Bản tin ngày 21-12-2018

Tin Biển Đông

Báo Tiền Phong có bài: Biển Đông có thể thành khủng hoảng lớn với Mỹ năm 2019. Theo đó, “căng thẳng Mỹ – Trung trên biển Đông đang tăng lên, khi Washington gia tăng chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa vùng biển giàu tài nguyên đang có tranh chấp này. Tháng 9 năm nay, tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc đã suýt va nhau trên biển Đông”.

Nghị sĩ Philippines đề xuất ngày nghỉ để tôn vinh phán quyết Biển Đông, theo VnExpress. Nghị sĩ Gary C. Alejano nói: “Tôi hy vọng bằng cách chọn ngày 12/7 là ngày nghỉ lễ để tôn vinh phán quyết Biển Đông, chúng ta có thể truyền cảm hứng cho người dân Philippines và khơi dậy niềm tự hào dân tộc”. Ở Việt Nam thì ngược lại, những nhà hoạt động bảo vệ chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông, không bị sách nhiễu, đàn áp, thậm chí bị bắt bỏ tù… là may lắm rồi.

Mời đọc thêm: Trung tâm Mỹ cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông năm 2019 (Zing). – Indonesia lập căn cứ quân sự áp sát Biển Đông (TN). – Indonesia mở căn cứ quân sự sát Biển Đông dự phòng Trung Quốc lấn lướt (RFI).Đằng sau việc Indonesia thành lập căn cứ quân sự gần biển Đông (TP). – Liệu Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông sẽ được ký vào năm 2019? (Sputnik).

“Món quà” cuối năm của “bạn vàng”

Về “món quà” bất ngờ của “bạn vàng” tặng vào dịp cuối năm, BBC có bài: Hải quân VN nhận từ dân ngư lôi ‘có chữ Hán’ dạt vào biển Phú Yên. Nhận định về quả ngư lôi, hai cây bút chuyên phân tích về quân sự ở Hoa Kỳ, ông Joseph Trevithick và Tyler Rogoway viết trên trang The Drive, cho rằng với kích cỡ, màu sắc, hình dạng như báo chí Việt Nam mô tả, quả ngư lôi  “rất có nhiều khả năng là ngư lôi Yu-6” của Hải quân Trung Quốc. “Một trong số 80 tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc có thể đã phóng ra ngư lôi này” trong một cuộc diễn tập ở Biển Đông.

Trang Viet Times có bài: Ngư lôi tối tân lọt vào tay Việt Nam, cộng đồng mạng Trung Quốc dậy sóng. Trong khi truyền thông Việt Nam còn đang loay hoay diễn đạt “vật thể lạ” thì cộng đồng mạng xã hội Trung Quốc xác nhận đúng là ngư dân Việt Nam đã vớt được ngư lôi Trung Quốc. Tuy nhiên, cư dân mạng Trung Quốc bình luận rằng, phía Việt Nam cũng chẳng thu được gì đáng kể vì họ không có đủ năng lực mô phỏng loại ngư lôi này, thậm chí không có đủ khả năng chế tạo ngư lôi.

Bên cạnh việc gửi ngư lôi đến sát bờ biển Việt Nam, Trung Quốc còn tập trận gần biên giới Việt Nam, xe tăng kiểu mới Type-15 lần đầu lộ diện, theo Viet Times. Tin từ trang Thanh Niên Trung Quốc cho biết, Tập đoàn quân 75 lục quân thuộc Bộ Tư lệnh chiến trường miền Nam Trung Quốc vừa diễn tập thực binh tại phía Đông tỉnh Vân Nam, là tỉnh giáp với các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên của Việt Nam, với chủ đề  mô phỏng đối đầu trực diện giữa quân đội Trung Quốc và “quân đội nước láng giềng X”.

Trang Thanh Niên Trung Quốc viết: “Đây là một cuộc diễn tập mang tính đối kháng rất mạnh… kiểm nghiệm xem các lữ đoàn hợp thành mới được trang bị xe tăng Type-15 có đảm đương được trọng trách giữ gìn cục diện ổn định ở biên giới phía Nam hay không?”. Đáng lưu ý, Tập đoàn quân 75 lục quân “được thành lập tháng 4/2017 trên cơ sở Tập đoàn quân 41 của Quân khu Quảng Châu và một phần Tập đoàn quân 14 của Quân khu Thành Đô” đều từng tham gia Chiến tranh biên giới phía Bắc, tấn công VN vào năm 1979.

Mời đọc thêm: Ngư lôi có chữ Trung Quốc dạt biển Việt Nam là của ‘hải quân nước ngoài’ (VOA). – Bàn giao ngư lôi huấn luyện có chữ Trung Quốc cho Hải quân Vùng 4 (Zing). – Hải quân tiếp nhận vật giống ngư lôi huấn luyện của nước ngoài (DT). – Hải quân Trung Quốc đang sở hữu những ngư lôi nào và mức độ nguy hiểm của chúng ra sao? (VTC).

Ngư lôi huấn luyện được hải quân các nước sử dụng như thế nào? (VNE). – Tại sao ngư lôi Trung Cộng dạt vào biển Phú Yên?Quả ngư lôi ‘đi lạc’ và nỗi lo của cộng đồng mạng xã hội (NV). – Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam (RFA). – Xe tăng hạng nhẹ kiểu mới của TQ lần đầu lộ diện (VNN).

Vân Đồn trước ngày thành “đặc khu”

Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước xác nhận sân bay Vân Đồn đủ điều kiện khai thác, theo báo Đầu Tư. Ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng “vừa ký Thông báo số 32/TB – HĐNTNN về kết quả kiểm tra công tác nghiệm vụ hoàn thành công trình Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn”. Theo đó, sân bay này đủ tiêu chuẩn, chất lượng đưa vào khai thác, sử dụng từ ngày 30/12/2018.

Sự tồn tại của sân bay Vân Đồn là một trong các bằng chứng rõ nhất cho thấy Vân Đồn chắc chắn sẽ trở thành đặc khu kinh tế. Nếu không, công trình trị giá hàng ngàn tỉ đồng này sẽ trở nên vô nghĩa.

Mời đọc thêm: Vân Đồn được quy hoạch thành nơi sản xuất phim (TT). – Choáng ngợp nhà ga xanh như khách sạn 5 sao ở Sân bay Vân Đồn (LĐ). – Thêm đường bay thẳng TP HCM – Vân Đồn (NLĐ).

“Đốt lò” ở miền Nam: Dễ hay khó?

RFA đặt câu hỏi: Củi Tất Thành Cang khi nào được vào lò? Thông tin ông Tất Thành Cang nghỉ phép dài ngày được các báo “lề đảng” công bố một cách “đặc biệt”. Chuyện cán bộ nghỉ phép là bình thường, nhưng với trường hợp ông Tất Thành Cang thì rất bất thường, bởi ông Cang thuộc diện “củi sắp vào lò”. So với ông Tất Thành Cang, thì sai phạm của ông Nguyễn Thành Tài chỉ là “con kiến”, nhưng ông Tài đã vào lò, ông Cang không thể vô sự.

Dư luận “lề dân” nghi ngờ rằng, đằng sau ông Tất Thành Cang phải là thế lực rất mạnh, nên Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng chưa thể xuống tay. Nhiều nhà báo “lề dân”, trong đó có nhà báo Phạm Việt Thắng, là người đã đưa tin rất sớm và chính xác vụ Trần Bắc Hà bị bắt, đều dự đoán, ông Tất Thành Cang sắp bị bắt nhưng đến nay lửa từ “lò” của Tổng – Chủ Trọng vẫn chưa thể đốt được ông Cang.

Cần nhắc lại sự kiện: Chiều 6/12/2018, trong kỳ họp thứ 12 HĐND TP HCM, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong nói: “Các cuộc thanh tra, khởi tố giúp thành phố nhận thức rõ những hạn chế, khuyết điểm; thẳng thắn nhìn nhận và tập trung giải quyết để làm tốt hơn trong thời gian tới. Nhưng việc này cũng làm giảm sự năng động của đội ngũ cán bộ, công chức dẫn đến đôi lúc chậm giải quyết hồ sơ hành chính. Đến ngày 20/12/2018, một số báo “lề đảng” đã có bài công kích câu nói thể hiện thái độ phản đối của ông Nguyễn Thành Phong trước chiến dịch “đốt lò” ở miền Nam.

Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Có phải Chủ tịch thành phố HCM đang gây áp lực lên trung ương? Bài viết phân tích diễn biến vụ điều tra sai phạm ở Thủ Thiêm để chỉ ra rằng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đang có dấu hiệu thông đồng và bao che cho các “đồng chí” của mình, nhất là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang. “Chỉ mới bị thanh tra trong thời gian ngắn đã vội vàng ca thán, có người dân còn cho rằng, Chủ tịch nói như vậy như là gây áp lực ngược lên Trung ương”.

Báo Dân Trí có bài: Nghĩ về sự “băn khoăn” của Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong. Bài báo nêu câu hỏi: Tại sao Chủ tịch UBND TP HCM, nơi “đầu tàu kinh tế của cả nước” nhưng đồng thời chứa rất nhiều sai phạm và đang là một trong các mục tiêu nóng nhất của chiến dịch “đốt lò”, lại dám phát biểu theo hướng phê phán chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng?

Nhiều ý kiến trong dư luận cũng lưu ý, tuy đây không phải lần đầu tiên quan chức miền Nam tỏ thái độ không phục trước mệnh lệnh từ trung ương, nhưng trước đó hầu như chưa có ai phát biểu phê phán thẳng thừng để báo chí “lề đảng” dẫn lại như vậy.

Mời đọc thêm: Ông Tất Thành Cang nghỉ phép 18 ngày vì lý do gì? (ĐS&PL). – TP.HCM: Bà Võ Thị Dung tạm thay ông Tất Thành Cang trong thời gian nghỉ phép (DS). TP.HCM yêu cầu cán bộ không đi công tác nước ngoài từ nay tới Tết (Zing).Mâu thuẫn Nam cộng – Bắc cộng (TTTVB). – Quản lý đất đai ở đô thị làm sao tránh khỏi sai phạm? (NNVN).

Vũ “nhôm” và vụ án ở Đông Á Bank

Liên quan đến vụ án gây thiệt hại 3.600 tỷ ở Ngân hàng Đông Á (DAB), tòa phán quyết: Trần Phương Bình lãnh án tù chung thân, Vũ ‘nhôm’ 17 năm tù, theo báo Tiền Phong. Cựu thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, giám đốc Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79, là công ty bình phong của Bộ Công an, ký khống chứng từ, chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của DAB. Ngoài ra, Vũ còn vay 13,4 triệu USD của ông Trần Phương Bình. Trong đó, 203 tỷ đồng đã được Vũ trả lại.

Dù HĐXX nhận định “quá trình xét xử bị cáo Vũ đã không ăn năn, hối cải”, nhưng Vũ đã nộp lại 203 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại, nên được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Cộng với hình phạt trước đó, Vũ “nhôm” nhận tổng cộng 25 năm tù, và phải nộp lại 13,4 triệu USD.

Cũng trong vụ án này, bất ngờ nhận tội, cựu trung tá Công an TPHCM vẫn bị tuyên 10 năm tù. Ông Nguyễn Hồng Ánh, cựu trung tá, cán bộ Công an TPHCM, cấu kết với Trần Phương Bình, dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt 1.900 lượng vàng của DAB. Cựu trung tá phủ nhận các cáo buộc, chối mọi tội lỗi. Tuy nhiên, khi thấy không ổn, ông Ánh quay ngược lại nhận tội, “thành khẩn khai báo”. Ông ánh bị tuyên án 10 năm tù.

Mời đọc thêm: Tuyên án đại án DongABank: Kẻ khóc, người cười (NĐT). – Bị bác bỏ hoàn toàn lời kêu oan, Vũ “nhôm” lĩnh án 17 năm tù (Infonet). – Đại án DongA Bank: Vũ ‘nhôm’ tố bị mạt sát là ‘không có cơ sở xem xét’ (TN).

Làm giàu trên xương máu dân

Trang VietNamNet có bài: ‘Quan chức giàu rất nhiều’. Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Văn Kim cho biết, tình trạng quan chức giàu bất minh từ việc vi phạm, lợi dụng cơ hội từ vị trí công tác của họ để làm giàu rất nhiều. Ông Kim chỉ ra nhiều nguyên nhân như: cơ chế quản lý tài sản chưa chặt chẽ, do nền kinh tế sử dụng tiền mặt… Nhưng dường như ông Kim không dám nhắc đến nguyên nhân chính khiến tham nhũng tràn lan chính là tổ chức đảng cộng sản dung túng, hợp pháp hóa chuyện “cướp” tiền, của, của nhân dân.

Báo Một Thế Giới đưa tin: Nhiều người tố Cục Thi hành án dân sự Sóc Trăng làm trái pháp luật. Ông Đỗ Văn Tý thi hành xong bản án trước đó, nhưng lại bị Cục thi hành án tiếp tục kê biên căn nhà để vợ ông thi hành án vụ án riêng. Hai căn nhà riêng của ông Tý vô cớ bị Cục thi hành án tỉnh Sóc Trăng ra thông báo cưỡng chế, dù ông không liên quan gì đến vụ án.

Ngoài ra, Cục thi hành án Sóc Trăng còn bị ông Trịnh Viết Tú tố cáo sai phạm trong hoạt động tư pháp. Ông Tú mua một căn nhà của Chi cục THADS huyện Mỹ Xuyên với giá trên 720 triệu đồng. Tuy nhiên sau 1 năm vẫn không được giao nhà, mặc dù quy định không quá 60 ngày.

Mời đọc thêm: Phòng chống tham nhũng: Khó xác định “tiền sạch” hay “có vấn đề“ (VOV). – Đà Nẵng chấm lại thi công chức: Kết quả khác do… (ĐV). – BVĐK TP. Lào Cai: Quên trả tiền tạm ứng là do sai sót của nhân viên (PLN). – Hiệu trưởng bị tố vi phạm về tiền lương, BHXH của người lao động (DS). – Lộ văn bản cho thấy sai phạm về thu chi tài chính của nhiều trường ở Sài Gòn (GDVN).

Tin nhân quyền

Linh mục Lê Ngọc Thanh viết: Nhà cầm quyền thành Hồ tiến hành cướp đất dân tại vườn rau giáo xứ Lộc Hưng. Sáng 20/12/2018, “công an và các lực lượng công quyền quận Tân Bình, thành Hồ lại đến cưỡng chế nhà và tiến hành thu đất của các công dân tại khu vực Vườn Rau, giáo xứ Lộc Hưng”. Nhiều gia đình Công giáo đã di cư từ Bắc vào Nam và đến khu đất này canh tác từ năm 1954.

Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết thêm: Giáo xứ Lộc Hưng “với nhà thờ Lộc Hưng xây lên đã lâu, với trên một trăm gia đình phần lớn làm nghề trồng rau để sinh sống ba bốn đời nay. Tuy nhiên đã có những diễn biến mấy năm gần đây cho thấy khu đất vườn rau Lộc Hưng này có thể bị giải tỏa theo quy hoạch của nhà nước”.

Hình ảnh cuộc cưỡng chế. Nguồn: FB Linh mục Lê Ngọc Thanh

RFA đưa tin: Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam hoãn và sửa Luật An Ninh Mạng. Phó Giám Đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, khu vực Châu Á, ông Phil Robertson, nhận định rằng, Luật An Ninh Mạng của Việt Nam “được soạn thảo nhằm cho phép Bộ Công An quyền giám sát rộng khắp nhằm phát hiện những tiếng nói chỉ trích và tăng cường sự độc tôn cai trị của đảng cộng sản. Nếu luật này được thì hành, bất cứ ai sử dụng Internet tại Việt Nam đều không còn quyền riêng tư nữa”.

Mời đọc thêm: 8 yêu sách năm 2019 tương tự những đòi hỏi của một thế kỷ trước  —  Chính quyền ngăn cản Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần 3 (RFA). – Nữ sinh xinh đẹp mang bầu 3 tháng, thầy giáo và bảo vệ rủ nhau hãm hiếp đến chết (NĐSV).

Tầng lớp khốn cùng cũng bị đánh thuế

Thay vì lo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, để có các khoản thu chính đáng, ngành thuế đưa xe ôm, quán cóc vỉa hè vào tầm ngắm, theo báo Tuổi Trẻ. Tổng cục Thuế ‘bù lu bù loa” rằng cả nước có đến 581.700 hộ chưa đưa vào diện quản lý thuế. Những hộ này là dân nghèo chạy xe ôm, mở quán ăn nhỏ, hay quán cóc ven đường mưu sinh, là những người thuộc tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội. Ngành thuế cho biết, sắp tới sẽ đưa những nhóm người này vào tầm ngắm, thu thuế triệt để.

Infonet đặt câu hỏi: Đề xuất thu phí khí thải: Phí chồng phí, xe máy ô tô gánh thêm phí mới? Theo nhiều chuyên gia, thêm phí khí thải là vô lý, và sẽ tác động lớn đến người dân. Giải thích cho việc ngày càng có nhiều loại thế phí ra đời, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh giải thích: “Sản lượng dầu thô giảm sút, với việc ký nhiều Hiệp định thương mại tự do thì thuế nhập khẩu sẽ về 0 đến 5% thì nguồn thu ngân sách sẽ giảm đáng kể”. Thực chất, thuế phí có gắn danh xưng là gì thì cũng để “hút máu” dân, bù vào ngân khố trống rỗng.

Mời đọc thêm: Ban hành chính sách phải vì dân (SGĐT). – Đi ô tô chịu thêm phí mới: Đánh mạnh vào túi tiền dân, ai dám mơ xế hộp (VNN/DT). – Hơn nửa triệu hộ kinh doanh ‘lọt sổ’ thuế (TN). – Xe ôm, quán cóc vỉa hè vào “tầm ngắm” của ngành thuế (DT).

Phóng viên tống tiền doanh nghiệp

Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố nữ phóng viên tống tiền 100.000 USD, theo VietNamNet. Nghi phạm là bà Đào Thị Thanh Bình, phóng viên báo Thương hiệu và Công Luận. Phía công an cho biết, Công ty LUXSHARE – ICT Việt Nam trước đó “có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang cho phép xây dựng nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên trong lúc chờ cấp phép, công ty đã tự ý khởi công. Tháng 10/2018, bà Bình liên hệ với công ty và nói rõ các vi phạm, yêu cầu đưa tiền để không đăng tải sự việc lên báo”.

Bà Bình “ra điều kiện yêu cầu công ty làm việc với người môi giới. Theo đó, người môi giới đã liên hệ với công ty, ra điều kiện yêu cầu phải đưa 100.000 USD”. Công ty này báo công an và sau đó bà Bình đã bị bắt quả tang. Nhà báo Hoàng Linh nhận định: “Phóng viên con so, mới tập viết 4 tháng, tuổi nào mà tống tiền 100.000 Trump, bị gài thôi hoặc còn ai khác“.

Mời đọc thêm: Chân dung phóng viên Đào Thị Thanh Bình tống tiền doanh nghiệp 70.000 USD (GT). –  Doanh nghiệp ở Bắc Giang hai lần bị phóng viên Đào Thị Thanh Bình tống tiền (PNTP). – Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị nhanh chóng điều tra làm rõ vụ việc (ANTĐ).

Giáo dục nát bét, đầy bê bối

Vụ tội phạm ấu dâm của hiệu trưởng Đinh Bằng My chưa được giải quyết, lại có một loạt “giáo viên” lộ rõ bản chất là tội phạm tình dục. Báo Người Lao Động đưa tin: Nghi án thầy giáo hiếp dâm nữ sinh lớp 8. Đối tượng Hồ Trọng Đăng, thầy giáo dạy thể dục trường THCS ở Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, vừa bị công an tạm giữ để điều tra hành vi “Hiếp dâm trẻ em”. Tối 19/12, em N.T.L (học sinh lớp 8) bị Đăng lừa chở ra bãi đất trống, đe dọa rồi thực hiện hành vi hiếp dâm.

Làm rõ nghi vấn trẻ hơn 4 tuổi bị cô giáo cấu vào vùng kín, theo Zing. Cháu N, học sinh trường Mầm non Thiên đường Trẻ Thơ, Hà Nội, tan học với tình trạng bị tổn thương vùng kín. Mẹ cháu đưa đi khám thì được bác sĩ xác định có tác động từ bên ngoài. Cháu N nói “bị cô T. cấu ở lớp học”. Hiệu trưởng trường này nói không có xảy ra tình trạng trên, nhưng người bị tố cáo là cô T xin nghỉ phép 1 tuần. 

Hiệu trưởng nghi lạm dụng tình dục: Xử lý người im lặng, theo báo Đất Việt. Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cho biết: “các thầy cô trong trường, có trách nhiệm liên quan, có biết sự việc mà không thông tin, không tố giác, không có ý kiến phản hồi báo cáo với cơ quan chức năng thì sau khi làm rõ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Trước đó, cô giáo N. là người bị học sinh tố cáo, đã dẫn học sinh lên phòng để hiệu trưởng dâm ô, phân trần: chỉ thông báo học sinh lên phòng hiệu trưởng 1 lần, chứ không dẫn lên.

Mời đọc thêm: Tạm giữ thầy giáo 35 tuổi nghi hiếp dâm học sinh lớp 8 (TT). – Cô giáo bị “tố” đánh học sinh lớp 3 sưng mắt (GĐVN). – Ký ức kinh hoàng của cựu nam sinh từng bị hiệu trưởng dụ dỗ dâm ô 10 năm trước (VTC). – Nữ giáo viên trần tình việc “tiếp tay” để hiệu trưởng dâm ô học sinh (DV). – Thầy giáo có hành vi đồi bại với học sinh ở Phú Thọ có phải là trường hợp đầu tiên? (ANTĐ).

TS Đoàn Hương với phát biểu lạ

Về nhận định lạ của TS Đoàn Hương, rằng nước Anh sắp rút khỏi cộng đồng châu Âu, nên “trong tương lai rất gần, tiếng Anh sẽ không được sử dụng ở cộng đồng Châu Âu nữa“, và rằng, nếu Việt Nam chỉ dồn vào tiếng Anh thôi thì không ổn. Nhà báo Hiệu Minh có bài trên Trí Thức Trẻ: Gửi TS Đoàn Hương: Không có chuyện Châu Âu sắp bỏ sử dụng tiếng Anh đâu, thưa bà!

Ông Hiệu Minh cho rằng, “trên thế giới, tiếng Anh dùng đứng hàng thứ 3 sau tiếng Trung và Tây Ban Nha, nhưng nói về sự thông dụng trong giao tiếp, tiếng Anh vẫn là số 1. Trên internet có tới 55,5% tài liệu viết bằng tiếng Anh, bỏ xa tiếng Nga, Đức, Pháp, Nhật và tiếng Trung chiếm từ 3 đến 5,5%“. Brexit không thể giết tiếng Anh ở châu Âu và thế giới, và “có Brexit hay không thì người ta vẫn sử dụng tiếng Anh như cả thế kỷ nay”.

Trước đó, TS Đoàn Hương có những phát ngôn gây sốc như: “Đàn bà là giống cực kỳ khó hiểu”, hay “không bao giờ tôi bỏ một tỉ sáu để mua cô bồ hơn 40 tuổi”… Đây là những phát biểu gây sốc của TS Đoàn Hương. Thái độ phát ngôn nhưng không suy nghĩ của bà Đoàn Hương là một bằng chứng cho thấy giá trị thật của những tấm bằng tiến sĩ ở Việt Nam.

Mời đọc thêm: TS Hiệu Minh: Không có chuyện Châu Âu sắp bỏ sử dụng tiếng Anh đâu, thưa TS Đoàn Hương (TTT/VTC).

***

Thêm một số tin: ‘Nước Mỹ là nhà’ đối với những di dân Việt sắp bị trục xuất  —  Di dân Việt “dính” tiền án bị trục xuất khỏi Mỹ  – Vấn đề “tế nhị” của “Little Saigon”  —  Nevada: LS Rochelle Nguyễn trở thành dân biểu gốc Việt đầu tiên (VOA). – Ba lần làm giấy khai tử cho nữ sinh chết vì tai nạn mà không được  —  Virus lấy đi 650 triệu USD, không cảm thấy “mất” nên cứ thờ ơ? (LĐ).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây