Dân xây chùa, lãnh đạo tỉnh thu phí?

Ngọc Thu

27-2-2018

Chuyện xảy ra ở tỉnh Quảng Ninh, người dân bị thu phí khi tham quan chùa chiền ở Yên Tử. Theo thông tin từ báo Quảng Ninh, ngày 13/12, HĐND tỉnh này đã họp thông qua nghị quyết thu phí tham quan chùa Yên Tử. UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho TP Uông Bí thực hiện việc thu phí này kể từ ngày 1/1/2018, với mức thu 40.000 đồng/lần dành cho người lớn và 20.000 đồng/lần đối với trẻ em khi vào viếng chùa.

Ảnh chụp bảng thông báo thu phí của tỉnh Quảng Ninh. Nguồn: FB Điệp Hương

Ông Trời con xưng… con

Lò Văn Củi

27-2-2018

Ông Hai Xích lô khai cuộc:

– Bữa qua nói chuyện về ông trời con và thiên lôi, chú Tám nói y như rằng hén, trời con và thiên lôi ở xứ ta, cần xé dựng hổng đủ.

Anh Năm Ba gác… dụi mắt hỏi:

– Như trời đêm đầy sao hen, mới xuất hiện “sao” nào nữa hả ông Hai?

Con dại, cái mang

Blog VOA

Trân Văn

26-2-2018

Biểu tình phản đối Hà Nội chặt cây xanh. Ảnh: internet

Thiên hạ thường bảo gia đình nào đó vô phúc khi cha mẹ rơi vào cảnh cơm không đủ no, áo không đủ ấm mà vẫn phải thắt lưng, buộc bụng, thậm chí cắn răng vay nợ để con cái ăn chơi vô độ, không thèm bận tâm cha mẹ ra sao, tương lai của cả gia đình sẽ như thế nào.

Bài báo đã bị gỡ: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng

LTS: Bài viết “Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng” của tác giả Lưu Nhi Dũ đăng trong mục “Nói Thẳng” của báo Người Lao Động lúc 7 giờ 7 phút, ngày 23/02/2018, nhưng hiện đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để hầu quý độc giả chưa kịp đọc.

_____

Người Lao Động

Lưu Nhi Dũ

23-2-2018

Trên mạng xã hội những ngày gần đây đưa thông tin Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ “tự đạo văn” qua “Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ”, thực hiện bởi GS Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng sự.

Chống tham nhũng ở Trung Quốc và Việt Nam

Vũ Ngọc Yên

26-2-2018

Chống tham nhũng tại Trung Cộng: Làm sạch bộ máy lãnh đạo?

Chống tham nhũng là trọng tâm trong chính sách của Chủ tịch đảng và nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 11.2012. Ủy ban Ban kiểm tra kỉ luật trung ương cộng đảng Trung Quốc (CCDI) cho biết từ năm 2012 tới tháng 8.2017 khoảng 1, 5 triệu quan chức mọi cấp trong đảng và nhà nước đã bị trừng phạt qua chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”. Số liệu của CCDI cho thấy:

Thấy gì từ bài thơ của TBT Nguyễn Phú Trọng và câu chuyện của Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng?

Trương Minh Ẩn

25-2-2018

Ngày 20/02/2018, báo Dân Việt đăng bài ‘Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về khách sạn của ông Lê Thanh Thản’ của tác giả Nguyễn Ngân.

Nhưng sau đó thì đổi tựa đề thành ‘Điều làm nên thành công của hệ thống khách sạn của ông Lê Thanh Thản’. Và cắt đi: đoạn đầu, đoạn nói về tâm tư tình cảm của ông Tổng bí thư với cán bộ, nhân viên khách sạn Mường Thanh; bài thơ ông ta viết tay tặng khách sạn này.

Nhanh tay đăng ký học ngành môi trường

Lò Văn Củi

24-2-2018

Chàng Tân sinh viên nhanh nhảu miệng lưỡi:

– Dạ, cá ông, các bác, các chú, các cô và các anh chị phát tài chưa? Chắc phát lớn hết rồi.

Ông Ba Hu trả lời:

– Ta phát ra… mấy chục cái bao lì xì, muốn chóng mặt rồi đây. Còn bây thì sao?

Ý kiến sau khi đọc hai bài viết của ông Ngô Thế Vinh và Tô Văn Trường

Lê Phú Khải

23-2-2018

Nhân đọc bài “Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả” của tác giả Ngô Thế Vinh đăng trên báo Tiếng Dân ngày 12/2/2018 và “phản hồi” về bài viết này của tác giả Tô Văn Trường ngày 22/2/2018 trên trang Bauxite, xin có đôi dòng sau đây.

Ngay khi đọc bài của tác giả Ngô Thế Vinh, đọc rất kỹ, tôi đã thấy rõ, đây là một bài viết theo cảm tính, thiếu tính khoa học, võ đoán… nếu không muốn nói là thiển cận! Có lẽ do ghét chế độ độc tài cộng sản nên tác giả nhìn vào đâu cũng thấy cộng sản làm là sai trái, hay đội ngũ trí thức do chế độ cộng sản đào tạo không biết gì cả! Điều này chỉ đúng với những người được đào tạo trong những bộ môn khoa học xã hội như: triết học, sử học, văn học, mỹ học… nhưng không đúng với các trí thức thuộc các hệ khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, hóa học, thủy học, cơ học, v.v…

Việt Nam ‘lì xì’ toàn… quan

Lò Văn Củi

22-2-2018

Anh Bảy Thọt hỏi ông Ba Hu:

– Ông Ba có đi chơi, chơi bời gì nhiều chưa ông Ba?

Ông Ba đáp:

– Có chơi gì đâu bây ơi, cháy túi rồi.

– Dạ, làm gì dữ vậy, uýnh bài sao ông Ba? Có thằng ở xóm lên chức ‘bác’ rồi đó nghe, là ‘bác thằng bần’, cầm cố hết sạch tài sản rồi đó.

Về tấm bằng tiến sĩ dỏm của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam

Vũ Thanh

21-2-2018

Nhân bài “Vì sao có người khát khao bằng giả” của BBC, nghĩ về tấm bằng Tiến sĩ dỏm của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Dẫn lời bài viết với tiêu đề “Vì sao có người khát khao bằng giả”, BBC tiếng Việt cho rằng “Nhu cầu có bằng cấp và học vị trên thế giới thường rất cao, khiến không ít chính trị gia cố kiếm bằng giả dù nguy cơ mất chức luôn có”.

Bà Mẹ Việt Nam… “ung hành”

Trương Minh Ẩn

21-2-2018

Mùng 2 Tết năm nào tôi cũng ghé thăm nhà người bạn, trước là chúc Tết gia đình, sau là thắp nén nhang nhân ngày giỗ của người em anh. Người đã hy sinh ở Campuchia, người lính ở Mặt trận biên giới Tây Nam.

Tình cờ, mùng 2 năm nay trùng ngày 17/02. Ngày này, cách nay 37 năm về trước, tức ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã đưa quân xâm lăng nước ta ở biên giới phía Bắc. Quân Trung Quốc gặp phải sự chống trả kiên cường của Quân đội và Địa phương quân nước ta, nên không thực hiện được mưu đồ bành trướng, hay ý đồ ‘xóa sổ Việt Nam’ của Đặng Tiểu Bình.

‘Ấy ái uông’

Lò Văn Củi

21-2-2018

Bộ trưởng BGD Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

Anh Bảy Thọt cười hề hề, đố:

– Dạ, mới sưu tầm được bài vè, toàn vần N, đố bà con cô bác ai là tác giả nghen.

Rồi anh cất giọng đọc:

Nú, Nú na nú nẵng

Nồng nộng nực nưỡi niềm

Não nàm nò nẩy nửa

Não nặt nông nính náo

Nẻo, nuộc nính niền nuôn

Tự đạo văn như Phùng Xuân Nhạ

GS Nguyễn Tiến Dũng

19-2-2018

(Hôm trước tôi mới chỉ đặt nghi vấn. Sau khi chạy phần mềm phân tích và đọc chi tiết hai bài, thì tôi khẳng định chắc chắn là ông Nhạ đã tự đạo văn).

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đạo văn. Ảnh: báo GT

Một trong những nguyên tắc về đạo đức trong khoa học là, trong một bài báo nghiên cứu, khi sao chép lại cái gì từ đâu thì phải nói rõ đây là sao chép. Nếu không thì phạm tội đạo văn (nếu là copy của người khác nhận vơ thành của mình) hay tự đạo văn (nếu là copy lại cái cũ của chính mình đã công bố chính thức, giả vờ là mới). Các sinh viên ở các trường tốt
ngay từ khi làm luận văn tốt nghiệp cũng phải biết nguyên tắc đạo đức này, nếu bị phát hiện đạo văn hay tự đạo văn sẽ bị đánh trượt hoặc đuổi học.

Giao thừa Mậu Tuất với dân oan ba miền

Blog RFA

Nguyễn Tường Thụy

16-2-2018

Đây là tết thứ 6 kể từ năm 2011 đến nay, chúng tôi có mặt vào phút giao thừa để chúc tết bà con dân oan ba miền. Gọi là chúc tết, nhưng có gì mà chúc khi tương lai mù mịt, nỗi oan ức, đau khổ của họ kéo dài hết năm này qua năm khác.

Có nhiều dân oan tôi không chỉ quen biết mà còn hiểu rõ hoàn cảnh của từng người. Họ là những người bị mất đất, mất nhà do chính quyền địa phương cấu kết với doanh nghiệp, với công an lạm dụng luật đất đai để cướp nhà cửa, ruộng đất của họ. Chính quyền đền bù cho họ vài trăm đồng/m2 nhưng họ phân lô bán với giá gấp mấy trăm lần. Đây là động cơ gây nên thảm cảnh dân oan ở Việt Nam, tỉnh thành nào cũng có.

Làn sóng cán bộ khao khát tâm linh

Vũ Thạch

14-2-2018

Lư hương được Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng chùa Vĩnh Nghiêm. Ảnh: TD

Năm nào cũng vậy, giữa dòng người lũ lượt chuẩn bị Tết và giữa biển người kiếm lộc đầu năm, có vô số vợ con cán bộ tất bật đến các nơi “linh thiêng”, tôn giáo nào cũng được, dâng cúng rất rộng tay. Và giữa tiếng lâm râm khấn vái đó người ta nghe được cả những câu khuyến mãi: “Nếu Ngài cho chồng con năm mới may mắn, thu nhập khá thì cuối năm con sẽ cúng lớn hơn nữa”.

Nhưng không chỉ trông cậy vào vợ con và cũng không chờ đến cuối năm, nhiều cán bộ cho âm thầm tổ chức cúng “giải hạn” ngay tại cơ quan. Đặc biệt một số đơn vị công an len lén mời thầy cúng đến “hòa giải” với các oan hồn đã chết tại đồn.

Rồi không chỉ cán bộ cấp thấp, đến cả Trung tướng Công an Hữu Ước cũng khoe trên khắp báo đài vừa bỏ tiền túi xây xong một khu văn hóa tâm linh, có tên Tâm Linh Ước, bao gồm đình, chùa, nơi thờ tự, suối giải oan, và tháp giải oan. Và cao nhất mà quần chúng biết được cho đến nay là Đại tướng Công an kiêm Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong thời gian trị bệnh hiểm nghèo năm ngoái, ông cúng chùa Vĩnh Nghiêm một cặp đèn và lư hương trị giá 19 tỷ đồng. Chân đèn còn khắc dòng chữ: Gia đình Đại tướng Trần Đại Quang tiến cúng.

