Một sự câm lặng đáng sợ

FB Anh Tuấn

14-12-2018

Rời Phú Thọ, tôi ám ảnh bởi những ánh mắt lúc nào cũng buồn rười rượi, những khuôn mặt chỉ trực lảng tránh ánh mắt của người lạ khi nhắc đến chuyện về ông My của những đứa trẻ. Ghê tởm là những từ mà bọn trẻ nhắc đến nhiều nhất trong những lần nói chuyện với chúng tôi.

Còn độc tài thì đất nước còn nghèo, ông Đam à!

Trung Nguyễn

14-12-2018

Lập ngôn của ông Đam

Tại Đại hội đại biểu sinh viên toàn quốc chiều ngày 11/12/2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc đối thoại với các đại biểu sinh viên. Khi bị sinh viên chất vấn về chính sách giúp đỡ sinh viên nghèo học giỏi, ông Đam đã phải công nhận rằng:

Sao vẫn cứ do dự, đắn đo?

Kông Kông

13-12-2018

Tháng trước “bà giáo” ở Ninh Bình lệnh cho các cháu cùng lớp tát thẳng tay vào má một bạn học đến nỗi phải đưa vô bệnh viện chỉ vì “tội nói tục”. Công luận phản ứng dữ dội nên bà bị sốc, có ý định “tự tử”, phải vô bệnh viện.

Chửi anh Nhạ

FB Dương Quốc Chính

12-12-2018

Dạo này thấy nhân dân, mọi giai cấp, mọi thành phần, xúm vào chửi anh Nhạ ngọng, vu cho anh ấy mọi hệ lụy của nền GD. Chửi anh ấy thì cũng chả oan, nhưng vu cho anh ấy hay Bộ GD mọi tội lỗi của giáo dục đương thời là quá oan.

Quản lý con nít

FB Huỳnh Ngọc Chênh

9-12-2018

Tui là một trong ba nhà báo đầu tiên của VN làm khách mời của nước Mỹ vào năm 2001, nghĩa là được Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ mời qua tham quan nước Mỹ.

Nước Mỹ hồi đó vừa bị tấn công vào ngày 11/9 thì 16/9 chúng tôi đã có mặt ở Washington DC, ở New York, rồi sau đó được đưa đi thăm khắp nước Mỹ.

Dự án giáo dục: Dùng trẻ em trị trẻ em

FB Chu Mộng Long

8-12-2018

Vào khoảng cuối tháng 8 năm nay, trước khi diễn ra những cái tát nổi đình nổi đám của giáo dục Việt Nam, tại một trường mầm non ở Tp quê hương cố chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từng diễn ra cuộc tập huấn, tập trận bắn đạn thật, à không, đấm đá, tát thật cho đám trẻ con ở tuổi mầm non.

Giáo dục vị sinh viên hay vị người ngồi trên

FB Huy Đức

7-12-2018

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang cho thanh tra các trường đại học về việc chấp hành chỉ thị (số 10) đưa nội dung “phòng chống tham nhũng” vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Chỉ thị do PTT Nguyễn Thiện Nhân “ký thay” Nguyễn Tấn Dũng [Nguyễn Tấn Dũng là “cha đẻ” của những Bình VinaShin, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà…]

Chuyện cái quần!

Blog VOA

Trân Văn

6-12-2018

Ông Nguyễn Quốc Hùng – chồng bà Dương Ngọc Ánh – đã thay mặt vợ xin lỗi thầy giáo Hồ Văn Khánh, giáo viên trường Trung học cơ sở (THCS) Trần Huỳnh, tại một buổi họp với đầy đủ các bên được cho là có liên quan: Ban Giám hiệu trường THCS Trần Huỳnh, Hội Phụ huynh huynh học sinh trường THCS Trần Huỳnh, Phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố Bạc Liêu, chính quyền phường 7 thành phố Bạc Liêu.

Trương Vĩnh Ký – Nhà Giáo Dục Yêu Nước Của Việt Nam

Nguyễn Quang Duy

6-12-2018

Trương Vĩnh Ký, người tạo nền móng cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ Việt Nam vào thế kỷ 19, là nhà bác học nhiều năm qua vẫn chưa được hậu sinh hiểu một cách tận tường.

Cứ tát nữa đi!

FB Nguyễn Tiến Tường

5-12-2018

Trường Tiểu học Quang Trung, quận Đống Đa, TP Hà Nội, nơi xảy ra vụ tát học sinh gây bức xúc – Ảnh: Huy Thanh/ NLĐ

Cứ tát nữa đi để phô bày một thực tế một bộ phận người làm sư phạm đang thiếu kiến thức luật, thiếu kỹ năng mềm xử lý tình huống. Chỉ nặng quyền uy. Họ chỉ được dạy để truyền tải sao cho những giáo án găm vào đầu những đứa trẻ một cách thụ động và sau đó những đứa trẻ nhai lại để họ lấy thành tích.

Giáo dục Việt Nam – Chiếc xe không có máy

FB Chất Lượng Sống

4-12-2018

Học sinh tát bạn tới nhập viện, cô giáo tự vẫn, hiệu trưởng cho lấy ý kiến mấy đứa trẻ để cố bao biện cho mình,… Tất cả những điều này cho thấy sự mục ruỗng vô cùng ghê gớm của giáo dục quốc dân.

Tội ác không có điểm dừng

FB Vũ Kim Hạnh

3-12-2018

Tối nay, Việt Nam thắng Philipines, tôi thật vui và “hả hê” vì trước khi trái bóng lăn, đã dám nói đại tỉ số mình thắng 2-1. Ông bạn cùng nhà cười ha hả vì “chiên gia” bóng đá đoán mò mà gặp hên quá.Xong trận, tôi an tâm bật máy lên, bỗng như bị đứng hình, hết cười nổi, thiệt sự là “người đang bay bổng chuyển qua bàng hoàng”. Ngoài đường thiên hạ đi bão hò reo (lại như thắng World Cup nữa) mà tôi cứ tê buốt cả đầu vì cái câu chuyện điên khùng, kinh khủng vừa xảy ra hôm nay. Chừng như tội ác không có điểm dừng, nó cứ sẵn trớn mà lao tới, không biết sẽ còn đi tới đâu nữa. Chuyện cô chủ nhiệm buộc học trò tát bạn đã gây phẩn nộ, cả xã hội đòi xử lý để ngăn lây lan. Nay vừa thấy tin mới, ngày 2/12 này…

23 đứa nhỏ lớp 6 (11 tuổi) học trò của trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), sau khi bị “tự nguyện cưỡng bức” tát bạn 10 cái theo lịnh cô chủ nhiệm đến nạn nhân phải nhập viện, lại vừa phải trả lời một “phiếu điều tra” mất dạy nhất trên đời, do ban giám hiệu (đành phải nói là mất dạy, nếu không thì dùng từ gì, bỉ ổi? đê tiện?) yêu cầu, để họ báo cáo lên cấp trên. Phiếu gồm 19 câu hỏi “thiên tài” sau:

1. Cô T quy định phạt tát thời gian nào?
2. Bạn N bị tát vào thời gian nào?
3. Khi tát bạn N cô T có mặt ở lớp không?
4. Em tát vào mặt bạn N bao nhiêu cái?
5. Em tát vào bạn N mạnh hay nhẹ?
6. Bạn N có nói tục không?
7. Khi tát bạn N có khóc không?
8. Sau khi tát má bạn N có đỏ không?
9. Cô T vào đã tát được mấy bạn?
10. Cô T có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?
12. Cô T tát bạn N mấy cái?
13. Sau khi tát bạn N có bị chảy máu không?
14. Sau khi tát bạn N cả lớp có sợ hãi bật khóc không?
15. Trước khi tát bạn N cô T có ra lệnh tát phạt mấy bạn?
16. Khi tát bạn N cô T ra lệnh hay tự ý?
17. Cô T có phải là người cuối cùng tát bạn N không?
18. Cô T đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N?
19. Sau khi tát bạn N có ở lại học không?

Sau đó, trường nộp báo cáo lãnh đạo. Có thể tóm lược như sau: Với điều tra 3 mức (nghe rất quen?): tát nhẹ, tát vừa, tát mạnh thì tổng hợp 23 câu trả lời là: 13 em tát nhẹ, 8 em tất vừa, 2 em tát mạnh (chưa tới 10% mà?); cô không ra lệnh ai tát nhẹ thì bị tát; Bạn N không bị chảy máu; Cô có tát bạn N 1 cái và không phải người tát cuối cùng; không có bạn nào sợ hãi và khóc; bạn N vẫn ở lại học đến cuối buổi học; bạn N vào viện điều trị chứ không phải cấp cứu.

Thế đấy, cả xã hội hãy đứng dây, khoanh tay xin lỗi lãnh đạo nhà trường đi! Giấy trắng mực đen, tất cả người trong cuộc nói đấy chứ có phải chúng tôi tự bảo vệ và bao biện cho nhau đâu?

Thật người viết tiểu thuyết có đại tài hư cấu cũng không nghĩ ra được cái trò bao biện rất hiện đại (khảo sát khách quan bằng phiếu do “người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” tự trả lời).

Tội “khủng bố” 23 đứa nhỏ, buộc chúng phải tát bạn mình để tự bảo vệ mình, thật quá là mọi rợ và đã sĩ nhục điều cao đẹp, lý tưởng đạo đức mà nhà trường phải dạy (và khắc sâu trong tâm trì để hình thành nhân cách) cho trẻ. Làm cha mẹ cho con đến trường để chúng trơ mắt nhìn cô giáo chỉ đạo cả lớp đánh bạn, rồi mỗi đứa phải tự bảo vệ mình bằng cách nhục hình bạn, giờ tiếp tục tự bảo vệ mình bằng cách dối trá? Tôi tin tội ác đó sẽ hằn sâu trong tâm trí những đứa nhỏ học trò vô tội và ai biết nó sẽ đau đớn, khinh bỉ thầy cô giáo cỡ nào về cách ép nó nói dối để người lớn bảo vệ nhau? Đừng hi vọng bọn nhỏ còn nhỏ lắm, ngu khờ lắm, chưa hiểu biết gì về tôi lỗi khủng khiếp, và đông cơ đê tiện của người lớn. Trong xã hội thông tin ngày nay, chúng biết hết và chúng đang tìm cách “đối phó” để đừng bị tát, bị đuổi học thôi, tôi tin như vậy. Rất nhiều cháu nhỏ trong xóm nhà tôi, khi nhìn bố mẹ cải vả, dằn hắt nhau đã bật ra hàng loạt câu hỏi đáng kinh ngạc về những thói tật “bất ổn” của người lớn.

Tại sao ra nông nỗi này? Cha mẹ cho con đến trường, có yên tâm để con mình bị “khủng bố” như vậy? Để học tát bạn và nói dối theo dạy dỗ của cô thầy? Phải chăng khi mà thói đạo văn lấy bằng cấp giả, tự phong chức cho mình vẫn cứ đức cao vọng trọng, thăng tiến bình thường thì với những người quản lý và giáo chức ở những ngôi trường nhỏ các huyện hẻo lánh xa xôi, việc thi hành biện pháp vô luận vô pháp với bọn học trò nhỏ (yếu thế, cô thế, không có gì để tự bảo vệ) đâu dễ có điểm dừng?

Một phiếu trả lời. Ảnh: Báo SGGP

Mắt hỏng và công quan chức hư đốn!

FB Nguyễn Quang Thạch

2-12-2018

Ông Nguyễn Quang Thạch. người sáng lập chương trình sách hoá nông thôn, với con mắt trái bị hỏng. Nguồn: FB nhân vật

Mắt trái của tôi bị mổ vào năm 1996, lúc đó 21 tuổi và đang nghiên cứu nhiều về chính trị để theo mục tiêu làm thủ tướng. Năm đó tôi cũng bỏ học nhiều ở lớp mà chủ yếu ở thư viện. Ban đầu, bệnh viện ở Nghệ An khám và kết luận là viêm võng mạc. Điều trị ở Nghệ An không đỡ, tôi ra viện mắt Trung ương thì võng đã bong ra, bác sĩ cho mổ ngay.

Giáo dục hớt ngọn

FB Nguyễn Tiến Tường

1-12-2018

Giáo dục là khai mở cho con người, chứ không phải buộc con người phải nô dịch cho nó. Giáo dục khai phóng là đặt con người làm trọng tâm, để xúc tác khuếch trương khả năng của từng người. Giáo dục ở ta thì lại nặng nề như thể bắt giáo viên và học sinh “phục dịch” cho thành tích, cho những con số đẹp.

Nghĩ đến cái sự hèn

FB Đỗ Duy Ngọc

30-11-2018

Trước đó đã lâu và sau khi Trần Bắc Hà bị bắt, trên mạng đã râm ran kể nhiều giai thoại về những hành vi coi trời bằng vung của Trần Bắc Hà. Cách của Hà là lối ứng xử của kẻ vô học nhờ dựa hơi mà có uy danh.

Chỉ vì thành tích là ‘hết sức quan trọng’

Blog VOA

Trân Văn

30-11-2018

Mười ngày sau khi xảy ra chuyện một giáo viên ở Quảng Bình buộc các học sinh của mình tát đồng môn, ông Phùng Xuân Nhạ – Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo, chính thức khẳng định, hành động đó phản giáo dục, vi phạm pháp luật và cam kết sẽ xử lý nghiêm minh.

Tại sao đạo đức tan hoang?

Blog VOA

Mạnh Kim

29-11-2018

Sự tuột dốc đạo đức không có điểm dừng. Không chỉ những giá trị căn bản nhất của đạo đức đang thoái hóa mà thậm chí tình người cũng cạn kiệt. Sự khủng hoảng đạo đức đang trở nên điên loạn. Chừng nào nguyên nhân sâu xa cuộc khủng hoảng làm tê liệt và tàn phá xã hội này còn còn chưa dám thừa nhận thì vấn đề “chấn chỉnh” đạo đức không bao giờ có thể khôi phục.

Nam Định: Bé trai 4 tuổi bị nhốt ở phòng học, buộc dây, treo lên cửa sổ

LTS: Vụ học sinh bị ăn 231 cái tát vẫn còn đang ồn ào thì bây giờ xuất hiện hình ảnh bé trai 4 tuổi bị buộc dây, treo lên cửa sổ! Những vụ việc phản giáo dục, vô nhân tính như thế, xuất hiện ngày càng nhiều ở chốn học đường, nơi mà nền giáo dục đã tới mức tận cùng của sự mục nát, như cô giáo phạt học sinh uống nước giẻ lau bảng, cô giáo phạt học sinh quỳ gối rồi bị cô bị phụ huynh bắt quỳ gối xin lỗi…

Giáo dục là sự thành công rực rỡ của đảng nhưng là mối nguy cho an ninh quốc gia

Trung Nguyễn

27-11-2018

Sự việc cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6/2, trường THCS Duy Ninh, tỉnh Quảng Bình, cho cả lớp tát “hội đồng” học sinh Hoàng Long Nhật, bị đội Cờ đỏ báo cáo là “nói tục”, đang khiến dư luận dậy sóng. Đáng nói hơn, bản thân cô giáo Thủy là người trực tiếp tát cuối cùng. Trước đó, cô Thủy ra lệnh cho các em học sinh khác phải tát mạnh vào mặt em Nhật, chứ không được tát nhẹ lấy lệ.

Mỗi gia đình cần tìm lối đi riêng cho vấn đề giáo dục con em mình

FB Trương Quang Thi

27-11-2018

Hồi xưa đi học mình là một đứa trẻ hư. Chẳng hiểu sao lúc đó mình toàn gây chuyện với bạn bè và suốt ngày bị thầy cô giáo đánh. Cấp 1 có bà cô tên là cô Nguyên, nổi danh đánh học trò bằng cây thước kẻ bảng. Mình bị bả đánh không biết bao nhiêu lần, đôi khi chỉ vì những lỗi rất là vớ vẩn.

