Bản tin ngày 12-1-2019

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài phỏng vấn ông Gregory B.Poling, Giám đốc AMTI thuộc CSIS: Biển Đông trong mối nguy của tàu “dân quân” Trung Quốc. Theo ông Poling, Trung Quốc đang sở hữu đội tàu cá quy mô lớn nhất ở khu vực quần đảo Trường Sa, áp đảo số lượng tàu cá VN, Philippines và Malaysia. Một phần đáng kể “tàu cá” Trung Quốc tại khu vực này lại hành động như “dân quân” hàng hải.

Ông Poling cho biết, “trong quá trình dùng vệ tinh theo dõi từ tháng 8 – 10.2018, chúng tôi phát hiện 200 – 300 ‘tàu cá’ Trung Quốc dài hơn 50m hoạt động quanh bãi đá Vành Khăn và rạn Xu Bi thuộc Trường Sa. Số tàu này chẳng mấy khi có hoạt động đánh bắt hải sản”.

Mời đọc thêm: Mỹ chật vật mới đánh chìm được tàu sân bay của mình, Trung Quốc có đủ sức hay định tự sát? (VTC). –  Vừa cho tàu chiến áp sát Hoàng Sa, Mỹ gặp ngay tên lửa có thể gieo rắc nỗi kinh hoàng từ TQ (TĐ/Soha). – Tên lửa khủng của Trung Quốc khó cản Mỹ trên biển Đông (TP). – Nga lên án kế hoạch của Anh lập căn cứ quân sự ở nước ngoài (VOA). – Tàu cá chìm trên biển, 10 thuyền viên mất tích (TP).

“Củi” ở thành Hồ: Cháy to hay cháy nhỏ?

Chiều 11/1/2019, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Lê Tấn Hùng, em trai cựu Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, theo báo Người Lao Động. Ông Lê Tấn Hùng, Tổng GĐ Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI), bị kỷ luật vì đã “vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật kế toán trong lãnh đạo”. Trước đó, UBND TP HCM cũng đã kỷ luật cảnh cáo đối với ông Lê Tấn Hùng do sai phạm ở SAGRI.

Cần lưu ý, cảnh cáo chỉ là mức kỷ luật xếp thứ 2 trong bốn mức kỷ luật của đảng CSVN (khiển trách, cảnh cáo, cách chức, mức nặng nhất là khai trừ). Diễn biến này cho thấy vụ “đốt lò” ở thành Hồ vẫn tiếp tục, nhưng gặp đầy thách thức.

Báo Người Việt có bài: Em trai cựu bí thư Thành ủy Sài Gòn bị kỷ luật. Bài viết lưu ý: Ông Lê Tấn Hùng là một phần trong đường dây lợi ích nhóm “cán bộ cao cấp ở Thành Ủy Sài Gòn”, trong đó có ông Nguyễn Hữu Tín, cựu phó chủ tịch UBND TP, ông Tất Thành Cang, cựu ủy viên Trung Ương đảng, phó bí thư Thường Trực Thành Ủy và nhiều “đồng chí khác” đã tổ chức cướp đất của nhiều người dân Sài Gòn.

Ông Tất Thành Cang hầu như đã “vắng bóng” trên cả báo “lề đảng” và “lề dân”, cũng không có thông tin gì cho thấy phe “đốt lò” sẽ tiếp tục xử lý sai phạm của ông ta trong vụ Thủ Thiêm, dù vụ nghỉ phép của ông Cang đã hết hạn gần 10 ngày (17/12/2018 – 3/1/2019). Hơn nữa, ông Cang vẫn còn là thành ủy viên TP HCM.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ làm rõ vụ Vinafood 2 ‘hô biến’ đất công, theo VietNamNet. Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Duy Hưng vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, yêu cầu “các bộ ngành phải đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/3/2019”.

Sau khi Vinafood 2 thoái vốn ở số 33 đường Nguyễn Du và 34, 36, 42 đường Chu Mạnh Trinh, “lô đất vàng đã liên tục đổi chủ. Hiện chủ thực tế tại khu đất này là 1 tập đoàn bất động sản lớn, chuyên thâu tóm đất vàng ở những vị trí đắc địa nhất trung tâm TP”.

Mời đọc thêm: TP Hồ Chí Minh: Kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng Tổng Giám đốc SAGRI Lê Tấn Hùng (KT&ĐT). – Ông Lê Tấn Hùng, Tổng Giám đốc Sagri bị cảnh cáo về mặt Đảng (DV). Bốn cơ quan vào cuộc vụ Tổng Cty Lương thực miền Nam “phù phép” đất công (KT). – Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo vụ ‘hô biến’ 6.000m2 đất vàng tại TP.HCM (TGTT). – TP HCM: Rà soát lại toàn bộ hồ sơ pháp lý dự án Green River Apartment (TTTĐ).

Vụ cướp đất ở Thủ Thiêm

Facebooker Nguyễn Thùy Dương viết thông báo: Quay lại Thủ Thiêm! Cô Dương kể: “Con đã gặp những người không thể tái định cư phải sống cuộc đời cơ cực khi mất đi mảnh đất tổ tiên, đã cảm nhận niềm đau tận cùng của những cô bác tuyệt vọng đến mất đi ý chí chiến đấu. Họ lầm lũi như chiếc bóng cô độc”.

Cô Dương cho biết mục đích lần quay lại này: “Với tư cách là một công dân, con đấu tranh đòi lại 160ha tái định cư tại khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm, thu hồi đất sai tại các phường khác nhằm tái định cư cho dân Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm, hồ sơ đền bù sai diện tích, sai nhà, hồ sơ gộp và hồ sơ 0 đồng”.

Trước đó, trong cuộc gặp mặt báo chí đầu năm 2019 chiều 8/1, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nói: “Khu 4,3ha nằm ngoài ranh quy hoạch Thủ Thiêm, nhưng lại nằm trong quy hoạch giao thông khu đô thị Thủ Thiêm, có nhiều đường lớn đi qua, nếu bà con xin về chỗ cũ không còn nữa, vì đất đã làm giao thông rất nhiều”.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đã nhiều lần hứa, ông hứa trong tháng 11/2018 sẽ xử lý cán bộ sai phạm ở Thủ Thiêm, đến gần hết năm 2018, Hai Nhựt, Ba Đua, Sáu Cang vẫn bình yên vô sự thì ông hứa tiếp sẽ giải quyết vụ Thủ Thiêm trong năm 2019. Mới đầu năm, ông rút ngay lời hứa giải quyết quyền lợi người dân mất đất ở Thủ Thiêm. Ông Nhân chỉ hứa rồi không làm, chứ ông “không gạt bà con đâu“.

Mời đọc thêm: Vì đâu nên nỗi đoạn trường Thủ Thiêm? (Viet Times). – Nhiều dự án “khủng” ở TP.HCM sẽ được tháo gỡ trong năm 2019 (BĐSVN). – Bí thư Nhân: ‘Kỷ luật cán bộ tổn thương đến uy tín Đảng bộ TP’ (VNN). – Bà Thư ăn mít hồn nhiên thật (Blog VOA/TD).

Vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng

RFA đưa tin: Dân biểu Úc và Giám mục Úc gốc Việt lên tiếng về vụ Lộc Hưng. Trong bức thư ngày 11/1/2019 gửi Bộ trưởng Ngoại giao Úc và Thượng nghị sĩ Marise Payne, dân biểu Chris Hayes của Quốc hội Úc viết, “những hành động đàn áp như vụ cưỡng chế đất đai tại khu vườn rau Lộc Hưng ngày 4/1/2019 chống lại những cộng đồng tôn giáo là ví dụ cho thấy tự do tôn giáo ở Việt Nam đang xuống cấp”.

Bên cạnh đó, Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long đã gửi thư về vụ Lộc Hưng đến Bộ Ngoại giao Úc, Tòa thánh Vatican, Tòa Đại sứ Việt Nam tại Úc, và Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giám mục nói rằng, những vụ cưỡng chế như tại Lộc Hưng là do những nhóm lợi ích muốn cướp đất làm kinh tế mà bỏ qua cuộc sống của người dân nghèo.

