, tôi muốn bàn đôi lời về cái nhận thức tưởng như là tốt đẹp hiển nhiên này.
***
Lúc còn đi dạy, trường chuyên nơi tôi làm việc cũng có quy định nghiêm ngặt về việc cúi chào thầy cô, khách khứa…, tóm lại là bất luận ai vào trường mà mình trông thấy. Sau một thời gian, đi đâu trong trường cũng gặp cảnh học sinh cúi chào mình. Oái oăm, những lúc đông học sinh đang có mặt mà đồng thời cũng có nhiều giáo viên xuất hiện rải rác thì các em cứ thế cúi đầu lia lịa. Một học sinh mà gặp liên tiếp mấy giáo viên trong một khoảnh khắc ngắn thì em đó cứ cúi hết bên này sang bên kia như con đông tây trong ruộng khoai mà tôi gặp hồi nhỏ. Đi trên hành lang vào lúc chuyển tiết mà gặp đoàn học sinh thì ôi thôi, chỉ nội việc gật đầu lại cũng đã muốn mỏi rơi cổ.
Đáng nói ở chỗ, lối chào hỏi này được sinh ra từ một mệnh lệnh có tính hành chính và bị đánh vào thi đua, thành ra dần dần học sinh cứ gật đầu như bổ củi trên sân trường, mà mặt mũi và ánh mắt thì vô hồn. Chào trở thành một nghĩa vụ, và lâu dần những cái cúi đầu thành chiếu lệ, máy móc, không hề có chút cảm xúc hay thái độ tôn trọng thật lòng nào. Cứ chào như những con robot.
Có một điều thú vị mà tôi quan sát thấy, đó là càng ngày càng có nhiều thầy cô giáo và các nhà trường ở nhiều nơi trong nước tự hào về “văn hóa chào hỏi” của học sinh trường mình. Họ khoe nó như một thành công và là điểm sáng chói lọi mà trường họ đã làm được. Tôi hình dung ra cái kiểu chào ở những trường mà tôi đã làm việc, bất giác rùng mình.
Tôi nói với học sinh của mình rằng, chào hỏi nhau đó là điều tự nhiên và đẹp đẽ trong văn hóa ứng xử chung của loài người. Nhưng chào cũng phải hợp cảnh và nhất là phải thật lòng và có ý nghĩa, chứ không phải bởi những mệnh lệnh và máy móc. Khi trông thấy một người mà các em quý mến và muốn chào thì tiến lại mà cúi đầu hay nói một câu hoặc làm một hành động nào đó. Trong trường hợp giáp mặt nhau thì chào nhau bằng ánh mắt, bằng nụ cười hay một cử chỉ phù hợp, chứ không nhất nhất phải gập đầu gập cổ như những cái máy như vậy.
Mỗi khi giáo viên bước vào lớp, theo “truyền thống” và quy định, cả lớp sẽ nhất tề đứng dậy và rồi thả người xuống ghế sau vài giây khi giáo viên đã chào lại hoặc ra hiệu cho ngồi xuống. Những hình ấy lặp đi lặp lại khiến tôi phát sợ, nên mỗi khi vừa vào đến cửa lớp, tôi phải ra hiệu ngay cho các em là “ngồi”, đừng đứng dậy theo lập trình nữa.
Một sự vui vẻ rôm rả của các em, và giáo viên bằng cái cười hay cử chỉ thân thiện, gần gũi của mình, đều có thể là sự chào hỏi đầy năng lượng dành cho nhau đầu mỗi tiết học, hà cớ gì cứ phải răm rắp như những cỗ máy vô hồn? Tôi phát khiếp lên với văn hóa chào hỏi trong nhà trường suốt những năm đi dạy và luôn phải tìm cách chống lại tình trạng gỗ đá ấy bằng các hình thức khác vui vẻ, tự nhiên và ấm áp hơn.
Mỗi dân tộc có một cách chào hỏi đặc trưng của mình, như người Tây thì bắt tay, người Nhật Hàn thì gập người, người Việt hay chào bằng các câu hỏi vu vơ hoặc một cử chỉ nào đó… Cái chào không phải ở hình thức, dân tộc nào cũng có sự giao tiếp mang màu sắc của riêng họ, và điều quan trọng là chào để tỏ ra thân thiện, tôn trọng, yêu mến…, xác lập một quan hệ lành mạnh giữa người và người, chứ không phải để thi hành một thứ công thức chết cứng, khô khốc và vô nghĩa nào đó.
Hành động gập người chào ô tô ở trường Trần Mai Ninh là máy móc, và cả phản cảm nữa khi nó diễn ra trong một tình huống mà sự đối lập trở thành tương phản chát chúa giữa một bên là học sinh đứng giữa gió rét với một bên giáo viên ngồi trong ô tô sang trọng lù lù tiến vào. Không ai chào cái ô tô bao giờ cả! Còn nói rằng giáo viên cũng hạ kính xuống để chào học sinh thì đó là sự chống chế rất vụng, vì trong những clip ấy tôi không hề thấy xe nào hạ kính xuống cả. Và nữa, đang lái xe vào cổng trường mà lại ngó ra để chào học sinh thì đảm bảo an toàn chỗ nào?
Thiết nghĩ, nếu các cháu học sinh ở trường THCS Trần Mai Ninh chỉ là tự phát mà đi “chiến đấu” với người lớn trên không gian mạng thì nhà trường cần giáo dục; còn nếu đây là sự “ra quân” từ một “chỉ đạo” nào đó thì phải nói là tai họa cho giáo dục. Tôi mong muốn sự tình này được làm sáng tỏ để có những chấn chính kịp thời, tránh biến những học sinh non nớt thành công cụ trong tay người lớn để thực hiện những mục đích ích kỷ của họ.
Xin có đôi lời nói riêng với các em học sinh trường Trần Mai Ninh. Các cháu nên thấu hiểu ý nghĩa của hành động chào hỏi và hãy xuất phát từ tình cảm của mình mà thực hiện và thực hiện sao cho linh hoạt. Các cháu còn tuổi ăn tuổi học, niềm vui lành mạnh là điều quan trọng nhất, không nên để những thứ hình thức xơ cứng làm cằn cỗi cảm xúc và sự trong sáng của mình.
Luôn học cách tôn trọng thầy cô giáo, nhưng các cháu cũng hãy nuôi dưỡng lòng tự trọng và những tình cảm quý mến chân thành, bởi đó mới là điều đẹp nhất trong tình thầy trò mà mình mang theo suốt những năm tháng sau này.
_____
Ghi chú: Tựa bài do Tiếng Dân đặt
30-1-2024
Không thể nhớ đã có bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt xảy ra trong thời gian 20 năm làm biên tập sách của tôi, chỉ xin kể ba chuyện.
Mạc Văn Trang
23-1-2024
Có cô giáo THCS vừa gọi điện đến, cám ơn thầy đã lên tiếng về cái Giấy Chứng nhận nghề nghiệp giáo viên. “Bọn con thấp cổ bé họng, chả dám ý kiến gì! Con nhờ thầy lên tiếng tiếp, về cái Công đoàn quận, ăn không ngồi rồi, cũng bày đặt nhiều chuyện làm khổ giáo viên lắm ạ”!
Nguyễn Huy Cường
23-1-2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo, quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp.
Mạc Văn Trang
23-1-2024
Vừa có người hỏi ý kiến tôi về việc Bộ GD&ĐT dự kiến quy định giáo viên phải có “Giấy chứng nhận nghề nghiệp” (GCNNN) mới được hành nghề. Nhân đó, tôi đã xem qua lời giải thích của ông Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nói về chuyện này.
20-1-2024
“Nguyễn Kim Sơn muốn ăn gì để phụ huynh lên chùa Ba Vàng cúng!”
Cuối năm, Bộ GD&ĐT công bố nạn thâm hụt giáo viên (GV) trầm trọng, đầu năm Bộ GD&ĐT đặt thêm “giấy phép con” cho giáo viên hoàn thành tập sự, giáo viên đương nhiệm đủ chuẩn, giáo viên về hưu, giáo viên nước ngoài. Đúng là, trong cái khó ló cái khổ cho giáo viên.
11-1-2024
VTV1 tối nay trong chương trình thời sự 19 giờ của mình có nói tới phẩm chất trung thực phải là phẩm chất cần có đầu tiên của người Việt Nam. Và ngay lập tức nhảy sang câu chuyện liêm chính học thuật để phê bình các cơ sở giáo dục đại học vì cho rằng, trên hết, các nhà trường phải có sự trung thực để đào tạo ra những con người trung thực. Đại ý là vậy.
Thái Hạo
8-1-2024
“Trải nghiệm – ghi lại – tức thời chia sẻ lên mạng xã hội có nên là phương cách khẳng định giá trị của người trẻ trong thời đại ngày nay?”. Đây là câu 1 trong đề thi học sinh quốc gia môn Ngữ văn 2024, chiếm 8/20 điểm của cả đề.
Dương Quốc Chính
7-1-2024
Vụ tân thạc sĩ Đại học Thủ Dầu Một quỳ lạy mẹ nhân ngày nhận bằng khiến dư luận xôn xao, đa số cho rằng hình ảnh quỳ lạy mẹ là cải lương, diễn, không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Lúc mới chỉ xem bức ảnh, mình cũng cho là vậy, nhưng sau khi đọc bài báo thì lại nghĩ khác. Chuyện quỳ lạy không phải là vấn đề, mà cũng không ảnh hưởng tới ai, điều cần bàn là chuyện khác và có ảnh hưởng tới nhận thức của đám đông.
Nguyễn Đình Cống
5-1-2024
Vừa qua, tôi theo dõi buổi thuyết trình trên YouTube của thầy Giản Tư Trung, với tiêu đề “Thấu hiểu chính mình để thay đổi bản thân”.
4-1-2024
Như tôi đã viết nhiều lần, trong những danh từ kép tiếng Việt, danh từ chính luôn luôn đi trước tính từ, không như trong tiếng Anh hoặc tiếng Tàu. (Tính từ đây bao gồm cả những danh từ hay động từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ chính, chẳng hạn gỗ trong “bàn gỗ” hay ăn trong “dao ăn”.) Tiếng Tàu là “mỹ nhân”, tiếng Anh là “beautiful person” nhưng tiếng Việt là “người đẹp”.
Dương Quốc Chính
4-1-2023
Hôm trước mình có nghe một podcast của Vietcetera, bạn host Thùy Minh nói chuyện với bạn Chi Nguyễn, tiến sĩ về giáo dục đang dạy đại học gì đó bên Mỹ (BTV Tiếng Dân: Đại học Arizona – The University of Arizona), bạn ấy đang nghiên cứu về bất bình đẳng trong giáo dục.