Từ chuyện một học sinh bị tát 231 cái

Mạc Văn Trang

27-11-2018

Mấy hôm nay khắp nơi, ngoài xã hội và trên mạng, xôn xao bàn tán chuyện em H.L.N. học sinh (HS) lớp 6/2, Trường THCS Duy Ninh, (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), đã đứng yên để 23 bạn trong lớp lần lượt tát cho 10 cái = 230 cái, cộng với cái tát “tổng kết” của cô giáo Thủy chủ nhiệm = 231 cái tát. Sau đó em phải vào bệnh viện điều trị…

Ráo rục

Kông Kông

26-11-2018

Ông bạn nhà giáo ‘mất dạy’ của tôi, qua chỗ tâm tình, khẳng định: “Tin tôi đi. Làm gì thì làm nhưng nhứt định họ không bao giờ ‘nhả’ giáo dục ra đâu”. Rồi chậm rãi, tiếp: “họ chủ trương ‘trồng người’ mà”.

Giáo dục và chuyên chế

FB Luân Lê

26-11-2018

Điều 2. Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Độc thoại với anh Phúc

Hoàng Tự Minh

26-11-2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thăm trường cũ, Trường THPT Đa Phúc. Ảnh: VGP

Một tuần rồi, tin anh Phúc về thăm trường cấp 3 ở Sóc Sơn Hà Nội khiến tôi không kìm được cơn lũ cảm xúc ký ức thời học trò i tờ.

Im lặng mãi được ư?

FB Mai Quốc Ấn

24-11-2018

Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là bà Phạm Thị Lệ Anh xác nhận sự việc bà Phạm Thị Phương Thủy- cô giáo của trường, đã phạt 231 cái tát với một học sinh lớp 6 tên N.

Tương lai nào cho những đứa trẻ

FB Luân Lê

25-11-2018

Cái điều tôi lo lắng hơn cả, chính là vấn đề bạo lực và dối trá của giáo viên, đồng thời nghiêm trọng hơn là sự im lặng hoặc sự đồng thuận từ các học sinh để thực hiện những mệnh lệnh sai trái, không chỉ về mặt đạo đức mà còn là về luật pháp.

Dối trá sinh độc ác

FB Chu Mộng Long

24-11-2018

Ngay từ mười mấy năm trước, khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân hô khẩu hiệu “Nói không với bệnh thành tích”, tôi đã bảo càng hô to bệnh càng nặng.

Nghĩ về 231 cái tát

FB Đỗ Duy Ngọc

24-11-2018

Người mẹ chăm cậu học sinh Hoàng Long Nhật trong bệnh viện, sau khi bị cô giáo tát 231 cái. Ảnh trên mạng

Đọc trên mạng và báo chí đăng cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên dạy Toán và Công nghệ, kiêm Chủ nhiệm lớp 6/2 , Trường Trung học cơ sở Duy Ninh – Tỉnh Quảng Bình đã phạt học sinh bằng 231 cái tát tai. Cô bắt học sinh cùng lớp tát bạn, bạn nào tát không đủ mạnh, cô giáo bắt tát lại và chính cô là người tát cái tát cuối cùng.

Trái tim bồ tát giữa đời nhiễu nhương

FB Lê Nguyễn

22-11-2018

Trong cuộc sống hôm nay, có những trường hợp nhũng lạm hàng ngàn tỷ tiền mồ hôi nước mắt của dân nghèo, khiến trái tim chúng ta không khỏi sôi sục máu căm hờn. Nhưng cũng có những tấm lòng bồ tát biết cúi xuống từng số phận bất hạnh để sẻ chia nhau từng manh áo, miếng cơm, những câu chuyện đời thường nghe qua mà rơi nước mắt.

Cái bắt tay

FB Hà Văn Thịnh

22-11-2018

Ngày 20.11, dân mạng la ó vang trời về cái cách thầy giáo khúm núm bắt tay TT NXP khi ông ấy về thăm trường cũ… Nào là “không có nhân cách làm thầy”, nào là “bản chất nịnh bợ”…; nghe, tủi buồn với đau đớn, xót xa…

Trước hết, xin nhấn mạnh là chẳng bao giờ tôi đồng ý với kiểu bắt tay như thế nhưng tôi nghĩ, cộng đồng có thể hiểu và thông cảm được.
Sẽ có những sinh viên từng học với tôi minh chứng rằng, một trong những điều đầu tiên tôi dạy SV là: