Lãnh đạo chỉ lo cho an nguy của … cái ghế

Blog VOA

Trân Văn

19-12-2018

Tạp chí của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN (BCH TƯ đảng CSVN) vừa đăng bài “Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (1). Ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ hiếm người biết này đang là Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận của BCH TƯ đảng CSVN.

Thư ngỏ gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Nguyễn Xuân Phúc

FB Nguyễn Tiến Tường

19-12-2018

Những lời nói sau đây có thể TBT và TT không đọc được. Cá nhân tôi cũng không mưu cầu điều gì lớn lao. Chỉ là những gì trông thấy giữa thời cuộc này, dù là công dân bé mọn, cũng không thể câm nín được.

Ông Nguyễn Bá Thanh mua chuộc, khống chế và biến báo chí thành “đầu sai” như thế nào?

FB Hoàng Hải Vân

19-12-2018

Khoảng 12 năm trước, thấy tôi thức đêm thức hôm làm việc vất vả, một anh bạn nhà báo mang tặng 1 cục cao hổ cốt vuông hình chữ nhựt, bảo về ngâm rượu uống. Tôi hỏi cái này ở đâu ra, bạn tôi nói của Nguyễn Bá Thanh tặng tau, hổ cốt thiệt đó.

Park Hang-seo phải gọi là… thầy!

Blog VOA

Trân Văn

19-12-2018

Càng ngày càng nhiều người Việt ngưỡng mộ, cảm kích ông Park Hang-seo, Huấn luyện viên bóng đá nam, dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá Quốc gia và Đội tuyển Bóng đá U23 hết giành Huy chương Bạc Giải Vô địch U23 châu Á, tới trở thành đội bóng đứng thứ tư Olympic châu Á và mới đây trở thành đội tuyển đoạt Cúp AFF 2018…

Đui, điếc, câm và hậu quả phải đến

Kông Kông

18-12-2018

Vào Google search gõ tên Nguyễn Trường Tô, không cần gõ chức vụ Chủ tịch Hà Giang, đã có ngay chi tiết về tên Phó Bí thư Tỉnh ủy nầy cùng với Sầm Đức Xương, hiệu trưởng trường cấp 3 ở Vị Xuyên mua dâm nữ sinh. Và hàng trăm ảnh của họ lúc tại chức cũng như tại tòa… Riêng về Nguyễn Trường Tô thì cho dù đã bị tố giác rất lâu trước khi nội vụ đổ bể, nhưng Trung ương vẫn làm ngơ, được tại vị, cho đến lúc bị Sầm Đức Xương tố cáo. Cuối cùng Nguyễn Trường Tô chỉ bị khai trừ đảng, mất hết chức vụ và được “hạ cánh an toàn”, “vui thú điền viên” với cơ ngơi đồ sộ có sẵn.

Quốc lệ 1A – Như là một tội ác giết người

FB Nguyễn Tuấn Anh

18-12-2018

7.789 tỷ đồng là số tiền chúng ta bỏ ra mua lấy 5.200 ổ gà trên tuyến đường QL1 huyết mạch Phú Yên – Bình Định.

Nát bét

FB Nguyễn Tiến Tường

17-12-2018

Vấn đề là giáo dục quyền uy, nên chúng ta dạy những đứa trẻ sợ hãi trước khi dạy đúng sai. Chúng không biết gì về quyền của chúng, không ai dạy chúng kỹ năng phản biện, phản kháng.

Ngành giáo dục lại vung một cái tát vào mặt nhân dân

FB Bạch Hoàn

17-12-2018

Thưa các anh chị và các bạn, tôi tha thiết mong rằng, mọi người đừng ơ hờ nữa, đừng im lặng nữa. Mọi thứ đã quá nát rồi.

Vì sao người Việt cuồng loạn với chiến thắng của đội tuyển bóng đá quốc gia?

Mạc Văn Trang

17-12-2018

Đội tuyển BĐVN cách đây 10 năm (2008) và nay (2018) mới giành được 2 lần Cup vô địch của một giải đấu gồm 10 đội tuyển quốc gia thuộc “vùng trũng” nhất của bóng đá thế giới. Vậy sao người Việt lại ăn mừng những chiến thắng này đến mức phải gọi là “cuồng loạn”!?

Dẫu vô tri, Ông Đá cũng người

Hoàng Tự Minh

17-12-2018

Có một bộ phận hoặc gọi một lũ cho dễ nhớ chuyên dỏng tai để lắng nghe nguyện vọng của “nhân dân” (“nhân dân” đây là từ khóa vạn năng của đảng), đảng ỉa khô hoặc ỉa ướt, tất cả phụ thuộc vào nguyện vọng của “nhân dân”, 500 cái giỏ cặp xách của 500 ông bà đại biểu QH đều chặt ních nguyện vọng của “nhân dân”. Nếu đảng viên không biết nói như con vẹt “của dân, do dân, vì dân” chắc chắn kẻ đó đang “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.

Việt Nam: Độc tài, bất công là chuyện nhỏ – Bóng đá mới là ‘chuyện lớn’

Mai V. Phạm

16-12-2018

Muốn biết Việt Nam lụn bại đến đâu chỉ cần bước chân vào các bệnh viện và trường học là có thể nhận ra. Các bệnh viện công hoặc là quá tải, hoặc là kém chất lượng. Giáo dục nhồi sọ, chạy theo thành tích. Cô giáo “ra lệnh” cho các em học sinh “tra tấn” bạn mình bằng mấy chục, mấy trăm cái tát… Còn thầy giáo thì dâm ô, tát, đấm đá học sinh, bất kể hậu quả. Đối với học sinh, nhiều em chọn bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

Trái bóng và liêm sỉ

Blog VOA

Trân Văn

15-12-2018

Cổ vũ đội nhà trong trận gặp Myanmar, 20 tháng 11. Hình minh họa. Ảnh: AP

Tuần này, ‘liêm sỉ’ tiếp tục là một trong những từ được sử dụng nhiều nhất trên mạng xã hội Việt ngữ.

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an bị khởi tố

BBT Tiếng Dân

14-12-2018

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an là cựu Thượng tướng Bùi Văn Thành và Trung tướng Trần Việt Tân vừa bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an khởi tố, để điều tra những hành vi liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘nhôm’.

Trao đổi về sách “Tại sao các quốc gia thất bại”

Nguyễn Đình Cống

14-12-2018

Sách Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại (TSCQGTB) là một công trình nghiên cứu rất có giá trị của hai nhà khoa học danh tiếng người Mỹ: Daron Acemoglu và Jame A. Robinson. Các ông đã nghiên cứu 15 năm, khảo sát gần một trăm quốc gia với lịch sử phát triển trong vòng trên dưới 200 năm, trong đó có vài quốc gia được khảo sát với lịch sử trên 500 năm. Số liệu rất phong phú và đáng tin cậy. TSCQGTB nhằm trả lời câu hỏi: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho một số QG giàu có và nhiều QG nghèo đói, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các nước. Phụ đề của tên sách là: Nguồn gốc của quyền lực, sự thịnh vượng, và nghèo khó.

Mèo giấu phân

Hoàng Tự Minh

14-12-2018

Ai biết về loài mèo thì phải công nhận nó là con vật nuôi dễ thương, thân thuộc hay nhõng nhẽo, nhưng cái mùi chất thải phóng xạ của nó thì không dễ ngửi tý nào, ấy vậy mà miu ta có biệt tài giấu diếm khéo vô cùng, giấu như mèo giấu c*t.

Là vì Sài Gòn bị vắt đến kiệt sức

Blog VOA

Trân Văn

14-12-2018

Nhiều người vẫn còn bị ám ảnh bởi điều mà ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Đoàn Đại biểu của TP.HCM tại Quốc hội, nêu ra tuần trước: Đừng xem TP.HCM là ‘bò sữa” rồi vắt mà không bồi dưỡng (1)! Tuy nhiên sự xúc động nếu có, không nên chỉ vì 14 triệu người đang cư trú ở TP.HCM…

Xu hướng quản lý quay trở lại thời bao cấp của Chính phủ

FB Nguyễn Tuấn Anh

13-12-2018

1- Doanh nghiệp:

Năm 2008, ta có 800.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong khi đó, con số ấy ở năm 2017, tức là 10 năm sau, chỉ còn lại 561 064 (số liệu của tổng cục thống kê).

Quy mô doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhỏ, số doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng mạnh, chiếm trên 98% tổng số doanh nghiệp. Trong số doanh nghiệp vừa và nhỏ thì doanh nghiệp siêu nhỏ là chủ yếu, chiếm đến 74-75%.

2- Bộ máy quản lý nhà nước:

Mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị, mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 người mới theo tiến độ.

Nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng thêm 96.000 người. Càng tiết giảm, biên chế càng tăng nhanh.

Một con số đáng sợ khi so sánh với các quốc gia khác về tỉ lệ công chức/1000 dân.

Việt Nam là 43 người chưa kể quân đội và công an, trong khi nhiều nước đã tính cả quân đội, công an như Philipines là 1.000 dân mới có 13 viên chức; Ấn Độ có 16 người; Indonesia 17 người; Singapore có 25 người.

Cũng một con số khác không khỏi giật mình. Chúng ta hiện có đến 30 bộ và cơ quan ngang bộ trong khi ở Nhật Bản con số này chỉ là 11, Singapore là 15, Trung Quốc 20. So với các nước châu Âu thì Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều.

Chỉ sau 2 năm bộ máy phình ra như vậy, chi thường xuyên tăng lên 16,25%.

Chi thường xuyên, chi trả nợ cả gốc lẫn lãi tăng lên thì chi đầu tư phát triển tất yếu phải giảm xuống.

Hiện nay chi đầu tư của Nhà nước chủ yếu dựa vào vốn vay nước ngoài, tức là không vay được, sẽ không có thêm sân bay, đường sắt, không có thêm việc làm, không có thêm doanh nghiệp,… nói chung, không có phát triển.

(Lược trích Vietnamnet)

—————————

Như vậy, 2 chính sách: tăng số lượng việc làm, doanh nghiệp và giảm biên chế quản lý nhà nước tới nay, phá sản hoàn toàn.

Dường như Chính phủ có xu hướng điều hành quay trở về thời kỳ bao cấp: bộ máy tăng 96.000 người hưởng lương từ ngân sách, trong khi doanh nghiệp tư nhân và việc làm giảm trầm trọng.

Việc làm của khối nhân sự nhà nước tăng thêm này là các giấy phép con, sự nhũng nhiễu, chân trong chân ngoài, sân sau. Tham nhũng và tiêu cực cũng từ đó mà ra. Họ không làm như vậy thì đói. Họ làm thì sự mất đoàn kết, xung đột với doanh nghiệp nảy sinh là điều tất yếu.

Hệ luỵ thảm thương hơn cho nền kinh tế là nó kìm hãm, lấn át khối doanh nghiệp, bằng tư duy cổ hủ và lạc hậu sẵn có cộng thêm sự tư lợi cho bản thân, họ bóp chết khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhiều triển vọng.

Chính phủ dường như hoàn toàn bất lực trước điều này.

Đây là một bước đi quay trở lại thời kỳ kinh tế kế hoạch vô cùng nguy hiểm. Chúng ta tụt hậu là ở chỗ ấy, khi không khuyến khích được người dân trực tiếp làm kinh tế, tạo ra của cải vật chất mà chỉ chăm chăm khuyến khích quản trị với lý thuyết suông.

Thời đại công nghiệp 4.0, muốn một cuộc sống ổn định, an phận thì không bao giờ có sự phát triển. Tệ hại hơn, dần dần, nó sẽ tụt hậu, kể cả về tri thức.

Thêm 96 ngàn công chức tức là thêm 96 ngàn người Việt đã chọn kiểu sống như thời bao cấp, vậy mà những người điều hành chính phủ vẫn vô tư, chưa nhận ra được điều tệ hại dẫn tới sự tụt hậu ghê gớm ấy.

Hoan hô Bộ Truyền thông, nhưng áp dụng cho báo chí chính thống đã

FB Chu Mộng Long

12-12-2018

Tôi hưởng ứng bộ quy tắc: Công chức, thậm chí người dân bình thường dùng ảnh, tên thật trên mạng xã hội. Nhưng trước khi thực hiện một bộ quy tắc như vậy, tôi đề nghị:

Đại án Thủ Thiêm: Đề nghị tân Chủ tịch nước vào cuộc!