Sao chưa xóa bao cấp đối với cái chết?

FB Hoàng Hải Vân

14-2-2018

Ảnh: internet

Vụ dùng 1400 tỷ đồng tiền ngân sách xây dựng nghĩa trang dành cho quan chức (Nghĩa trang Yên Trung) không phải là chuyện gì mới. Lâu nay người ta vẫn nghe nói ông nọ bà kia người thì an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, người thì đưa vào Văn Điển, thậm chí nghe nói có danh nhân chết định đưa vào Mai Dịch nhưng do mức lương chưa đủ để được vào nghĩa trang này nên chết rồi mà phải nâng lương để hợp thức hóa. Cũng nghe nói là sở dĩ có cái nghĩa trang 1400 tỷ kia là do Mai Dịch không còn đủ chỗ.

Ông Vũ Khiêu không phải là một trí thức

Lê Phú Khải

13-2-2018

Ông Vũ Khiêu trong trang phục lạ, ngồi trước bức họa của chính ông. Ảnh: internet

Ngày giáp Tết vừa qua, chủ tịch nước Trần Đại Quang đến thăm một “trí thức” là ông Vũ Khiêu và được đài báo đưa tin.

Theo tôi biết thì giới có học ở Việt Nam không xem ông Vũ Khiêu là một trí thức. Trước bao nhiêu vấn nạn của đất nước ngày một gia tăng, ông chỉ “ngậm miệng ăn tiền” giữ thân để hưởng phú quý. Đảng và nhà nước độc tài VN chỉ xem những người có chút tiếng tăm, nhưng dễ bảo, biết cúi đầu hoặc yên lặng… là những trí thức tiêu biểu để Tết nhất đến thăm (!)

Rà soát? Có tính ‘Giáo sư’ Trọng và ‘Giáo sư’ Quang?

Blog VOA

Trân Văn

12-2-2018

Bảng dữ liệu cho thấy số giáo sư Việt Nam được phong năm 2017 gần gấp đôi năm 2016. Ảnh: báo TN

Dư luận lại dậy sóng sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 1.226 tân Giáo sư và tân Phó Giáo sư của năm 2017.

Có nhiều lý do để công chúng dè bỉu chuyện xét – đề nghị phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư của năm 2017.

Việt Nam bắt đầu xem xét – phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư từ năm 1976. Chức danh “Giáo sư”, “Phó Giáo sư” trở thành quan trọng vì chúng là học hàm do hệ thống công quyền trao tặng cho những người vừa được xem như tiên phong về học vấn, trụ cột trong lĩnh vực khoa học nào đó, vừa đã có những đóng góp đáng kể cho giáo dục – đào tạo tại Việt Nam.

Những món quà xa xỉ

Lò Văn Củi

11-2-2018

Anh Năm Ba Gác ghé quán cô Tư Sồn với vẻ mặt thiệt là bơ phờ. Ông Hai Xích lô bắt mạch liền:

– Chạy bở hơi tai hen Năm.

Anh Năm:

– Dạ, tranh thủ ba ngày này, ráng hết sức đó ông Hai, có thêm đồng nào đỡ đồng đó. Ông Hai biết quá rõ mà, hồi ông Hai còn chạy cũng vậy chứ gì.

Ông Hai ờ, rồi chặc lưỡi, tiếc rẻ kể câu chuyện:

Dự án Long Phú 1 đã rút đơn xin tài trợ từ US ExIm Bank

Viet Ecology Foundation

Phạm Phan Long, PE

10-2-2018

Dân cư Long Phú sẽ  lo lắng về tình huống có thể sẽ xấu nhất

Người viết sau khi gởi bài “Đây là lằn đỏ để đoạn tuyệt với nhiệt điện than tại Việt Nam” trên diễn đàn VOA, đã nhân danh Viet Ecology Foundation liên lạc với US ExIm Bank bày tỏ mối quan tâm và khuyến cáo ngân hàng này không nên tham dự vào dự án nhiệt điện than xả ô nhiễm và gây nguy hại ở Việt Nam. Thêm vào là phân tích chiến lược về bất lợi quốc tế cho Hoa Kỳ (HK) nếu HK giúp ngân hàng Nga thoát bế tắc tại Long Phú trong khi Liên Hiệp Quốc đang áp dụng biện pháp trừng phạt Nga vì quân đội Nga đã xâm lăng vào lãnh thổ Ukraine.

Mơ mộng Hão Huyền

FB Châu Đoàn

9-2-2018

Ảnh: internet

Ông cựu phó thủ tướng Vũ Khoan nói “Xóa nỗi nhục nước nghèo là sứ mạng lịch sử của người trẻ” rất giống với câu: “Đời tôi và các bạn chưa đòi được Hoàng Sa thì đời con cháu sẽ làm được” của ông Vũ Đức Đam.

Tôi thấy tư duy của các ông thật vô lý. Người trẻ hay con cháu muốn làm được gì đấy to lớn đẹp đẽ thì cũng cần một nền tảng. Không có cái móng nhà, người trẻ bỗng nhiên xây được tầng hai, tầng ba làm sao?

Chưa kể con cháu chúng ta sẽ phải kế thừa một đất nước yếu kém về mọi mặt, văn hoá băng hoại, kinh tế xách dép cho kẻ thù và từ đấy sẽ xách dép về quân sự, quốc phòng, ô nhiễm môi trường, giáo dục càng cải càng thối. Chỉ chăm chăm cho có nhiều PGT, GS mà không hề quan tâm thực sự tới chất lượng giáo dục. Kết quả là gọi là trí thức nhưng cứ ngủ miệt mài từ năm này qua năm khác.

VN: Quốc hội mất nhiều quyền vào tay Chính phủ?

BBC

8-2-2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Quốc hội tháng 4/2016. Ảnh: Getty Images

Dư luận trong nước đang ồn ào về dự án nghĩa trang dành cho cán bộ cấp cao được xây dựng tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 1400 tỷ đồng.

Qua theo dõi thì thấy dường như Quốc hội không hề có bất cứ vai trò nào trong dự án này. Tức là dự án được quyết định hoàn toàn bởi Chính phủ mà không thông qua Quốc hội.

“Nói-thẳng-để-không-tự-ái” với bác Vũ Khoan

FB nguyễn Sơn

8-2-2018

Ảnh: internet

Bác cựu Phó thủ tướng nói trên báo rằng “Xóa nỗi nhục nước nghèo là ‘Sứ mạng lịch sử’ của người trẻ”. Nghe thì rất hay và kêu song có đôi điều cần nói lại với bác.

Thứ nhất, nghèo mà tử tế, trong sạch thì chả có gì phải nhục cả bác ạ. “Đói cho sạch, rách cho thơm” các cụ cũng đã dạy rồi. Với lại, nghèo về tiền nong không nhục, nghèo về văn hóa, tri thức mới đáng sợ, thưa bác!

Hơi Thở Việt Kiều

FB Châu Đoàn

8-2-2018

Ảnh chụp màn hình bài báo của trang Chính Phủ

Ông thủ tướng nói tổ quốc luôn lắng nghe hơi thở của bà con Việt Kiều. Tôi không biết theo ý của ông thì cụ thể những ai đã lắng nghe nhưng chắc hẳn ông là một trong những người ấy.

Đã lắng nghe thì chắc hẳn ông biết rất rõ tâm tư của bà con Việt Kiều, nhưng để cho chắc thì tôi xin được chỉ ra mấy hơi thở tôi nghe được, biết đâu ông thủ tướng quá bận rộn mà bỏ sót.

Nên ghi gì trên những bia mộ trong nghĩa trang 1.400 tỷ?

LTS: Facebooker Phục Long sưu tầm những câu chữ khôi hài đã được ghi trên bia mộ của người chết. Quý độc giả hãy dựa vào những câu dưới đây để viết bia mộ cho các quan tham, cửa quyền, háo danh, hống hách… những người mà đảng và nhà nước định cho họ vào lăng mộ 1.400 tỷ sắp xây này.

Ảnh minh họa – Câu ghi trên bia mộ: “Tôi đã nói với mọi người, tôi là kẻ tha hóa”. “Đồ con hoang!”

____

7-2-2018

FB Phục Long

Trên bia mộ của một người béo: “Tôi từng là một thằng nổi tiếng mập, nay tôi chỉ còn da bọc xương. Tôi đã giảm cân thành công, hi..hi”

Trên bia mộ cô Masha: “Masha xinh đẹp và kiêu ngạo. Những thứ cô từ chối với mọi người đàn ông, nay đều rộng rãi ban tặng cho dòi bọ”

Thông cáo báo chí của bà Schlagenhauf, LS của Trịnh Xuân Thanh về bản án tù chung thân

Linh Quang biên dịch

5-2-2018

“Sự kết án thân chủ tôi là có động cơ chính trị. Việc ông ta sẽ bị kết án là được định sẵn từ trước. Nếu trong một phiên tòa xét xử đúng chuẩn mực nhà nước pháp quyền thì ông đã được trắng án. Việc từ bỏ, không tuyên án tử hình thì không làm thay đổi thực tế đây là một vụ xì căn đan. Tư pháp ở Việt Nam là không độc lập, mà tuân theo sự chỉ đạo chính trị của các nhà lãnh đạo Việt Nam”.

Bà Petra Isabel Schlagenhauf luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 18)

Trình Bút

5-2-2018

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13 Phần 14Phần 15 — Phần 16Phần 17

III. Hoang ngôn của các “bậc cao minh, hiền triết, trí thức” và “người của công chúng”

Phần 18: 1- Các bậc “cao minh”, “hiền triết”, “trí thức”

* Hoang ngôn: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, đứa cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”

Đôi lời muốn nói

FB Trần Đức Anh Sơn

5-2-2018

Chiều nay, qua báo chí tôi được biết Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã ra quyết định kỷ luật tôi (Trần Đức Anh Sơn) với mức cảnh cáo. Từ giữa tháng 11/2017, tôi đã nhận được yêu cầu giải trình về những gì tôi viết trên Facebook trong 3 năm qua. Sau đó thì tôi đã trải qua 3 vòng kiểm điểm ở 3 cấp khác nhau trong 2 tháng qua theo quy trình vì đã vi phạm một số điều trong Quy định 47 “Về những điều đảng viên không được làm”.

Lãnh đạo cấp cao và người có công trạng

FB Huỳnh Ngọc Chênh

5-2-2018

Ảnh: internet

Các vị lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước tự duyệt đề án xây dựng nghĩa trang trị giá 1.400 tỉ đồng với hằng trăm ha đất đai để “dành chôn cất các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước, các anh hùng, danh nhân” là các vị đã đương nhiên mặc định mình là người có công trạng cho đất nước còn trên cả anh hùng và danh nhân.

Lãnh đạo cao cấp không hề đồng nhất với người có công trạng.

Vài lời với anh Nguyễn Công Khế và bạn bè

FB Hoàng Hải Vân

4-2-2018

Ông Nguyễn Công Khế. Ảnh: Thành Chung/ MTG

Những điều tốt đẹp tôi viết về anh Nguyễn Công Khế trong những câu chuyện liên quan đến anh đã đăng trên báo Thanh Niên, trên blog và trên facebook này, giờ nếu phải viết lại thì một chữ cũng không thay đổi. Những người khác hiểu những bài viết đó như thế nào tôi không quan tâm, bạn bè tôi hầu hết hiểu đúng, dù có người phải đến 10 năm mới hiểu. Nhưng điều đáng buồn là chính anh Nguyễn Công Khế lại không hiểu thấu đáo được tư cách của tôi.