Dạy thêm, học thêm: Tội ác thuộc về những kẻ làm chương trình và sách giáo khoa

Chu Mộng Long

2-1-2020

Không học thêm, không vượt qua được các kỳ thi.

Mới vào lớp Một, trẻ em sau một học kỳ đã buộc phải đọc thông, viết thạo. Đọc hiểu được 9 môn học bắt buộc và 14 đầu sách tham khảo. “Học nhanh để còn học các môn khác” là chủ trương của Tổng chủ biên Nguyễn Minh Thuyết mà bà Nguyễn Thị Hạnh, người phát ngôn của ông Thuyết biện bạch trong vụ sách giáo khoa vừa rồi.

Nói là cải cách với chủ trương “chuyển truyền thụ tri thức sang phát triển năng lực”, nhưng sự nhồi nhét càng ngày càng khủng khiếp hơn. Từ Chương trình 2000 trở đi, sự nhồi sọ đã gia tăng lên cấp số nhân so với trước. Một vài ví dụ về các môn học chính.

Môn Tiếng Việt và Ngữ văn, lẽ ra ở trình độ phổ thông, học sinh học tiếng Việt và tiếp cận văn bản văn học để sử dụng cho mục đích nghe, nói, đọc, viết, đằng này trẻ phải học như một nhà nghiên cứu ở trình độ đại học. Học đủ loại tri thức từ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp các loại. Nhiều loại ngữ pháp mà trình độ tiến sỹ như tôi cũng chưa cần như ngữ pháp chức năng, ngữ dụng học…

Học sinh rơi vào một thứ ma trận hùm bà lằng trong sự phân loại bất nhất mà sách giáo khoa yêu cầu. Ở sách lớp 7 có dạng bài tập phân loại ngữ pháp với cái ma trận mà trình độ tiến sỹ như tôi cũng bị loạn não. Còn đọc hiểu văn bản, lẽ ra văn bản chỉ là phương tiện để học sinh trải nghiệm sống và trải nghiệm sáng tạo thì toàn là câu hỏi vụn vặt, máy móc, chồng chéo câu trước với câu sau, thậm chí có những câu hỏi ngu ngơ để học sinh trả lời xong thì thấy mình ngu ngơ hơn. Và môn này cũng khoe đủ loại kiến thức tầm đại học như thi pháp học, tự sự học.

Tôi vốn là học sinh giỏi toán, nhưng bó tay với những bài toán ở trung học cơ sở chứ chưa nói ở trung học phổ thông. Có những bài toán lớp 7, lớp 8, tôi mang cho giảng viên đại học giỏi có tiếng giải giúp, anh ta giải suốt một buổi gần 4 tiếng chưa ra. Tôi hỏi, vậy thì sao trẻ em làm được? Anh ta bảo phải học thêm. Tôi lại hỏi, người dạy thêm ở phổ thông chắc chắn không giỏi hơn anh thì làm sao giải ra? Anh ta bảo, người ta dạy theo bài mẫu, tức người ra đề đã giải mẫu, học sinh không hiểu thì học thuộc!

Các môn học khác cũng tương tự. Không học thêm thì không thể vượt qua các kỳ kiểm tra và thi. Những kiến thức gì có ở đại học thì người ta ném hết xuống phổ thông bất luận “đảm bảo tính vừa sức” trong nguyên lý giáo dục. Ban đầu tôi những tưởng đám giáo sư, tiến sỹ làm sách giáo khoa khoe chữ, khoe kiến thức. Nay mới hiểu người ta tạo áp lực cho cả một bộ máy giáo dục làm tiền. Một nền giáo dục đua nhau làm tiền thì nhân dân bị vắt chày ra nước và con em chúng ta thì không ngu ngơ cũng điên loạn.

Báo VTC gần như đổ lỗi cho giáo viên. Theo tôi, lỗi từ đứa chủ trương “học phí thấp thì không thể có chất lượng cao”, tiếp đến là đội ngũ biên soạn chương trình và sách giáo khoa. Tội ác này đến lúc phải phán xử một cách sòng phẳng.

Đề nghị khởi tố điều tra tội làm lộ bí mật nhà nước

Chu Mộng Long

31-12-2020

Cựu đại tá, nhà báo công an Nguyễn Như Phong sau một tháng đe doạ đã lên tiếng khước từ công khai danh tính 55 nhân vật “uy tín” mua bằng đại học Đông Đô. Lý do mà Nguyễn Như Phong đưa ra là để đảm bảo bí mật điều tra. Có nghĩa là danh sách 55 nhân vật “uy tín” đó thuộc diện mật.

Đói làm ma sói: Khi giảng viên đại học đề xuất giáo viên phổ thông phải có bằng thạc sỹ

Chu Mộng Long

30-12-2020

Ông Trịnh Duy Trọng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hà Ánh/TN

Nếu một giáo viên phổ thông lên tiếng, tôi tin những người có học hàm học vị ở bậc đại học sẽ trấn, rằng đã ngu mà không chịu học!

Tôi đã vỡ lẽ về sự thất bại tất yếu của đổi mới giáo dục như thế nào?

Thái Hạo

30-12-2020

[Trước khi đọc, xin các bạn đừng tự hỏi tôi đang nhắc tới câu chuyện ở trường nào, địa phương nào; vì tôi không kể câu chuyện cá nhân, tôi không có vấn đề cá nhân với ai cả, tôi chỉ muốn phản ánh thực trạng của nền giáo dục – nơi mà con cháu chúng ta đang ở đó. Và mong muốn những hành động hữu ích từ những người làm giáo dục, từ phụ huynh và cộng động].

Tản mạn chuyện cuối năm Canh Tý (2020)

Nguyễn Thái Nguyên

29-12-2020

Mấy tháng qua, vẫn biết thân phận của kẻ về hưu như tôi đối với chuyện của ông Donald Trump – Joe Biden và chuyện nước Mỹ thì chẳng có chút lợi lộc gì cho bản thân hay vợ con mình. Chuyện đảng và các cấp, các ngành rầm rộ chuẩn bị ĐH 13 thì không mấy ảnh hưởng đối với bọn về hưu như tôi. Vậy mà chuyện của xứ cờ hoa xa xôi ấy lại làm cho tôi mệt mỏi như là chuyện của chính nhà mình vậy. Thế mới kỳ cục cho cái thân chưa già lắm nhưng có lẽ đã lẩm cẩm rồi.

Đang đến mùa thi: Nỗi khổ của sinh viên “chính quy”

Chu Mộng Long

28-12-2020

Quốc hội đã thông qua điều luật không phân biệt bằng chính quy và hệ vừa làm vừa học, cho nên khái niệm “chính quy” và “vừa làm vừa học” chỉ còn là hình thức, thậm chí không nên nhắc đến để khỏi mang tiếng kỳ thị.

Đôi lời cùng bạn bè

Thái Hạo

23-12-2020

Internet chưa bao giờ là cứu cánh đối với tôi, nhưng trong hoàn cảnh của xã hội kiểm duyệt này, báo chí đều là báo nhà nước, phát ngôn theo chỉ thị và không bao giờ chấp nhận những tiếng nói khác; tôi chỉ có thể thực hiện quyền và trách nhiệm con người bằng một công cụ “không chính thống” là mạng xã hội.

Không có luật nào xử phạt “công khai danh tính” cả

Chu Mộng Long

21-12-2020

Tôi là nhà giáo nhưng không thuộc “chuyên gia” hay “nhà giáo” mà báo chí nói. Tra luật, tôi không hề thấy chế tài nào quy định kẻ phạm tội bị trừng phạt bằng hình thức “công khai danh tính” để răn đe.

Văn chương nhảm nhí thời nào cũng có

Chu Mộng Long

16-12-2020

Nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh than: “Càng ngày càng thấy văn chương bây giờ nó nhảm nhí quá!”

Dạy thêm – Cấm và không thể cấm

Thái Hạo

16-12-2020

Chở con đi học thêm. Ảnh: Báo NLĐ

Dạy thêm không còn chỉ là “vấn đề”, mà phải gọi đúng tên: quốc nạn. Những di hại mà nó để lại trong thân thể, tâm hồn và trí tuệ của thế hệ trẻ là không gì đo đếm nổi. Đã đến lúc không thể khoan nhượng với thứ “tội ác được cấp phép” này nữa.

Đã có luật, sao cứ bắt trẻ em làm “chuột bạch”?

Báo Sạch

13-12-2020

Cuối cùng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận trách nhiệm trong văn bản gửi tới các đại biểu Quốc hội hồi cuối tháng 10/2020 về nội dung sách giáo khoa lớp 1. Như vậy, những bức xúc trong dư luận của giáo viên, phụ huynh, cử tri và cộng đồng ít nhiều cũng tìm được nơi để quy kết.

Lương tâm và liêm sỉ của Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ đã chết

Phạm Đình Trọng

9-12-2020

Nữ sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Xương, An Giang bị nhà trường xúc phạm nhân phẩm, phải tìm đến cái chết, may mắn chưa chết. Nhưng lương tâm của Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chết.

Cùng học logic (2): Vì sao người Việt thường “auto chửi”?

Vũ Thị Phương Anh

6-12-2020

Tiếp theo phần 1

Trước hết, xin chú thích bức ảnh đứa bé hỏi mẹ khi nghe mẹ kể chuyện Cô bé Lọ Lem: “Vì sao cỗ xe, đôi tuấn mã, người hầu và quần áo đẹp đều hiện trở lại nguyên hình là quả bí, chuột nhắt và giẻ rách, mà đôi giày pha lê thì lại còn nguyên hả mẹ?

Cùng học logic (1) – Vì sao nhiều người Việt không tin vào sự chiến thắng của Biden?

Vũ Thị Phương Anh

6-12-2020

Vụ bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, dù đa số truyền thông chính thống đều đưa tin Biden thắng ngay từ rất sớm và cho đến nay không có chứng cứ nào chống lại điều này, nhưng ở VN số người tin chắc rằng Trump lẽ ra đã thắng nếu không có gian lận vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao.

Vụ học sinh lớp 10 tự tử: Lỗi tại cơ sở đào tạo sư phạm!

Chu Mộng Long

7-12-2020

Không có thời gian, tôi chỉ sơ thảo nhanh về sự vụ.

Vụ em học sinh tự tử ở An Giang là một ví dụ về bạo lực học đường

Lê Quang

7-12-2020

Có một sự thật là bạo lực học đường không đơn thuần chỉ là chuyện giữa học sinh với nhau mà nhiều trường hợp nó còn là vấn đề xảy ra giữa giáo viên và học sinh. Tất nhiên, nó xảy ra theo hai chiều, có thể là học sinh bắt nạt giáo viên và cả trường hợp ngược lại, giáo viên bắt nạt học sinh.

Làm sao thức tỉnh được ngành giáo dục?

Báo Sạch

6-12-2020

Thư tuyệt mệnh của nữ sinh và nỗi đau của những người làm cha làm mẹ. Ảnh: VNN

Nữ sinh lớp 10 Trường THPT Vĩnh Xương (Tân Châu, An Giang) để lại thư tuyệt mệnh và uống thuốc tự tử ngay tại trường để minh chứng mình không vi phạm như quyết định xử lý của trường.

Vì sao nữ sinh phải lấy cái chết để minh oan?

Theo bà Q, mẹ của nữ sinh Y, nguyên nhân bắt đầu từ Y không tham gia học phụ đạo có thu phí do trường tổ chức. Đồng thời, giáo viên môn toán trong lớp “để ý” em mặc áo dài mỏng, có lời nói làm nhiều bạn học trong lớp chú ý, khiến em ngượng ngùng…

Bản tin ngày 5-12-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Tàu hải cảnh lớn của Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm trên Biển Đông. Đó là tàu Zhongguo Haijing 5204 của TQ, thường xuyên “lảng vảng gần các nhà giàn DK1 ở bãi Tư Chính của Việt Nam. Có lúc nó chỉ cách các nhà giàn khoảng 5 hải lý và ngang nhiên đi sâu vào lô dầu khí 06-01”.  Báo cáo của Trung tâm CSIS tại Mỹ, công bố hôm 4/12, cho biết, trong năm 2020, TQ thường sử dụng các tàu hải cảnh như 5204 để quấy phá lãnh hải các nước ASEAN.

Đạo đức này là loại đạo đức gì?

Khải Đơn

5-12-2020

Bài viết này nêu một vài điểm nghiêm trọng đã xuất hiện trong giáo dục ở Việt Nam từ lâu, nhưng ít khi được chính thức hóa trong một quy định nào.

Việt Nam – nơi… ‘uy tín’ ngang hàng với… giả?

Blog VOA

Trân Văn

27-11-2020

Kết luận Điều tra (KLĐT) về vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở Đại học Đông Đô (ĐHĐĐ) – Hà Nội, tiếp tục khuấy động dư luận, không phải vì các tình tiết liên quan đến vụ án mà vì cách đánh giá, nhận định của công an Việt Nam đối với những cá nhân lẽ ra phải xem là đồng phạm với các bị can…

Vì sao các “tiến sĩ” phải “mua” văn bằng 2 tiếng Anh của Đại học Đông Đô?

Mai Bá Kiếm

27-11-2020

Cơ sở 1 Trường ĐH Đông Đô tại 60B Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội). Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ GD&ĐT, trước khi bảo vệ luận án, nghiên cứu sinh phải có một trong các chứng chỉ, văn bằng sau đây:

Cập nhật tin: Bê bối ở đại học Đông Đô

BTV Tiếng Dân

Về chuyện Bộ GD&ĐT bị nghi ngờ tiếp tay cho ĐH Đông Đô làm bằng giả, thì Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ xử lý cá nhân, tập thể có liên quan đến vụ bằng giả ở ĐH Đông Đô, báo Thời Đại đưa tin. Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết sáng nay, “Bộ này chưa nhận được văn bản kết luận chính thức của Cơ quan điều tra Bộ Công an về vụ án cấp bằng giả của Đại học Đông Đô, các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để làm rõ thông tin và bản chất của vụ việc”.

‘Vụ Đại Học Đông Đô’ chỉ là phần nổi tảng băng

VOA

Trân Văn

25-11-2020

Công an Việt Nam vừa công bố Kết luận Điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra ở Đại học Đông Đô (ĐHĐĐ) – Hà Nội. Theo đó, ĐHĐĐ đã cấp khoảng 600 văn bằng Cử nhân tiếng Anh cho những người chỉ muốn có… bằng chứ không bận tâm đến kiến thức, kỹ năng. Phần lớn trong hơn 600 người đóng tiền để nhận văn bằng này là viên chức ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam đang muốn luồn sâu hơn, trèo cao hơn. Đáng nói là có 55/600 đã sử dụng văn bằng Cử nhân tiếng Anh loại này để… đoạt học vị… Tiến sĩ (1).

Trao đổi với Thái Hạo tiên sinh về gốc bệnh của giáo dục

Nguyễn Đình Cống

25-11-2020

Hôm 24/11/2020, Thái Hạo có viết bài: Đâu mới là gốc bệnh của giáo dục Việt Nam? Theo đó thì gốc bệnh nằm ở nền hành chính của giáo dục (GD). Tôi đoán Thái Hạo là bút danh của Ông hay Bà có tên khác. Vì không biết rõ nên xin tạm gọi Tiên sinh (TS).

Đâu mới là gốc bệnh của giáo dục Việt Nam?

Thái Hạo

24-11-2020

Hệ thống nhà nước đã thừa nhận sự yếu kém không thể làm ngơ của giáo dục và đề xướng một cuộc cách mạng gọi là “Đổi mới căn bản toàn diện”. Tuy nhiên, với việc dồn tổng lực vào viết chương trình và soạn sách giáo khoa, dù chính đáng, nhưng đã không trị đúng gốc bệnh.

Trao đổi với ông Vũ Đức Đam về giáo dục

Nguyễn Đình Cống

22-11-2020

Tháng 11/2020, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu về giáo dục ở Quốc hội, được nhiều người quan tâm. Nhân dịp này tôi thấy cần nêu vài ý kiến trái chiều để rộng đường dư luận.

20.11: Giáo dục XHCN hay phong kiến?

Chu Mộng Long

20-11-2020

Một Hội Cựu giáo chức của một trường đại học nọ tổ chức lễ 20.11 để vinh danh… nhà giáo đã nghỉ hưu. Nhiều người dự lễ xong kháo nhau rằng, trong buổi lễ toàn những người nghỉ hưu mà cũng có biển đề chức danh đặt trước từng ghế: Nguyên Bí thư đảng uỷ, Nguyên Hiệu trưởng, Nguyên Hiệu phó, Nguyên Trưởng khoa. Không ai vinh danh công trạng thì tự vinh danh mình bằng cái bảng tên cho cái ghế mỗi năm đến ngày 20.11 được ngồi một lần?

Lăng mộ bậc thầy

Tâm Chánh

20-11-2020

Hồi xưa đi học không biết cha cụ Đồ Chiểu là thư kí riêng của tổng trấn Lê Văn Duyệt. Chắc vì yêu quí cụ Đồ nên các thầy thời tôi đã né chi tiết này để cụ có một lí lịch đẹp. Hoặc ít ra là không bị bình giảng lung tung.

Đôi lời nhân phát biểu của ông Vũ Đức Đam

Nguyễn Đình Cống

20-11-2020

Vừa rồi, tại cuộc họp Quốc hội (tháng 11/ 2020), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có phát biểu về đạo đức xã hội, được nhiều người quan tâm, tạo nên một vài xúc động.

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Thư gửi anh Nhạ

Le Dung

20-11-2020

Trong khi rất nhiều bộ trưởng năm nay rộ lên phong trào viết thư cho giáo viên để thể hiện mình có giáo dục, nào thì là bộ trưởng vừa Cương vừa Thông, vừa Lông vừa Đạo, vừa Ê vừa Tí, rằng thì là vừa Tồi vừa Mai, vừa Tài vừa Chén và vừa Dông vừa Thao, nhưng lại không thấy anh Nhạ tôi đâu.