Bản tin ngày 1-6-2019

Tin Biển Đông

Báo Dân Trí có bài: Căng thẳng Mỹ – Trung trên Biển Đông có thể “đốt nóng” Đối thoại Shangri-La. Tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng khi Trung Quốc tiếp tục triển khai thêm máy bay, tàu chiến và “dân quân” trên biển ở các khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn Mỹ tiếp tục thực hiện tuần tra vì tự do hàng hải.

Nhà phân tích quân sự Euan Graham, là người đã có mặt trên tàu chiến Australia vừa đi qua Biển Đông, cho biết, tàu hải quân Trung Quốc luôn bám sát các tàu của Mỹ và Australia hoạt động trong khu vực. Điều này cho thấy ,lực lượng tàu nổi của Trung Quốc đủ mạnh để có thể sẵn sàng triển khai bất kỳ lúc nào trên Biển Đông.

Báo Thanh Niên có bài phỏng vấn GS Alexander Vuving: Trung Quốc muốn ‘chiếm diễn đàn’ tại Đối thoại Shangri-La. Về vai trò của Biển Đông trong hội nghị này, ông Vuving nhận định, có hai quan điểm lớn: Một là, Biển Đông đã trở nên ổn định hơn trước đây, các nước cần tránh bất đồng, tăng hợp tác để tiến tới ký COC, là quan điểm được Trung Quốc và một số nước ASEAN ủng hộ.

Còn quan điểm kia không chấp nhận “hiện trạng mới” ở Biển Đông, không coi đó là điều bình thường, đòi hỏi phải có những nỗ lực nhằm cân bằng lại thế áp đảo của Trung Quốc ở Biển Đông, là quan điểm của Mỹ và các đồng minh.

Bên lề Đối thoại Shangri-La: Mỹ nói Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông ‘quá đáng’, theo báo Tuổi Trẻ. Quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan phát biểu, hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua là “quá đáng”. Chuyện Trung Quốc xây dựng các đường băng dài hàng ngàn mét, lắp các tên lửa đất đối không trên các đảo nhân tạo được bồi đắp phi pháp ở Biển Đông đã “tàn phá quá mức”, vượt ra ngoài giới hạn của “biện pháp tự vệ” như Bắc Kinh tuyên bố.

Việt Nam kêu gọi các nước kiềm chế hành động ở biển Đông, theo báo Pháp Luật TP HCM. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Thái Lan, đề cao tầm quan trọng của đối thoại, hợp tác, các biện pháp xây dựng lòng tin và việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời “hoan nghênh kết quả ASEAN và Trung Quốc đạt được trong đàm phán COC”. Đây là thứ “kết quả” chỉ có lợi cho Bắc Kinh, khi Trung Quốc ngày càng tìm cách chia rẽ ASEAN.

RFA có bài: Tổng thống Philippines cảnh báo về nguy cơ xung đột tại Biển Đông. Phát biểu tại diễn đàn kinh tế ở Tokyo ngày 31/5, Tổng thống Rodrigo Duterte thúc giục chuyện ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Ông Duterte nói, càng để lâu thì nguy cơ vùng biển này trở thành điểm xung đột càng lớn. Ông nhắc lại, Pháp, Anh và Hoa Kỳ cũng đang đưa ra phép thử tại vùng biển đứng giữa các tranh chấp lãnh hải này.

Mời đọc thêm: Duterte buồn vì yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông (VNE). – Xung đột sẽ xảy ra ở Biển ĐôngDiễn đàn an ninh Shangri-La khai mạc : Căng thẳng Mỹ-Trung là tâm điểm (RFI). – Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ bao phủ Đối thoại Shangri-La 2019 (BBC). – Đối thoại Shangri La 2019: Mỹ và Trung Quốc lần lượt chiếm diễn đàn (VOV). – Mỹ chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa “quá đáng” Biển Đông (DT). – Tướng Mỹ nói Trung Quốc phản bội lời hứa trên biển Đông (TP). – Việt Nam dự Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN 3, Cấp cao Đông Á (VTV).

Cao tốc Bắc Nam

Như vậy là không chỉ có các nhà thầu Trung Quốc quan tâm tới việc đầu tư vào dự án cao tốc Bắc Nam, như lời Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật nói, mà Tập đoàn Hyundai muốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, VnExpress đưa tin. Trong buổi làm việc chiều 30/5 với lãnh đạo Bộ GTVT, Phó chủ tịch Tập đoàn Hyundai Chung Jin Hae cho biết, Hyundai “mong muốn tham gia hợp tác, đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm về dự án cao tốc Bắc Nam và đường sắt tốc độ cao Bắc Nam”.

Trước đó, VnEconomy đưa tin: Tháng 4/2020 có thể khởi công các dự án PPP cao tốc Bắc – Nam phía đông. Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, đến hết ngày 16/5/2019 “đã bán được 81 bộ hồ sơ mời sơ tuyển/34 nhà đầu tư trong nước và quốc tế (trong nước 24 nhà đầu tư, Trung Quốc 6 nhà đầu tư, Nhật bản 2 nhà đầu tư, Hàn Quốc 1 nhà đầu tư, Pháp 1 nhà đầu tư)”. Số lượng nhà đầu tư TQ vẫn chiếm ưu thế so với các nhà đầu tư ngoại khác. Thậm chí, nhiều khả năng trong 24 “nhà đầu tư nội” có không ít “chân gỗ” của TQ.

Mời đọc thêm: Tập đoàn Hyundai Hàn Quốc muốn rót tiền đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam (ANTĐ). – Khánh Hòa kiến nghị thay đổi thiết kế cao tốc Bắc-Nam (ĐV). – Đề nghị điều chỉnh thiết kế cao tốc Bắc – Nam qua Khánh Hòa (NLĐ). – Tìm vốn cho dự án giao thông ngày càng khó và chậm (TT).

Báo chí lại xướng tên Lê Tấn Hùng, em trai Hai Nhựt

Báo Thanh Niên đưa tin: Ông Lê Tấn Hùng bị kỷ luật ‘hạ bậc lương’. Sở Nội vụ TP.HCM báo cáo UBND TP HCM kết quả kiểm điểm tập thể, cá nhân có sai phạm tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI). Có 18 cá nhân tham gia kiểm điểm với 23 nội dung thiếu sót, sai phạm.

Trong 18 người, chỉ có 3 cá nhân còn thời hiệu xử lý kỷ luật gồm: Ông Vân Trọng Dũng, Chủ tịch HĐTV SAGRI, ông Lê Tấn Hùng, TGĐ SAGRI và bà Nguyễn Thị Thanh An, kiểm soát viên chuyên trách. Trường hợp ông Hùng, có 10 nội dung phê bình, rút kinh nghiệm, 4 nội dung áp dụng hình thức ‘khiển trách” và 4 nội dung áp dụng hình thức “cảnh cáo”. Cho nên, hình thức kỷ luật tổng hợp đối với ông Hùng là “hạ bậc lương”.

Báo Dân Trí có bài: “Dính” 18 sai phạm, Tổng Giám đốc SAGRI bị… hạ bậc lương. Bài viết nhấn mạnh hai sai phạm chủ yếu và rất nghiêm trọng của ông Lê Tấn Hùng: “Ký và chi khống hơn 13 tỉ đồng cho hàng chục cán bộ, người lao động thuộc công ty đi học tập nước ngoài”, sử dụng sai 1.900ha đất công. Theo bài viết, phải “nhờ” vụ đất công mà UBND TP HCM mới tăng mức kỷ luật từ khiển trách lên cảnh cáo.

Ký và chi khống 13 tỉ, sử dụng sai 1.900ha đất, mức kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương cho sai phạm như vậy đã khiến rất nhiều độc giả của báo Thanh Niên, Dân Trí, VnExpress… bình luận phản đối. Tuy nhiên, ông dù sao đi nữa, Lê Tấn Hùng là em trai của “lãnh chúa Sài Gòn” Lê Thanh Hải, nên mức kỷ luật này vẫn là một bước tiến so với vụ kỷ luật hồi đầu tháng 3/2018. Một số người lại đoán, “lửa lò” ở miền Nam bùng trở lại, nhắm đến gia tộc Hai Nhựt.

Báo Người Lao Động có bài: 1 lãnh đạo Sở NN-PTNT TP HCM “dính” đến sai phạm tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Đó là ông Nguyễn Văn Trực, TGĐ SAGRI từ tháng 8/2009 đến tháng 2/2015, hiện là PGĐ Sở NN&PTNT TP HCM. Lúc còn làm lãnh đạo SAGRI, ông Trực đã có sai phạm trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án đầu tư của SAGRI, “chưa có đóng góp được giải pháp khả thi đẩy nhanh tiến độ các dự án”.

Mời đọc thêm: Diễn biến mới liên quan các cá nhân sai phạm ở Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (NLĐ). – Sai phạm của ông Lê Tấn Hùng ở mức hạ bậc lương (TT). – Ông Lê Tấn Hùng tiếp tục bị đề xuất kỷ luật (VNE). – Sở Nội vụ đề xuất kỷ luật nhiều cán bộ ở Sagri (PLTP). Mời đọc lại: Sai phạm tại SAGRI: Em trai ông Lê Thanh Hải không phải là ‘vùng cấm’! (VNF). – Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn đã “xẻ thịt đất” như thế nào? (DT).

Sai phạm đất đai trong quản lý và xây dựng

Phó chủ tịch huyện Vân Đồn, Quảng Ninh bị kiểm tra dấu hiệu vi phạm quản lý đất đai, VTC đưa tin. UBKT Tỉnh ủy Quảng Ninh đang kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với ông Châu Thành Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, liên quan đến 2 sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai. Một sai phạm liên quan đến vụ ông Hưng quyết định công nhận kết quả đấu giá đất ở cho một công ty trúng 6 lô đất tại thôn 12, xã Hạ Long trái quy định.

Ông Châu Thành Hưng còn bị một người dân huyện Vân Đồn tố cáo hành vi lạm dụng chức vụ, gây khó khăn trong việc chuyển mục đích sử dụng đất. Trong lúc làm việc với người này, ông Hưng đã phát ngôn không đúng mực và gây khó dễ.

Nghi vụ bán đảo Sơn Trà có khuất tất, ĐBQH “chất vấn” Tổng Thanh tra Chính phủ, theo báo Dân Việt. ĐBQH Nguyễn Bá Sơn nói về vụ thanh tra dự án Đa Phước, bán đảo Sơn Trà, rằng “có cử tri là người cao niên, lão thành cách mạng đặt vấn đề với đoàn đại biểu Quốc hội: Việc kéo dài thời gian như thế các đồng chí có dám cam kết với nhân dân thành phố sẽ không xảy ra điều gì khuất tất, tiêu cực trong việc thanh tra, điều tra các vụ án trên không. Xin mạnh dạn chuyển câu hỏi này đến đồng chí Tổng Thanh tra Chính phủ và đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân”.

Báo Lao Động có bài: Nhiều dự án sai phạm liên quan đến “đất vàng”, xử lý chưa có hồi kết. Bài viết dẫn lời ĐBQH Nguyễn Quốc Hận bàn về hậu quả các vụ sai phạm, tham nhũng, thất thoát hàng ngàn, thậm chí chục ngàn tỉ đồng: “Với số tiền ấy nếu không bị thất thoát, tham nhũng, chúng ta sẽ có thêm vốn đầu tư cho các kè sạt lở bờ sông, xây dựng các công trình phòng chống lũ quét, lũ ống, góp phần làm giảm đáng kể số người thiệt mạng vì thiên tai trong thời gian qua”.

Báo Dân Việt viết: Nhiều dự án “nhà ở cán bộ” bán giá chênh hàng trăm triệu đồng, ngân sách thất thu trăm tỉ. Một số ví dụ trong bài: Dự án nhà ở cho cán bộ Bộ công an Athena Complex Pháp Vân, dù vẫn chưa hoàn thiện và chưa được cấp giấy phép xây dựng phần thân tòa nhà, nhưng từ cuối năm 2018 đến nay, việc rao bán, nhận cọc căn hộ vẫn diễn ra. Dự án chung cư Ban cơ yếu Chính phủ, dù đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng tình trạng mua bán, chuyển nhượng giá chênh lệch từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng vẫn đang diễn ra.

VOV đưa tin: Đà Nẵng xử lý cán bộ sai phạm về quản lý xây dựng dự án Núi Thần Tài. Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng vừa giao UBND huyện Hòa Vang xử một số cán bộ có liên quan đến vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại dự án mở rộng công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài, yêu cầu báo cáo kết quả xử lý trước ngày 10/6.

Trước đó, chủ đầu tư dự án này đã thi công các hạng mục phần nền đường và trồng cây xanh dọc đường công vụ sông Luông Đông, thi công xây dựng hệ thống thoát nước nội bộ; san lấp mặt bằng khi chưa có giấy phép.

Mời đọc thêm: Phó chủ tịch huyện Vân Đồn bị kiểm tra dấu hiệu vi phạm đất đai (NLĐ). – Phó Chủ tịch Vân Đồn bị kiểm tra vì có dấu hiệu vi phạm về đất đaiThanh tra bán đảo Sơn Trà, Đa Phước: Ai cam đoan không có chạy chọt? (TP). – ‘Đất vàng’ đối ứng phân lô bán sạch, dự án BT của ‘ông lớn’ giờ ra sao? (VNN). – “Thẻ lương vợ cầm” và biệt thự “siêu khủng” liên quan đến cán bộ Hải quan Quảng Trị (Infonet). – Hải Phòng: Tranh chấp đất, chủ doanh nghiệp bị đe lấy mạng (DV). – “Đại gia” Huế biến đất công thành đất doanh nghiệp (CAĐN).

Tin kinh tế

Zing đặt câu hỏi: Mỹ đưa Việt Nam vào diện giám sát, Ngân hàng Nhà nước nói gì? Vụ VN cùng 8 nước khác bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách giám sát, NHNN cho biết, đây là lần đầu Việt Nam bị đưa vào danh sách xem xét: “Tại kỳ báo cáo tháng 5/2019, cơ quan này đã tăng số lượng đối tác thương mại được xem xét lên 21 quốc gia. Đó là những nước có kim ngạch thương mại hàng hóa song phương với Mỹ trên 40 tỷ USD. Việt Nam nằm trong nhóm được xem xét”.

NHNN thừa nhận, chuyện VN vào danh sách giám sát của Bộ Tài chính Mỹ sẽ đi kèm với việc cơ quan này theo dõi “các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lai, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam trong thời gian tới”.

Trang Kinh Tế Đô Thị dẫn lời ĐBQH Hoàng Văn Hùng: Cứ 10 doanh nghiệp lập mới thì 5 doanh nghiệp lại “chết”. Ông Hùng thừa nhận tình trạng số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản còn lớn. Trong năm 2018 có khoảng 90.000 doanh nghiệp dừng hoạt động, trong đó 63.000 chờ giải thể, phá sản. Bình quân cứ 10 doanh nghiệp lập mới thì 5 đơn vị lại giải thể, phá sản. Có người cho rằng con số thật sự còn bi đát hơn chứ không chỉ ở tỉ lệ này.

Mời đọc thêm: NHNN thông tin việc Bộ tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát về chính sách tiền tệ (Viet Times). – Ngân hàng Nhà nước lên tiếng việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát (BNews). – Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát, nhiều thông tin bị theo dõi (VNN). – Lo doanh nghiệp đuối sức trong RCEP (NLĐ). – “Con số tăng trưởng không được cử tri đón nhận hồ hởi” (VnEconomy).

Các vụ phá rừng

Công an huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An vừa khởi tố 4 cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ gây thất thoát hơn 750 triệu đồng, trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin. Công an huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, xác nhận, đã khởi tố 4 cán bộ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳnh Lưu. Nhóm cán bộ này đã buông lỏng quản lý vốn đầu tư trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, không trả đầy đủ chế độ được Nhà nước cấp cho các hộ dân trồng rừng.

Do sự tắc trách của các cán bộ này, từ cuối năm 2018 nhiều hộ dân ồ ạt chặt phá rừng phòng hộ để chuyển đổi hình thức sang trồng dứa. Đây lại là khu rừng được giao khoán cho các hộ dân chăm sóc, bảo vệ, nhằm mục đích điều tiết lượng nước, chống xói mòn.

Vụ đầu độc chết hơn 10ha rừng thông: Bắt giam 3 đối tượng có liên quan, theo VOV. Trong quá trình điều tra vụ hạ độc làm chết hơn 10ha rừng thông tại tiểu khu 292, huyện Lâm Hà, Công an tỉnh Lâm Đồng đã bắt giữ, khởi tố 3 đối tượng về tội hủy hoại tài sản. Họ đã lén lút khoan đục rồi bơm thuốc độc vào các thân cây thông. Theo thống kê ban đầu, có khoảng 3.500 cây thông có đường kính từ 25-40cm bị chết.

Mời đọc thêm: Khởi tố, bắt giam 3 đối tượng trong vụ đầu độc gần 11ha rừng (CAND). – Gây thất thoát hơn 700 triệu đồng, 4 cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ bị khởi tố (DNVN). – Nghệ An: Gây thất thoát trên 750 triệu đồng, 4 cán bộ quản lý rừng phòng hộ bị khởi tố (NB&CL). – Tăng cường quản lý, ngăn chặn việc chặt phá cây rừng tự nhiên để lấy cây phong lan (TH).

Vấn nạn ấu dâm và sự băng hoại đạo đức xã hội

VOV đưa tin: 3 thiếu niên bị khởi tố, bắt tạm giam vì “quan hệ” với bé gái 13 tuổi. Thiếu tá Trần Hiệu, cán bộ Phòng CSHS Công an tỉnh Hải Dương cho biết, các thủ phạm đã khai với cơ quan CSĐT, thừa nhận bản thân nhận biết chuyện quan hệ này là phạm pháp, nhưng vẫn làm vì “yêu đương”.

Ông Hiệu nói thêm, số liệu báo cáo của các địa phương cho thấy, “năm nay số vụ xâm hại tình dục trẻ em tăng cao. Trong đó, riêng địa phận tỉnh Hải Dương bình thường 2-3 năm mới xuất hiện một vụ. Nhưng từ đầu năm 2019 đến nay đã xảy ra 2 vụ. Cùng với đó, độ tuổi tham gia vào những vụ này ngày càng giảm”.

Báo Lao Động đặt câu hỏi: Ông Đinh Bằng My thực hiện hành vi dâm ô với nhiều nam sinh thế nào? Theo hồ sơ truy tố của Công an huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, từ cuối năm 2016 đến tháng 12/2018, ông My (khi còn là Hiệu trưởng trường PTDT nội trú Thanh Sơn) đã nhiều lần gọi các nam sinh lớp 7, 8, 9 của trường lên phòng làm việc của mình, với lý do nhắc nhở vi phạm, hỏi thăm tình hình học tập.

Sau đó, tay hiệu trưởng My đưa học sinh vào giường ngủ trong phòng làm việc, yêu cầu các học sinh phục vụ nhu cầu tình dục khác thường của ông. Mỗi lần như vậy, ông My thường cho các em ăn bánh kẹo hoặc tiền tiêu vặt và dặn không được nói với ai.

Báo Tổ Quốc có bài: Bà nội kể lại giây phút cháu gái 11 tuổi bị bố ruột hiếp dâm, sau đó cầm dao đuổi chém cả nhà. Bà Nguyễn Thị L, ở xã Mỹ Tân, TP Cao Lãnh, mẹ ruột của thủ phạm Ngô Thành Thông, đồng thời là bà nội của nạn nhân N, cho biết: “Đêm đó, thằng Thông say rượu đi về nhà rồi chui vô mùng ngủ cạnh con N. Một lúc sau nghe tiếng con bé la hét, khóc nên mới gặng hỏi thì nó nói bố xâm hại nó. Lúc đó cả nhà sợ quá, không ngờ thằng Thông lại làm như vậy với con bé”.

Mời đọc thêm: Lời khai gã trai nhiều lần làm “chuyện người lớn” với bạn gái “nhí” quen qua mạngGã trai vào vòng lao lý vì làm bé gái 12 tuổi có thai (LĐ). –  Phẫn nộ ông nội giở trò đồi bại với cháu gái 9 tuổi ở Đắk Lắk (ĐSPL). – Rùng mình đọc bản cáo trạng truy tố tội dâm ô ông hiệu trưởng ở Phú Thọ (BVPL). – Người đàn ông lĩnh án chung thân vì hiếp dâm hai bé gái (VNE). – Bác rể đồi bại nhiều lần hiếp dâm và dâm ô 2 cháu gái (ĐSVN).

Dự án BOT

VOV có bài: Bộ trưởng Bộ Tài chính lý giải khúc mắc liên quan đến các dự án BT. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói, chuyện ban hành “nghị định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT đặt ra yêu cầu xử lý hài hoà lợi ích Nhà nước và nhà đầu tư, đồng thời khắc phục tồn tại hạn chế, tiêu cực trong thời gian vừa qua”. Nhiều vụ sai phạm cũng được khởi đầu bằng những tuyên bố đầy hứa hẹn của quan chức CSVN.

Báo chí đưa tin, cầu Tân Nghĩa, ở xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, bất ngờ bị sập chiều qua. Cầu này được đầu tư bằng hình thức BOT, với tổng số vốn khoảng 5 tỷ đồng. Có lẽ cây cầu này được làm bằng xi măng … cốt tre, xây xong năm 2007, đưa vào sử dụng có thu phí, vừa chấm dứt thu phí dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, thì cầu sập.

Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà có clip, ghi lại hình ảnh cây cầu sau khi sập:

Publiée par Lê Nguyễn Hương Trà sur Vendredi 31 mai 2019

Một số người bình luận, nhà đầu tư đã tính toán quá giỏi, quá chính xác, cầu sập ngay sau khi hết hạn thu phí. Cây cầu được nhiều người chú ý vì “cuộc đời” của nó cũng giống nhiều dự án công dưới thời CSVN, phục vụ dân thì ít, “tận thu” thì nhiều.

Mời đọc thêm: Sập cầu ở Đồng Tháp, xe tải rơi xuống sông (VNN). – Cầu ở Đồng Tháp bị sập, xe tải rơi xuống kênh (VNE). – Sập cầu BOT ở Đồng Tháp khi vừa hết thu phí (NV). – Xử lý trạm BOT gần cầu Vàm Cống: Bộ GTVT còn đang… nghiên cứu (VNF). – Xem xét dời trạm thu phí BOT T2: Rất ngưỡng mộ nếu… (ĐV). – Bộ Giao thông Vận tải xem xét phương án di dời trạm BOT T2 (RFA). – Tranh cãi vụ qua cầu Vàm Cống phải trả phí BOT T2 (BBC).

Gian lận thi cử

Báo Lao Động đưa tin: Phó Bí thư Sơn La lần đầu lên tiếng về thông tin 1 tỉ đồng/suất nâng điểm. Bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Đắc Quỳnh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Sơn La cho biết tình hình điều tra, xử lý vụ gian lận thi THPT 2018 ở tỉnh này: “Chúng tôi đã khai trừ khỏi Đảng 8 đồng chí là bị can trong vụ án gian lận thi cử. Còn hiện tại Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La đang hoàn tất cáo trạng để gửi ra Tòa án nhân dân Sơn La xét xử”. Ông Quỳnh hứa sẽ sớm công bố danh tính các cán bộ vi phạm.

Báo Tiền Phong có bài: Cả ban giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La ‘nhúng chàm’ vụ gian lận điểm thi. Theo đó, bị can Trần Xuân Yến, Phó GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La thừa nhận nâng điểm cho 13 thí sinh, đồng thời khai nhận rằng chính sếp của mình là ông Hoàng Tiến Đức đã cung cấp thông tin thí sinh để ông Yến và đồng phạm sửa điểm. Cơ quan điều tra triệu tập ông Đức và ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó GĐ Sở vì ông này cũng cung cấp thông tin thí sinh để bị can Nguyễn Thị Hồng Nga sửa điểm.

Trang Kinh Tế Đô Thị đặt câu hỏi: Bộ Công an nói gì việc nâng điểm thi giá 1 tỷ đồng ở Sơn La? Trung tướng Lương Tam Quang nói: “Một số thông tin có nói về việc đưa, nhận tiền từ người nhà thí sinh cho các bị can, hiện nay trong vụ án, cơ quan điều tra cũng có thông tin, và hiện nay đang thu thập, đấu tranh để có thêm tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh theo đúng quy định của pháp luật”.

Mời đọc thêm: – Phó bí thư Sơn La: Không ai gắp điểm bỏ tay con mình, gian lận thì nhận đi (VNN). – Mánh sửa bài thi cho 44 thí sinh trong vụ gian lận điểm ở Sơn La (VNE). – Gian lận thi cử Sơn La: Tạm giữ số tiền hàng tỉ đồng từ bị can (DT). – Gian lận thi cử: gia đình bị can nộp lại tiền, gia đình thí sinh chối (TT). – Đang đấu tranh, làm rõ chứng cứ việc đưa nhận tiền tỉ để nâng điểm ở Sơn La (NLĐ). – Vụ ‘1 tỉ đồng mỗi suất nâng điểm ở Sơn La’: Đang củng cố chứng cứ (TN). – Những ‘cò siêu quyền lực’ trong vụ gian lận điểm ở Sơn La (PLTP).

***

Thêm một số tin: Tướng quân đội báo động tình trạng Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường biên giới Việt – Trung (VOA). – Lý Quang Diệu mong VNCH trụ vững và muốn giúp tái thiết hai nước VN (BBC). – Tình trạng tài khoản bị khóa ở Việt Nam và cách Facebook giải quyết (RFA). – Dịch tả lợn châu Phi đã khiến 2 triệu con lợn buộc tiêu hủy (GĐ&XH).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây