Buồn và ngán ngẩm!

Nguyên Tống

23-2-2023

Thái Hạo và GS Hoàng Dũng. Ảnh: FB Thái Hạo

Mình vừa đọc một stt của facebooker Thái Hạo, nói rằng anh ta được mời đến nói chuyện với phụ huynh học sinh về chủ đề sách vở, giáo dục tại Thanh Hoá vào sáng mai, nhưng sát giờ thì Ban tổ chức nói là huỷ lời mời vì có ý kiến của bên an ninh gì đó là không nên mời diễn giả Thái Hạo. Mình thấy thực sự buồn và ngán ngẩm.

Da thịt đàn ông và việc dùng nhục dục để câu view

Nguyễn Phương Mai

21-2-2023

Ảnh chụp màn hình chương trình Hai Ngày Một Đêm, Tập 30

Trong chương trình Hai Ngày Một Đêm mới đây, Hiếu Thứ Hai đã dần dần bị lột sạch đồ mỗi khi các chiến hữu của anh đoán sai bài hát. Cuối cùng, anh phải chui vào một cái thùng để che phần cơ thể nhạy cảm.

Mỗi đứa trẻ được sinh ra trong cái xã hội Việt Nam này là một bi kịch

Thái Hạo

21-2-2023

Mỗi đứa trẻ được sinh ra trong cái xã hội Việt Nam này là một bi kịch. Có khi khổ từ ngay cái cách mà ngày đầu người mẹ mang chúng đến, người ta coi ngày giờ bói toán sao đó, mổ lôi ra cho được đại cát! Rồi vừa bú vú mẹ vừa phải bú bình để “bổ sung dưỡng chất”.

Hồ sơ tố cáo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi (Bài 4)

Đỗ Thành Nhân

10-2-2023

Tiếp theo bài 1bài 2bài 3

Bài 4. Chuẩn bị làm việc với thanh tra Sở TT&TT

Hồ sơ tố cáo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi (Bài 1)

Đỗ Thành Nhân

2-2-2023

Bài 1: Tóm tắt vụ việc

Bất công trắng trợn! Cứu tôi với!

Trần Thị Lịch

7-1-2023

Cô giáo Trần Thị Lịch. Nguồn: FB nhân vật

Trên 20 năm công tác của một nhà giáo đảng viên trong ngành giáo dục, không vi phạm, chưa có một Hội đồng kỷ luật nào năm qua mà giờ chỉ đơn giản là một tờ giấy A4 cho thôi việc của một bà hiệu trưởng.

Liên minh ma quỷ

Nguyễn Thông

30-12-2022

Hôm qua, báo chí đăng tin Thanh tra chính phủ đã chỉ ra sự câu kết giữa Bộ GD-ĐT và Nhà xuất bản Giáo dục về “tham nhũng” sách giáo khoa. Giờ mới vạch trần, lôi cổ chúng nó ra là đã khí muộn, quá muộn. Đó là thứ liên minh ma quỷ tồn tại, công khai tác oai tác quái cả nửa thế kỷ, bóc lột bóp nhặt từng xu của người đi học.

Bình thường cho những điều bình thường

Huy Đức

29-12-2022

Ảnh: FB tác giả

Mặc dù vẫn có những truyện ngắn, thơ và phỏng vấn rất đặc sắc, tôi không điểm Viết & Đọc số Mùa Đông 2022 như thường kỳ.

Làm bạn với con, giải pháp tốt nhất!

Đoàn Bảo Châu

27-12-2022

Mấy tuần trước, có một vụ học sinh nhảy lầu nhưng truyền thông không dám động tới. Nguyên nhân là bởi gia đình rầy ra khi nhà trường cho điểm Văn Minh thấp.

Văn chương hội hè và những con cá chết

Nguyễn Tấn Cứ

27-12-2022

(Qua scandal của bà “nhà thơ của thế giới” và một số nhà thơ nhà văn của Hội nhà văn Việt Nam được cùng tiến cử để nhận “giải thưởng văn chương quốc tế” mới thấy sự “đàn đúm” vô nghĩa của cái “hội hè” tào lao xịt bọp nầy).

Không trách tím mimosa

Lê Huyền Ái Mỹ

26-12-2022

Ảnh: Báo Dân Việt

Đưa cho Lê Trung Việt tập thơ của một nhà thơ đồng hương, anh chả thèm đọc, quăng ngay một câu, thơ lão này, một ngày anh làm chục bài, rồi cười phe phe, đi mất.

Tư duy phản biện, lỗ hổng toang hoác trong giáo dục ở Việt Nam

Đoàn Bảo Châu

22-12-2022

Đây chính là điều cốt tử để đánh giá một nền giáo dục. Tư duy phản biện không phải là cái gì ghê gớm mà đơn giản chỉ là luyện cho học sinh khả năng tổng hợp thông tin, soi một vấn đề từ nhiều chiều khác nhau rồi đưa ra kết luận.

Cả thầy và trò?

Đoàn Bảo Châu

21-12-2022

Thầy thì vật lộn với những chương trình cải cách được cập nhật liên tục, trò thì khốn khổ với cả núi bài tập. Cả thầy và trò đều phải tranh đấu với những danh hiệu nhưng chất lượng giáo dục thì cứ đi xuống.

Đạo đức

Thái Hạo

21-12-2022

Tôi muốn chia nó thành 2 lớp, là đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân.

Xin lấy một ví dụ cho dễ hình dung. Năm 2015, “Ngày 2/10, hàng trăm người dân xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá) đã đến UBND xã phản ứng trước việc huyện quy hoạch bãi rác cách khu dân cư ở điểm gần nhất chỉ khoảng 100m. Bà con phản ánh, họ không được chính quyền thông báo, họp dân, xem xét nguyện vọng đã tự ý khoan thăm dò, lập bãi rác là chưa khách quan và chưa thấu tình, đạt lý” (báo Đại đoàn kết). Xã Thanh Sơn chính là xã tôi. Sự phản ứng đã biến thành một cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng không khoan nhượng. Tình hình rất căng thẳng, kéo dài, cuối cùng chính quyền phải hủy bỏ quy hoạch này.

Nhân vụ giáo viên đi tiếp khách, kể thêm chuyện này

Thái Hạo

19-12-2022

Cách đây ít lâu, một cậu công an gặp tôi, nói nhiều chuyện, sau đó cậu ấy quay qua hỏi về những tiêu cực trong ngành giáo dục. Không phải cậu ta muốn biết hiện nay có những thứ sai trái gì đang diễn ra trong đó, mà là làm cách nào để xử lý được.

Ai và cái gì gây ra tệ nạn giáo dục? (Phần cuối)

Nguyễn Đình Cống

12-12-2022

Tiếp theo phần 1

Về trách nhiệm của người đứng đầu, một tổ chức, một đất nước đều có người đứng đầu. Trừ những trường hợp quá đặc biệt, còn thì họ phải chịu trách nhiệm chính về mọi việc xảy ra trong phạm vi họ quản lý, không được phép đổ lỗi cho bất cứ ai, đặc biệt là cho khách quan, cho cấp dưới. Tôi nhận thấy rằng “Một việc dù có hay, có tốt đến mấy cũng chỉ có thể làm thành công khi nó biến được thành nhận thức sâu sắc và tình cảm mãnh liệt của người đứng đầu tổ chức”. Ngoài ra thì còn cần nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng. Chưa được như thế thì phần nhiều người ta chỉ làm cho qua chuyện.

Ai và cái gì gây ra tệ nạn giáo dục? (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

12-12-2022

Trước khi thống nhất đất nước, ở hai miền Việt Nam giáo dục vẫn phát triển bình thường, mặc dầu xã hội gặp nhiều khó khăn do chiến tranh, do sai lầm về đường lối kinh tế. Sau khi đổi mới về kinh tế thì cơ sở và đời sống vật chất của một số người được tăng lên, đặc biệt có những người trở nên rất giàu, được gọi là tư bản đỏ. Nhưng nền giáo dục, đạo đức, văn hóa lại bị xuống cấp, gây ra nhiều tệ nạn, càng cải cách càng lệch lạc vì không chịu chấp nhận nguyên nhân cơ bản để khắc phục mà chỉ muốn vá víu, do đó sửa cái sai này thì tạo ra cái sai khác mà thôi.

Chiến tranh, có thể làm chết nhiều người, phá hỏng nhiều cơ sở vất chất nhưng không trực tiếp phá hỏng văn hóa, đạo đức, giáo dục. Ngược lại, trong hòa bình, khi phạm sai lầm trong quản trị xã hội thì việc hủy hoại đạo đức, phá nát giáo dục lại xảy ra trong thời gian ngắn.

Đứng bên ngoài nhìn vào nền giáo dục phổ thông thì thấy mọi hoạt động vẫn bình thường. Nó như một rừng cây, vẫn xanh tươi, vẫn có một ít hoa thơm quả ngọt, nhưng đó chỉ là sản phẩm phụ, cục bộ. Để có được hoa quả ấy thì phải chịu nhiều thiệt hại.

Khi thâm nhập vào khu rừng giáo dục, đi dò dẫm từng bước mới phát hiện ra vô số tiêu cực, rác rưởi, cạm bẫy. Những thứ đó vốn không có sẵn trong nhà trường, chúng do con người tạo ra bằng các quy chế. Những thứ đó đã biến việc học tập là hạnh phúc của thế hệ trẻ trở thành gánh nặng bắt buộc, làm hủy hoại tuổi thơ, biến hoạt động của thầy cô với lòng yêu thương và sáng tạo thành ra một dạng lao động khổ sai, biến quan hệ thiêng liêng thầy trò thành ra thứ để mua bán.

Những tiêu cực, cạm bẫy trong nhà trường đã được phanh phui nhiều trên báo chí. Thái Hạo nhận xét: “Đó  là nền giáo dục độc ác, vô luân, khốn nạn tận cùng, phi nhân tính” (bài “Những cái ‘Thời khóa biểu’ khốn nạn”). Mới nghe qua thì thấy nhận xét đó là cực đoan, quá khích, nhưng phân tích kỹ thực tại thì thấy nó phản ảnh đúng phần lớn sự thật.

Xin không kể thêm những chuyện đau buồn, chỉ cố gắng tìm nguyên nhân cơ bản tạo ra những tai họa như vậy. Có kết quả A, tìm được nguyên nhân trực tiếp gây ra là B. Tiếp tục câu hỏi “B này do cái gì trước đó sinh ra”. Cứ truy như vậy sẽ đến lúc bí, phải cho rằng tại Trời. (Nguyễn Du viết: Ngẫm hay muôn sự tai Trời). Vì vậy không cần, không thể truy đến nguyên nhân cuối cùng mà phải dừng lại ở một chỗ nào đấy đủ để xử lý, nghĩa là thấy tạm được, không cần đặt thêm câu hỏi hoặc rất khó tìm câu trả lời. Mà một kết quả không phải chỉ do một nguyên nhân. Phải có ít nhất hai yếu tố kết hợp, một đóng vai trò nhân, yếu tố kia là duyên. Nhân kết hợp với duyên (duyên khởi) mới tạo ra kết quả.

Truy tìm nguyên nhân còn qua hai bước. Thứ nhất tìm xem cái gì là nhân và duyên. Thứ hai tìm xem ai phải chịu trách nhiệm chính.

Tôi đã tìm và rút ra một số kết luận, xin trình bày để trao đổi với những người có quan tâm.

Trong tai họa của giáo dục cũng như nhiều tai họa của đất nước thì nhân và duyên, một bên là những yếu kém, tiêu cực trong truyền thống của dân tộc, bên kia là những độc hại trong chủ nghĩa Mác – Lênin (CNML). Hai yếu tố này kết hợp với nhau một cách tự phát chứ không do con người vạch kế hoạch và điều khiển. Nhân là cái thuộc chủ thể. Duyên là tác động từ bên ngoài.  Ở về phía dân tộc thì nhân là sự yếu kém, tiêu cực trong truyền thống còn về phía đảng cộng sản thì nhân là độc hại của CNML.

Truyền thống dân tộc, ngoài những điều tốt đẹp, còn có một số yếu kém. Khi chính quyền quang minh chính đại thì những yếu kém bị hạn chế và bị đẩy lùi. Khi chính quyền tham nhũng, bất lực thì tiêu cực phát triển. CNML, ngoài một số điều tốt đẹp dùng để tuyên truyền thì nó chứa những điều trái với Đạo Trời, không thuận lòng người. Đó là những độc hại do sự tàn bạo, dối trá của chuyên chính vô sản cùng với độc quyền đảng trị.

Còn việc ai phải chịu trách nhiệm chính? Đó là những người lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước.

Để tránh quá dài, bài này chỉ tập trung phân tích những độc hại của CNML và những người chịu trách nhiệm chính. Tạm chưa phân tích truyền thống của dân tộc mà yếu kém có liên quan đến giáo dục rõ nhất là thói háo danh. Điều này nhiều người đã biết.

Nhu cầu con người có từ thấp đến cao. Với đại đa số người, chỉ khi thỏa mãn được nhu cầu thấp mới phát sinh nhu cầu cao. Mà nhân loại phát triển cần dựa vào nhu cầu bậc cao, còn nếu chỉ quan tâm nhiều đến nhu cầu bậc thấp thì sẽ tự kìm hãm trong vòng sinh vật.

CNML chủ yếu quan tâm đến nhu cầu thấp nhất của nhân loại. Tuy có bàn về chống bóc lột, đem lại bình đẳng, bác ái, ấm no, tự do, hạnh phúc cho người lao động, nhưng đó không phải là bản chất của CNML. Những điều đó được các ông tổ cộng sản sao chép lại từ thời xa xưa. Trong lịch sử nhân loại, trước Mác và Lênin nhiều ngàn năm đã có các vĩ nhân bàn luận, mong ước các việc tốt đẹp đó, đồng thời với Mác – Lê cũng có nhiều người chủ trương những việc đó.

Bản chất của CNML là làm cách mạng để tiêu diệt giai cấp hữu sản, để chôn vùi chế độ tư bản, để công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất, để thiết lập nền chuyên chính vô sản với độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Làm như vậy là ngược với quy luật phát triển, nhưng một số lãnh đạo các đảng cộng sản vì tham lam, thèm khát độc quyền nên cố kiên trì. Còn việc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thực chất chỉ là những chiếc bánh vẽ để tuyên truyền lừa dối.

CNML dựa trên nền tảng triết học duy vật, đề lên quá cao vài trò của vật chất, cho rằng vật chất có trước, quyết định ý thức và hạ tầng cơ sở quyết đình thượng tầng kiến trúc. Về lao động, CNML đề cao hoạt động tay chân của công nông trong sản xuất mà coi nhẹ lao động trí óc. Với nhận thức như vậy, người ta xem nhẹ vai trò, chức năng của giáo dục.

GS Đào Văn Tiến (1920 – 1995) khi sắp mất đã viết báo xin lỗi vì trong nhiều năm đã giải thích sai cho sinh viên khi nhấn mạnh tác dụng của lao động chân tay mà ít quan tâm đến lao động sáng tạo của trí tuệ.

CNML xem thường các phẩm chất đạo đức nhân văn như tình yêu thương và tôn trọng con người, nhân nghĩa, trung tín, liêm sĩ v.v… mà đề cao đạo đức cách mạng như giữ vững lập trường giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với CNML (thực chất là trung thành với người cầm đầu Đảng Cộng sản), tuyệt đối phục tùng kỷ luật của đảng v.v… Một số phương châm hành động của CNML đã thể hiện trong lời của bài Quốc tế ca (“Quyết phen này sống chết mà thôi. Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành. Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”.)

Những tuyên truyền viên CNML một thời đã lôi kéo được nhiều người theo. Với người nghèo thì họ đưa mồi nhử là tước đoạt tài sản của người giàu để chia, nhằm thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp của họ. Rồi còn để cho vô sản được là chủ tư liệu sản xuất và giữ quyền lãnh đạo nhà nước. Với trí thức họ khêu gợi lòng nhân ái, thương yêu người cùng khổ vì không có tư liệu sản xuất mà phải bán sức lao động rẻ mạt, bị bóc lột đến cùng cực. CNML trình bày thực trạng rất đáng thương của tầng lớp vô sản mà không hề phân tích từ đâu họ trở thành như vậy. Thực ra ban đầu nhân loại vốn bình đẳng, nhưng rồi xẩy ra sự phân hóa giàu nghèo. Nguồn gốc của sự phân hóa là khả năng lao động và trí tuệ. Xuất thân của vô sản là vì lười nhác hoặc kém khả năng, thiếu trí tuệ.

Riêng việc CNML vào Việt Nam một cách dễ dàng còn nhờ lợi dụng được lòng yêu nước không những của trí thức mà của nhiều người ở tầng lớp trên. Nhờ vào đó, ĐCS như một cành tầm gửi bám vào cây chủ là dân tộc và đưa ra những lời tuyên truyền đầy hoa mỹ để lôi kéo sự ủng hộ, rồi dùng xương máu của nhân dân giúp họ đoạt quyền. Nhưng đến khi giành được quyền thì họ trở mặt, để lộ rõ bản chất dối Trời, lừa người.

Những độc hại của CNML gói gọn trong mấy chữ: độc tài, bạo lực, dối trá. Khi CS đã giành được chính quyền thì các độc hại thi nhau phát tán, mang lại tai họa cho nhân dân lao động, cho dân tộc, cho đất nước, đồng thời mang quyền lực, sự giàu có cho các quan chức cộng sản, cho tầng lớp tư bản đỏ. Họ xem đất nước này là của riêng họ, họ lập ra hệ thống vua tập thể, họ biến đảng, vốn là công cụ chính trị của một nhóm người, trở thành tổ chức thiêng liêng, bắt dân chịu ơn và tôn thờ, biến những lãnh đạo của đảng thành những vị thánh sống mà mọi người chỉ được phép sùng bái, không được chạm vào dù chỉ chiếc móng chân của họ.

CNML cho rằng, giáo dục phải phục vụ chính trị, phục vụ cho nền vô sản chuyên chính, phải đào tạo ra những người trung thành với nó, không được nghĩ khác, không được làm khác.

Những ông tổ và lãnh tụ CS, vì quá tôn sùng vật chất, quá đề cao lao động của vô sản nên đã hiểu rất sai vai trò của giáo dục. Họ cho rằng giáo dục là một quyền lợi được họ ban phát, vì thế trong nhiều năm người ta bỏ thi vào đại học. Việc cho ai vào trường nào, cũng như cho ai đi học nước nào là quyền của Ban tuyển sinh, dựa vào lý lịch.

Trong lúc đó, nhiệm vụ chính của giáo dục là đào tạo nên những con người tự do, có bản lĩnh, biết sáng tạo, những con người thúc đẩy thế giới phát triển.

Hồ Chí Minh đã nói một câu đáng chú ý: “Suốt đời có một mong ước, sao cho mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ý nghĩ ấy là đúng nhưng còn thiếu. Đối với đất nước, ông nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Thế với mỗi người dân, có cần tự do không, hay chỉ cần cơm ăn, áo mặc là đủ. Không biết khi nói, Hồ Chí Minh có thấy được việc có cơm áo và được học hành là rất khác nhau. Để có cơm áo bạn có thể ngồi yên một chỗ, có người mang đến, xếp hàng mà nhận một cách thụ động hoặc cùng làm theo mọi người. Còn để được học hành thì phải nỗ lực, phải chủ động chứ không thể nào ngồi chờ người khác mang chữ và kiến thức đến nhét vào đầu. Người ngoài không thể nào học thay cho bạn.

Hồ Chí Minh nghĩ như thế nào không ai biết, nhưng một số cán bộ các cấp của Đảng CS đã vận dụng sai. Họ cho rằng học tập là một quyền lợi có thể đem ban phát như phát gạo, phát tiền. Nếu hiểu như thế là đã phạm sai lầm về mặt triết học. Phải chăng vì thế mới có việc Quốc hội thông qua “điểm ưu tiên” khi thi tuyển sinh mà tự cổ chí kim trên toàn thế giới chắc không nơi nào có kiểu ưu tiên như vậy (*).

Thực ra Hồ Chí Minh cũng có đề cập đến tự do và hạnh phúc khi nói: “Đất nước độc lâp mà dân không có tự do và hạnh phúc thì độc lập ấy chẳng để làm gì”. Chẳng để làm gì là cho dân, chứ cho đảng và đặc biệt là cho các lãnh đạo thì được nhiều thứ lắm chứ. Hồ Chí Minh có lẽ chưa thấy rõ chuyện này, hoặc có thấy nhưng không làm gì được.

Về học tập, năm 1945 trong thư gửi học sinh, Hồ Chí Minh viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay khóng, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Viết ra câu ấy chứng tỏ ông thấy được phần nào vai trò của giáo dục, nhưng chưa toàn diện. Vấn đề không phải ở kết quả học tập mà kết quả của lao động sáng tạo. Đành rằng kết quả học tập là tiền đề cho lao động sáng tạo, nhưng có thể kết quả học tập rất cao mà không có được phát minh hoặc sáng chế gì thì cái học ấy chủ yếu cũng chỉ để truyền lại cho người khác hoặc chủ yếu để trang trí.

Câu trên, ngoài tác dụng kích thích tinh thần nỗ lực học tập của tuổi trẻ, còn có thể gây ra tư tưởng ganh đua, muốn sánh vai, ngang hàng với các cường quốc khi mà sức ta còn non yếu. Phải chăng đó là lòng tự tin quá mức dễ dẫn đến hoang tưởng. Điển hình cho việc học được rất nhiều, làm cũng được nhiều nhưng chưa tương xứng với công sức bỏ ra để học là GS Tạ Quang Bửu (1910-1988). Lúc sắp mất, GS tâm sự rằng ông đã ân hận vì dành quá nhiếu sức lực cho việc học mà chưa quan tâm đúng mức đến dùng trí tuệ cho lao động sáng tạo.

Giáo dục phục vụ chính trị còn thể hiện ở chỗ Bộ Giáo dục đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát của Ban Tuyên huấn, phải dạy những môn do Tuyên huấn áp đặt nội dung. Phải tổ chức thầy và trò vào trong những đoàn thể do đàng khống chế, phải làm một việc lợi ít hại nhiều, gây ra lắm thảm họa là phong trào thi đua. Chính vì cần thành tích thi đua để báo cáo, để được tuyên dương mà sinh ra bao sự dối trá. Thầy trò lừa dối lẫn nhau rồi cùng nhau lừa dối gia đình và xã hội. Lừa dối để được khen thưởng là chủ yếu. Mọi người biết rõ sự lừa dối, nhưng đều vui vẻ chấp nhận. Trường học mà đưa dối trá thành sách lược để tồn tại thì còn gì là giáo dục.

Đã có nhiều tiếng nói đòi bỏ phong trào thi đua, ít nhất là trong trường học nhưng chưa có một vị cán bộ nào (từ hiệu trưởng đến bộ trưởng) dám nói đến. Vì sao? Chủ yếu là vì quá kém trí tuệ và vì sợ, vì được đào tạo chỉ để làm theo sự sai khiến.

(Còn tiếp)

Hàng rào trong đầu mới là thứ cần dỡ bỏ (Phần 1)

Nguyễn Thông

8-12-2022

Hôm 5.12, báo chí mậu dịch thông tin việc chính quyền Hà Nội sau rất nhiều bàn tính, nâng lên đặt xuống, đã quyết định dỡ bỏ hàng rào bao quanh công viên Thống Nhất. Dư luận báo chí quốc doanh coi đó là sự đổi mới, đột phá, tiến bộ, cởi mở, là điều đáng khen ngợi.

Người ta không dốt như quý vị nghĩ đâu!

Thái Hạo

6-12-2022

Như Trường Đại học Bách khoa mà thăng cấp lên thành Đại học Bách Khoa thì đâu có gì mới, nó vốn đã được thực hiện và tồn tại từ lâu. Ở Huế có Đại học Huế, trong Đại học Huế có các trường đại học thành viên như Sư phạm, Nông lâm, Kinh tế, Ngoại ngữ… Từ thời tôi đi học đã thấy cách tổ chức và gọi tên này. Vấn đề là tại sao người ta lại dùng một hệ thống tên gọi mà ai đọc vào nếu không thấy bất ổn thì cũng thấy tức cười như thế?

Biên tập sách của Nguyễn Huy Thiệp

Tạ Duy Anh

2-12-2022

(Nhân việc Nguyễn Huy Thiệp (NHT) được trao giải thưởng Nhà nước. Trích hồi kí “LÁCH QUA LUẬT NGẦM”, có lược bớt so với nguyên bản).

Về thói khôn vặt của chúng ta

Trà Đoá

4-12-2022

Có lẽ khôn vặt, láu cá,… là “bản sắc thực sự” của dân tộc ta, hay ít ra, đó cũng là tập quán trong tư duy của phần đông dân ta. Nói như vậy không phải để miệt thị, mà cốt để xới xuống tận đáy tâm thức lưu cữu của chúng ta, để rồi hy vọng có thể đổi thay.

Đằng sau lệnh hoãn thi IELTS của Bộ Giáo dục

Lý Trần

4-12-2022

Quyết định đột ngột hoãn thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đặc biệt là bài thi IELTS, đã gây ra nhiều xáo trộn, bất tiện và tốn kém cho nhiều người. Vì cần có chứng chỉ nộp đúng hạn để nhập học, có người phải bay sang tận Thailand để thi, rất nhiêu khê và tốn kém.

Giải thưởng trao cho người chết

Thái Hạo

2-12-2022

Dư luận đang vui mừng và cả xì xào về chuyện trao Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật cho nhà văn đã chết Nguyễn Huy Thiệp. Thực ra thì không mới. Năm 2007, bốn nhân vật thuộc hàng chủ chốt của Nhân văn – Giai phẩm được giải này thì có đến 2 người đã chết là Phùng Quán (1995) và Trần Dần (1997).

Thằng bé là đứa trẻ duy nhất không đi học thêm của một trường 700 học sinh

Thái Hạo

30-11-2022

Đi họp phụ huynh, hỏi cô giáo chủ nhiệm thì mới té ngửa ra rằng buổi chiều là học thêm, không phải chính khóa (vì thời khoá biểu chỉ ghi “buổi chiều”). Tôi về hỏi con, “Con có muốn đi học thêm buổi chiều không”, thằng bé lưỡng lự, nói “nhưng buổi chiều có bài tập và lên lớp cô giáo sẽ kiểm tra…”.

Áp lực không tạo động lực mà chỉ gây căng thẳng và rối loạn

Chu Mộng Long

22-11-2022

Về bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhân ngày 20 tháng 11. Không đơn thuần là lời chúc mừng nhà giáo mà chứa đựng tầm nhìn và chiến lược giáo dục của người đứng đầu ngành giáo dục và đào tạo. Hai nội dung theo lược thuật của báo:

Tại sao có “núi cao vực sâu” trong giáo dục?

Nguyễn Đình Cống

22-11-2022

Ngày 20 tháng 11, báo Dân Trí đăng bài: Vượt qua “núi cao, vực sâu” trong giáo dục, của Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch BCH Hội Nhà Văn.

Giáo dục: Đứa con bị bỏ rơi

Chu Mộng Long

18-11-2022

Khi tôi học lớp năm thì Mỹ quay trở lại bắn phá miền Bắc lần thứ hai. Do nằm trong vành đai bảo vệ Hà Nội, nên quê tôi rất dễ là mục tiêu oanh kích. Để an toàn, chúng tôi không đến lớp mà học tại nhà.

Tôi còn nhớ cô giáo chủ nhiệm tên là Hương, người Thạch Thất, ở trọ trong một gia đình nông dân, ngày nào cũng phải đi bộ hàng chục ki-lô-mét, đến tất cả các nhóm học ở các làng để giao bài cho học trò và kiểm tra xem chúng tôi học hành ra sao. Cô ăn mặc như một phụ nữ nông thôn, nghĩa là rất mộc mạc.

Ngày nhà giáo: Trải qua một cuộc bể dâu…

Thái Hạo

18-11-2022

Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lập ở Paris (Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1953 Việt Nam DCCH đến dự và được kết nạp vào tổ chức này.

Giáo dục: Sao không nghĩ cách làm cho trẻ em vui?

Chu Mộng Long

17-11-2022

Thầy cô giáo khổ. Biết rồi. Lương thấp, áp lực công việc cao. Nhưng phải nói đúng rằng, công việc không phải chuyên môn mà toàn tào lao. Chuyên môn thì cứ sách mẫu, giáo án mẫu, cóp chép đối phó là xong, dù có hàng trăm cuộc thay mẫu đẻ ra từ cái não của quan Bộ. Công việc tào lao ở đây là ngoài cóp chép “mẫu giáo án” rồi “giáo án mẫu”, còn có bao nhiêu thứ không phải chuyên môn làm loạn não thầy cô.

Nhà giáo: Ai cho tôi lương thiện

Thái Hạo

16-11-2022

Tôi chính thức bước chân vào nghề giáo từ năm 2013, đến năm 2020 thì bước ra, có lẽ là mãi mãi, trong khoảng thời gian ấy có bị gián đoạn vài lần, vì bỏ việc. Nhưng ở đây, tôi không muốn nói về câu chuyện của mình, mà là chuyện của những đồng nghiệp tôi.