Nguyễn Đăng Quang

12-12-2018

Tuy chưa có quyết định khởi tố, nhưng tội ác đã phơi bày, cho dù ai đó đang tìm cách lập lờ và phủ nhận nó. Nay đã có đủ chứng cứ và cơ sở pháp lý khởi tố hình sự đại án quốc gia này. Người dân Thủ Thiêm đã nêu đích danh những kẻ chủ mưu và thủ ác là các quan chức lãnh đạo Đảng bộ và UBND Tp. HCM qua các thời kỳ từ 2001 đến nay. Bọn này đâu chỉ mắc sai phạm mà chúng còn là các tội phạm hàng đầu trong đại án Thủ Thiêm. Người dân Thủ Thiêm không chỉ khẳng định suông, mà họ đã thống kê, lên danh sách, tên tuổi, giới tính, chức vụ cụ thể của bọn chúng, và công khai đòi truy tố hình sự bọn tội phạm mang danh cộng sản này.

Cái rỗng triết học

FB Luân Lê

10-12-2018

Tôi mạo muội chụp lại một bình luận của một bạn đang làm trong VCCI, nói về nhà nước và pháp luật, theo đúng như giáo trình mà các nhà lý luận trong các trường đại học đã đào tạo họ. Và đây là nhận thức của hầu hết “các trí thức xã hội chủ nghĩa” và quả đúng là nền giáo dục triết học, chính trị và luật pháp đã ngu dân hoá thành công giới “được đi học” ở Việt Nam.

Nhắn ông Phong: Đừng lo! Âm binh vẫn năng động!

Blog VOA

Trân Văn

11-12-2018

Cuối tuần trước, khi báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội của TP.HCM với Hội đồng nhân dân TP.HCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch TP.HCM, bảo rằng, một trong năm khó khăn, thách thức lớn mà thành phố này đang đối diện là phải tiếp đón, làm việc với nhiều đoàn giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra để giải quyết hàng loạt vụ việc vốn rất phức tạp, kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ như: Khu Đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), Khu Công nghệ cao (quận 9), Dự án Safari (huyện Củ Chi), hai khu đất (8 – 12 Lê Duẩn và 2 – 4 – 6 Hai Bà Trưng) ở quận 1…

Xóa tên quan tham trồng cây nơi đất thiêng

Bá Tân

10-12-2018

Tại các điểm di tích và khu du lịch quốc gia, chỉ nhìn thoáng qua, dễ dàng bắt gặp những hàng cây gắn tên người trồng. Mỗi cây treo một cái biển, dân chúng mỉa mai gọi đó là cái gông, ghi rõ họ tên, chức tước người trồng.

Triều đình Hai Nhựt

FB Mai Bá Kiếm

9-12-2018

Hôm qua, Trương Huy San viết bài “Danh sách của anh Hai” kể chuyện, năm 2001, khi Hai Nhật (Lê Thanh Hải) thay ông Võ Viết Thanh. Bí thư Nguyễn Minh Triết bị bệnh và cũng không mặn mà thiết lập quyền lực ở nơi mà ông biết chỉ là một trạm dừng. Lê Thanh Hải củng cố nhân sự, những người được chọn, tạm gọi là “Danh sách của anh Hai’.

Ngập lụt ở Sài Gòn là cơ hội của… mafia thoát nước

Blog VOA

Trân Văn

8-12-2018

Bị các đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM chất vấn, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch TP.HCM, vừa chính thức thừa nhận, chưa có ai dám bảo đảm công trình chống ngập trị giá 10.000 tỉ đồng an toàn, khi chủ đầu tư kiêm nhà thầu thay thép do G7 sản xuất bằng thép Trung Quốc (1).

Giới thiệu tóm tắt sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 3)

Nguyễn Đình Cống

8-12-2018

Tiếp theo đoạn 1đoạn 2

Chương 4.- NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ VÀ CÁC BƯỚC NGOẶT

THẾ GIỚI DO DỊCH HẠCH GÂY RA

Vào khoảng năm 1346, bệnh dịch hạch giết chết khoảng nửa số dân ở những nơi nó tràn qua, từ vùng Địa Trung hải, đến Bắc Phi, Pháp và Anh. Thế nhưng thảm họa dịch hạch cũng đã có một tác động biến đổi về mặt xã hội, kinh tế, và chính trị lên Âu châu trung cổ.

Vào thế kỷ thứ14, châu Âu đã có một trật tự phong kiến Các nông dân, bởi vì địa vị “nô lệ” của họ, đã được gọi là các nông nô, bị gắn liền với đất, không có khả năng di chuyển đi nơi khác. Ðó đã là một hệ thống mang tính chiếm đoạt hết sức cao, với của cải chảy từ nhiều nông dân lên phía trên cho ít chúa đất.

Sự khan hiếm lao động nghiêm trọng do dịch hạch gây ra đã làm rung chuyển nền tảng của trật tự phong kiến. Nó đã khuyến khích các nông dân đòi thay đổi. Nông dân đã đòi giảm nhiều loại tiền phạt và việc làm không được trả công. Họ đã nhận được cái họ muốn,

Các nông dân đã bắt đầu giải phóng mình khỏi lao dịch bắt buộc và nhiều nghĩa vụ với các chúa đất của họ. Chính phủ đã thử chấm dứt việc này và, vào năm 1351, đã thông qua Ðạo luật [về Những người] Lao động (Statute of Laborers). Nỗ lực của nhà nước Anh để ngăn những sự thay đổi đã không có hiệu lực. Dịch vụ lao động phong kiến teo dần đi, một thị trường lao động dung hợp đã bắt đầu nổi lên ở nước Anh, và tiền công tăng lên.

Các tác động trở nên đặc biệt rõ sau năm 1500, khi Tây Âu bắt đầu cần đến những hàng hóa nông nghiệp được sản xuất ở Ðông Âu như lúa mỳ, lúa mạch và gia súc. Khi nhu cầu của Tây Âu tăng, các chúa đất Ðông Âu đã siết chặt thêm sự kiểm soát của họ đối với lực lượng lao động để mở rộng cung. Nó đã được gọi là Chế độ Nông nô Thứ hai, khác biệt và hà khắc hơn dạng gốc của nó ở đầu Thời Trung Cổ. Các nông nô phải chịu các quy định này đã chiếm 90 phần trăm dân số nông thôn thời đó.