Việt Nam Thời báo bàn về vụ cưỡng chế Lộc Hưng: cắt đường sống của người dân. Ông Cao Hà Trực, một người dân Lộc Hưng, chia sẻ: “Tình hình bà con giờ điêu đứng lắm. Họ phá tanh bành như thế này rồi, một số người bị bể nợ vì người ta mượn tiền dựng mấy phòng trọ để ở với lại cho thuê giờ không biết ở chỗ nào? Bởi vì giờ đã cuối năm, người ta ngồi người ta khóc xung quanh đây”.

Nhà báo Nguyễn Đình Ấm đặt câu hỏi: Nhà cầm quyền TP. HCM có còn lương tâm, liêm sỉ? Trong bài có đoạn: “Nhà cầm quyền TP. HCM cũng phao tin giải tỏa khu đất để xây trường học, nhà trẻ… Thử hỏi ở thành phố, quận Tân Bình có bao nhiêu đất dành để xây nhà bán? Chỉ riêng Vũ Nhôm đã được chính quyền dành cho bao nhiêu diện tích đất công sản? Tại sao đất ấy không xây trường học, công trình công cộng mà phải là khu đất bà con nghèo đã sinh sống, canh tác ở đó đã hơn 60 năm?”

Trang Tin Mừng Cho Người Nghèo có clip: Bà con Lộc Hưng tố cáo việc cưỡng chiếm trái pháp và vẫn vững tin.

DÂN OAN LỘC HƯNG TỐ CÁO VIỆC CƯỠNG CHIẾM TRÁI PHÉP VÀ VẪN VỮNG TIN

DÂN OAN LỘC HƯNG TỐ CÁO VIỆC CƯỠNG CHIẾM TRÁI PHÉP VÀ VẪN VỮNG TIN

Publiée par Tin Mừng Cho Người Nghèo sur Vendredi 11 janvier 2019

Tình hình báo “lề đảng” trong vụ cưỡng chế Lộc Hưng: Báo TP.HCM hát đồng ca theo UBND Tân Bình, theo RFA. Nhà báo lão thành Đoàn Khắc Xuyên bình luận: “Suốt 1 tuần báo chí trong nước im như tờ về vụ Lộc Hưng, không hề thấy bất kỳ một cố gắng nào tiếp cận người dân tại chỗ để có thông tin từ phía họ. Chỉ có đài nước ngoài như BBC, VOA làm điều này”.

Mời đọc thêm: Giải khăn sô cho Lộc HưngXây nhà để ở ổn định trên đất nông nghiệp đô thị, thì khi bị chính quyền đập bỏ sẽ không đền bù? (VNTB). – Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân lên tiếng vụ Vườn rau Lộc Hưng“Nói giọng Bắc, nhưng không gạt bà con” (RFA). – Vườn rau Lộc Hưng hoang tàn sau cưỡng chế (BBC).

Tin nhân quyền

Người Việt hải ngoại kêu gọi biểu tình vì nhân quyền Việt Nam trước trụ sở LHQ tại Geneva, theo VOA. Một số hội đoàn của các cộng đồng người Việt ở các châu lục kêu gọi biểu tình quy mô lớn tại Geneva để phản đối trình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Cuộc biểu tình dự kiến diễn ra vào ngày 22/1, đúng “ngày tái xét duyệt định kỳ (UPR) của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHCR) đối với Việt Nam, tại trụ sở LHQ”.

Mời đọc thêm: Về việc kêu gọi EU ‘hoãn phê chuẩn EVFTA’ tới khi VN cải thiện nhân quyền (BBC). – Vì sao bà Heidi Hautala không nói gì đến EVFTA? (VNTB). – Vì sao một trung úy công an ở Thanh Hóa bất ngờ bị cho xuất ngũ? (TN). – Trung úy công an phải xuất ngũ vì… bố phạm tội 13 năm trước? (GT).

Chính phủ VN vs Facebook

Chiến dịch truyền thông nhắm vào Facebook của các báo “lề đảng” vẫn chưa dừng lại. VTC dẫn lời PGS. TS Ngô Trí Long, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính: “Không thể để Google, Facebook hưởng lợi ở Việt Nam nhưng không nộp thuế“. Ông Long cho rằng: “Khoản thuế nhà thầu mà cơ quan thuế thu được không phải do các doanh nghiệp nước ngoài như Google và Facebook nộp mà chính doanh nghiệp Việt Nam đóng. Đây là điều rất bất hợp lý”.

Đã có nhiều ý kiến đề xuất, nếu quan chức CSVN không vừa ý với Facebook thì họ hoàn toàn có thể kiện. Vấn đề là chính quyền CSVN không xài luật pháp để kiện, mà chỉ dùng báo chí “lề đảng” công kích trang mạng xã hội này.

Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: Rất nhiều thông tin bịa đặt trên Facebook gây ảnh hưởng xấu tới xã hội Việt Nam. LS “lề đảng” Nguyễn Văn Hậu cho rằng “các cơ quan chức năng cần phải có trách nhiệm tập hợp những bằng chứng để yêu cầu Facebook tuân thủ pháp luật”, nhất là luật An Ninh mạng.

Mời đọc thêm: Khó thu đầy đủ thuế của Facebook tại Việt Nam (VTV). – Doanh thu của người kiếm tiền nhờ Facebook, ngành nghề phát sinh mới… trong tầm ngắm cơ quan thuế (TTT/ CafeBiz). – Facebook không chấp hành luật pháp Việt Nam (TP). – Ba vi phạm lớn của Facebook tại Việt Nam (VnEconomy). – Giám đốc CA TP.HCM: ‘3 thủ đoạn chống phá Nhà nước trên không gian mạng’ (VNN).

Vụ 152 người Việt “mất tích” ở Đài Loan

VietNamNet cập nhật tình hình: 74 người Việt bị bắt và giam giữ ở Đài Loan. Cơ quan di trú Đài Loan (NIA) cho biết, họ đã tìm được một nửa trong số 148 người Việt Nam (không tính 1 người mà nhà chức trách Đài Loan liên lạc được sau vụ “mất tích” và 3 người đã xuất cảnh khỏi Đài Loan) rời khỏi nhóm du lịch sau khi nhập cảnh vào Đài Loan hồi cuối tháng 12/2018.

Bài báo cho biết: “Vụ 152 du khách Việt bỏ trốn tại Đài Loan trong đoàn 153 người gây chấn động với quy mô lớn chưa từng có liên quan đến chính sách thị thực Quan Hồng”. Chính quyền Đài Loan đã thành lập lực lượng đặc nhiệm tìm kiếm những người Việt “mất tích”, và cho rằng đây có thể là một vụ buôn người quy mô lớn.

Mời đọc thêm: Đài Loan tìm thấy 67/152 du khách Việt nghi bỏ trốn (VTC/ CafeBiz). – Đài Loan: Phát hiện thêm du khách Việt bỏ trốn (VOA). – 10 người Việt bị Đài Loan bị bắt vì buôn lậu (PLTP).

Giáo viên của mái trường XHCN

Chuyện ở một trường THCS tại quận 12, TP HCM: Thư mời họp đề gửi “khai sinh không cha”, cô giáo bị xử lý nội bộ, theo báo Lao Động. Giáo viên N.T.C khi gửi giấy mời họp phụ huynh đến một học sinh đã ghi phần phụ huynh học sinh là “Khai sinh không cha”. Nhận được thư mời, “gia đình học sinh này đã rất bức xúc và phản ánh sự việc với nhà trường. Sau đó, cô giáo và Ban giám hiệu nhà trường đã tới nhà xin lỗi phụ huynh và học sinh”.

Thư mời “Ông/Bà: Khai Sinh Không Cha” đến họp phụ huynh. Ảnh: báo LĐ

Giáo viên N.T.C kể: “Do sơ suất trong lúc làm thư mời, tôi đã trích lý lịch trong phần mềm của nhà trường rồi in ra thư mời theo họ tên cha trong giấy khai sinh mà không chú ý riêng đến hoàn cảnh từng em”.

Thầy giáo bị tố nhậu say đánh người gây thương tích, theo VietNamNet. Phó hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ xác nhận rằng, nhà trường đã nhận được đơn của bà Lê Thị Trắng, tố cáo bà bị giáo viên thể dục Nguyễn Duy Linh hành hung.

Theo đơn của bà Trắng, tối 5/1/2019, ông Linh mâu thuẫn với một nhân viên quán bà Trắng nên dùng nón bảo hiểm đánh vào đầu người này. Bà tìm cách can thì cũng bị vạ lây. Phía nhà trường cho biết: “Trong tường trình thì thầy Linh cho rằng mình say quá nên không biết có đánh hay không, nhưng có thể quơ tay quơ chân trúng bà Trắng”.

Mời đọc thêm: Say rượu đánh người, thầy giáo giải thích chỉ là “quơ tay chân trúng” (LĐ). – Làm rõ vụ thầy giáo say rượu bị “tố” đánh bà chủ quán (NLĐ). – TP.HCM: Thư mời họp phụ huynh ‘lạ lùng chưa từng thấy’ (MTG). – “Khai sinh không cha” và những kiểu thư mời gây ức chế (PLTP).

Môi trường bị tàn phá

Cá chết dày đặc trên hào Thành cổ Vinh, nghi do nước thải nhà máy in, theo báo Người Đưa Tin. Người dân sống dọc kênh Hào Thành Cổ, TP Vinh, Nghệ An, phản ánh “tình trạng nước ở kênh chuyển màu đen ngòm, tiếp đó, cá bất ngờ chết hàng loạt phân hủy mùi hôi thối bốc lên gây ô nhiễm môi trường”.


Cá chết hàng loạt nổi trắng mặt kênh. Ảnh: Báo NĐT

Bài báo cho biết: Đến chiều 11/1, “cá chết nhiều ngày đã phân hủy mạnh, bốc mùi hôi thối. Sau khi được gom lại, các công nhân đem xác cá đi chôn lấp”. Người dân kể, tình trạng cá chết “diễn ra hơn một tuần qua. Khoảng 3 ngày nay, hiện tượng cá chết càng nghiêm trọng”, người dân nghi ngờ nước thải từ nhà máy in phường Quang Trung đã gây ô nhiễm.

Báo Lao Động đưa tin: Trưởng thôn đổ nước thải ngâm da trâu, bò ra kênh tưới tiêu. Mấy ngày qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh 2 người đổ nước thải từ can nhựa xuống kênh tưới tiêu tại xã Thường Nga, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông Phan Quang Hiếu, Chủ tịch UBND xã Thường Nga cho biết: Sáng 11/1, “xã đã mời người có mặt trong clip lên để làm việc, 2 người xuất hiện trong clip là vợ chồng Trưởng thôn Liên Minh”.

Mời đọc thêm: Cá chết dày đặc trên dòng kênh ngay giữa lòng thành phố Vinh (VOV). – Cá chết nổi dày đặc trên dòng kênh ngay giữa lòng thành phố Vinh (PL Plus). – Nghệ An: Xuất hiện cá chết hàng loạt nổi trắng kênh (Infonet). – Nước hào Thành cổ Vinh đột ngột chuyển màu đen, cá chết hàng loạt (KT&ĐT). – Rác thải nông thôn: Thủ tướng yêu cầu 3 bộ xử lý (KTNT).

***

Thêm một số tin: Tổng bí thư yêu cầu quân đội trung thành “tuyệt đối” với Đảng (VOA). –  Môi giới gỡ bài giá 600 triệu đồng, nữ phóng viên lĩnh án 4 năm tù (Tin Tức). – Đóng cửa cây xăng thuộc Bộ chỉ huy quân sự Cần Thơ bán lụi (NLĐ). – Trục lợi hơn 3 tỷ đồng, cựu cán bộ phòng TN&MT Phú Quốc lĩnh án 5 năm tù (Infonet). – Vụ hủy án ở Long An: Vì sao 3 năm vẫn im lặng? (LĐ).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây