“Xã hội hóa giáo dục”, dân hãi quá

Mạc Văn Trang

16-5-2020

Không biết trên trái đất này có nước nào dùng khái niệm “xã hội hoá giáo dục” như nhà nước Việt Nam không? Chắc không có!

Sự ra đi của một trí thức

FB Luân Lê

9-5-2018

GS Trương Nguyện Thành Ảnh: TTT

Trong những ngày vừa qua, phải nói rằng, dư luận đã có nhiều ý kiến và quan điểm rất trực tiếp về sự ra đi bất đắc dĩ, nhưng hoàn toàn có thể thay đổi được thực tế oái oăm đó, của một vị giáo sư người Mỹ đã học tập, nghiên cứu và giảng dạy hơn ba mươi năm tại một đất nước văn minh nhất thế giới và hiện đang công tác tại ngôi trường đại học nổi tiếng hàng đầu thế giới, Utah.

Về cách đọc tên các nguyên tố hóa học theo chương trình sách giáo khoa mới

Thái Hạo

21-12-2023

Nếu bây giờ bạn chỉ vào một chiếc mâm và hỏi con: “Chiếc mâm này được làm bằng [chất] gì?”, nó trả lời “Aluminium”. Bạn lại nói, “là nhôm chứ”, nó cãi, “không, là Aluminium!”. Bạn nghĩ sao?

Đòn roi và Quyền lực

Hiệu Minh

5-1-2022

Như các báo đưa tin, mới đây một em bé 8 tuổi bị vợ chưa cưới của cha mình hành hạ dã man đến tử vong. Đây không phải là vụ đầu tiên hay cuối cùng về hành hạ trẻ ở xứ ta.

Quỳ hay không quỳ?

Lê Nguyên Phương

15-5-2019

Lại một lần nữa rộ chuyện trong ngành giáo dục. Lần này là mâu thuẫn giữa phương pháp kỷ luật giữa gia đình và cô giáo. Cô giáo lần này bắt quỳ chứ không xử con kiểu “231.” Và bà mẹ thì phản đối chuyện cô giáo bắt con quỳ.

Sách giáo khoa và ông Bộ trưởng… thiệt tình!

Blog VOA

Trân Văn

31-5-2022

Bộ Trưởng Nguyễn Kim Sơn. Nguồn: VNE

Cá nhân tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra trên đất nước mình

Thái Hạo

5-5-2023

Theo báo GDTĐ đăng tải hôm qua, gia đình bà Dung đã từng có “đơn kêu oan” gửi đến Viện kiểm sát nhân tối cao tại Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi cơ quan này chuyển đơn về thì VKS huyện Hưng Nguyên đã thẳng thừng từ chối nhận đơn.

210 nghìn tỉ đồng, lớn hay không lớn?

Thái Hạo

25-9-2023

Hơn 210 nghìn tỉ đồng đổi mới trương trình sách giáo khoa“, chắc có nhiều người sẽ giật mình, thậm chí còn xót xa, giận giữ.

Nhưng khoan, tám năm, 210 nghìn tỉ đồng, tức mỗi năm hơn 26 ngàn tỉ đồng. Nó lớn đến mức nào?

Nhà giáo Lê Thị Dung và lệnh bắt giam trái pháp luật (Kỳ 1)

Trần Hồng Phúc

18-6-2023

Mấy ngày cuối tuần, không được nghỉ ngơi vì tôi phải dành toàn bộ thời gian cho những vụ án khác của khách hàng đang nhận trách nhiệm. Nói như vậy, không phải tôi không còn quan tâm đến nhà giáo Lê Thị Dung; trái lại – đối với mỗi phận người bị oan, khi đã nhận trách nhiệm bào chữa, thì đồng nghĩa với việc tôi đã tự cứa vào tim mình một vết đau cả về tinh thần lẫn thực thể… và tôi biết, sẽ đau cho đến ngày họ được giải oan.

Giáo dục Việt Nam: Nỗi đau nhiều kiếp chưa tan

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-1-2018

Ảnh: internet

I. AI ĐỀ XUẤT TƯ TƯỞNG TÍCH HỢP ?

Khi nghe tin chương trình Giáo dục Phổ thông mới đã tiến hành gộp 3 môn Vật Lý – Hóa Học – Sinh Vật vào một môn để cho một giáo viên dạy, và gộp 2 môn Lịch Sử – Địa Lý cũng vào một môn và cũng cho một giáo viên dạy, thì hồn xiêu phách lạc. Bởi đó sẽ là tai họa lớn cho nền Giáo dục Việt Nam. Không đi vào phân tích chi tiết, xin đưa ra vắn tắt mấy lý do cơ bản sau đây.

Hàng rào trong đầu mới là thứ cần dỡ bỏ (Phần 1)

Nguyễn Thông

8-12-2022

Hôm 5.12, báo chí mậu dịch thông tin việc chính quyền Hà Nội sau rất nhiều bàn tính, nâng lên đặt xuống, đã quyết định dỡ bỏ hàng rào bao quanh công viên Thống Nhất. Dư luận báo chí quốc doanh coi đó là sự đổi mới, đột phá, tiến bộ, cởi mở, là điều đáng khen ngợi.

Lũng Luông, “Mèo trắng, mèo đen”

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế

Thuận Kiệt

12-9-2017

Trường Lũng Luông ở Thái Nguyên, nhìn từ trên cao. Ảnh: Kênh 14

Một sự cộng tác vô tình có thể tạo cơ hội cho những kẻ tham nhũng khoác áo “người tử tế”, thành “ân nhân” của tầng lớp người nghèo – mà vốn họ là nạn nhân của chính nạn tham nhũng.

Ngôi trường cho trẻ nghèo ở Lũng Luông, xã Thượng Nung, Thái Nguyên đang được dư luận quan tâm và tranh cãi nhiều chiều. Có thể tóm tắt sự việc như sau:

Cái ác vật thể và cái ác phi vật thể

Nguyễn Văn Nghiêm

4-12-2017

Nói cho cùng, cái ác hay sự thiện lành đều tiềm ẩn trong mỗi con người, nó cũng giống như bào tử nấm có sẵn trong tự nhiên, với thời tiết, nhiệt độ thích ứng với loại bào tử nào thì loại nấm đó sẽ mọc tỉ lệ. Khi thời tiết xấu, khí độc nhiều, đương nhiên là nấm đỏ, nấm độc sẽ mọc nhiều, ngược lại, không khí trong lành, ẩm độ vừa đủ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm mối hay nấm rơm sẽ mọc. Cái ác và sự thiện lành trong xã hội cũng vậy, khi mà môi trường giáo dục, văn hóa, ứng xử xã hội thiếu lành mạnh, thậm chí vô luân thì nhất định người ta phải mang cái ác ra để đối đãi với nhau và đương nhiên cái ác sẽ có cơ hội trỗi dậy, mọc ra như nấm sau mưa.

Cả thầy và trò?

Đoàn Bảo Châu

21-12-2022

Thầy thì vật lộn với những chương trình cải cách được cập nhật liên tục, trò thì khốn khổ với cả núi bài tập. Cả thầy và trò đều phải tranh đấu với những danh hiệu nhưng chất lượng giáo dục thì cứ đi xuống.

Vì sao luôn luôn có những làn sóng chửi rủa ngành giáo dục?

Đào Tiến Thi

16-9-2018

Học sinh một trường tiểu học trong một lễ khai giảng. Ảnh minh hoạ lấy trên mạng

Từ nhiều năm nay, nhất là từ thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trở đi, cứ động đến ngành Giáo dục (GD) là từ người dân thường đến trí thức, quan chức, đại biểu Quốc hội, đều buông lời phê phán, công kích, chửi rủa. Hình ảnh các ông bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Phạm Vũ Luận,… ra trước Quốc hội thường là rất thảm hại.

Bệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục

Chu Mộng Long

2-4-2019

Khá Bảnh tại cơ quan điều tra hồi tháng 2/2018 vì tổ chức đánh bạc. Ảnh cắt từ clip/ báo TT

Tôi quan tâm hiện tượng Khá Bảnh khá sớm. Tôi từng bắt gặp con tôi ngồi mở YouTube xem Khá Bảnh chọc lét người nghe và biểu diễn những trò nghịch ngợm. Không chỉ xem, nó còn bắt chước những động tác xoay tay và nhảy như Khá Bảnh.

Một số ngụy biện bao che

Nguyễn Đình Cống

4-11-2023

Đó là những ngụy biện nhằm bao che cho những người chịu trách nhiệm chính trong việc làm suy thoái nền giáo dục (GD). Các ngụy biện này được dùng trong bài của GS Lê văn Canh, đăng trên báo VietNamNet ngày 1-11-2023 dưới nhan đề “Những nghịch lý giáo dục trong nền kinh tế thị trường”. Ngụy biện theo kiểu “Lập lờ đánh lẫn”.

Chợ trời giáo dục!

Mai Bá Kiếm

13-9-2020

Năm 1999, họp Hội Phụ huynh đầu năm học lớp 10, trường Nguyễn Thị Minh Khai, thầy Cát (dạy toán) chủ nhiệm lớp con trai tôi, đã mớm ý bầu tôi vào hội phụ huynh: “Xin giới thiệu với phụ huynh, trong lớp mình có anh Mai Bá Kiếm là nhà báo, đề nghị bầu anh vào hội phụ huynh để anh giúp đỡ về quảng bá, tuyên tuyền thành tích học tập của lớp”.

Giáo viên … “mất dạy”

Nhân Trần

6-3-2019

Chiều nay, khi đi làm về, như thường lệ, tôi ghé quán nước ngồi ngắm dòng người qua lại trên đường, đó là sở thích bất diệt của tôi. Bên cạnh tôi là một ông xe ôm đang nằm trên yên xe, vắt chân lên tay lái đọc báo qua chiếc điện thoại, bỗng dưng ông buột miệng chửi: đồ giáo viên… mất dạy. Tôi sững người nhìn ông, ông chỉ bảo… đọc báo đi.

Thế giới vẫn làm, sao ta phải bỏ?

Nguyễn Quốc Vương

3-4-2022

Có những bạn lý luận bỏ trường chuyên, bỏ thi học sinh giỏi (không thấy nói đến thi giáo viên giỏi) thế nào được vì “Trên thế giới vẫn có trường chuyên, thi học sinh giỏi”.

Có hay không hiệu trưởng Lê Xuân Trung mạo danh 71 giáo viên ký tâm thư xin giảm án cho Chử Xuân Dũng?

Chu Mộng Long

27-7-2023

Hiện đang có thông tin trái chiều về Tâm thư xin giảm án cho bị cáo Chử Xuân Dũng.

Dạy thêm, học thêm: Tội ác thuộc về những kẻ làm chương trình và sách giáo khoa

Chu Mộng Long

2-1-2020

Không học thêm, không vượt qua được các kỳ thi.

Mới vào lớp Một, trẻ em sau một học kỳ đã buộc phải đọc thông, viết thạo. Đọc hiểu được 9 môn học bắt buộc và 14 đầu sách tham khảo. “Học nhanh để còn học các môn khác” là chủ trương của Tổng chủ biên Nguyễn Minh Thuyết mà bà Nguyễn Thị Hạnh, người phát ngôn của ông Thuyết biện bạch trong vụ sách giáo khoa vừa rồi.

Nói là cải cách với chủ trương “chuyển truyền thụ tri thức sang phát triển năng lực”, nhưng sự nhồi nhét càng ngày càng khủng khiếp hơn. Từ Chương trình 2000 trở đi, sự nhồi sọ đã gia tăng lên cấp số nhân so với trước. Một vài ví dụ về các môn học chính.

Môn Tiếng Việt và Ngữ văn, lẽ ra ở trình độ phổ thông, học sinh học tiếng Việt và tiếp cận văn bản văn học để sử dụng cho mục đích nghe, nói, đọc, viết, đằng này trẻ phải học như một nhà nghiên cứu ở trình độ đại học. Học đủ loại tri thức từ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp các loại. Nhiều loại ngữ pháp mà trình độ tiến sỹ như tôi cũng chưa cần như ngữ pháp chức năng, ngữ dụng học…

Học sinh rơi vào một thứ ma trận hùm bà lằng trong sự phân loại bất nhất mà sách giáo khoa yêu cầu. Ở sách lớp 7 có dạng bài tập phân loại ngữ pháp với cái ma trận mà trình độ tiến sỹ như tôi cũng bị loạn não. Còn đọc hiểu văn bản, lẽ ra văn bản chỉ là phương tiện để học sinh trải nghiệm sống và trải nghiệm sáng tạo thì toàn là câu hỏi vụn vặt, máy móc, chồng chéo câu trước với câu sau, thậm chí có những câu hỏi ngu ngơ để học sinh trả lời xong thì thấy mình ngu ngơ hơn. Và môn này cũng khoe đủ loại kiến thức tầm đại học như thi pháp học, tự sự học.

Tôi vốn là học sinh giỏi toán, nhưng bó tay với những bài toán ở trung học cơ sở chứ chưa nói ở trung học phổ thông. Có những bài toán lớp 7, lớp 8, tôi mang cho giảng viên đại học giỏi có tiếng giải giúp, anh ta giải suốt một buổi gần 4 tiếng chưa ra. Tôi hỏi, vậy thì sao trẻ em làm được? Anh ta bảo phải học thêm. Tôi lại hỏi, người dạy thêm ở phổ thông chắc chắn không giỏi hơn anh thì làm sao giải ra? Anh ta bảo, người ta dạy theo bài mẫu, tức người ra đề đã giải mẫu, học sinh không hiểu thì học thuộc!

Các môn học khác cũng tương tự. Không học thêm thì không thể vượt qua các kỳ kiểm tra và thi. Những kiến thức gì có ở đại học thì người ta ném hết xuống phổ thông bất luận “đảm bảo tính vừa sức” trong nguyên lý giáo dục. Ban đầu tôi những tưởng đám giáo sư, tiến sỹ làm sách giáo khoa khoe chữ, khoe kiến thức. Nay mới hiểu người ta tạo áp lực cho cả một bộ máy giáo dục làm tiền. Một nền giáo dục đua nhau làm tiền thì nhân dân bị vắt chày ra nước và con em chúng ta thì không ngu ngơ cũng điên loạn.

Báo VTC gần như đổ lỗi cho giáo viên. Theo tôi, lỗi từ đứa chủ trương “học phí thấp thì không thể có chất lượng cao”, tiếp đến là đội ngũ biên soạn chương trình và sách giáo khoa. Tội ác này đến lúc phải phán xử một cách sòng phẳng.

Chuyện học văn, làm văn (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

29-6-2023

Nhân chuyện thiên hạ đang lời ra tiếng vào về đề thi môn văn, về bài văn dài 22 trang… nhà cháu ngẩn ngơ nhớ lại chuyện dạy văn, học văn, làm văn, thi văn những năm chưa xa.

Nguyên nhân nào dẫn tới một nền giáo dục thất bại toàn diện?

Đỗ Ngà

1-9-2019

Có thể nói trong cuộc đời con người phải tốn rất nhiều thời gian để đi học. Trong 60 năm cuộc đời (năm mà người lao động về hưu) thì hết 2% thời gian trong đó là người ta dùng để học mẫu giáo, 20% trong đó là dùng cho việc học phổ thông, 4% trong đó học nghề, 8% trong đó dùng để học đại học (xem như đã học đại học thì không học nghề), 4% thời gian cuộc đời là dùng để học cao học, và 10% cuộc đời để làm nghiên cứu sinh.

Rất thông cảm và quý trọng các vị, các bạn, nhưng…

Nguyễn Đình Cống

29-11-2021

Đó là các vị, các bạn đang ra sức bênh vực cho khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”.

“Thoát tủ” văn học chính là cởi trói cho dân tộc!

Nguyễn Tiến Tường

25-6-2023

Tôi chưa được tiếp cận đề thi và bài làm 21 trang của cô bé ở Hà Tĩnh. Có bạn đọc cung cấp đề nghị luận, có bạn cung cấp đề phân tích nhân vật. Dù là đề nào thì cháu cũng viết quá dài.

Đôi lời với các cô cậu cán bộ có con được nâng điểm

Đoàn Bảo Châu

18-4-2019

Tôi nhìn danh sách các cháu được nâng điểm thì thấy bố mẹ toàn là cán bộ, mà cán bộ thì phải là đảng viên mới được làm cán bộ, do vậy tôi nghĩ gửi vài lời cho các cô cậu cũng là việc nên làm.

Cũng phải giải thích rõ là tại sao tôi gọi là các cô, các cậu mặc dù trong ấy có người hơn tuổi tôi, lý do là bởi về mặt nhân cách các cô các cậu rất thấp, mà có thể không có nhân cách mà chỉ có bò sát cách. Tôi cũng không thích mày tao, nghe thế nó hơi chợ búa và bình đẳng quá, mà tôi thì không bao giờ coi mình ngang hàng với các cô, các cậu.

Một tỷ của dân, một tỷ của họ

Nguyễn Tiến Tường

29-5-2019

1. Một tỷ của dân, nhiều lắm. Tôi tin đại bộ phận nhân dân cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay cũng chưa bao giờ được sờ vào một tỷ. Nhân dân không có nổi tiền thuê xe, phải quấn xác vào chiếu vắt vẻo sau xe máy chở về nhà. Nhân dân trọng bệnh, nằm dài chờ chết.

Tản mạn chuyện cuối năm Canh Tý (2020)

Nguyễn Thái Nguyên

29-12-2020

Mấy tháng qua, vẫn biết thân phận của kẻ về hưu như tôi đối với chuyện của ông Donald Trump – Joe Biden và chuyện nước Mỹ thì chẳng có chút lợi lộc gì cho bản thân hay vợ con mình. Chuyện đảng và các cấp, các ngành rầm rộ chuẩn bị ĐH 13 thì không mấy ảnh hưởng đối với bọn về hưu như tôi. Vậy mà chuyện của xứ cờ hoa xa xôi ấy lại làm cho tôi mệt mỏi như là chuyện của chính nhà mình vậy. Thế mới kỳ cục cho cái thân chưa già lắm nhưng có lẽ đã lẩm cẩm rồi.

Làm sao thức tỉnh được ngành giáo dục?

Báo Sạch

6-12-2020

Thư tuyệt mệnh của nữ sinh và nỗi đau của những người làm cha làm mẹ. Ảnh: VNN

Nữ sinh lớp 10 Trường THPT Vĩnh Xương (Tân Châu, An Giang) để lại thư tuyệt mệnh và uống thuốc tự tử ngay tại trường để minh chứng mình không vi phạm như quyết định xử lý của trường.

Vì sao nữ sinh phải lấy cái chết để minh oan?

Theo bà Q, mẹ của nữ sinh Y, nguyên nhân bắt đầu từ Y không tham gia học phụ đạo có thu phí do trường tổ chức. Đồng thời, giáo viên môn toán trong lớp “để ý” em mặc áo dài mỏng, có lời nói làm nhiều bạn học trong lớp chú ý, khiến em ngượng ngùng…