Tai họa dịch hạch là một thí dụ sinh động về bước ngoặt [critical juncture], một sự kiện lớn hay sự hợp lưu của những yếu tố phá vỡ sự cân bằng kinh tế hay chính trị hiện tồn trong xã hội. Một bước ngoặt là một con dao hai lưỡi mà có thể gây ra một sự rẽ đột ngột trong quỹ đạo của một quốc gia. Một mặt nó có thể mở đường cho sự phá vỡ chu trình của những thể chế chiếm đoạt và cho phép những thể chế dung hợp hơn nổi lên, như ở nước Anh. Hoặc nó có thể tăng cường sự nổi lên của những thể chếchiếm đoạt, như trường hợp của Chế độ Nông nô Thứ hai ở Ðông Âu.

Việc hiểu lịch sử và các bước ngoặt định hình thế nào con đường của các thể chế kinh tế và chính trị cho phép chúng ta có một lý thuyết đầy đủ hơn về nguồn gốc của những sự khác biệt về sự nghèo khó và thịnh vượng. Ngoài ra, nó cho phép chúng ta giải thích tình hình hiện nay và vì sao một số quốc gia chuyển đổi sang các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp trong khi các quốc gia khác lại không.

TẠO RA CÁC THỂ CHẾ DUNG HỢP

Nước Anh đã là độc nhất giữa các quốc gia khi nó có sự đột phá sang tăng trưởng kinh tế bền vững trong thế kỷ mười bảy. Những thay đổi kinh tế lớn đã theo sau một cuộc cách mạng chính trị mà đã mang lại một tập khác biệt của các thể chế kinh tế và chính trị, mang tính dung hợp hơn rất nhiều so với các thể chế của xã hội trước. Cách mạng Vinh quang (1688) đã hạn chế quyền lực của nhà vua và hành pháp, và đã chuyển quyền lực cho Quốc hội để quyết định về các thể chế kinh tế. Ðồng thời nó đã mở hệ thống chính trị cho phần bao quát tiêu biểu của xã hội, những người đã có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách nhà nước hoạt động. Cách mạng Vinh quang đã là nền tảng cho việc tạo ra một xã hội đa nguyên, và nó đã được xây dựng trên và làm tăng tốc một quá trình tập trung hóa chính trị. Nó đã tạo ra tập hợp đầu tiên của các thể chế chính trị dung hợp của thế giới. Những tiến bộ công nghệ, khát vọng của các doanh nghiệp để mở rộng và đầu tư, và việc sử dụng hữu hiệu các kỹ năng và tài năng tất cả đã trở nên có thể bởi các thể chế kinh tế dung hợp mà nước Anh đã phát triển.

Nước Anh đã phát triển các thể chế chính trị dung hợp này bởi vì hai yếu tố. Thứ nhất đã là các thể chế chính trị, kể cả một nhà nước được tập trung hóa, mà đã cho phép nó tiến hành bước triệt để tiếp theo với sự ập tới của Cách mạng Vinh quang. Quan trọng hơn là yếu tố thứ hai. Các sự kiện dẫn tới Cách mạng Vinh quang đã rèn đúc một liên minh rộng và hùng mạnh có khả năng đặt các ràng buộc lâu bền lên quyền lực của chế độ quân chủ và hành pháp, mà đã buộc phải mở cho các đòi hỏi của liên minh này. Việc này đặt nền móng cho các thể chế chính trị đa nguyên, mà rồi đã cho phép phát triển các thể chế kinh tế mà sẽ làm nòng cốt cho Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất.

NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ MÀ QUAN TRỌNG

Bất bình đẳng thế giới đã tăng đột ngột đầy kịch tính với Cách mạng Công nghiệp Anh. Các thể chế chính trị Anh đã trên con đường của chúng đến chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn rất nhiều vào năm 1688, so với các thể chế ở Pháp và Tây Ban Nha. Các con đường phân kỳ của các xã hội Anh, Pháp, và Tây Ban Nha trong thế kỷ mười bảy minh họa tầm quan trọng của sự tác động qua lại của những sự khác biệt nhỏ về thể chế và các bước ngoặt [critical junctures.

Trong thời gian bước ngoặt, một sự kiện lớn hay sự hợp lưu của các yếu tố phá vỡ sự cân bằng hiện tồn của quyền lực chính trị hay kinh tế trong một quốc gia. Những cái này có thể ảnh hưởng đến chỉ một quốc gia duy nhất, thí dụ như cái chết của Mao Trạch Ðông năm 1976. Tuy vậy, thường các bước ngoặt ảnh hưởng đến toàn bộ một tập các xã hội, theo cách mà, thí dụ, sự thuộc địa hóa và sau đó là sự phi thuộc địa hóa đã ảnh hưởng đến phần lớn địa cầu.

Khi một bước ngoặt xảy ra, những thay đổi nhỏ mà quan trọng là những khác biệt thể chế ban đầu mà chúng khởi động những sự đáp lại rất khác nhau. Ðấy là lý do vì sao những khác biệt thể chế tương đối nhỏ ở Anh, Pháp, và Tây Ban Nha đã dẫn đến những con đường phát triển khác nhau một cách cơ bản.

Nhưng đâu là nơi đầu tiên mà những khác biệt nhỏ về thể chế này xuất hiện và khởi động quá trình phân kỳ? Vì sao Ðông Âu đã có các thể chế chính trị và kinh tế khác với Tây Âu trong thế kỷ mười bốn? Vì sao sự cân bằng quyền lực giữa Quốc vương và Quốc hội ở Anh lại khác Pháp và Tây Ban Nha? Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, ngay cả các xã hội ít phức tạp hơn xã hội hiện đại của chúng ta rất nhiều cũng tạo ra các thể chế chính trị và kinh tế mà có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của các thành viên của nó.

Các hình mẫu phân kỳ phong phú về phát triển kinh tế xung quanh thế giới phụ thuộc vào sự tác động qua lại của các bước ngoặt và sự trôi dạt thể chế. Cái Chết Ðen và sự mở rộng thương mại thế giới sau 1600 đã là hai bước ngoặt lớn cho các cường quốc Âu châu và đã tương tác với các thể chế ban đầu khác nhau để tạo ra một sự phân kỳ lớn.

CON ĐƯỜNG TÙY THUỘC CỦA LỊCH SỬ

Những kết quả của các sự kiện trong các bước ngoặt được định hình bởi sức nặng của lịch sử. Năm 1588 chẳng ai đã có thể thấy trước các hệ quả của chiến thắng may mắn của Anh đánh bại hạm đội hùng hậu của Tây Ban Nha. Chắc không ai hiểu được rằng việc này sẽ gây ra một bước ngoặt dẫn đến một cách mạng chính trị lớn một thế kỷ sau.

Các bước ngoặt cũng có thể dẫn đến sự thay đổi lớn theo hướng các thể chế chiếm đoạt hơn là theo hướng xa khỏi chúng. Cộng hòa Venice, như chúng ta sẽ thấy ở chương 6, đã tiến hành những bước dài quan trọng theo hướng các thể chế chính trị và kinh tế dung hợp trong thời trung cổ. Nhưng trong khi các thể chế như vậy dần dần trở nên mạnh hơn ở nước Anh sau Cách mạng Vinh quang năm 1688, thì ở Venice cuối cùng chúng đã biến mình thành các thể chế chiếm đoạt dưới sự kiểm soát của một elite hẹp mà đã độc quyền hóa cả các cơ hội kinh tế lẫn quyền lực chính trị.

HIỂU ĐỊA HÌNH ĐỊA THẾ

Sự nổi lên của một nền kinh tế thị trường dựa trên các thể chế dung hợp và sự tăng trưởng kinh tế bền vững ở nước Anh thế kỷ mười tám đã truyền đi các gợn sóng lăn tăn quanh thế giới. Một số phần của thế giới đã phát triển các thể chế rất gần các thể chế ở nước Anh. Tây Âu, trải qua nhiều quá trình lịch sử như nhau, đã có các thể chế giống của Anh vào thời Cách mạng Công nghiệp. Phần còn lại của thế giới đã đi theo các quỹ đạo thể chế khác nhau.

Châu Phi là phần của thế giới với các thể chế ít có khả năng nhất để tận dụng các cơ hội do Cách mạng Công nghiệp tạo ra. Ở phần lớn châu Phi các khoản lợi nhuận đáng kể là từ bán nô lệ

Tiến trình phát triển thể chế mà Nhật Bản đã vạch ra trong thế kỷ thứ mười chín lần nữa lại minh họa sự tương tác giữa các bước ngoặt và những khác biệt nhỏ do trôi dạt thể chế gây ra.

Chúng ta đã thấy, rằng các lý thuyết đựa vào địa lý, văn hóa, và sự dốt nát đều không hữu ích cho việc giải thích địa hình địa thế [tình hình] xung quanh chúng ta,

rằng quá trình phân kỳ kinh tế đã bắt đầu với Cách mạng Công nghiệp ở nước Anh trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín, rồi sau đó lan ra Tây Âu; sự phân kỳ dai dẳng giữa các phần khác nhau của châu Mỹ; sự nghèo khó của châu Phi và Trung Ðông; sự phân kỳ giữa Ðông và Tây Âu; và những sự chuyển đổi từ đình trệ sang tăng trưởng và đôi khi sự chấm dứt đột ngột của những cú thúc tăng trưởng.

Chúng ta sẽ thấy bằng cách nào và vì sao các bước quyết định theo hướng các thể chế chính trị dung hợp đã được đưa ra trong Cách mạng Vinh quang ở nước Anh. Chúng ta sẽ xem cụ thể hơn các vấn đề sau đây:

– Các thể chế bao gồm nổi lên thế nào từ sự tác động qua lại của bước ngoặt được tạo ra bởi thương mại Ðại Tây Dương và bản chất của các thể chế Anh tồn tại trước đó.

– Bằng cách nào các thể chế này tồn tại dai dẳng và trở nên được củng cố để đặt nền móng cho Cách mạng Công nghiệp, một phần nhờ vòng thiện, và một phần nhờ những diễn biến may mắn của sự tùy thuộc ngẫu nhiên.

– Có bao nhiêu chế độ ngự trị trên các thể chế chuyên chế và khai thác đã chống lại một cách kiên định sự truyền bá các công nghệ mới được Cách mạng Công nghiệp mở ra.

– Bản thân những người Âu châu đã dập tắt khả năng tăng trưởng kinh tế như thế nào ở nhiều phần của thế giới mà họ đã chinh phục.

– Bằng cách nào vòng luẩn quẩn và quy luật sắt của chính thể đầu sỏ đã tạo ra một xu hướng mạnh mẽ cho các thể chế khai thác tồn tại dai dẳng, và như thế các vùng đất nơi Cách mạng Công nghiệp ban đầu đã không lan tới vẫn tương đối nghèo.

– Vì sao Cách mạng Công nghiệp và các công nghệ mới khác đã không lan ra hay không chắc sẽ lan đến các nơi xung quanh thế giới ngày nay những nơi mà một mức độ tối thiểu của sự tập trung của nhà nước đã không đạt được.

Việc thảo luận của chúng ta sẽ cũng chứng tỏ rằng các vùng nhất định mà đã tìm được cách để biến đổi các thể chế theo hướng bao gồm hơn, như Pháp, Nhật Bản, hay đã cản việc thiết lập các thể chế khai thác, như Hoa Kỳ hoặc Autralia, đã dễ tiếp thu hơn sự lan tỏa của Cách mạng Công nghiệp và đã đi trước các nước còn lại. Như ở nước Anh, đấy đã không luôn luôn là một quá trình suôn sẻ, và dọc đường, nhiều thách thức đối với các thể chế bao gồm đã được khắc phục, đôi khi bởi vì động học của vòng thiện, đôi khi nhờ con đường tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử.

Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ thảo luận về sự thất bại của các quốc gia ngày nay bị ảnh hưởng nặng nề ra sao bởi lịch sử thể chế của họ, và bao nhiêu lời khuyên chính sách được thông báo bởi các giả thuyết không đúng và có thể làm cho lạc lối, và bằng cách nào các quốc gia vẫn có khả năng túm lấy các bước ngoặt và phá vỡ các khuôn đúc, các vòng kim cô để cải cách các thể chế của họ và bắt đầu bước lên con đường đến sự thịnh vượng lớn hơn.

 Chương 5.- “TÔI ÐÃ THẤY TƯƠNG LAI, VÀ NÓ HOẠT ÐỘNG”

TÔI ĐÃ THẤY TƯƠNG LAI

Những khác biệt thể chế đóng một vai trò cốt yếu trong giải thích sự tăng trưởng suốt các thời đại. Nhưng nếu hầu hết các xã hội trong lịch sử đều dựa vào các thể chế chính trị và kinh tế chiếm đoạt, thì điều này có ngụ ý rằng tăng trưởng chẳng bao giờ xảy ra? Hiển nhiên không. Các thể chế chiếm đoạt phải tạo ra của cải sao cho nó có thể được chiếm được.

Nhưng sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt khác về bản chất với sự tăng trưởng do các thể chế dung hợp sinh ra. Quan trọng nhất, nó sẽ không là sự tăng trưởng bền vững mà đòi hỏi sự thay đổi công nghệ, mà đúng hơn là sự tăng trưởng dựa trên các công nghệ hiện tồn. Quỹ đạo kinh tế của Liên Xô cung cấp một minh họa sinh động.

Năm 1922 CP Hoa Kỳ đã cử một phái đoàn do nhà ngoại giao trẻ, William Bullitt, dẫn đầu và một trí thức và nhà báo kỳ cựu Lincoln Steffens đi Moscow để gặp Lenin và cố hiểu ý định của những người Bolshevik. Steffens đã ở Nga vào thời cách mạng. Phái đoàn trở về với những nét phác họa của một đề nghị từ Lenin về chấp nhận gì cho hòa bình với Liên Xô mới được tạo ra. Steffens đã hết sức ngạc nhiên trước cái ông thấy, như tiềm năng to lớn của chế độ Soviet.

Stffens cho rằng “Nước Nga Soviet,” là một chính phủ cách mạng với một kế hoạch tiến hóa. Ông nói rằng “Tôi đã thấy tương lai, và nó hoạt động.”

Ngay cho đến đầu các năm 1980, nhiều người phương Tây vẫn thấy tương lai ở Liên Xô, và họ tiếp tục tin rằng nó hoạt động. Theo một nghĩa nó đã, hay chí ít nó đã hoạt động một thời gian. Lenin chết năm 1924, và vào năm 1927 Joseph Stalin đã củng cố sự kìm kẹp của mình trên cả nước. Ông đã thanh trừng các địch thủ của mình và phát động một đợt vận động để nhanh chóng công nghiệp hóa đất nước.

Cả ngành công nghiệp mới được tạo ra lẫn các nông trang tập thể đã không hiệu quả về mặt kinh tế theo nghĩa rằng chúng tận dụng tốt nhất các nguồn lực mà Liên Xô có. Thế nhưng Liên Xô đã tăng trưởng nhanh. Lý do cho việc này là không khó hiểu. Đó là sự chuyển đổi lao động nông nghiệp thô sơ sang lao động công nghiệp.

Mãi đến cuối 1977, một sách giáo khoa hàng đầu của một nhà kinh tế học Anh đã cho rằng các nền kinh tế kiểu Soviet là ưu việt hơn các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt tăng trưởng , tạo việc làm đầy đủ và ổn định giá cả và thậm chí về mặt tạo ra những người con người với động cơ thúc đẩy vị tha. Chủ nghĩa tư bản già nua tồi tàn đã làm tốt hơn chỉ ở việc cung cấp quyền tự do chính trị.

Mặc dù các chính sách của Stalin và các lãnh đạo Soviet kế tiếp đã có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh, họ đã không thể làm thế theo cách bền vững. Vào các năm 1970, tăng trưởng kinh tế hầu như đã bị ngừng. Bài học quan trọng nhất là, các thể chế khai thác không thể tạo ra sự thay đổi công nghệ bền vững vì hai lý do: sự thiếu các khuyến khích và sự chống đối của elite.

LIÊN XÔ đã có khả năng tạo ra sự tăng trưởng nhanh ngay cả dưới các thể chế chiếm đoạt bởi vì những người Bolshevik đã xây dựng một nhà nước tập trung hùng mạnh và sử dụng nó để phân bổ các nguồn lực sang công nghiệp. Nhưng như trong mọi trường hợp của tăng trưởng dưới các thể chếchiếm đoạt, kinh nghiệm này đã không dành vai nổi bật cho sự thay đổi công nghệ và đã không bền vững. Sự tăng trưởng đầu tiên chậm lại, rồi sau đó hoàn toàn xẹp xuống. Mặc dù chóng tàn, kiểu tăng trưởng này vẫn minh họa các thể chế khai thác có thể kích thích hoạt động kinh tế ra sao.

Trong phần còn lại của chương này, chúng ta đầu tiên sẽ thảo luận bản chất của những đổi mới thể chế mà thiết lập mức độ nào đó của sự tập trung hóa nhà nước và cho phép sự tăng trưởng dưới các thể chếchiếm đoạt. Sau đó chúng ta sẽ chứng tỏ các ý tưởng này sẽ giúp chúng ta thế nào để hiểu Cách mạng Ðồ đá Mới, sự chuyển đổi hết sức quan trọng sang nông nghiệp, mà làm nòng cốt cho nhiều khía cạnh của nền văn minh hiện tại của chúng ta. Chúng ta sẽ kết thúc bằng việc minh họa, với các thí dụ của các thành-quốc Maya, sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác bị hạn chế ra sao không chỉ bởi vì sự thiếu tiến bộ công nghệ, mà cũng bởi vì nó cũng khuyến khích sự ẩu đả từ các nhóm tranh đua muốn nắm sự kiểm soát nhà nước và sự khai thác mà nó tạo ra.

TRÊN BỜ SÔNG KASAI

Kasai là một trong những nhánh lớn của sông Congo. Nó là ranh giới giữa Lele nghèo và Bushong giàu. Hai bộ tộc có chung nguồn gốc và các ngôn ngữ họ hàng. Ngoài ra, nhiều thứ mà họ xây hay tạo ra là giống nhau về kiểu cách, bao gồm nhà, quần áo, và đồ thủ công.

