Bản tin ngày 30-6-2021

BTV Tiếng Dân

Thông báo: Đây là bản tin cuối cùng của Tiếng Dân. Sau bản tin này, chúng tôi sẽ ngưng điểm tin một thời gian.

Bản tin ngày 2-9-2018

Tổ chức Quốc khánh trong nỗi sợ hãi

Sau 73 năm cướp chính quyền, đảng CSVN tổ chức lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh trong nỗi sợ hãi. Một công lệnh đã được truyền đi khắp nơi trên cả nước với tiêu đề: “Hãy cảnh giác và đấu tranh với mọi âm mưu phá hoại”. Cùng với đó là một lực lượng công an, an ninh thường phục, dân phòng được điều động đến canh nhà những nhà hoạt động xã hội, ngăn cản, không cho họ ra khỏi nhà vào dịp lễ năm nay.

Bản tin Biển Đông ngày 8/8/2018

BTV Tiếng Dân

Bình luận xung quanh Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất

Bình luận về sự kiện ASEAN và Trung Quốc đồng thuận về một Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất, Học giả đến từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc Shen Shishun cho rằng những đề xuất của Trung Quốc trong Văn Bản này là nhằm mục đích làm yếu đi sự can thiệp và ảnh hưởng của Mỹ vào vấn đề Biển Đông.

Bản tin ngày 26-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phát hiện tàu cá Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam, theo RFA. Sáng qua, khi đang tuần tra, lực lượng chức năng trên tàu Kiểm ngư VN 0099KN nhận được tin báo “có một tàu cá TQ đang đánh bắt thuỷ sản trái phép ở vùng biển Quảng Trị, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 7 hải lý về phía Đông Nam”. Lực lượng chấp pháp VN tuyên bố đã “kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm hành chính và đẩy đuổi tàu này khỏi vùng biển của Việt Nam”.

Bản tin sáng 27-1-2018

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin: Mỹ xem xét nối lại các chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông. Tác giả dẫn thông tin từ trang National Interest cho biết: “Giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố quân đội nước này có thể lại thực hiện Các chiến dịch Tự do Hàng hải (FONOPS) trên Biển Đông trong năm 2018”.

Bản tin ngày 29-12-2018

Tin Biển Đông

RFA có bài: Hoa Kỳ thúc giục các đồng minh Thái Bình Dương tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn báo The Australian, ông Randy Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ về các vấn đề Châu Á – Thái Bình Dương, kêu gọi như trên. Ông Schriver còn cảnh báo rằng, “những người cộng sản Trung Quốc có thể còn muốn thiết lập căn cứ quân sự tại Nam Thái Bình Dương”.

Bản tin ngày 18-11-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Dự đoán tình hình Biển Đông, báo Tuổi Trẻ có bài: Tình hình Biển Đông khó ‘hạ nhiệt’ trong năm 2021. Ông Gregory Poling, GĐ chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải (AMTI) phân tích: “Những hành động của Trung Quốc trong năm 2020 đã càng khiến giới chính trị ở Mỹ tin rằng Bắc Kinh sẽ không trỗi dậy một cách hòa bình… Do đó, năm 2020 đã chứng kiến căng thẳng leo thang, và điều này sẽ tiếp tục vào năm 2021”.

Bản tin tối 7-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đánh giá tình hình Biển Đông sau 1 năm tĩnh lặng. Năm 2017 vừa qua là “một năm khá tĩnh lặng trên Biển Đông”. Sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA), lãnh đạo Philippines giữ thái độ khá mềm mỏng với Bắc Kinh. Sau đó, Trung Quốc chấp nhận thỏa thuận với các nước ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Bản tin ngày 25-9-2019

Tin Biển Đông

Vụ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng khu vực Bãi Tư Chính thuộc “chủ quyền” Trung Quốc, rồi 4 ngày sau, có mặt ở Trung Quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng lợi ích Việt Nam, RFA đặt câu hỏi: Liệu có phải đấy là trò tung hứng nguy hiểm?

Bản tin sáng 5-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

RFI đưa tin: Trung Quốc đẩy mạnh thử nghiệm thiết bị quân sự công nghệ mới. Theo đó, “bạn vàng” tiếp tục thử nghiệm công nghệ quân sự mới phục vụ hải chiến cho mục đích “bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc” trong các vùng tranh chấp lãnh hải, bao gồm Biển Đông.

Theo tin từ Tân Hoa Xã, “Hải Quân Trung Quốc và ba tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc đã ký thỏa thuận ‘hiện đại hóa toàn bộ’ hệ thống viễn thông dân sự. Dự án được ký kết sẽ tăng số lượng các trạm viễn thông trên các đảo hiện bị Bắc Kinh chiếm đóng ở Hoàng Sa và Trường Sa, gồm đảo Phú Lâm, đá Chữ Thập, đá Vành Khăn”.

Bản tin ngày 19-9-2018

Nhân quyền ở Việt Nam

Ông Ngô Văn Dũng, một nhà hoạt động nhân quyền đã bị mất tích suốt hai tuần qua. Hôm 4/9/2018, bà Huỳnh Thị Kim Nga, vợ ông Dũng, nhận được tin báo rằng chồng bà đã bị bắt trong lúc biểu tình. Bà Nga lặn lội hàng trăm cây số từ Đăk Lăk đến công an phường Bến Nghé, TPHCM, tìm chồng, nhưng công an ở đây nói rằng ông Dũng đã bị chuyển về công an địa phương. Bà Nga trở về địa phương, nhưng công an Đắk Lắk phủ nhận, không giam giữ ông Dũng.

Cập nhật tin Biển Đông: Hải Dương 8 tiến gần bờ biển Việt Nam

BTV Tiếng Dân

24-8-2019

Cập nhật tin ở khu vực bãi Tư Chính, khuya 23/8/2019, ông Ryan Martinson, trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, cho biết: “Có vẻ như tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang mở rộng tầm khảo sát đến một khu vực gần hơn với bờ biển Việt Nam. Đồ họa dưới đây cho thấy tất cả các hoạt động của nó kể từ ngày 13/8”.

Thiên tai và nhân tai dồn dập ở miền Trung

BTV Tiếng Dân

Tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, dồn dập ở miền Trung, trong lúc tâm mưa có dấu hiệu dịch chuyển từ Trung Trung Bộ ra Bắc Trung Bộ. Từ chiều qua 17/10 đến rạng sáng nay 18/10 đã có 2 vụ sạt lở. Thứ nhất là vụ lở núi vùi lấp 22 cán bộ, chiến sĩ ở Quảng Trị xảy ra vào khoảng 1h25’ sáng nay, VnExpress đưa tin. Phó chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Hà Ngọc Dương cho biết, diện tích sạt lở rộng hơn một ha, đất đá ập xuống các khu nhà của Đoàn kinh tế quốc phòng 337 nơi có nhiều quân nhân.

Bản tin ngày 18/8/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Về con tàu ôn dịch có số hiệu 46106 đã tấn công 7 tàu cá của ngư dân Việt Nam mà Tiếng Dân đã đưa tin liên tục trong ba ngày qua, nó chính là con tàu quá quen, đã từng phun nước đâm vào tàu CSB 2016 của Việt Nam hôm 1/6/2014, làm cho tàu này bị thủng 4 lỗ, cũng như tham gia tấn công tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam ngày 23/6/2014, sự kiện TQ đưa giàn khoan HD 981 vào Biển Đông.

Gần 4 tháng sau, ngày 14/10/2014, vẫn con tàu 46106 đã tấn công tàu cá QNg 96017-TS của ngư dân Nguyễn Ngọc Khánh ở Quảng Ngãi. Ông Khánh cho biết: “Thấy chúng tiến đến bất thường, tôi linh tính đều chẳng lành, rồi cho tàu nổ máy chạy ra khỏi đó. Sau đó, bọn chúng dùng ca nô cùng 6 người rượt đuổi theo, áp sát mạn tàu và nhảy lên tàu dùng hung khí uy hiếp. Trước khi bỏ đi, bọn chúng chặt phá dụng cụ hành nghề và trút toàn bộ rau chân vịt xuống biển”.

Bản tin ngày 21-12-2018

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong có bài: Biển Đông có thể thành khủng hoảng lớn với Mỹ năm 2019. Theo đó, “căng thẳng Mỹ – Trung trên biển Đông đang tăng lên, khi Washington gia tăng chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa vùng biển giàu tài nguyên đang có tranh chấp này. Tháng 9 năm nay, tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đã suýt va nhau trên biển Đông”.

Bản tin ngày 2-11-2019

Tin Biển Đông

Chuyện khó tin: Ngày 31/10/2019, tại Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Trung ương tập huấn, bồi dưỡng kiến thức biển đảo cho phóng viên, báo Giáo Dục VN đưa tin. Các báo cáo viên trong buổi tập huấn là đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng trên thực địa, các chuyên gia, trao đổi về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

Bản tin ngày 4/10/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

VOA có bài phân tích: Chuyên gia: Không lo Mỹ, Trung thỏa hiệp về Biển Đông vì hạt nhân. Theo các nhà phân tích “an ninh của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng khi các chương trình vũ khí, hạt nhân của Triều Tiên tạo cớ để Mỹ, Nhật, Hàn gia tăng các hoạt động quân sự áp sát Trung Quốc”.

Báo Thanh Niên đưa tin: Tổng thống Trump kêu gọi sớm cho ra Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Thủ tướng Thái Lan, ông Prayut Chan-ocha, đến thăm Nhà Trắng. Hôm qua, trong một tuyên bố chung, lãnh đạo hai nước “nhấn mạnh tầm quan trọng của một Biển Đông hòa bình và ổn định… Hai bên tái khẳng định ủng hộ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS)“.

Bản tin ngày 14-12-2017

Tin Biển Đông

Tổng kết tình hình Biển Đông sau một năm, báo Tuổi Trẻ có bài bình luận: Biển Đông – một năm sóng ngầm dưới bề mặt yên ả. Tác giả Trần Phương dẫn lời chuyên gia Yun Sun của Chương trình Đông Á, Trung tâm nghiên cứu về an ninh và hòa bình quốc tế Stimson ở Hoa Kỳ: “Trung Quốc coi mối đe dọa an ninh lớn nhất là sự do thám và giám sát của Mỹ trên Biển Đông. Việc ngăn và đánh bật sự hiện diện quân sự của Mỹ đối với Trung Quốc còn quan trọng hơn chủ quyền hay toàn vẹn lãnh thổ”.

Bản tin sáng 17-1-2018

Tin trong nước

Nhân quyền ở Việt Nam

BBC đưa tin: Cựu tù nhân Vũ Văn Hùng ‘đột ngột bị bắt’. Bà Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Hùng nói với BBC hôm 16/1/2018: “Tôi hỏi ‘anh bị sao’ thì anh Hùng nói ‘anh bị người ta vu khống và đánh anh’. Tôi hỏi tại sao lại thế thì họ không cho tôi lại gần, rồi họ mở khóa đưa anh ấy đi đâu không biết”. Một cán bộ công an nói rằng “ông Hùng bị bắt vì ‘gây rối trật tự công cộng’,” nhưng lệnh tạm giam lại lấy lý do “cố ý gây thương tích”.

Bản tin ngày 18/7/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Bài trên BBC, VN: Khánh thành đài tưởng niệm trận Gạc Ma và nhìn lại. Bài phỏng vấn cựu Đại tá Bùi Văn Bồng và cựu Đại tá Phạm Hữu Thắng, về đài tưởng niệm Gạc Ma.

Các chiến sỹ trẻ hải quân Việt Nam trước mô hình đảo Trường Sa lớn (hình minh họa). Nguồn: AFP/ Hoang Dinh Nam

Ông Bùi Văn Bồng cho biết, “sự hy sinh của các chiến sỹ ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử và lẽ ra tượng đài để tưởng nhớ họ phải làm sớm hơn, những việc để tưởng nhớ chiến sỹ Gạc Ma phải làm sớm hơn... Theo dư luận, tại sao lại để cho chiến sỹ Gạc Ma phải hy sinh nhiều như thế? Và cũng có dư luận nói rằng chiến sỹ Gạc Ma khi đó đã có lệnh từ ai đó là không được nổ súng và họ đã phải bắn súng chỉ thiên lên trời“.

Bản tin ngày 27-12-2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Năm 2017 trôi qua, với những những tin tức căng thẳng trên Biển Đông, báo Người Lao Động có bài bình luận: Biển Đông – điểm nóng không dễ quên. Trong tình hình thế giới đổ dồn sự chú ý vào Bắc Hàn, qua những vụ thử hạt nhân, Trung Quốc đã tranh thủ xây dựng, củng cố các cơ sở hạ tầng, hệ thống căn cứ tiền phương, tăng cường đưa các loại máy bay, khí tài ra thử nghiệm khả năng tác chiến trên Biển Đông.

Theo ông Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), “những hình ảnh gây sốc về việc Trung Quốc xây dựng đảo trái phép ở biển Đông đã trở nên bình thường sau 3 năm diễn ra”. Nói cách khác, chiến thuật tiến từng bước chậm nhưng chắc, kết hợp với thao tác tranh thủ thời cơ “tạo tình thế đã rồi” của Trung Quốc đang phát huy tác dụng.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 rút đi sau hơn 3 tháng xâm phạm vùng biển VN

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Báo trong nước và quốc tế đưa tin, sáng 24/10, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế VN, sau hơn 3 tháng liên tục xâm phạm vùng biển nước ta. Ông Đặng Sơn Duân cho biết, “Hải Dương 8 sẽ không về Tam Á ở Hải Nam, mà về thẳng Quảng Châu. Nếu vậy, nhiều khả năng lần này nó cút thật”.

Chính trường VN 2020: Sóng to ngay đầu tháng Giêng

BTV Tiếng Dân

8-1-2020

Phe “đốt lò” xướng tên Lê Thanh Hải và Hoàng Trung Hải

Hơn hai năm sau khi phe Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng khởi động chiến dịch “đốt lò” ở miền Nam, bắt đầu từ sai phạm Thủ Thiêm, hôm nay họ đã xướng tên được một trong những “con hổ đầu đàn” nguy hiểm nhất: “Lãnh chúa thành Hồ” Lê Thanh Hải. Chiều 8/1/2020, các báo “lề đảng” đồng loạt dẫn thông báo từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Theo đó, từ ngày 3 đến 8/1, cơ quan này đã tiến hành kỳ họp 42 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Trần Cẩm Tú.

Bản tin ngày 20-4-2021

BTV Tiếng Dân

Hôm nay, một số báo “lề phải” bắt đầu “soi” vụ cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt dự án sân golf Đak Đoa ở tỉnh Gia Lai, vào những ngày đầu tháng 4, lúc ông còn ngồi ghế Thủ tướng trong những ngày cuối. Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Vì sao phê duyệt đầu tư dự án sân golf Đak Đoa? Người trực tiếp ký duyệt làm dự án sân golf là Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nhưng hồ sơ dự án trước đó đã được trình Thủ tướng xem xét. 

Bản tin Biển Đông ngày 7/9/2018

BTV Tiếng Dân

Tự do hải hành và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ

Như tin đã đưa, tàu chiến HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh vừa ghé thăm cảng Sài Gòn ngày 3 tháng 9 vừa rồi.

Lời nói dối của chánh án Nguyễn Hòa Bình: Không có chuyện “xử án theo chỉ đạo”

BTV Tiếng Dân

Trong phiên họp Quốc hội hôm nay, phần trả lời chất vấn của Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình được báo chí “lề đảng” soi khá kỹ, vì cả câu hỏi và câu trả lời đều có yếu tố nhạy cảm, vốn đã bị báo chí “lề trái” vạch ra từ lâu. Vị chánh án nổi tiếng trong lịch sử ngành tòa án, là người quyết tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải, ông Nguyễn Hòa Bình phủ nhận việc ‘xử án theo chỉ đạo’, VnExpress đưa tin.

Bản tin ngày 14-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Oanh tạc cơ cạnh tranh thị uy ở Biển Đông. Bài báo nói về diễn biến hai nước Mỹ – Trung liên tục đưa máy bay ném bom hiện đại đến thị uy ở Biển Đông. Tối qua 13/8, Hoàn Cầu thời báo xác nhận, Bắc Kinh vừa điều động máy bay ném bom H-6J đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN, bị TQ chiếm đóng trái phép. 

Đáp lại, cũng trong ngày 13/8, UPI đưa tin, Mỹ điều động máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit đến căn cứ trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Đây là loại máy bay ném bom chiến lược và có tầm chiến đấu đủ sức bao phủ Biển Đông tính từ căn cứ Diego Garcia. “Cả B-1 Lancer lẫn B-2 Spirit đều có thể mang theo nhiều loại tên lửa, bao gồm tên lửa chống hạm tầm xa, nên có thể tạo sức mạnh đáng kể lên tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông”.

Trung Quốc phản ứng kịch bản Mỹ đánh chiếm tiền đồn trên đảo ở biển Đông, theo báo Người Lao Động. Trước kịch bản Mỹ sử dụng không quân cùng với lính dù để chiếm các căn cứ do TQ xây dựng trái phép ở Biển Đông, Hoàn Cầu thời báo có bài viết đáp trả, dọa rằng người Mỹ “chắc chắn phải trả giá đắt”

Kênh U.S. Military Defence có clip: TQ dọa, họ có thể xóa sổ tất cả các chiến hạm của Mỹ ở khu vực Nam Biển Đông nếu Mỹ dám can thiệp.

VOA đưa tin: Tàu Việt Nam mắc cạn ngoài khơi Philippines vì lái tàu ‘ngủ gật’. Tuần duyên Philippines cho biết, đó là tàu MV Globe 6 Hải Phòng, bị mắc cạn tại vùng biển ngoài khơi Philippines, khu vực giữa đảo Mangubat và đảo Liwagao thuộc tỉnh Antique khi đang trên đường chở gạo tới thành phố Davao. Trên tàu có 25 thuỷ thủ, thuyền trưởng điều khiển tên Nguyen Hoai, kể với Tuần duyên Philippines là thuỷ thủ trực đã “ngủ gật” khi sự cố xảy ra.

Mời đọc thêm: Ba máy bay ném bom hạt nhân Mỹ đến Ấn Độ Dương giữa căng thẳng với TQ (Zing). – Trung Quốc ngang nhiên đưa oanh tạc cơ H-6J tới đảo Phú Lâm? (TT). – Báo Trung Quốc: Đưa oanh tạc cơ đến Phú Lâm là để ‘ngăn chặn khiêu khích từ Mỹ’ (VOA). – Trung Quốc dọa tàu sân bay không chìm của Mỹ (ĐV). – Kịch bản Trung Quốc đối đầu Nhật Bản, Mỹ ra tay can thiệp trên biển Hoa Đông (DV). – Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng trước sức ép từ Trung QuốcBiển Đông: Các nước không cần chọn phe Mỹ hay Trung Quốc (PLTP).

Quốc tang ông Lê Khả Phiêu

Chương trình quốc tang ông Lê Khả Phiêu kéo dài 2 ngày, đã bắt đầu từ sáng nay. Chi tiết đáng lưu ý nhất trong sự kiện này là sự vắng mặt của một nhân vật quan trọng: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. VnExpress đưa tin: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

Bài báo cung cấp loạt ảnh, cho thấy hầu hết các lãnh đạo cấp cao và một số cựu lãnh đạo đảng và nhà nước đều có mặt tại Nhà tang lễ quốc gia để viếng ông Lê Khả Phiêu, trừ Tổng – Chủ Trọng. Sự vắng mặt của ông Trọng trong một sự kiện quan trọng thế này, theo giới thạo tin, rằng sức khỏe của ông Trọng quá yếu, cũng như ông ta sợ tới đám tang sẽ bị mắc dịch.

Lãnh đạo đảng, nhà nước tại lễ viếng: Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân đều có mặt, nhưng người đứng đầu “tam trụ” hiện tại lại vắng mặt. Ảnh: VNE

Facebooker Phạm Minh Vũ viết: Có những thứ đáng sợ hơn cái chết! Ông Vũ bình luận: “Mới hôm kia bắt tay nhau thắm thiết, tụm 5, tụm 7 gọi nhau là đồng chí, chỉ có đồng chí thôi, ấy vậy mà hôm nay lễ Tang tầm vóc Quốc táng mà chẳng thấy Cụ tổng đâu. Người cộng sản nó bạc lắm, nó điêu lắm Phiêu ạ”.

VTC có clip: Lễ viếng Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Nhà báo Lưu Trọng Văn có bài: Chuyện liên quan ông Phiêu. Bài viết bàn về thái độ chống Mỹ cực đoan của ông Phiêu, trong hoàn cảnh mà người Mỹ đã chấp nhận bình thường hóa quan hệ với VN. Trong khi cuộc chiến tranh biên giới 1979 với TQ lúc ấy kết thúc hơn 10 năm nhưng ông Phiêu đã tỏ thái độ nhún nhường trước “bạn vàng”, chỉ biết “căm thù” Mỹ nhưng lại không dám tỏ thái độ trước sự kiện lính TQ tàn sát người VN ở các tỉnh biên giới phía Bắc.   

Mời đọc thêm: Việt Nam cử hành hai ngày Quốc tang cho ông Lê Khả Phiêu (VOA). – Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (TN). – Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (VOV). – Nhiều lãnh đạo đến viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (PLTP). – Hà Nội treo cờ rủ Quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (Zing). – Cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ‘để lại di sản nhiều mặt’ (BBC).

Xử vụ sai phạm dự án Cao tốc Trung Lương

Hôm nay, VKSND Tối cao phê chuẩn các quyết định khởi tố, bắt tạm giam cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin. Bị can Nguyễn Hồng Trường bị điều tra trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong vụ đấu giá và thu phí tuyến cao tốc TP HCM – Trung Lương.

Cơ quan điều tra còn áp dụng biện pháp tố tụng với 3 đồng phạm của ông Trường, là các ông Đinh La Thăng, cựu Bộ trưởng Bộ GTVT, hiện đang chấp hành hình phạt tù; Nguyễn Chí Thành, cựu Vụ phó Vụ Tài chính Bộ GTVT; Lê Trung Cường, Chuyên viên Vụ Tài chính Bộ GTVT.

Các bị can Nguyễn Chí Thành, Lê Trung Cường (phải). Ảnh: Bộ Công an/ BVPL

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Vì sao cựu thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường bị bắt giam? Tin cho biết, lúc còn làm Bộ trưởng Bộ GTVT, Nguyễn Hồng Trường chính là chủ tịch hội đồng bán đấu giá quyền thu phí tuyến cao tốc nói trên, còn ông Thăng lúc đó là cấp trên của Trường. Liên quan đến vụ án, trước đó đã có 6 người bị khởi tố, tạm giam, là các cán bộ lãnh đạo của Tổng Công ty Cửu Long và Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh.

Báo Tiền Phong có đồ họa: Ông Nguyễn Hồng Trường, từ Thứ trưởng Bộ GTVT đến vòng tố tụng.

Mời đọc thêm: Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị khởi tố trong vụ án cao tốc Trung Lương (PLVN). – Khởi tố ông Đinh La Thăng và cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường (TTXVN). – Chưa hết “vết đen” trong quá khứ, ông Đinh La Thăng tiếp tục “dính chàm” (GDTĐ). – Khởi tố, bắt tạm giam cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường (PL Plus). – Vì sao cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị khởi tố? (VTC). – Khởi tố 4 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” (ANTĐ). 

Tin nhân quyền

Sáng nay, TAND cấp cao tại TP Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm xét xử nhà báo Trương Duy Nhất, cựu trưởng văn phòng đại diện Trung Trung bộ của báo Đại Đoàn Kết về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Bị cáo Trương Duy Nhất hầu tòa phúc thẩm

Bị cáo Trương Duy Nhất tại phiên tòa phúc thẩm sáng 14/8. Ảnh: Danh Trọng chụp qua màn hình/TT

Theo đó, ông Nhất đề nghị triệu tập một số người liên quan trong vụ án. Còn LS của ông Nhất đề nghị triệu tập chủ tọa phiên sơ thẩm, triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên sơ thẩm, giám định viên trong vụ án. Các yêu cầu đều bị HĐXX và đại diện VKS từ chối. Trong vụ này, ông Nhất bị cáo buộc đã thỏa thuận với Vũ “nhôm” để bán nhà, đất số 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 bằng với giá UBND TP Đà Nẵng phê duyệt.

Cựu “thượng tá” công an Phan Văn Anh Vũ được triệu tập đến tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Ảnh: Danh Trọng chụp qua màn hình/TT

Chiều nay, nhà báo Trương Duy Nhất bị tuyên y án sơ thẩm 10 năm tù giam, theo RFA. Phía tòa án quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm với cáo buộc tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

LS Đặng Đình Mạnh phân tích: “Trong khi đó trong cùng một vụ án, trong cùng một sự việc xảy ra tại Đà Nẵng và trong cùng một tài sản bị thất thoát, nhưng ông Trương Duy Nhất lại bị tính giá trị tài sản vào năm 2018 là lên tới hơn 13 tỷ đồng. Do cái số tiền đó lớn tới mức độ như vậy nên ông vừa mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự vừa mới bị chịu hình phạt 10 năm tù rất là nặng. Đây là một điểm hết sức vô lý không đảm bảo quy định mọi người đều bình đẳng trong việc xử lý của pháp luật”.

Mời đọc thêm: Vụ Trương Duy Nhất và nạn bắt cóc nhà hoạt động ở Đông Nam Á (BBC).  – Ông Trương Duy Nhất bị bác kháng cáo kêu oan (VNE). – Bị cáo Trương Duy Nhất bị tuyên y án 10 năm tù (VNN).  – Mỹ lên tiếng về bản án 40 năm tù dành cho nhóm Hiến Pháp của Việt Nam (VOA). 

***

Thêm một số tin: Hiệu trưởng nhờ giáo viên đi thi hộ để lấy bằng đại học (SGGP). – Hoãn xử vụ Cựu Phó Chánh án Nguyễn Hải Nam xâm phạm chỗ ở của người khác (TP). – Lương Sơn, Hoà Bình: Tài nguyên “chảy máu”, chủ tịch huyện ở đâu? (Khỏe 365). – Chủ tịch Hà Nội bị đình chỉ: Cách đưa tin báo chí nhà nước thế nào? (BBC).

Phiên xử thứ 2 vụ “đất vàng” ở Đà Nẵng: Xuất hiện lời khai quan trọng

BTV Tiếng Dân

3-1-2020

Ngày 3/1/2020, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm 21 bị cáo trong vụ bán đất công sản ở TP Đà Nẵng cho Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, gây thất thoát hơn 22.000 tỉ đồng cho nhà nước. Phiên xử này đã xuất hiện các lời khai rất quan trọng, nêu đích danh người từng là chính khách quyền lực nhất TP Đà Nẵng: Cựu Bí thư Nguyễn Bá Thanh. 

Bản tin tối 5-2-2018

Tin Việt Nam

Tin Biển Đông

Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: Tranh luận về khả năng “Trung Quốc bóp cò” trên Biển Đông. Bài viết dẫn lời tác giả Gordon G. Chang nhận định: “Sở dĩ Trung Quốc muốn đối đầu trên Biển Đông là vì: Trong cuộc khủng hoảng Scarborough tháng Tư 2012, Washington đã không có trách nhiệm thúc đẩy thực hiện thỏa thuận do Mỹ làm trung gian: Philippines và Trung Quốc cùng rút tàu khỏi Scarborough”.

Trong khi đó, học giả James Holmes từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, cho rằng: “Trên Biển Đông, lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi chiến lược ‘bất chiến tự nhiên thành’,” bởi vì “nghệ thuật chiến tranh của Trung Quốc từ thời cổ đại đã xác định, không đánh mà thắng mới là lựa chọn cao nhất”.

Bản tin ngày 25-8-2020

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Tin xấu cho nỗ lực ngăn chặn thế lực bành trướng ở Biển Đông: Đại diện Trung Quốc trúng cử ghế thẩm phán Tòa quốc tế về Luật biển, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Hôm qua, đại diện các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã bỏ phiếu kín, bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020 – 2029.