Trở lại vụ ăn cắp để được phong giáo sư của Nguyễn Đức Tồn

FB Chu Mộng Long

23-1-2019

Ăn cắp trắng trợn và tráo trở cũng trắng trợn. Nhưng Nguyễn Đức Tồn vẫn được phong giáo sư và ngồi chễm chệ trên ghế cao của quyền lực trong học thuật.

Phong giáo sư và tước đoạt học hàm giáo sư thuộc thẩm quyền của Hội đồng giáo sư nhà nước, nhưng hiện nay đã được đá sang cho Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Liệu Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có kết luận khách quan hay không khi thanh tra nằm dưới quyền của Bộ trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng giáo sư nhà nước?

Sau những biện bạch quanh co để chối tội, vu tội, như thông tin của bài báo này, Nguyễn Đức Tồn đang cố sức lèo lái bằng cách sẽ chia tác quyền công trình khoa học và quyển sách của mình cho những người bị ông ta ăn cắp? Hóa ra, ở đất nước này, cứ thẳng tay ăn cắp của người ta, nếu bị lộ thì của ăn cắp sẽ được chia lại một phần cho chủ gia? Luật nào quy định như vậy, trừ phi đó là luật rừng?

Dù 2 lần chạy giáo sư thất bại (năm 2002 và 2006), quyển sách bị tố ăn cắp được ông Tồn đưa ra ngoài hồ sơ phong giáo sư năm 2009, nhưng cái gốc vẫn nằm ở công trình khoa học cấp Viện, phần cứng của tiêu chuẩn phong giáo sư, cho nên không thể xem hồ sơ lần ấy là sạch.

Theo tôi, một cách xử lý nghiêm túc, Hội đồng giáo sư cấp nhà nước đương nhiệm không chỉ ra quyết định tước học hàm giáo sư của ông Tồn mà còn phải bắt ông Tồn bồi thường số tiền Nhà nước đã chi cho công trình khoa học ăn cắp.

Và nghiêm túc hơn nữa là xử lý nghiêm Hội đồng giáo sư các cấp trong nhiệm kỳ trước đó đã phong giáo sư cho ông Tồn, xử lý luôn cái Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Viện đã nhắm mắt thông qua một công trình ăn cắp.

Không làm được điều như tôi nói thì Bộ Giáo dục và Đào tạo không đủ tư cách lãnh đạo giáo dục và đào tạo của một quốc gia. Một nền giáo dục dung túng cho kẻ cắp là nền giáo dục làm nhục quốc thể!

____

TIỂU SỬ VÀ THÀNH TÍCH NGUYỄN ĐỨC TỒN

Bút danh: Nguyễn Đức Tồn, Đức Nguyễn, Bình Thành, Lan Hương
Năm sinh: 1952, tại Giao Thuỷ, Nam Định
Điện thoại: CQ: (04)37674579
DĐ: 0913236052
Email: ductontbt@vnn.vn

A. Quá trình đào tạo:

– Cử nhân (1976): tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội
– Tiến sĩ (năm 1988): bảo vệ luận án tại Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô
– Phó giáo sư (năm 1996)
– Lí luận chính trị: Tốt nghiệp cao cấp lí luận chính trị, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (năm 2001)
– Nghiên cứu viên cao cấp (năm 2003)
– Được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư năm 2009, được bổ nhiệm chức danh Giáo sư tháng 5 năm 2010.

Quá trình hoạt động:
Giữ các chức vụ:
– Phó Chủ tịch, Chủ tịch Công đoàn Viện Khoa học xã hội Việt Nam (từ 1996 đến 2006)
– Uỷ viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 11 / 1998 đến 11 / 2008)
– Phó trưởng Phòng Từ điển học(3/1992 đến 1/1997)
– Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ ( 2/1997 đến 8/1999); Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ (từ 9/1999 đến nay)
– Từ1/8/2008 đến nay kiêm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học
-Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng ngôn ngữ

Khen thưởng:
Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Huy chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ”
Kỷ niệm chương“Vì sự nghiệp Khoa học xã hội và Nhân văn” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp thi đua – Khen thưởng”

Huân chương Lao động hạng Nhì (7/2010).

C. Tham gia đào tạo sau đại học:
Tham gia giảng dạy tại các cơ sở:
+ Viện Ngôn ngữ học
+ Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
+ Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội
+ Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Thái Nguyên
+ Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh
+ Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Hải Phòng
+ Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá
+ Khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học Huế.

– Đã hướng dẫn thành công nhiều thạc sĩ
– Đã hướng dẫn thành công 06 tiến sĩ:

1. Nguyễn Thuý Khanh, Đặc điểm trường từ vựng-ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga), 1996

2. Nguyễn Thị Thanh Nga, Về những từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ trong tiếng Việt, 2001

3. Phạm Đăng Bình, Hiện tượng giao thoa qua lỗi dùng từ, đặt câu của người Việt học tiếng Anh, 2003

4. Nguyễn Phương Chi, Một số đặc điểm ngôn ngữ-văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt(có sự đối chiếu với tiếng Anh), 2004

5. Vũ Thị Sao Chi, Nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam, 2009

6. Vũ Thị Nga, Khảo sát hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt, 2010

– Hiện đang tiếp tục hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh.
(Thông tin cop lại từ trang: https://thptduclinh_bt.violet.vn/document/same/entry_id/4912869/same/show)

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây