Bản tin ngày 25-12-2018

Tin Biển Đông

Báo Người Việt đặt câu hỏi: Thế chiến thứ 3 xảy ra vì Biển Đông? Trước khuynh hướng Mỹ – Trung tiếp tục thách thức nhau trên Biển Đông, ông Malcolm Davis, phân tích gia cấp cao của Viện Chính Sách Chiến Lược của Úc nói với đài CNN của Mỹ: “Trung Quốc sẽ không giảm các nỗ lực nhằm kiểm soát hoàn toàn Biển Đông. Trên căn bản, cái mà Trung Quốc muốn là biến Biển Đông thành cái hồ của họ”.

Gregory Poling, chuyên viên về luật lệ và hàng hải Á châu tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nói với báo Al Jazeera hồi tháng 10/2018, rằng: “Có rất nhiều vấn đề có thể dẫn đến xung đột Mỹ–Trung Quốc. Biển Đông là cái gai nhọn nhất. Nó nằm ngay trung tâm của chính sách Mỹ ở khu vực, nơi mà trật tự quốc tế đã được Washington xây dưng từ thời Thế chiến Thứ Hai”.

Mời đọc thêm: Trung Quốc nhòm ngó cảng Cái Mép và Thị Vải (NV). –  Philippines loay hoay mắc kẹt trong quan hệ Mỹ – Trung (Sputnik). – Bức tranh đầy biến động của thế giới năm 2018 (DT).

Chiến dịch “đốt lò” cuối năm

Hội nghị Trung ương 9 sẽ bàn về vấn đề nhân sự, theo RFA. Chương trình làm việc của Hội nghị Trung ương lần này dự kiến kéo dài từ ngày 25 đến 27/12/2018, “gồm một số nội dung đáng chú ý là xem xét kỷ luật đối với một số đảng viên cao cấp, lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư. Bên cạnh đó là xem xét nhân sự đưa vào Ban Chấp Hành Trung ương Khóa 13”.

Trong Hội nghị Trung ương 8 tổ chức đầu tháng 10/2018, Ban Chấp Hành Trung ương CSVN đã tiến hành xem xét kỷ luật các ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn, hai cựu Bộ trưởng 4T đang chờ quyết định bị khởi tố chính thức.

VOV có bài: Cuộc chiến chống tham nhũng: “Lò” rực cháy, đừng biến mình thành “củi“! Cuộc thanh trừng nội bộ nhuốm màu “dân túy” dưới chiêu bài “chống tham nhũng” của Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng trong thời gian qua tỏ ra khá hiệu quả khi lôi kéo được lòng tin của một số người dân còn tin đảng. Bên cạnh đó, một trong những điều ông Trọng sợ nhất vẫn là “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Bài viết khuyên các đảng viên cộng sản: “Hãy soi lại những việc mình làm, để tự tu dưỡng, tránh tình trạng tự diễn biến, tự suy thoái mà kết cục cuối cùng sẽ không ai mong muốn”.  Đằng sau “lời khuyên” là lời cảnh báo rõ ràng của phe Tổng – Chủ tới các nhóm từng có liên hệ với đường dây quyền lực của “đồng chí X”.

Báo Người Đô Thị có bài: “Cổ đông quyền lực”. Bài viết đề xuất chuyện “tìm kiếm một thể chế kiểm soát quyền lực một cách hữu hiệu và minh định rõ ràng về các loại quyền tài sản”. Trong đó có việc trả lại người dân quyền sở hữu tài sản, đất đai. Đó là điều cán bộ cộng sản đã hứa hẹn hàng chục năm nhưng chưa làm được.

Zing dẫn lời Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình: “Không để lọt người có khuyết điểm vào quy hoạch cấp chiến lược”. Trong câu nói của ông Bình có hầu hết các “từ khóa” quen thuộc của Tổng – Chủ: “Không để lọt vào quy hoạch người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa; cơ hội chính trị, xu nịnh, chạy chức, chạy quyền, tham vọng cá nhân không trong sáng”.

Báo Sài Gòn Giải Phóng đề cập đến vấn đề nhạy cảm: Xem xét trách nhiệm khi tiến cử “nhầm”, thực chất là đưa người thiếu năng lực nhưng cùng phe nhóm vào bộ máy. Bài viết thể hiện mục tiêu chống các nhóm lợi ích không cùng “đường lối” với Tổng – Chủ Trọng trong lần Hội nghị Trung ương này.

Nỗi niềm ông già Noel trong mấy ngày “đốt lò” cuối năm. Nguồn: Tuổi Trẻ Cười

Mời đọc thêm: Sáng nay khai mạc Hội nghị Trung ương 9 (VNE). – Quy hoạch nhân sự Trung ương khoá 13: Khắc phục tình trạng “chạy”, “xin” phiếu (DT). – Nhân sự khóa 13: Khắc phục ‘chạy’ quy hoạch, xin phiếu qua quen biết (VNN). – Phó Ban Tổ chức Trung ương: Không để lọt vào Trung ương những người tham vọng cá nhân — Hội nghị Trung ương 9: Cần công khai phiếu tín nhiệm cán bộ cấp cao (NLĐ).

Trung ương Đảng CSVN chuẩn bị nhân sự cho khóa sau (VOA). – Khi quyền lực không được “nhốt“ (VOV). – Nhà không chọn gỗ mà chọn củi rác làm rường cột thì nguy hiểm!  —  “Lò củi và Lò quan”  —  Ai bợ đỡ cho Vũ “nhôm” dùng trò “cáo mượn oai hùm” để lộng hành? (GDVN). – Hội nghị Trung ương 9 sẽ bàn nhiều vấn đề quan trọng (TP).

Khi các “đồng chí” ra đi “tìm đường cứu nước”

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Chuyện gì đang xảy ra tại ban quản lý đường sắt đô thị? Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP HCM, Lê Minh Quang, nộp đơn xin thôi việc nhưng chưa được chấp nhận. Phó ban, Bí thư Đảng ủy Hoàng Như Cương trốn sang nước ngoài từ đầu tháng 12. Trước đó, ông Cương cũng nhiều lần nộp đơn xin nghỉ việc và cả đơn xin đơn phương nghỉ việc.

Hai tuyến Metro (Bến Thành – Suối Tiên, Bến Thành – Tham Lương) do BQL Đường sắt đô thị TP HCM làm chủ đầu tư đang đội vốn 44.000 tỷ đồng. Riêng tuyến Bến Thành – Suối Tiên bị phía Nhật Bản gửi thư cảnh cáo vì chính quyền không thanh toán tiền đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Hai dự án trên liên tục đội vốn gấp nhiều lần so với ban đầu. Một trong các nguyên nhân là quản lý và lập kế hoạch yếu kém, và khả năng “ăn” tiền trong giải phóng mặt bằng.

Ông Hoàng Như Cương trốn ra nước ngoài trong bối cảnh sắp công bố kết quả kiểm toán Metro số 1 TP.HCM. Theo đó, “nguồn tin có thẩm quyền tại Kiểm toán Nhà nước cho hay, cơ quan này chuẩn bị phát hành báo cáo và thông báo kiểm toán đối với Dự án tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)”. Báo cáo kiểm toán tập trung vào “xác định tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính dự án; đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng”.

Ông Hoàng Như Cương đã kịp chạy, trước khi kiểm toán kết luận hàng loạt sai phạm, theo báo Pháp Luật TP HCM. Theo Kiểm toán Nhà nước, UBND TP HCM đã có một loạt sai phạm khi “điều chỉnh dự án chưa tuân thủ trình tự thủ tục và chưa đúng thẩm quyền”. Khi UBND TP HCM điều chỉnh tổng mức đầu tư lên đến 47.325 tỉ đồng (lớn hơn 35.000 tỉ đồng) thì phải “trình Quốc hội xem xét. Và theo quy định, thẩm quyền quyết định các dự án quan trọng quốc gia là Thủ tướng Chính phủ”.

Bên cạnh đó, UBND TP HCM phê duyệt “điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ hoàn thành năm 2017 sang hoàn thành năm 2019 là không tuân thủ trình tự và thẩm quyền”, bỏ qua cả quy trình liên quan đến Chính phủ và Quốc hội.  

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng vừa khai trừ Đảng bí thư thị trấn đi nước ngoài không xin phép, theo báo Tuổi Trẻ. Ông Trần Văn Đạt, cựu bí thư Đảng ủy thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, “có 4 lần đi nước ngoài khi chưa có sự đồng ý của cấp trên”. Bài báo cho biết: “Ông Đạt có người thân ở Mỹ và đã 4 lần xuất cảnh sang thăm gia đình, gần nhất là dịp lễ 30/4/2018”. Nỗi bất an bị biến thành củi, nên họ sẵn sàng tìm mọi cách ra đi “tìm đường cứu nước”.

Mời đọc thêm:  Vì sao dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên đội vốn hơn 30.000 tỷ đồng so với dự kiến? (VTC). – Ðường hầm tuyến metro số 1 TPHCM bị ‘rút ruột’? (TP). – Bất thường ở Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM?  —  TP.HCM ‘chưa có quyết định chính thức’ đối với ông Lê Nguyễn Minh Quang (TN). – Bất thường ở Ban quản lý đường sắt đô thị sau những lần 2 tuyến Metro đội vốn (TTT/ Soha).

Phó ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM xuất ngoại: Không hề xin phép (VNN). – Lùm xùm đấu thầu tại BV Nhi đồng TPHCM: Phơi lộ nhiều sai phạm (TP). – Đồng Nai: Khai trừ đảng 1 cựu trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng (PLTP). – Sóc Trăng: Tự ý đi nước ngoài, Bí thư thị trấn bị khai trừ Đảng (MTG).

Nhóm lợi ích đằng sau BOT

Trang Infonet có bài: Ông chủ BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài: Kín tiếng và tai tiếng. BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài hiện đang được vận hành bởi CTCP BOT Vietracimex 8 (xây dựng tuyến tránh nhưng thu phí ở tuyến chính). Vietracimax 8 là công ty con của Vietraximec, do ông Võ Nhật Thăng làm chủ tịch. Vietracimec trước đó là công ty 100% vốn nhà nước, của bộ GTVT, do ông Thăng đại diện. Sau đó, bằng nhiều thủ thuật và sự tiếp tay, Thăng đã tự chuyển công ty cho cá nhân ông, với cái mác “cổ phần hóa”.

Vietacimex dưới sự hậu thuẫn của nhóm lợi ích đằng sau, đã trúng thầu, thu tóm rất nhiều dự án lớn, trong đó có BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài. Ngoài ra còn có thực hiện những dự án tai tiếng, bất chấp tính mạng, tài sản của người dân, nhất là những dự án thủy điện từ Bắc vào Nam.

Chưa thỏa mãn với BOT trên đường, các nhóm lại ích lăm le tính chuyện xây BOT vào chùa. VOV có bài: Siêu Dự án tâm linh chùa Hương 15.000 tỷ: Xin đừng BOT cổng chùa. Doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường vừa có văn bản đề xuất Hà Nội xây dựng siêu dự án tâm linh với tổng mức đầu tư 15.000 tỷ đồng, rộng tới 1.000ha. Trong đó, DN đề xuất nhà nước tự bỏ tiền ra xây đường, DN xây các công trình và thu phí.

Đây thực chất là các nhóm lợi ích cấu kết, biến di sản, thắng cảnh của chung thành của riêng, để “móc túi” người dân, kiểu như các dự án BOT hiện tại. Trên cả nước hiện có rất nhiều công trình như thế. Những thắng cảnh được giao cho doanh nghiệp “cải tạo” rồi xây hàng rào thu phí tham quan.

Mời đọc thêm:  Yêu cầu chủ đầu tư trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài đối thoại với người dân (BTT). – BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài xả trạm: Chủ đầu tư tiếp tục “im lặng” (GD&TĐ). – Trễ hạn, vẫn chưa có giải pháp cho các dự án BOT tồn đọng (ĐT). – Siêu dự án tâm linh 15.000 tỉ đồng: Một thứ “BOT cổng chùa”? (LĐ).

Lại chết trong đồn công an

Có thể nói, đồn công an ở Việt Nam là nơi nguy hiểm nhất. Người dân thường khó có thể trở ra sau khi vào nơi này, mà bị đưa về thế giới bên kia. Một người chết sau khi bị công an đưa về trụ sở, theo báo Pháp Luật TP HCM. Ngày 23/12/2018, bà Huỳnh Thị Thịnh gửi đơn đến báo Pháp Luật TP HCM phản ánh rằng con trai bà là ông Nguyễn Minh Sang “bị tử vong sau khi công an tới bắt bầu cua tại khu vực chợ Phạm Văn Hai”.

Theo anh ruột nạn nhân, chiều 20/12, ông Sang không hề tham gia bầu cua mà chỉ đi ngang qua đó, thấy người dân chạy khi công an tới thì ông cũng chạy theo: “Sang chạy được một quãng thì bị một công an tên S. đuổi kịp, dùng dùi cui đánh. Một số người dân ở chợ cũng xác nhận điều này”. Tại BV Chợ Rẫy, “kết quả chụp CT phần đầu cho thấy nạn nhân bị chấn thương sọ não”.  

Công an TP HCM đang điều tra vụ chết người sau khi làm việc với công an phường, theo báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, người dân đã quá quen với nhiều trường hợp người chết khi ở đồn công an hoặc sau khi làm việc với công an, nên cũng chẳng hy vọng công an làm việc công tâm, khách quan trong vụ đồng nghiệp họ đánh chết người dân.

Rất nhiều người tử vong do công an, vì công an Việt Nam làm việc không phải vì lương tâm hay công lý, mà vì thành tích. Bắt được càng nhiều “tội phạm” thì càng có thành tích, nên công an Việt Nam thường dùng vũ lực ép cung, người không có tội nhiều khi cũng phải “thừa nhận” có tội để bảo toàn mạng sống.

Hiện trường vụ việc tại khu vực chợ Phạm Văn Hai chiều 20/12/2018. Nguồn: Tuổi Trẻ

Mời đọc thêm: Thêm trường hợp công dân chết trong đồn công an (RFA). – Người đàn ông tử vong sau khi bị đưa về trụ sở công an (Zing). – Công an TP HCM làm rõ vụ chết sau khi bắt bầu cua (NLĐ). – Người đàn ông tử vong sau khi bị đưa về công an phường (TP).

Vụ giáo viên, cán bộ tổ chức tiệc ma tuý

Báo Tổ Quốc có bài: Lời khai cô giáo tham gia “tiệc ma túy” với PGĐ ngân hàng: Được mời dự sinh nhật, đã hít 2 lần khi có người đưa đĩa bột màu trắng. Cô giáo “ngây ngô”cho biết: “được mời đến tham gia bữa tiệc sinh nhật ở quán karaoke. Khi có người đưa một đĩa có bột màu trắng ra bảo hít thử thì cô giáo đã hít 2 lần”. Còn kế toán trường mẫu giáo khai “từ chối hít”, nhưng kết quả giám định cho thấy tất cả 13 người đều dương tính với chất ma túy.

Hiệu trưởng trường tiểu học nơi có cô giáo sử dụng ma túy tập thể, cho biết: “Tôi bất ngờ và buồn vì giáo viên mình sử dụng ma túy”, theo Zing. Trước đó, sau khi tiệc ma túy bị phát hiện, hiệu trưởng khen cô giáo là “giáo viên có thành tích tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ, và đang chuẩn bị đi thi giáo viên giỏi”. Việt Nam đã có không ít “giáo viên giỏi” là tội phạm ấu dâm, hành hạ trẻ em, giờ có “giáo viên giỏi” là người sử dụng ma túy.

Sau khi bị phát hiện trụy lạc, các trường đã tạm đình chỉ công tác một giáo viên và nữ kế toán, theo báo Nhân Đạo và Đời Sống. Theo đó, ngày 24/12, 2 viên chức của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, là giáo viên cấp 1 và kế toán trường mẫu giáo, đã bị tạm đình chỉ công tác do sử dụng ma túy trong tiệc sinh nhật. Ông Tô Hữu Tài, Phó Giám đốc Agribank huyện Hương Khê, cũng bị đình chỉ chức vụ để chờ kết luận điều tra.

Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Vụ “tiệc ma túy ở Hà Tĩnh”: Vì sao nhiều công chức sa đọa? Sự dung túng của tổ chức đảng cộng sản đối với đảng viên là nguyên nhân chính. Ngoài ra, cán bộ công chức còn là những người có rất nhiều tiền từ tham nhũng để họ ăn chơi sa đọa. Nguyên nhân còn ‘do cách ‘trị bệnh’ bấy lâu nay chỉ ở mức độ ‘sẽ xử lý nghiêm’…trên giấy, kiểm điểm cho xuống vị trí thấp hơn nhưng sau đó vài tháng, khi sự việc lắng xuống, người vi phạm bỗng được lên chức cao hơn”.

Mời đọc thêm:  Vụ cô giáo tham gia “tiệc ma túy” cùng PGĐ ngân hàng: Truy tìm kẻ cung cấp nguồn hàng (TQ). – Đình chỉ 2 giáo viên trong “tiệc ma túy” ở huyện Hương Khê ​ (VOV). – ‘Sếp’ ngân hàng thác loạn ma túy tập thể: Lời khai thật là… (DV).

***

Thêm một số tin: Bà Trần Phương Hoa: ‘Nhiều người Việt ở Đức còn sống cứ như ở VN’  —  Mùa Giáng Sinh có đủ nồng ấm để bình thường hoá quan hệ VN-Vatican? (BBC). – Giáo hoàng thiết lập giáo phận Hà Tĩnh (VOA). – Phái đoàn Duma Quốc gia Nga thăm Việt Nam (RFA). Khởi kiện nhà báo ‘gian dối và ăn chặn tiền của trẻ mồ côi’ (TT).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây