Nhân dân có cần thơ không?

Thái Hạo

26-2-2024

Đó là tiêu đề bài báo trên Tuổi Trẻ, tường thuật buổi Tọa đàm nhân Ngày thơ Việt Nam, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Câu trả lời của các vị khách mời, đại ý là “Nhân dân thời nào cũng cần thơ”. “Vấn đề là đâu mới là thứ thơ mà nhân dân cần”.

Đọc bài báo, tôi có mấy suy nghĩ thế này. Một câu hỏi [Nhân dân có cần thơ không?] thì phải xác định Ai hỏi, Hỏi ai, Ai trả lời. Buổi Tọa đàm do Hội Nhà văn tổ chức, hai chữ “nhân dân” ở đây là được sử dụng từ câu thơ “Nhân dân có cần thơ của ta đâu” trong bài “Nói với mình và các bạn” (1970) của nhà thơ Lưu Quang Vũ, do nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đọc trong Tọa đàm.

Tôi không dự nhưng qua tường thuật của báo Tuổi Trẻ, có thể thấy, dù câu hỏi này được Báo nêu ra nhưng là nêu từ chính nội dung của Tọa đàm. Điều này có nghĩa rằng, về cơ bản, đây là câu hỏi của Nhà nước, đặt ra trong khuôn khổ một sự kiện do Nhà nước tổ chức. Và người trả lời là các vị khách mời, trong đó có nhà văn – nhà thơ Nguyễn Bình Phương, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Tóm lại, về cơ bản, là Nhà nước hỏi, Nhà nước trả lời.

Thiết nghĩ, hỏi “Nhân dân có cần thơ không?” thì có thể hỏi tất cả mọi đối tượng, nhưng không thể không hỏi nhân dân và để nghe nhân dân trả lời, thế mới thỏa đáng hơn. Còn ở đây, nhà nước tự đặt câu hỏi, tự trả lời, thì dù câu trả lời ấy có thế nào, nó vẫn không thể mang tính đại diện, nếu không nói rằng có phần áp đặt. Vô tình, Hội Nhà văn Việt Nam đang tự mình đại diện cho ý chí của nhân dân?

Vấn đề thứ hai, có lẽ quan trọng hơn, là theo tôi, thay vì hỏi “Nhân dân có cần thơ không?” thì nên hỏi “Nhân dân có cần TỰ-DO-THƠ không?”. Đây mới chính là câu hỏi mà với trách nhiệm nhà nước của mình Hội Nhà văn Việt Nam cần đặt ra. Vì nếu không hỏi như thế, thì thứ nhất, nó thể hiện tâm lý kẻ cả, bởi câu trả lời dù thế nào đi chăng nữa cũng luôn trù định một tư duy ban phát: [nếu] nhân dân cần thơ thì ta ban thơ cho! Thành ra, trong trường hợp này, ban thứ thơ nào cũng vẫn chỉ là sự ban phát.

Còn nếu hỏi “Nhân dân có cần TỰ DO thơ không?”, thì khi đó, giả sử câu trả lời là CÓ, thì thơ mới có cơ may được trả lại cho nhân dân. Nhân dân trở thành tác giả, là chủ thể của thơ, nhân dân không đợi ai ban phát nữa mà sẽ tự làm ra thơ mình: thứ thơ nói lên chính tâm tư, tình cảm, nghĩ suy, những đóng góp, những dựng xây, sự dữ dội, bất bình, nổi giận… trong tâm hồn họ. Thơ Việt, vì thế, lúc đó sẽ tự giàu có, muôn cung nghìn bậc, “là thứ thơ thỏa mãn yêu cầu của họ, trong đó phải có những tiếng thơ nói lên tiếng nói xã hội mà hiện nay gần như chúng ta không có” – như lời nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói.

Tôi nghĩ, chỉ khi nào có “tự do thơ” thì cái mong muốn hay đòi hỏi như của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên mới có cơ may thành hiện thực; còn nếu chỉ biết rằng “nhân dân cần thơ” và ta sẽ sản xuất ra thơ cho nhân dân dùng, thì đó vừa là một việc làm quá sức, vừa vẫn chỉ là một sự chiếu cố. Một cách nào đó, cùng lắm nó vẫn chỉ là tư tưởng “hợp tác xã thơ”.

Thơ là một thuộc tính của Lời nói, nên thực ra không phải chỉ ở người Việt thì thơ mới “có ngay trong mã gene” của mình. Đọc Jakobson và các lý luận hiện đại về thơ thì ta đều biết rằng, tính thơ luôn hiện diện trong lời nói của bất kỳ dân tộc nào. Và vì thế, ở đâu cũng thế thôi, thơ quan trọng – tất nhiên có thể không đến mức như nhà thơ Nguyễn Bình Phương nói, là “Không có thơ, người Việt khó sống”; nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để trả Lời nói về cho nhân dân. Chỉ có “tự do thơ” mới hiện thực được điều ấy, chứ không phải cái tham vọng, dù có thể là tham vọng rất cao đẹp: sản xuất ra [đủ] thơ để cho nhân dân tiêu dùng.

Tự do thơ cũng như tự do kinh tế, tự do học thuật, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, tự do quan điểm, tự do biểu đạt… là cốt lõi của tiến bộ và văn minh. Cũng như “nhân dân” ở bất kỳ quốc gia nào đều cần kinh tế cả, nhưng không phải là cứ biết được điều ấy thì có thể ban phát sự no ấm và thịnh vượng, mà “bí quyết” nằm ở chỗ phải để nhân dân tự làm kinh tế. Bài học tưởng giản dị này đã bị trả giá bằng những điêu linh khi trước 1986 nhà nước đã không nhận ra nó. Và như chúng ta đều đã biết, khi mọi thứ đang đứng bên miệng vực thì một cú “trả tự do kinh tế cho nhân dân” đã mang lại sự hồi sinh. Mọi lĩnh vực khác đều thế cả. Tiếc thay, nó đi quá chậm so với lĩnh vực kinh tế.

Đến hôm nay chúng ta còn ngồi lại và hỏi nhau “Nhân dân có cần thơ không”, mà không hỏi “Nhân dân có cần tự do thơ không”, thì việc ta cố đi tìm câu trả lời, dù hay ho thế nào, có thể vẫn chỉ là một sự luẩn quẩn, như cái luẩn quẩn của kinh tế trước 1986 mà thôi.

Bình Luận từ Facebook

12 BÌNH LUẬN

  1. Só zi, tớ hổng có thói wen hôn mông thế sự

    Chiện “Tự Do Sáng Tác” way overrated ở VN. Hiện giờ, đúng, có thể nới ra chút nữa để bao gồm những tác phẩm tương tự như của Chu Mộng Long, nhưng để quá lố như Ngụy … Well … Thấy Ngụy hông ? Nope. EXACTLY.

    Níu phải mún nói cái gì, thì nền văn hóa cách mạng đã có 1 thời gian bị lãng quên đến bi phẫn . Chính nhà văn hóa Nguyên Ngọc là người không biết mệt mỏi là gì để gióng lên những hồi chuông báo động, đồng thời có những động thái rất thiết thực để “Đổi Mới” -this is the REAL Đổi Mới- nó cho phù hợp với Thời Đại, và vì vậy, mang tính thuyết phục hơn . Và đã làm ra những hiện tượng như Bảo Ninh & Tạ Duy Anh . Chính quyền did take notice. ông Phi Tiến Sơn – đạo diễn của bộ phim nói: “Điện ảnh chúng tôi còn nợ khán giả nhiều lắm về mảng đề tài lịch sử này. Hi vọng sắp tới đây các đồng nghiệp của tôi sẽ trả dần món nợ ấy.”. Overdue, thats all i can say

    “Thi ca chữa lành những vết thương do tâm trí gây ra. Ý nghĩa của nó có rất nhiều điểm chung với thần bí. Thi ca là cảm giác của sự đặc biệt, cá nhân, chưa biết, bí ẩn, được tiết lộ”

    Tác phẩm của Chu Mộng Long làm được chiện này, đã trích dẫn

    “Thi ca nhìn thấy cái vô hình, cảm thấy cái vô cảm. – Đẹp, lãng mạn, hài hòa chỉ là một phần thể hiện của chất thơ. Toàn bộ nhân loại cuối cùng trở nên thơ mộng. Thời kỳ hoàng kim mới.-”

    Tác phẩm của Chu Mộng Long chỉ ra cái hữu hình, làm tăng độ cảm xúc . Toàn bộ độc giả BTD trở nên thơ mộng, bước vào thời kỳ hoàng kim mới

    Những thứ khác dân TA đã đứng lên để dẹp đi gòi . Let’em RIP, hoặc để cho những người rỗi hơi như Đỗ Trường ái tử thi thui .

  2. Bạn montaukmosquito,cái tên đã dài mà viết cũng dài,đọc chẵng hiểu bạn nói gì,không ra làm sao cả,hầu như tiệc nào cũng có,uống thì ít,phá mồi thì nhiều.

    • Ý kiến của anh Minh không có gì mới lạ và đã được các nhiều độc giả khác của BTD lên tiếng tương tự rất nhiều lần, nhưng hầu như không gây ý thức phản tỉnh cho nhà bình luận chuyên nghiệp này. Đây là một HIỆN TƯỢNG CỰC KỲ TRÁI TAY GAY MẮT cho các độc giả yêu chuộng tiếng Việt. Tại sao BTD lại cứ dung dưỡng hiện tượng này?

      • See, tự do biểu hiện ở VN is way OVERRATED.

        Viết cái gì cũng phải phù hợp với thẩm mỹ của các độc giả yêu chuộng tiếng Việt . Hổng phù hợp thì hổng nên dung dưỡng .

        Then những gì hiện diện & diễn ra hiện nay phản ánh chính xác tư di của những người dân đang làm chủ tập thể đất nước này

        • “phải phù hợp với thẩm mỹ của các độc giả”. Sai, không có gì gọi là thẩm mỹ ở đây, mà độc giả chờ đợi nhà phê bình viết đúng chính tả, không ngọng nghịu, không có ý chêm Anh ngữ không cần thiết, làm cho lối diễn đạt tín, đạt và nhã. Một hình thức tôn trọng người đọc
          “phản ánh chính xác tư di của những người dân đang làm chủ tập thể đất nước này” Sai. Ở đây lả sự gặp gỡ nhau qua BTD, không liên hệ gì đế việc làm chủ tập thể ở VN, mà là hình thức tối thiểu trong mối quan hệ tương kính mà ngôn ngữ trang nhã là một phương tiện để tất cả gặp lại nhau. Từ sai cho đến sai.

  3. “… thay vì hỏi “Nhân dân có cần thơ không?” thì nên hỏi “Nhân dân có cần TỰ-DO-THƠ không?”
    Không, vấn đề quan trọng và nền tảng nhất cần đặt ra để thảo luận trong toàn diện là “TỰ DO SÁNG TÁC CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?” Có ba lý do:
    Thứ nhất: Nhân dân là một khái niệm bị lợi dụng triệt để, nhân danh nhân dân mà Đảng làm gì cũng được, nhất là làm bậy và không bao giờ hỏi ý kiến nhân dân.
    Thứ hai: Thi ca chỉ là một phạm vi trong văn chương, chỉ đáp ứng cho nhu cầu sáng tác của một số thi sĩ và thưởng ngoạn của những người yêu chuộng, không có tuyệt đại đa số nhân dân nào có nhu cầu đặt vấn đề này để thảo luận.
    Thứ ba: Còn các lĩnh vực khác như lịch sử, kịch nghệ, âm nhạc, báo chí thì sao? Có cần thiết và quan trọng như thi ca không? Phải có tự do sáng tác, không thể tiếp tục theo chỉ đạo trong định hướng XHCN, đó là một mệnh lệnh của thời đại và là tiếng gọi khẩn thiết của lương tâm. Các cơ quan truyền thông nên tỉnh thức mà nhận ra nhu cầu này, không thể khi thì lặng im chờ chỉ thị, khi thì nay đăng may rút xuống. Do đó, Hội Nhà văn Việt Nam không nên chỉ thảo luận trong khuôn khổ mà Đảng cho phép thảo luận.

  4. Vai trò của thi ca được Novalis, thi sĩ Đức (tên thật là Georg Philipp Friedrich Freiherr von Hardenberg 2 May 1772 – 25 March 1801) ca ngợi như sau:
    Die Poesie heilt die Wunden, die der Verstand schlägt. Der Sinn für Poesie hat viel mit dem Sinn für Mystizism gemein. Er ist der Sinn für das Eigentümliche, Personell, Ungekannte, Geheimnisvolle, zu Offenbarende. Er sieht das Unsichtbare, fühlt das Unfühlbare. – Schön, romantisch, harmonisch sind nur Teilausdrücke des Poetischen. Die ganze Menschengeschlechte wird am Ende poetisch. Neue goldene Zeit.-
    Novalis
    Tạm dịch như sau:
    Thi ca chữa lành những vết thương do tâm trí gây ra. Ý nghĩa của nó có rất nhiều điểm chung với thần bí. Thi ca là cảm giác của sự đặc biệt, cá nhân, chưa biết, bí ẩn, được tiết lộ. Thi ca nhìn thấy cái vô hình, cảm thấy cái vô cảm. – Đẹp, lãng mạn, hài hòa chỉ là một phần thể hiện của chất thơ. Toàn bộ nhân loại cuối cùng trở nên thơ mộng. Thời kỳ hoàng kim mới.-

  5. Cho phép tớ được phản biện Thái Hạo & những còm (có vẻ) đồng tình

    – Câu hỏi về dân có cần thơ hay không lạc đề, và hổng đủ . Câu hỏi đáng lẽ phải đặt ra là những người sáng tạo cần làm ra loại văn hóa nào để có thể đáp ứng được thị hiếu của nhân dân, hổng chỉ riêng có thơ . Có nghĩa có những loại văn hóa đã bị/được nhân dân nói không, thậm chí đứng lên với mục đích đánh đổ nó

    – Vứn đề Thái Hạo đưa ra cũng chả ăn nhậu gì tới thẩm mỹ/thị hiếu của nhân dân, hay đúng hơn, thừa thãi, hoặc quá xa into the future, nobody ke about it. Đọc những còm thì biết, hoàn toàn hổng wan tâm tới . Vì hiện bi giờ, cái-gọi-là “tự do” đó hoàn toàn vớ vẩn & viển vông, hổng dính dáng gì tới thị hiếu của nhân dân, ở đây là độc giả BTD.

    – Thật ra vấn đề này đã được giải quyết (rất) thỏa đáng dưới thời Dân Chủ Cộng Hòa Đệ Nhất . Tổng bí thư Trường Chinh đã xác định được chủ thể của sáng tạo qua bản đề cương văn hóa, và cả 1 nền văn hóa nhân dân được tạo ra cho tới bi giờ vẫn còn nguyên giá trị như 1 nền tảng tư tưởng gắn liền với dân tộc, và vì vậy, trở thành bất tử . Đó là nền văn hóa cách mạng, nền văn hóa đồng hành cùng dân tộc đi tới chiến thắng . Những tác phẩm như “Đất Nước Đứng Lên”, rùi hồi ký Đồng Bằng được cả Phạm Xuân Nguyên trong nước ca tụng, & Tưởng Năng Tiến đang sống 1 cách tạm bợ ở nước ngoài mến mộ tác giả nên hết lòng giới thiệu ra hải ngoại, và được đón nhận nồng nhiệt .

    – Ngoài văn hóa chính ngạch của những tác giả lớn như Nguyên Ngọc, cũng có những dòng chảy ngầm gần gũi, trở thành món ăn tinh thần hổng thể thiếu được . Điển hình là tác giả Chu Mộng Long, trích đoạn “Nhìn phía sau, đôi chân dài trắng nõn, chiếc váy cũn cỡn, lộ mông, lộ cả khe” đoạn văn khít khìn khịt với thị hiếu của độc giả BTD nên đã được họ đón nhận rất nồng hậu . Nếu có thiếu sót gì thì đây là những thứ mà các nhà xuất bản đã bỏ quên 1 cách đáng trách . Những tác phẩm như thế này cần được giới thiệu cho đại chúng, từ bà cụ sắp xuống lỗ cho chí những đứa trẻ vừa được sinh ra

    – Bên cạnh đó, Tạ Duy Anh nối tiếp dòng văn học kháng chiến . Phải chi TA vời Trương Nghệ Mưu dựng phin đoạn này, đã được giới thiệu & đón tiếp nồng nhiệt tại hải ngoại “Hai ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị băm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn ngụy ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội. Nó đã hy sinh như một người anh hùng trên chiến trận”

    – Và tất nhiên, TA cũng biết văn hóa Ngụy tại những vùng bị tạm chiếm đã bị đào thải, vì mang tính chất phản động, thực dân hóa, phi nhân dân, phi Việt Nam

    Tự do quá trớn như Ngụy chỉ tạo ra những thứ hoàn toàn không thích hợp với nhân dân, nên đã bị chính nhân dân quẳng vào thùng rác của lịch sử

    methink we have the answer. & nope, vứn đề Thái Hạo đặt ra trong bài hoàn toàn vô bổ

  6. Cái đéo gì cũng lận thêm nhân dân vào cho có nghĩa chăm sóc người dân, chỉ có sự khốn nạn của bọn cầm quyền và tay sai là nhân dân thoát tội không bi buộc vào.😒😂😢

  7. NHÂN DÂN vẫn rất cần THI CA thơ ca DẤN THÂN để sống còn giữa 1 xã hội băng hoại băng rã pháp nạn quốc nạn


    Nàng là Sao chổi Halley cũng đành cuốn túi quả mướp mà cao chạy xa bay !!!
    *******************************

    Điểm cận địa hóa thành viễn địa :
    Sao chổi cũng đành cuốn chia lìa !!!
    Halley bám trục lớn chu kỳ quỹ đạo
    Độ nghiêng đường bay trật ngoài ria !
    Thời điểm cận tinh thành Góc viễn điểm
    Tốc độ vũ trụ cấp 0 tưởng say bia !
    Suất phản chiếu Halley đành lịm tắt
    Trên Chân trời Hoa Thịnh Đốn đêm kia
    Halley xuất hiện cuối Thái dương Hệ
    Siêu sao cũng chỉ thiên thể xem kìa
    Chắc khó lọt mắt Chàng vào Phó Tổng
    Nàng: Sao Thủy – Sao Kim của Vua Lear (Lia) ** ?
    Hải Vương tinh từ nay trên Đất Mỹ
    Chỉ còn Bảy Đờn – Ba Trâm tranh hùng lia thia * !!!

    TỶ LƯƠNG DÂN
    cảm tác nhân nghe tin buồn cựu nữ Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc – Nàng đại bại ngay tại giữa Bang Nhà – Quê Nhà NAM-BẮC Carolina

    ** Vua Lear : bác Bảy Đờn ca HAY bác Ba Trâm ta ???

    * Cá lia thia hay Cá chọi…

  8. Không thấy ai đặt câu hỏi :”Nhân dân có cần đảng không ?”
    Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, cái gì cũng chõ vào, nhưng chẳng làm được gì cho ra hồn.
    Nhân dân cần và có thơ từ đời xưa, nhưng không phải thứ báo tường, thơ cổ động, thơ tuyên truyền.
    Thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Bính đến bà hàng rau cũng thuộc.

  9. Thật ra thì, nhân dân dân cần tự do, cần cơm áo trước khi cần thơ . Bởi, có thực mới vực được đạo . Nhiều người xem thơ như một thứ đạo như trà đạo, kiếm đạo ( chứ không phải “đạo thơ” , các bác nhá ) .
    Cái bụng đói quá, thì thơ không làm no được . Xuân Diệu từng bảo “Cơm áo không đùa với khách thơ” ( nên trước khi làm thơ, ông ăn uống thật no say , XD nghe nói rất thích thịt chó . Nên trước khi sáng tác, XD mua mấy lạng thịt chó về làm món ngon, tự thưởng thức rồi mói sáng tác ) .
    Còn nói nhân dân cần thơ, không thơ thì không thể sống , e rằng quá hàm hồ . Thơ ấy, chỉ cần cho những nhà thơ ngồi phòng máy lạnh , rồi rung đùi xếp vần . Xong rồi đem trình làng . Và , nếu đọc được thì cũng chỉ trong giới nghiện thơ tán thưởng lẫn nhau .
    Chứ làm gì có “nhân dân” nào đọc thơ của các bác , hở giời ??!!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây