Cảnh sát cơ động Bình Thuận cởi bỏ quân phục, chịu thua dân.CSCĐ Bình Thuận bỏ của chạy lấy người. Ảnh trên mạng
BTV Tiếng Dân
10-6-2019
Hôm nay vừa tròn một năm, ngày cả nước rầm rộ xuống đường biểu tình chống dự luật Đặc khu và luật An Ninh mạng. Một số nhà quan sát nhận định, mặc dù không có tổ chức hay cá nhân nào đứng ra lãnh đạo, nhưng đây là cuộc biểu tình có đông người dân tham gia nhất kể từ khi chiến tranh kết thúc tháng 4/1975.
Cô Tư Sồn thiệt là điệu nghệ. Hổm rày cô mở toàn nhạc Giáng Sinh, từ du dương, buồn tình, cho tới nhộn nhịp… Hết Bài Thánh Ca Buồn (Nguyễn Vũ), Hai Mùa Noel (Đài Phương Trang), cho tới Con Quỳ Lạy Chúa Trên Trời (thơ Nhất Tuấn, nhạc Phạm Duy),… dĩ nhiên phải có Tiếng Chuông Ngân (Jingle Bells – James S. Pierrpont). Cô Tư còn văn minh như… Tây, mở luôn nhiều bài nhạc nước ngoài rôn rả cho trọn mùa Giáng Sinh kéo dài tới tết Tây, chắc chắn không thể thiếu Happy New Year(ABBA). Ngồi nhâm nhi ly cà phê, phì phà vài ngụm khói trong cái không khí se se lạnh quả là hợp tình hợp lý.
Người biểu tình tràn ngập đường phố Hồng Kông ngày 9.6. Ảnh: Reuters
“Một quốc gia, hai chế độ” từng được xem là một hình mẫu sinh động và độc đáo trong một thế giới của những biến động đầy bất ngờ. Nhất quốc lưỡng chế (一國兩制) phải chăng là một đột phá trong dòng mạch tư duy của những người mê đắm vào tính “ưu việt tất thắng của CNXH”, được Đặng Tiểu Bình đưa ra vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, để hướng đến một tiến trình tái thống nhất Trung Quốc diễn ra một cách ôn hoà.
Những người mẹ, người vợ mất chồng, con trong Tết Mậu Thân 1968. Nguồn: Keith W. Nolan/ internet
Nhằm kỷ niệm 50 năm cái gọi là “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã đồng loạt tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với đề tài “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”, và tung ra 2 bài viết ca tụng cái gọi là “chiến thắng” trong chiến dịch Mậu Thân 1968 của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.
Bài viết khá dài của ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có một số tác giả chịu khó đọc kỹ và phản biện mấy ngày qua.
Võ Văn Thưởng tuyên bố đảng cộng sản “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận”, nhưng liên tục bịt miệng dân. Ảnh: Reuters
Chuyện là ông cho phổ biến đúng vào thời điểm người Hồng Kông có cuộc biểu tình vĩ đại phản đối dự luật dẫn độ về Hoa Lục do tập đoàn lãnh đạo Hồng Kông thân Bắc Kinh (chính xác là do Bắc Kinh tuyển chọn) tìm cách thông qua. Tương tự như Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói là phải làm cho ra luật để thông qua dự luật Đặc khu vì Bộ Chính trị nói là không vi phạm Hiến Pháp (!)
Trưởng Ban Tuyên giáo chọn thời điểm như vậy thì chắc chắn mục đích là để định hướng cho nội bộ đảng biết cách đối phó với công luận. Vì Trung ương biết rõ đảng viên đang hoang mang. Còn người dân, qua mạng xã hội, thì đang sôi nổi bàn luận với mong ước: Bao giờ đến lượt VN?
Sự “định hướng” của bài viết là vấn đề cốt lõi. Tại sao phải định hướng?
