Về lương nhà giáo: Nói đi đôi với làm

FB Chu Mộng Long

1-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: VTV

Không có quốc gia nào có chế độ lương tệ hại đối với ngành giáo và ngành y như Việt Nam. Đối với ngành giáo, khi đang làm việc thì sống ngoắc ngoải, buộc phải tìm mọi cách, lương thiện thì dạy thêm, bất lương thì móc túi phụ huynh và những trò làm tiền như mua bán, hợp thức hóa bằng cấp. Đến khi nghỉ hưu thì từ ngắc ngoải đến… ngất!

Phán quyết giám đốc thẩm vụ học sinh phơi nắng

Chu Mộng Long

22-5-2020

Thông báo số 217/TB-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2020 – Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng được xem như Phán quyết giám đốc thẩm về vụ học sinh lớp 1 phơi nắng mà dư luận đang sục sôi.

Bộ trưởng Nhạ: Tới đây sẽ, tới đây sẽ…

FB Đào Tuấn

7-6-2018

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại phiên chất vấn. Ảnh: Internet

Hôm qua, khi Bộ trưởng Nhạ ngồi ghế nóng đến nghẽn mạng thì 95.000 gia đình ở Paris cũng tướt bơ làm thủ tục dự thi vào lớp 10. Và hôm nay, 95.000 thí sinh thi THPT, trong đó, ngót 40.000 sẽ bay khỏi hệ thống công lập.

Câu thần chú ‘văn học là nhân học’

Thái Hạo

15-10-2023

Khi tôi nêu quan điểm rằng môn Ngữ văn là môn dạy tiếng Việt, (trong đó có một mảng là tiếng Việt nghệ thuật – tức tác phẩm văn chương) thì lại gặp ngay cái câu nói đã như thành kinh thánh trên miệng nhiều người: Học văn là học làm người!

Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy tặng quà cho học sinh bằng… giấy!

LTS: Bài viết của tác giả Tùng Dương đăng trên báo Giáo dục Việt Nam hôm nay, có tựa đề: “Những đứa trẻ bị lừa dối và sự cẩu thả của Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy“. Không thể tưởng tượng được rằng, chuyện bi hài như thế này lại có thể xảy ra trong ngành giáo dục, là nơi được ví von một cách trân trọng, thực hiện sứ mệnh cao cả là “trồng người”!

Ông thầy đi học – “Sướng ích gì cho cam”

Lò Văn Củi

15-12-2017

Củi tui ghé quán cà phê của cô Sáu sồn sồn thì ông Ba Hu, anh Bảy Thọt đã ngồi ở đây. Ông Ba Hu là khách “thường trực” nơi này lâu lắm rồi, bởi cô Sáu tuy sồn sồn nhưng còn mặn mà quá xá, xưa còn con gái thì khỏi phải bàn rồi. Quán, ngoài chỗ để tụ tập, nói chuyện trời mây còn là nơi để điểm danh… còn trên cõi “Việt khổ” này hay đã theo âm binh nhị tỳ.

Việt Nam phải khẩn thiết “xóa bài làm lại”

Trương Nhân Tuấn

31-7-2023

Nhiều người cứ lo ngại, giáo dục của Việt Nam thế nọ thế kia. Giáo viên bỏ dạy đăng ký đi lao động bên Hàn quốc. Nghe nói họ làm một năm bên Hàn quốc, bằng 10 năm đi dạy ở Việt Nam.

Quỳ hay không quỳ?

Lê Nguyên Phương

15-5-2019

Lại một lần nữa rộ chuyện trong ngành giáo dục. Lần này là mâu thuẫn giữa phương pháp kỷ luật giữa gia đình và cô giáo. Cô giáo lần này bắt quỳ chứ không xử con kiểu “231.” Và bà mẹ thì phản đối chuyện cô giáo bắt con quỳ.

Những giọt nước mắt của Phạm Toàn

Ipick

Nguyễn Quang Dy

26-5-2019

Nhà giáo Phạm Toàn (trái) và nhà văn Phạm Xuân Nguyên. Ảnh: Trần Quốc Trọng

“Không thể đạt được điều gì vĩ đại trên thế gian này nếu không tâm huyết (Nothing great in the world has been accomplished without passion.” (Hegel, 1770-1831).

Nhân ngày 20 tháng 11, tự ngẫm về người thầy tri ân nhất

Nguyễn Danh Lam

21-11-2019

Một phần những “ông thầy” của tác giả còn gửi lại ở VN. Ảnh: FB tác giả

Ngày 20/11, tự nhiên ngẫm nghĩ, người Thầy nào mình biết ơn nhất, để lại ấn tượng lớn nhất?

Xin các thầy cô cũ tha thứ cho thằng học trò… vô ơn này, khi nó suy nghĩ theo một hướng khác. Tút này không hề có ý hạ thấp nghề giáo, bản thân cha mẹ người viết bài này cũng theo nghề giáo… nhưng.

Bạn nghĩ coi, trên đời có (những) người thầy nào như vậy không:

Vì sao cũng ‘đen’ nhưng rất khác?

Blog VOA

Trân Văn

30-5-2019

Trong số 985 sinh viên sĩ quan tung mũ lên trời (1), đánh dấu thời điểm tốt nghiệp Học viện Võ bị của Lục quân Mỹ (The United States Military Academy – USMA – thường được gọi tắt là West Point, tên một khu vực thuộc bang New York, nơi USMA tọa lạc), hôm thứ bảy vừa qua (25/5/2019), chỉ có 34 thuộc nhóm thiếu nữ da đen.

Liên kết dạy thêm và những chỉ đạo phòng lạnh

Thái Hạo

16-9-2023

Trong tình hình “liên kết” giữa các công ty/ trung tâm bên ngoài với các nhà trường/ đơn vị trên cả nước đang gây ra tình trạng bát nháo và nỗi khổ trăm bề cho học sinh-phụ huynh như hiện nay, lần theo đầu mối là công văn số 2456/SGDĐT-GDPT do Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế ký ngày 31 tháng 8 năm 2023, “đề nghị các Phòng giáo dục và đào tạo và đơn vị trực thuộc Sở nghiên cứu Chương trình học bổng để tổ chức triển khai và đăng ký tham gia”, tôi tìm thấy cái tên “Công ty TNHH Học viện Trực Tuyến kiến thức, kỹ năng và công nghệ Việt Nam”.

Bái phục Hoàng Tuấn Công

Bá Tân

27-7-2020

Danh tiếng Hoàng Tuấn Công trở nên quen thuộc với nhiều, rất nhiều người. Hoàng Tuấn Công là biểu tượng cho những ai ham muốn học hỏi, say mê nghiên cứu, dám vượt lên mình bằng kho tàng kiến thức từ trường đời bất tận.

Vụ án cô giáo Lê Thị Dung – chuyện vốn chẳng có gì

Thái Hạo

9-3-2023

1. Một trong những cơ sở quan trọng nhất để tòa án Hưng Nguyên buộc tội cô giáo Lê Thị Dung “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là cô đã không gửi Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan cho sở Giáo dục – Đào tạo phê duyệt. Cô Lê Thị Dung phủ nhận cáo buộc này vì cho rằng không cần phải gửi cho sở GD-ĐT.

Không phải chuyện đùa

Thái Hạo

9-6-2021

Một đề thi, chưa nói đến chuyện hay dở, sâu cạn nhưng dứt khoát phải đúng về mặt kỹ thuật và kiến thức. Câu 1 của phần Làm Văn trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Bình Phước đã mắc những cái sai không thể chấp nhận.

“Chỉ cần gửi tiền là được rồi”

Lưu Trọng Văn

6-10-2023

GS Nguyễn Tiến Lực. Nguồn: FB tác giả

Giáo sư Nguyễn Tiến Lực có hai bằng tiến sĩ công nghệ cao ở Mỹ. Ông từng là chủ tịch hội các nhà khoa học gốc Việt tại Mỹ, nhiều năm theo đuổi việc nâng cao ngành giáo dục và đào tạo công nghệ cao cho Việt Nam.

Người ta không dốt như quý vị nghĩ đâu!

Thái Hạo

6-12-2022

Như Trường Đại học Bách khoa mà thăng cấp lên thành Đại học Bách Khoa thì đâu có gì mới, nó vốn đã được thực hiện và tồn tại từ lâu. Ở Huế có Đại học Huế, trong Đại học Huế có các trường đại học thành viên như Sư phạm, Nông lâm, Kinh tế, Ngoại ngữ… Từ thời tôi đi học đã thấy cách tổ chức và gọi tên này. Vấn đề là tại sao người ta lại dùng một hệ thống tên gọi mà ai đọc vào nếu không thấy bất ổn thì cũng thấy tức cười như thế?

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Thư gửi anh Nhạ

Le Dung

20-11-2020

Trong khi rất nhiều bộ trưởng năm nay rộ lên phong trào viết thư cho giáo viên để thể hiện mình có giáo dục, nào thì là bộ trưởng vừa Cương vừa Thông, vừa Lông vừa Đạo, vừa Ê vừa Tí, rằng thì là vừa Tồi vừa Mai, vừa Tài vừa Chén và vừa Dông vừa Thao, nhưng lại không thấy anh Nhạ tôi đâu.

Tham nhũng tương lai

FB Bạch Hoàn

25-7-2018

Suốt cả tuần qua, tôi đã viết rất nhiều bài về giáo dục và người đứng đầu ngành này, tức ông Phùng Xuân Nhạ. Thế nhưng, tôi không dám đăng tải tất cả những bài viết ấy. Tôi luôn thường trực cảm giác hổ thẹn khi không đủ bút lực lột tả hiện thực tồi tàn, bệ rạc, hiện thực mục ruỗng và thối nát của ngành giáo dục.

Nhà trường đang bị biến thành trại giáo dưỡng?

Thái Hạo

14-9-2023

Chương trình giáo dục 2018 quy định học 2 buổi/ngày. Đây là một hướng đi đúng, nhưng là về mặt lý thuyết. Còn thực tế thì phải căn cứ vào nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập, căn cứ vào cơ sở vật chất và điều kiện thực hiện. Bằng không, nó sẽ biến nhà trường từ nơi giam nhốt học sinh mỗi ngày 1 buổi thành giam 2 buổi.

Đường nào ra biển?

Blog VOA

Trân Văn

26-6-2019

Người mẹ rơi nước mắt vì không kịp gặp con trước giờ thi. Ảnh: báo Tuổi Trẻ

Hàng triệu gia đình ở Việt Nam với hàng chục triệu người đang thắc thỏm khi con cháu bước vào Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2019 mà kết quả sẽ quyết định đứa trẻ có thể nhận bằng tốt nghiệp cấp ba hay không, sau đó, sẽ được trường đại học nào tiếp nhận (?).

Đổi mới giáo dục, bắt đầu từ đâu?

Thái Hạo

15-8-2021

Từ trường Đại học Duy Tân!

12.000 tỷ với 9.000 tiến sỹ trong thời đại toàn cầu hóa

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

2-12-2017

Gắn mác Tiến sĩ, Thạc sĩ để lấy “oai” với thiên hạ. Nguồn: báo TT

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 đã đồng ý duy trì một phần kinh phí để đào tạo tiến sĩ tiếp đề án 911 (đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 với khoảng 10.000 tiến sĩ tại các trường đại học có uy tín trên thế giới, khoảng 3.000 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết trong ngoài nước, 10.000 tiến sĩ trong nước).

Theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (lược trích Vietnamnet), mục tiêu đề án 8 năm giai đoạn 2018-2025 là sử dụng 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ, trong đó có 5000 tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài. Cơ chế khác trước đây: Đào tạo tiến sĩ phải gắn với sử dụng. Cơ sở nào có nhu cầu sử dụng tiến sĩ thì mới được đào tạo. Nhà nước hỗ trợ, nếu người đi học đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu, sẽ được cấp học bổng toàn phần hoặc một phần, mở rộng cho mọi đối tượng không phân biệt công lập hay tư thục.

Cần khởi tố hình sự vụ bạo lực học đường ở Hưng Yên

Chu Mộng Long

31-3-2019

Lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp ra tay “dẹp loạn” tại một trường phổ thông để chấn chỉnh nạn bạo lực học đường.

Viên ngọc quý báu giữa đời

Vũ Thư Hiên

9-9-2022

Tôi là kẻ sống dai. Cho nên những gì tôi viết về bè bạn thuần là những kỷ niệm về họ, phần nhiều là những người đã khuất. Tôi viết trước hết là để cho mình, như một lời nhắc. Rằng trong sự hình thành cái thằng tôi hôm nay, người nào cũng có phần trong đó.

Đất nước đẹp vô cùng nhưng các cháu nên đi

FB Nguyễn Tiến Tường

7-7-2018

Đọc bài trên VietNamNet về việc quan chức giáo dục cho con đi du học, tôi không quá bất ngờ. Hơn ai hết, bản thân người làm giáo dục hiểu rõ chất lượng của nền giáo dục hiện tại.

Trao đổi với Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập đô thị đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam

Hương Nguyễn

13-9-2017

Thưa Thủ tướng,

Tôi vừa đọc được tin về việc Thủ tướng Chính phủ quyết định sẽ thành lập đô thị đại học đẳng cấp quốc tế ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

RFA đưa tin: “Chủ trương hình thành những đại học có tầm cỡ quốc tế chính là mong muốn của các thế hệ lãnh đạo Chính phủ trước đây. Do đó, ông nhấn mạnh đây là lúc quyết định bắt tay vào thực hiện và không thảo luận thêm nữa”.

Tòa án huyện Hưng Nguyên đang áp dụng luật của ai?

Thái Hạo

14-5-2023

Cho đến ngày hôm qua, 13/5, sau 19 ngày tuyên án, tòa án huyện Hưng Nguyên vẫn chưa giao bản án cho người bị họ kết tội. Tức là đã quá 9 ngày theo luật định.

Nói thẳng: Giáo dục ngấm mùi tiền

Người Lao Động

17-9-2017

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Các vị không biết làm phép toán hay chỉ biết nhắm mắt mà thu, sống chết mặc bây – tiền thầy bỏ túi?

Xem “hoá đơn” thu tiền đầu năm ở Trường THCS Minh Tân (xã Minh Tân, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) đã thấy “choáng”.

Nghe tin Trường Tiểu học Chu Văn An (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) thu tiền học 16 triệu đồng/em/năm, muốn xỉu!

“Đạo văn” hay “cướp văn”?

FB Hoàng Tuấn Công

15-5-2018

Trong bài “Thời của hai chữ đạo văn” (Báo Lao Động – 2015), tôi có viết: “Đạo luận án” có thể xếp vào hàng “đại bợm”, sẵn sàng bê nguyên xi hàng chục trang viết của người khác. (Đa số các công trình này đều “xếp kho” sau khi “bảo vệ” xong nên rất ít khi bị phát hiện) […] Tục ngữ có câu “Gái đĩ già mồm, kẻ trộm lắm gan”. Tuy mức độ manh động có khác nhau, nhưng có thể nói “gan” kẻ “đạo văn” to hơn gan kẻ trộm nhiều. Bởi xưa nay, có đạo chích, đại bợm nào sau khi đột nhập lại dám để lại tên tuổi, địa chỉ đàng hoàng như kẻ “đạo văn”?.