Có những khác nhau về kỹ thuật canh tác, về số mùa vụ trong năm, về các giống cây trồng về kỹ thuật và công cụ đánh bắt, Cũng đã có những khác biệt nổi bật về luật và trật tự.

Cái gì nằm đằng sau những khác biệt này. Hiển nhiên không phải là địa lý đã khiến những người Lele sử dụng công nghệ săn bắn và nông nghiệp thấp. Ðã chắc chắn không phải là sự vô minh, sự không biết, bởi vì họ đã biết các công cụ người Bushong sử dụng. Một sự giải thích khả dĩ khác có thể là văn hóa; liệu đã có thể chăng rằng những người Lele có một văn hóa không khuyến khích họ đầu tư vào lưới săn và nhà chắc chắn hơn và được xây cất tốt hơn? Nhưng điều này có vẻ cũng chẳng đúng. Những người Lele đã rất quan tâm đến mua súng,

Lý do cho những khác biệt giữa hai bộ tộc này nằm ở các thể chế khác nhau. Khoảng năm 1620 một cuộc cách mạng chính trị do Shyaam khởi xướng, với những người Bushong ở trung tâm. Những sự khác biệt đã nổi lên như những hệ quả của cách mà Shyaam đã tổ chức lại xã hội. Ông đã xây dựng một nhà nước và thể chế chính trị. Ðã chẳng ai bỏ phiếu bầu ông, và chính sách đã được quy định từ trên đỉnh, không phải bởi sự tham gia của nhân dân. Cuộc cách mạng này dẫn đến sự tập trung hóa nhà nước, luật và trật tự, đến lượt nó đã dẫn đến một cuộc cách mạng kinh tế. Mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách mạng kinh tế đã đơn giản.

Vì sao những người Bushong, chứ không phải những người Lele, đã có một cuộc cách mạng chính trị. Chẳng phải những người Lele đã có thể có Shyaam riêng của họ? Những người Lele đã có thể có một cuộc cách mạng như vậy, nhưng họ đã không làm. Có lẽ đấy là các lý do mà chúng ta không hiểu bởi vì sự hiểu biết hạn chế của chúng ta ngày nay về xã hội của họ. Có khả năng nhất là bởi vì bản chất tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử. Cùng sự tùy thuộc ngẫu nhiên có lẽ đã có hiệu lực khi một số xã hội ở Trung Ðông mười hai ngàn năm trước đã bắt đầu một tập thậm chí cấp tiến hơn của những đổi mới thể chế dẫn đến các xã hội định cư và sau đó đến thuần hóa các thực vật và động vật, như chúng ta thảo luận tiếp đây.

MÙA HÈ DÀI

Khoảng 15.000 năm trước công nguyên (TCN), Thời kỳ Băng hà chấm dứt vì khí hậu trái đất nóng lên. Nhà khảo cổ học Brian Fagan gọi nó là mùa hè dài. Sự ấm lên của khí hậu đã là một bước ngoặt khổng lồ mà đã tạo thành nền cho Cách mạng đồ Ðá mới, nơi các xã hội người đã chuyển sang lối sống định cư, canh tác, và chăn thả. Việc này và phần còn lại của lịch sử con người đã tiến hành trong Mùa hè Dài này.

Bằng chứng sớm nhất về canh tác, chăn thả và thuần hóa thực vật và động vật đến từ Trung Ðông, Vì sao các làng canh tác đầu tiên đã xảy ra ở đây chứ không phải nơi khác? Sự nổi lên của các elite chính trị rất có thể đã tạo ra sự chuyển đổi đầu tiên sang cuộc sống định cư và sau đó sang canh tác. Sau khi các xã hội đã trở thành xã hội định cư và bắt đầu canh tác, họ bắt đầu phát triển hệ thống thứ bậc chính trị, tôn giáo, và các thể chế phức tạp hơn một cách đáng kể.

Chắc chắn việc chuyển sang canh tác đã dẫn đến năng suất nông nghiệp lớn hơn và đã cho phép sự bành trướng đáng kể của dân số. Khi khí hậu ấm lên, một số xã hội, như những người Natufian, đã phát triển các yếu tố của các thể chế được tập trung hóa và hệ thống thứ bậc, mặc dù các yếu tố này đã ở quy mô rất nhỏ so với quy mô của các nhà nước-quốc gia hiện đại.

Sự tăng trưởng ban đầu của những người Natufian đã không trở thành bền vững vì cùng lý do mà sự tăng trưởng Soviet đã xẹp xuống. Mặc dù hết sức đáng kể, thậm chí mang tính cách mạng trong thời của nó, đấy đã là sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt. Ðối với xã hội Natufian cũng đã chắc là, loại tăng trưởng này đã gây ra các xung đột sâu sắc về ai sẽ kiểm soát các thể chế và sự chiếm đoạt mà chúng cho phép. Ðối với mỗi elite được hưởng lợi từ sự chiếm đoạt, có một vài người sẽ thích thay thế anh ta. Ðôi khi sự đấu đá nội bộ sẽ thay một elite bằng một elite khác. Ðôi khi nó phá hủy toàn bộ xã hội khai thác, và tháo xích cho một quá trình sụp đổ nhà nước và xã hội, như nền văn minh hùng vĩ của các thành-quốc Maya được xây dựng hơn một ngàn năm trước đã trải qua.

SỰ CHIẾM ĐOẠT KHÔNG ỔN ĐỊNH

Sự canh tác đã nổi lên một cách độc lập ở nhiều nơi quanh thế giới. Ở nơi bây giờ là Mexico, các xã hội đã hình thành mà thiết lập các nhà nước và các khu định cư, và đã chuyển sang nông nghiệp. Như với những người Natufian ở Trung Ðông, họ cũng đã đạt mức độ nào đó của sự tăng trưởng kinh tế.

Các thành phố Maya đầu tiên bắt đầu phát triển vào khoảng năm 500 TCN, đã chưa bao giờ thống nhất thành một đế chế, Những người Maya đã phát triển một hệ thống chữ viết và có ít nhất mười lăm ngàn câu khắc còn lại mô tả nhiều khía cạnh của đời sống elite, văn hóa, và tôn giáo. Những chữ khắc ghi niên đại này cho chúng ta bức tranh rõ ràng về sự mở rộng của các thành phố Maya và sự co lại của chúng sau đó từ cuối thế kỷ thứ tám.

Cách, mà theo đó Maya Thời Ðại Cổ Ðiển đã dựa vào việc tạo ra các thể chế chính trị chiếm đoạt, là rất giống tình hình của người Bushong, Các thể chế chính trị mới đã dẫn đến một sự tăng đáng kể về thịnh vượng kinh tế, mà phần lớn của nó sau đó được khai thác bởi elite mới

Ðã không có sự phá hủy sáng tạo. Nhưng đã có các hình thức phá hủy khác, vì sự giàu có mà các thể chế chiếm đoạt đã tạo ra cho elite Maya đã dẫn đến chiến tranh liên miên, Thành phố bị bỏ rơi ngay sau đó. Khắp khu vực Maya câu chuyện đều giống nhau; các thể chế chính trị mà đã tạo ra bối cảnh cho sự mở rộng buôn bán, nông nghiệp, và dân số đã biến mất. Các triều đình hoàng gia đã không hoạt động, các công trình và các đền đài đã không được tạo ra, và các cung điện bị bỏ trống. Như các thể chế chính trị và xã hội đã làm sáng tỏ, sự đảo ngược quá trình tập trung hóa nhà nước, nền kinh tế đã co lại và dân số giảm xuống.

Mặc dù các thể chế chiếm đoạt, mà những người Maya tạo ra, đã làm ra của cải đủ để cho thành phố thịnh vượng và elite trở nên giàu có và tạo ra nghệ thuật và các công trình kỷ niệm tuyệt vời, hệ thống đã không ổn định. Các thể chế chiếm đoạt mà trên đó elite hẹp này cai trị đã tạo ra sự bất bình đẳng sâu rộng, và như thế tạo ra tiềm năng cho sự đấu đá nội bộ giữa những người có thể hưởng lợi từ của cải được khai thác từ nhân dân. Sự xung đột này cuối cùng đã dẫn đến sự phá hủy nền văn minh Maya.

HỎNG CÁI GÌ?

Các thể chế khai thác là rất phổ biến trong lịch sử bởi vì chúng có một logic mạnh mẽ: chúng có thể tạo ra sự thịnh vượng hạn chế nào đó trong khi đồng thời phân phối nó vào tay của một giới elite nhỏ. Ðể cho sự tăng trưởng này xảy ra, phải có sự tập trung hóa chính trị.. Tại Liên Xô, các thể chế chiếm đoạt đã có Ðảng Cộng Sản phân bổ lại các nguồn lực từ nông nghiệp sang công nghiệp và sắp đặt loại nào đó của các khuyến khích cho các nhà quản lý và công nhân.

Tuy vậy, sự tăng trưởng được tạo ra bởi các thể chế chiếm đoạt về bản chất là rất khác với sự tăng trưởng được tạo ra dưới các thể chế dung hợp Quan trọng nhất, nó không bền vững. Kinh nghiệm Soviet cho một minh họa sống động về giới hạn này. Sự tăng trưởng Soviet, dẫu nhanh đến đâu, đã nhất thiết là tương đối ngắn ngủi, và nó đã hụt hơi vào các năm 1970.

Mặc dù bị hạn chế một cách cố hữu, tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt tuy vậy có thể tỏ ra ngoạn mục khi nó trong chuyển động. Nhiều người đã bị kinh sợ bởi sự tăng trưởng Soviet trong các năm 1920, 30, 40, 50, 60, và thậm chí mãi đến các năm 1970, theo cùng cách mà chúng ta bị mê hoặc bởi nhịp độ chóng mặt của sự tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc hiện nay. Nhưng như chúng ta sẽ thảo luận chi tiết trong chương 15, Trung Quốc dưới sự cai trị của Ðảng Cộng Sản là một thí dụ khác về xã hội trải qua sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt và một cách tương tự không chắc sẽ tạo ra sự tăng trưởng bền vững trừ phi nó trải qua một sự biến đổi chính trị cơ bản theo hướng các thể chế chính trị dung hợp.

(Còn tiếp)

Thủ tướng Hunsen, đẳng cấp vượt trội

Bá Tân

8-12-2018

Thủ tướng Cawmpuchia Hunsen vừa có chuyến thăm Việt Nam và để lại ấn tượng rất đặc biệt. Nghi thức đón tiếp, nội dung hội đàm, ký kết các văn bản… đã được báo chí quốc doanh phô diễn khá chi tiết.

“Củi” ở TPHCM bị cho vào “lò”

BBT Tiếng Dân

8-12-2018

Trang web Bộ Công an đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01), Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.

Vụ Bộ Trưởng Hùng: Từ ‘đói khát’ chuyển sang ‘khó khăn’

Blog VOA

Trân Văn

8-12-2018

VnExpress – tờ báo điện tử phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Hùng, vừa đổi tựa bài phỏng vấn tân Bộ trưởng Thông tin Truyền thông. Theo đó, “đói khát không còn là lợi thế” nữa mà “khó khăn sẽ tạo nên ý chí mạnh mẽ”, mới là thông điệp ông Hùng gửi cho giới trẻ (1).

Cái khó để thoát cảnh “cái bang”

FB Phạm Việt Thắng

6-12-2018

Hôm qua, tại kỳ họp HĐND thành phố Hồ Chí Minh, phó trưởng đoàn ĐBQH thành phố mang tên Bác, ví Sài Gòn như con bò sữa. Ý là cả nước đừng vắt kiệt sức Sài Gòn, khi mà thành phố này bình quân mỗi ngày thu ngân sách được hơn 1000 tỷ đồng, trong lúc đó, thành phố làm ra 100 đồng thì chỉ được tiêu có 18 đồng, số còn lại phải nộp về trung ương, để phân bổ cho một số tỉnh khác.

Gửi những người muốn giết cả nhà tôi

FB Nguyễn Thu Trang

5-12-2018

Tôi phải viết ra những lời gan ruột này để các vị hiểu thêm trước khi… ra tay làm gì đó.

Khi quyết định làm loạt phóng sự về chợ Long Biên, tôi và nữ đồng nghiệp Liên Liên của VTV, đều xác định chuẩn bị với những uy hiếp đe dọa của nhóm lợi ích này. Và cho đến hôm nay chuyện đó đã chính thức xảy ra…