Bản tin ngày 28-1-2019

Tin Biển Đông

VOA đặt câu hỏi: Biển Đông ‘nóng’ hay ‘nguội’ trong năm 2019? Ông Gregory Poling, giám đốc AMTI dự đoán, “trong thời gian tới Trung Quốc sẽ có hành động quyết liệt để khiến các nước đồng minh của Mỹ kiềm chế các hoạt động FONOP trên Biển Đông”. Tiến trình đối thoại ở Biển Đông sẽ “không có tiến bộ gì nhiều” dù Trung Quốc tuyên bố đặt mục tiêu hoàn tất COC với các nước ASEAN trong thời gian 3 năm.

Bản tin ngày 26-1-2019

Tin Biển Đông

Mỹ phát triển pháo tầm xa bắn hạ tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông, báo Dân Trí đưa tin. Bộ trưởng Lục quân Mỹ Mark Esper cho biết: “Lục quân Mỹ đang phát triển loại pháo tầm xa có thể bắn ở khoảng cách hơn 1.600km với mục tiêu nhắm đến các tàu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông trong trường hợp xảy ra xung đột”.

Bản tin ngày 25-1-2019

Tin Biển Đông

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về cuộc diễn tập ở Biển Đông của tàu chiến Anh – Mỹ, VnExpress đưa tin. Ngày 24/1/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông vừa là lợi ích vừa là trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực”.

Bản tin ngày 24-1-2019

Tin Biển Đông

BBC đặt câu hỏi: ‘Vấn đề lớn nhất’ của Mỹ-Trung là Biển Đông? Nhà kinh tế học Panos Mourdoukoutas cho rằng, “vấn đề lớn nhất” giữa Bắc Kinh và Washington không phải là thương mại, “mà chính là mâu thuẫn gia tăng giữa hai nước và về Biển Đông và Châu Phi”.

Bản tin ngày 23-1-2019

Tin Biển Đông

VnExpress có bài: Đặc nhiệm Mỹ huấn luyện chiến thuật tập kích đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đô đốc Bill Moran, phó tư lệnh hải quân Mỹ cho biết, “hải quân Mỹ đánh giá mối đe dọa lớn nhất với các hạm đội tàu chiến của họ là những đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông”. Mặc dù có diện tích không lớn, các đảo nhân tạo vẫn có thể được Bắc Kinh triển khai các tổ hợp tên lửa chống hạm.

Bản tin ngày 22-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Trí Thức Trẻ đưa tin: Mỹ, Anh tuần tra biển Đông. Sau cuộc tuần tra chung vừa diễn ra trong bối cảnh rủi ro đụng độ với Trung Quốc, một quan chức Lầu Năm Góc cho biết: “Tôi không nói rằng họ là một mối đe dọa hay sẽ có hoạt động quân sự ở khắp mọi nơi, nhưng họ đang hiện diện ở rất nhiều vị trí, và chúng ta sẽ phải tương tác với họ, liên hệ, đối đầu và giám sát họ trên một quy mô lớn mà ta chưa từng chứng kiến”.

Bản tin ngày 21-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: ASEAN trong thách thức hạt nhân. Bài viết cảnh báo: Nhằm hiện thực hóa tham vọng thu tóm Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục xây dựng và củng cố nhiều căn cứ tiền phương, triển khai nhiều khí tài từ máy bay đến tàu chiến. “Từ đó, Bắc Kinh hình thành sức mạnh quân sự để kiểm soát khu vực này bằng đe dọa vũ lực, thậm chí đe dọa cả các cường quốc khác”.

Bản tin ngày 19-1-2019

Tưởng niệm 45 năm Hải chiến Hoàng Sa

Trang Infonet có bài: Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâu. Bài viết có đoạn: “Sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo do Việt Nam Cộng hòa quản lý“.

Bản tin ngày 18-1-2019

45 năm Hải chiến Hoàng Sa

Đã 45 năm kể từ khi cuộc chiến đấu oai hùng của những người lính VNCH, bảo vệ vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc. Mặc dù những người lính đã chiến đấu hết mình nhưng thất bại, Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng, nhưng người dân Việt Nam vẫn luôn nhớ tới sự hy sinh anh dũng của 74 tử sĩ VNCH. Hàng năm, vào những ngày này, mặc dù bị chính quyền cản trở, nhưng người dân vẫn lặng lẽ tưởng nhớ tới sự hy sinh của những người lính đó.

Bản tin ngày 17-1-2019

Tin Biển Đông

Hoa Kỳ và Anh tập trận chung ở Biển Đông, theo RFA. Ngày 16/1/2019, quân đội Mỹ thông báo, “tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ và tàu HMS Argyll của Hải quân Anh đã phối hợp hoạt động tại Biển Đông từ ngày 11/1 đến 16/1”. Hai tàu này “đã diễn tập giao tiếp trên biển, chiến thuật phân chia và trao đổi nhân sự với mục đích là để phát triển quan hệ hải quân hai nước”.

Bản tin ngày 16-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài phỏng vấn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: DOC chưa ngăn được việc làm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông. Ngoại trưởng cho biết: Năm 2018, “tình hình vẫn diễn biến phức tạp do sự thay đổi nguyên trạng Biển Đông, do kết quả của việc mở rộng các đảo đá, quân sự hóa các đảo đá trong khu vực, làm cho các nước hết sức lo ngại” trước khả năng Biển Đông trở thành một trong các khu vực dễ xảy ra kịch bản đối đầu quân sự.

Bản tin ngày 15-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt có bài: Thêm nghi vấn hải quân Trung Quốc giả ngư dân. Không chỉ quan chức quốc phòng Philippines phát hiện rất nhiều tàu cá Trung Quốc hoạt động như tàu quân sự, Indonesia “từ lâu cũng đã theo dõi và nghi ngờ hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc ở gần các vùng biển của nước này. Đội tàu cá này theo tố giác của Indonesia là thường xuyên tham gia vào các hoạt động xung đột áp đảo các nước láng giềng”.

Bản tin ngày 14-1-2019

Tin Biển Đông

Bộ Quốc phòng Philippines tố hải quân Trung Quốc “đội lốt” ngư dân hoạt động tại Trường Sa, theo báo Người Lao Động. Một quan chức quốc phòng Philippines bàn về tình hình nhóm đảo Kalayaan ở Trường Sa: “Chúng tôi biết một sự thật rằng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đã gửi đi và tài trợ cho lực lượng dân quân hàng hải đang cải trang thành ngư dân trên hàng chục tàu dân sự trong khu vực”.

Bản tin ngày 12-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài phỏng vấn ông Gregory B.Poling, Giám đốc AMTI thuộc CSIS: Biển Đông trong mối nguy của tàu “dân quân” Trung Quốc. Theo ông Poling, Trung Quốc đang sở hữu đội tàu cá quy mô lớn nhất ở khu vực quần đảo Trường Sa, áp đảo số lượng tàu cá VN, Philippines và Malaysia. Một phần đáng kể “tàu cá” Trung Quốc tại khu vực này lại hành động như “dân quân” hàng hải.

Bản tin ngày 11-1-2019

Tin Biển Đông

VOA đặt câu hỏi: TQ có thể gia cố thêm đảo nhân tạo ở Biển Đông nếu cần? Nhà nghiên cứu thuộc Học viện Hải quân Trung Quốc, Đại tá Trương Quân Xã, lặp lại lập trường của Bắc Kinh, rằng Trung Quốc “có quyền hợp pháp để thực hiện bất kì biện pháp nào mà họ cho là phù hợp trên các đảo ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ”.

Bản tin ngày 10-1-2019

Tin Biển Đông

VOV đưa tin: Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ đi qua quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Ngày 9/1/2019, khi được hỏi về sự kiện tàu USS McCampbell của Mỹ tuần tra gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời: “Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế”.

Bản tin ngày 9-1-2019

Tin Biển Đông

Bắc Kinh lớn tiếng cảnh báo Washington sau chuyến tuần tra của chiến hạm Mỹ tới Hoàng Sa, theo VOV. Sau vụ Hải quân Mỹ điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS McCampbell tới gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Lục Khảng, người phát ngôn BNG Trung Quốc, tuyên bố rằng, “Bắc Kinh đã điều máy bay quân sự và tàu hải quân để xác định hoạt động của Mỹ và cảnh báo hải quân Mỹ rời đi”.

Bản tin ngày 8-1-2019

Tin Biển Đông

Sáng 7/1/2019, tàu chiến Mỹ áp sát 3 đảo ở Hoàng Sa, thách thức Trung Quốc, theo Zing. Rachel McMarr, người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương, xác nhận rằng, tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS McCampell đã tiến hành sứ mệnh tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và đã tiến vào phạm vi 12 hải lý của các đảo Cây, Lincoln và Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Bản tin ngày 7-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên bàn về ba vấn đề của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thứ nhất là sự đoàn kết của ASEAN, chỉ khi ASEAN đạt được sự thống nhất cao thì TQ khó có thể áp làm mưa làm gió ở đây. Thứ hai là việc cam kết và thực thi cam kết của Washington đối với khu vực và cuối cùng là, những vấn đề trong nước có thể khiến Bắc Kinh chuyển hướng chú ý nhiều hơn ra quốc tế, ảnh hưởng tới khu vực này.

Bản tin ngày 5-1-2019

Tin Biển Đông

Việt Times có bài: Bộ Ngoại giao Trung Quốc: tàu công vụ đâm tàu cá Việt Nam là hành động chấp pháp bình thường (!?). Website Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng tin, chiều 3/1/2019, khi trả lời phóng viên “Thời báo Tài chính”, ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đâm tàu của ngư dân Việt Nam ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa “hành động chấp pháp bình thường”!

Bản tin ngày 4-1-2019

Tin Biển Đông

RFI có bài: Biển Đông: Một trong những hồ sơ nóng tại Châu Á năm 2019. Theo đó, tình hình Biển Đông năm 2019 “vẫn được South China Morning Post lồng vào trong bối cảnh cuộc đối đầu có thể gay gắt thêm giữa Mỹ và Trung Quốc”. Washington nhiều khả năng sẽ tiếp tục chỉ trích chuyện Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, nơi Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và một số nước ASEAN.

Bản tin ngày 3-1-2019

Tin Biển Đông

Zing đưa tin: Anh dự định thiết lập căn cứ quân sự ở Đông Nam Á để đối phó TQ. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson bình luận: “Đây là thời cơ lớn đối với chúng tôi kể từ khi Thế chiến II kết thúc, khi chúng tôi có thể tự phục hồi theo cách khác. Chúng tôi thực sự có thể đóng vai trò trên toàn thế giới mà quốc tế mong đợi ở chúng tôi”.

Bản tin ngày 2-1-2018

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông trong năm 2019? Nhà phân tích về chiến lược quốc phòng Úc, ông Malcom Davis dự đoán rằng trong năm 2019, Trung Quốc có thể tiếp tục triển khai các khí tài mới tại đá Vành Khăn và Chữ Thập. “Ông Davis còn dự đoán trong lúc gia tăng quân sự hóa, Trung Quốc có thể tiến tới tuyên bố vùng biển nằm giữa các đảo nhân tạo phi pháp là lãnh hải của nước này”.

Bản tin ngày 1-1-2019

LTS: Cảm ơn quý độc giả đã đồng hành cùng Tiếng Dân trong suốt một năm qua. Ngày đầu năm 2019, BBT Tiếng Dân kính chúc quý độc giả một năm mới bình an, hạnh phúc, thịnh vượng… Chúc cho người dân Việt Nam sớm thoát khỏi ách độc tài đảng trị, trở lại làm người theo đúng nghĩa con người.

Ảnh trên mạng

Bản tin ngày 31-12-2018

Tin Biển Đông

Sau Brexit, Anh muốn lập căn cứ quân sự mới tại Đông Nam Á, theo báo Dân Trí. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson “từ chối tiết lộ các vị trí căn cứ quân sự tiềm tàng mới, nhưng một nguồn tin thân cận với ông cho hay các căn cứ mới có thể được đặt tại Singapore hoặc Brunei ở Biển Đông, hoặc Montserrat hoặc Guyana tại Caribe trong vòng 2 năm tới”.

Bản tin ngày 29-12-2018

Tin Biển Đông

RFA có bài: Hoa Kỳ thúc giục các đồng minh Thái Bình Dương tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn báo The Australian, ông Randy Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ về các vấn đề Châu Á – Thái Bình Dương, kêu gọi như trên. Ông Schriver còn cảnh báo rằng, “những người cộng sản Trung Quốc có thể còn muốn thiết lập căn cứ quân sự tại Nam Thái Bình Dương”.

Bản tin ngày 28-12-2018

Tin Biển Đông

RFA có bài: Bộ Quốc phòng VN nói ngư lôi nước ngoài mà ngư dân vớt được là hết sức đơn giản. Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, người phát ngôn BQP Việt Nam, “ngây ngô” tin rằng, một quả ngư lôi với hình dạng thon, dài, nặng gần 2 tấn có thể “trôi” qua hàng trăm dặm từ đảo Hải Nam để đến sát bờ biển Việt Nam.

Bản tin ngày 27-12-2018

Tin Biển Đông

VOA có bài: Biển Đông, một năm nhìn lại. Theo đó, “trong năm 2018, Mỹ liên tục thực thi các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông dẫn đến những vụ chạm trán chưa từng thấy với hải quân Trung Quốc”. Trung Quốc ngày càng leo thang quân sự hóa Biển Đông, tiếp tục “triển khai tên lửa, máy bay ném bom ra các thực thể mà họ chiếm đóng ở Trường Sa”.

Bản tin ngày 26-12-2018

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: ASEAN luôn là ưu tiên hàng đầu trong đối ngoại đa phương. Khi được hỏi, liệu VN có thể tận dụng vai trò Chủ tịch ASEAN để “thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc và đoàn kết được ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề trên biển”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng thư ký ủy ban, cho biết, cho “dù quốc gia nào là Chủ tịch ASEAN thì COC vẫn là một quá trình thương lượng và đàm phán riêng rẽ”.

Bản tin ngày 25-12-2018

Tin Biển Đông

Báo Người Việt đặt câu hỏi: Thế chiến thứ 3 xảy ra vì Biển Đông? Trước khuynh hướng Mỹ – Trung tiếp tục thách thức nhau trên Biển Đông, ông Malcolm Davis, phân tích gia cấp cao của Viện Chính Sách Chiến Lược của Úc nói với đài CNN của Mỹ: “Trung Quốc sẽ không giảm các nỗ lực nhằm kiểm soát hoàn toàn Biển Đông. Trên căn bản, cái mà Trung Quốc muốn là biến Biển Đông thành cái hồ của họ”.