Bất cứ những cuộc biểu tình nào phản đối chế độ hiện tại cũng đều có nguyên nhân cụ thể và rõ ràng. Ví dụ phản đối giàn khoan HD 981, khai tác boxit, Formosa, luật cướp đất đai… và đúng một năm trước đây là luật An ninh mạng, dự luật Đặc khu… Đó là những vấn đề quan trọng thiết thực, có hệ lụy lâu dài đến đất nước và dân tộc. Nhưng tất cả đều bị Tuyên giáo chụp mũ là do “các thế lực phản động thù địch xúi giục”!
“Các thế lực phản động thù địch xúi giục” là câu cửa miệng của quan chức để dùng vũ lực và nhà tù đàn áp, buộc dân phải câm miệng? Chưa nói đến vô số các nhóm, các cá nhân bị oan ức, chỉ ví dụ riêng vụ cướp đất của đồng bào Thủ Thiêm với 20 năm ròng rã đi khiếu kiện, có người đã qua đời trong oan ức cay đắng, hiện vẫn còn sờ sờ ngay trước mắt!
Một bên là đảng nắm trong tay tất cả phương tiện truyền thông với cả trăm ngàn cái gọi là phóng viên, bình luận viên, nhà báo… cùng với cả một Bộ phụ trách chuyên biệt, đó là Bộ Thông tin & Tuyên truyền và an ninh đủ loại, theo dõi chặt chẽ, nhất cử nhất động phản ứng của dân nhưng tại sao mạng xã hội vẫn bùng nổ? Xin thưa: Tức nước phải vỡ bờ, người dân không thể câm nín được nữa!
Giữa thời buổi internet này đảng không còn có thể tự tung tự tác, tuyên truyền đổi trắng thay đen như từng làm mưa làm gió trong quá khứ. Đảng không thể thắng được hàng triệu cái iPhone của dân có đầy đủ tính năng ghi nhận tại chỗ, đưa tin ngay lên internet, vừa chính xác, vừa cụ thể ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
Đây là cuộc chiến giữa sự dối trá cộng sản với sự thật không còn có thể che đậy, đơn giản chỉ có thế. Vì thế cái mũ “thù địch, phản động” của Tuyên giáo chụp lên đầu dân tất yếu sẽ thất bại.
Các nước theo thể chế Dân chủ, Tự do thì quyền được nói, được phổ biến tư duy là bất khả xâm phạm. Họ không hề có cái gọi là Ban Tuyên giáo hay Bộ Thông tin & Truyền thông để định hướng dư luận. Còn Hiến Pháp VN do đảng viết ra cũng tương tự nhưng chỉ để lừa bịp thế giới. Viết một đàng, làm một nẻo!
Thủ Tướng tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng thời còn đương chức đã huỵch toẹt trong đại hội một câu nói ngắn gọn đại ý là “không thể bịt miệng được mạng xã hội”. Sự thật đúng như vậy. Không còn có thể “lấy vải thưa che mắt Thánh” như thời chưa có internet. Bây giờ thì vô phương qua mắt được “Thánh Internet”!
Như vậy Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng đang lội ngược “dòng chảy thông tin”, nên cho dù có thành lập thêm vài cái gọi là Lực lượng 47 nữa, chắc chắn cũng thất bại!
Giai đoạn người dân bị tuyên truyền dối trá đã qua rồi. Vĩnh viễn! Vì thế muốn “yên dân” để “ổn định chính trị” thì chỉ còn cách duy nhất là việc điều hành đất nước phải công khai, minh bạch. Trắng đen rõ ràng. Báo chí phải được tự do để người dân giám sát, theo dõi và có tiếng nói. Chính kiến phải được tôn trọng. Đảng cộng sản cũng chỉ là một đảng như mọi đảng phái khác, phải cạnh tranh để tồn tại. Phải được dân tín nhiệm bằng phổ thông đầu phiếu và ứng cử tư do, là xu thế tất yếu.
Đó là “dòng chảy thông tin” và cũng là dòng chảy của lịch sử. Dòng suối chảy xiết đương nhiên có mang theo rác rưởi, gặp mưa lũ thì càng dữ dội hơn nữa, nhưng rác rưởi sẽ lắng xuống và được tắm trong dòng suối trong lành đó là hạnh phúc nhất. Còn ngăn dòng là ao tù. Ao tù đương nhiên ô nhiễm, sẽ gây tai họa!
Ông Võ Văn Thưởng, người miệt cực Nam, vốn rất mộc mạc, chơn chất. Hy vọng ông không tìm cách lấy lòng đồng bào theo kiểu của ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: “Tôi nói giọng Bắc nhưng là người Nam. Tôi không gạt bà con đâu”!
(*) Một ý trong bài viết định hướng dư luận của ông Võ Văn Thưởng
Ông Phan Văn Anh Vũ, Thượng tá tình báo công an. Ảnh: internet
Từ mấy tháng nay cái tên Vũ Nhôm nổi lềnh bềnh trên báo chí và mạng xã hội. Ai cũng bảo anh ta là thượng tá tình báo và công ty 79 của anh ta là công ty bình phong của cơ quan tình báo. Chẳng biết trúng hay trật. Hôm nay đọc thấy cái tút của nhà báo Nguyễn Thế Thịnh trên PB Thinh Nguyen, thì thấy việc người ta đồn đoán là có cơ sở.
Hội đồng Liên tôn Việt Nam và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Thư hiệp thông với Đan viện Thiên An bị cướp bóc, vu khống và hăm dọa
9-1-2018
Xét rằng
1- Rất nhiều Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước biết tới Đan viện Thiên An của các Tu sĩ dòng Biển-Đức tại Thừa Thiên-Huế. Đây là một cộng đoàn tu trì Công giáo đã có mặt tại thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế từ năm 1940. Với bao công sức qua nhiều thế hệ, các đan sĩ đã tạo được một cơ ngơi rộng 107 ha gồm tu viện, vườn cây, hồ nước và rừng thông (chiếm phần lớn diện tích) để tạo điều kiện thanh tĩnh mà tu hành. Rừng thông này đã và đang là bộ phổi của thành phố Huế, đồng thời là chỗ du ngoạn trong lành và tự do. Còn tu viện là một tụ điểm tâm linh ngời sáng trong cả khu vực. Thiên An quả là một ân nhân của xã hội, vừa trên phương diện sinh thái, vừa trên phương diện tinh thần.
Trong phiên tòa, khi được tự bào chữa, ông Thăng nói:
“Khả năng khi bố mất chắc bị cáo khó được gặp mặt trước lúc đi xa… Nếu bị xét xử trong hai vụ án, bị cáo không biết còn sống để đủ thời gian thụ án không”, ông nói và cho hay từ năm 2006 đến nay thường xuyên phải uống thuốc vì nhiều bệnh.
Một năm sau ngày xuất ngũ, năm 1982, tôi được nhận vào làm bảo vệ ở Cửa hàng ăn uống Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Khi tôi vào thì cô Khả làm bên tổ bánh đã xin nghỉ hưu non trước đó hai năm. Về hưu cô làm đôi quang gánh hàng khô ngồi bán ngay trước cổng cửa hàng.
Những năm tháng gần đây, đặc biệt từ sau năm 2010 trở đi, nhiều tổ chức dân sự ra đời. Nhiều vị thức giả, trí thức lỗi lạc, can đảm nổi lên như những nhà lãnh đạo ưu tú, dẫn dắt dư luận quần chúng. Cùng lúc nhà cầm quyền CS tiến hành những biện pháp điên cuồng kể cả giết người, khủng bố, tù đày nặng án, bất kể luật pháp, coi thường quần chúng, nhân dân và dư luận quốc tế nhằm giết chết phong trào, bịt miệng những tiếng nói yêu nước. Bên cạnh đó, những cuộc đấu đá, thanh trừng nội bộ, phe nhóm đang đến hồi vô cùng gay cấn. Những tín hiệu kể trên làm không ít kẻ nức lòng, tin rằng chế độ đang bên bờ sụp đổ từng ngày.
Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 – 2016. Hình minh họa. Photo Courtesy
Cả người dùng mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang đề cập đến hai gói thầu mà theo những qui định hiện hành bị buộc phải bố cáo.
Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh – TQ. Ảnh: internet
Trước những chú bé từng làm ông lớn hét ra lửa mửa ra đô-la, nay xun xoe xin xỏ, sụt sùi kể khổ, thở than nức nở ở phiên tòa lịch sử vừa diễn ra, thiên hạ ồ lên chửi. Vì sao? Trong nhiều lý do, tôi thấy vai trò quan trọng của một định kiến nhất định: quan niệm của người Việt về một thứ thường được gọi là tư cách. Trong trường hợp này, đó là tư cách ở đàn ông.
Ðàn ông phải như thế nào chỉ là mặt khác của đàn bà phải như thế nào. Vì sao nước mắt đàn bà cứ việc chảy và chảy ngập lụt lý trí, không sao hết, thậm chí em chỉ đẹp khi em rơi lệ, còn đàn ông thì không được khóc? Chẳng lẽ họ chỉ là một chùm cơ bắp, một chậu chất xám hay một xưởng tinh trùng? Cùng lắm họ được phép mở tuyến lệ khi đăng quang chiến thắng, đặc biệt là trên sân cỏ, và rỏ vài ba giọt biểu tượng để bày tỏ cảm xúc trước hoàn cảnh thương tâm của người khác. Ðó là nước mắt tích cực. Nhưng đàn ông tuyệt đối không được rỏ nước mắt tiêu cực cho mình. Không được yếu mềm. Không được van lơn. Không được hèn. Không được nhục.
Hôm nay tình cờ đọc được bài báo này mới thấy hóa ra mình là một trong gần 51 nghìn người đã bị xóa tên ra khỏi Đảng trong thời gian gần đây, tuy nhiên mình không phải là một trong 12.500 đảng viên bị kỷ luật khai trừ.
Thế là những ngày cả đất nước sôi sùng sục với thành công của đội tuyển U23 Việt Nam ở giải vô địch bóng đá U23 châu Á dần khép lại. Báo chí bớt nói về bóng đá hơn. Người dân cũng quay lại với việc mưu sinh hàng ngày của mình.
Trong giải đấu, việc đông đảo người dân bày tỏ lòng tự hào là người Việt Nam, bày tỏ tình đoàn kết quốc gia, không phân biệt chính kiến, cờ vàng hay cờ đỏ, cũng gợi lên cho chúng ta nhiều điều đáng suy ngẫm.
Đại hội 13 của ĐCSVN cũng giống như các ĐH trước đây, có 2 việc quan trọng nhất là Nhân sự và Báo cáo. Về 2 việc này, tôi đã có bài đăng trên báo Tiếng Dân và Boxitvn (bài Góp ý về chuẩn bị đại hội đảng lần thứ 13, ngày 11/1/2019; bài Trao đổi về ĐH 13, ngày 10/6/2019).
Hơn 100 người Việt tụ tập trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ tại trung tâm Hà Nội hôm 17/02/16 để tưởng niệm kỷ niệm ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt-Trung. Những tấm biểu ngữ ghi hàng chữ “Ngày 17/2/1979, Nhân dân sẽ không quên”. AP Photo/ Tran Van Minh.
Bắc Kinh và Hà Nội đang thảo luận việc thành lập một hệ thống “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát cửa khẩu”. Dự kiến dự án này sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng 5 năm nay.
Nhà báo Ngọc Vinh: Dưới đây là câu chuyện của một nữ nhà báo có nick là Lâm Nguyễn kể về một sự kiện bi thảm tại Côn Đảo sau ngày 30-4-1975. Cô ấy tâm sự với tôi, cô luôn day dứt về nó vì chưa dám kể ra trước đây do sợ bị làm khó dễ khi viết ra sự thật giống như trường hợp của tôi. Vì vậy, tôi xin chia sẻ với mọi người câu chuyện của Lâm mà cô mới vừa post lên phây sau nhiều lần đắn đo cân nhắc. Xin cầu nguyện cho những người đã chết một cách oan khốc vì thời cuộc và mong hương hồn họ sớm siêu thoát!
Lúc 12 giờ 30 trưa hôm nay, 09/02/2018, trong một phiên xử không công khai, bất công và ngắn ngủi kéo dài 3 tiếng rưỡi (sau khi trừ thời gian nghị án và đọc lại ghi chép phiên xử) Tòa án Nhân dân huyện An Phú đã đưa những bản án bất công đối với 6 đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) ở tỉnh An Giang:
Ảnh: Những người biểu tình kêu gọi TT Trump giải phóng Hồng Kông. Nguồn: AP Photo/Kin Cheung
Ngày 8/9/2019, một số người biểu tình ở Hong Kong mang biểu ngữ viết bằng tiếng Anh kêu gọi: Tổng thống Trump, làm ơn hãy giải phóng Hong Kong giúp chúng tôi!
Chị Tư Sồn mở nhạc Xuân hổm rày, nhộn nhịp, vui tươi lắm lắm. Nhưng kỳ thiệt, nhạc Xuân ngoảnh đi ngoảnh lại cũng chỉ có mấy bài, mấy cái lỗ tai ông già bà cả, trung niên sồn sồn phần lớn ngồi ở đây nghe riết cũng mệt mỏi. Chị Tư nói:
– Thôi, để mở vài chập nhạc êm dịu nghen bà con cô bác.
Chị Tư chuyển qua mấy bản nhạc vàng. Anh Bảy Thọt chặn lại:
Sáng ngày 19/9/2019 Trung tâm Văn hóa Minh Triết, do Cụ Nguyễn Khắc Mai chủ trì, đã tổ chức buổi tọa đàm, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của GSTS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 2019).
Bắc cóc là một từ phổ biến ở Việt Nam. Nó không chỉ dành riêng cho giới giang hồ khốn khổ. Nó có tổ chức và hành sự công khai, lại có tiếng vang tầm quốc tế. Nó đang là một biện pháp chính thức và hữu hiệu trong cách cai trị của nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đi vay 25 triệu USD (~570 tỷ) để đầu tư cho bệnh viện, trong khi dùng gần gấp 3 lần số đó, 1400 tỷ, từ ngân sách quốc gia, tức tiền thuế của dân, để xây nghĩa trang cho quan chức, đủ để thấy đâu là ưu tiên của những người cầm quyền.
Ngày 29/9/2019, Bộ Chính trị đảng Cộng sản đã ra nghị quyết về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó Bộ Chính trị cũng tỏ ra “bắt kịp thời đại” khi sử dụng những từ ngữ nghe rất kêu như “mô hình kinh tế chia sẻ”, “kinh tế số”, “trung tâm đổi mới sáng tạo”, “hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”…
Ông Jan Urban, nhà báo CH Séc, trao Giải nhân quyền Homo Momini cho cô Nguyễn Thanh Mai, thay mặt Phạm Đoan Trang tại buổi lễ. Ảnh cắt từ clip
Ngày 05.03.2018 tại Praha thủ đô CH Séc, tổ chức People In Need đã trao giải thưởng nhân quyền quốc tế Homo Homini, vinh danh Phạm Đoan Trang – nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền – vì “sự dũng cảm không mệt mỏi khi theo đuổi một sự thay đổi dân chủ cho đất nước của mình, bất chấp sự sách nhiễu và khủng bố”.
Hoàng thượng vô cùng tức giận khi cuộc xử vua Mèo thất bại bởi sự phá bĩnh ngu xuẩn của thằng Dục. Chỉ vì thằng Dục tiết lộ hàng ngày cho vua Mèo uống trà cứt mèo mà cuộc xử tội vua Mèo mang tiếng là trả thù cá nhân.
Tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin được báo chí nước này chú ý đến sau vụ Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Carsten Koall
Truyền thông Đức, gồm cả đài phát thanh quốc tế Deutsche Welle, đưa tin cơ quan công tố liên bang Đức đang tiến hành điều tra một Phó Tổng cục trưởng An ninh, Bộ Công an Việt Nam, người bị cho là đóng vai trò trong vụ ‘bắt cóc ở Berlin’ hồi tháng Bảy năm ngoái.
Phía công tố Đức từ chối bình luận với báo chí.
Trong khi đó, bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, nói với BBC rằng cuộc điều tra của cơ quan công tố Đức nhằm vào Trung tướng Đường Minh Hưng ‘và những người khác trong vụ bắt cóc thân chủ tôi’.
Theo luật Đức, giới chức sau khi ra cáo trạng sẽ phải chuyển tài liệu này tới cho người bị cáo buộc và luật sư bảo vệ của họ, bà luật sư Petra Schlagenhauf nói.
Bên bị cáo buộc sẽ có một thời gian để nêu quan điểm và cung cấp bằng chứng phản bác.
Sau đó, tòa sẽ tuyên bố mở phiên xét xử và định ngày để nghe lập luận của các bên, bà Schlagenhauf giải thích.
Khác với hai nhà ngoại giao Việt Nam đã bị phía Đức trục xuất trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, bà Schlagenhauf nói rằng về mặt lý thuyết, Đức có thể đòi dẫn độ ông Đường Minh Hưng, người đã rời Berlin về Việt Nam ngay sau vụ bắt cóc.
Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf. Ảnh: BBC
Lý do, bà nói, là bởi cảnh sát Đức đã “có đủ bằng chứng cho thấy sự can dự của ông ta trong vụ bắt cóc”, và bởi “ông Hưng không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao tại Đức như những người khác tuy cũng tham gia nhưng lại làm việc cho Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin”.
Tuy nhiên, trên thực tế, bà nói bà không chắc cơ quan công tố Đức có cân nhắc tới khả năng đòi dẫn độ hay không, bởi “Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận yêu cầu dẫn độ đối với ông Hưng”.
“Giữa Việt Nam và Đức chưa có hiệp định tương trợ tư pháp về dẫn độ, cũng chưa có thỏa thuận nào ở cấp thấp hơn về việc dẫn độ.”
“Hơn nữa, cũng nên lưu ý rằng mọi yêu cầu dẫn độ đều là quyết định chính trị,” bà Schlagenhauf nói và từ chối bình luận thêm về chủ đề này.
‘Trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc’
Ông Hưng được cho là đã có mặt ở Berlin một thời gian trong tháng Bảy.
Nay, cơ quan điều tra của Đức tin rằng ông Hưng đã trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc, theo báo chí Đức.
Truyền thông Đức, như các trang Süddeutsche Zeitung, và Zeit.de, trích dẫn nội dung cáo trạng đối với ông Nguyễn Hải Long, cho đến nay là người Việt duy nhất bị giới chức Đức truy tố liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, theo đó nói ông Đoàn Minh Hưng tới Berlin vào thời điểm một tuần trước khi xảy ra vụ bắt cóc.
Ông Hưng đã ở tại khách sạn “Berlin, Berlin” và đã gặp gỡ với đầu mối của cơ quan tình báo tại Tòa Đại sứ Việt Nam.
Báo Tagesschau nói rằng trong tài liệu dày 90 trang của các nhà điều tra Đức, vai trò của ông Hưng và Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin nay được thể hiện rõ ràng.
Ông Hưng đã gọi hơn 100 cuộc điện thoại di động và gửi các tin nhắn cho những đối tượng khác cùng tham gia vụ bắt cóc để điều phối hoạt động.
Tagesschau nói rằng trong một tài liệu dày 90 trang của các nhà điều tra Đức, vai trò của ông Hưng và Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin nay đã được thể hiện rõ ràng. Ảnh: Getty Images
Chỉ hai ngày trước vụ bắt cóc hôm 23/7, ông Hưng đã chuyển chỗ ở, tới khách sạn “Sylter Hof”, và từ phòng khách sạn này ông đã “điều hành vụ bắt người”.
Ông Hưng “hầu như không rời khỏi phòng cho tới khi xảy ra vụ bắt cóc”.
Đối tượng bị bắt cóc đã “ngay lập tức được đưa tới Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin-Treptow và từ đó được đưa về Việt Nam bằng một ngả nào đó không rõ,” Sueddeutsche Zeitung tường thuật.
Chính phủ Việt Nam chưa có phản ứng gì về những cáo buộc mới nhất trên truyền thông Đức.
Ảnh hưởng quan hệ song phương
Báo Sueddeutsche Zeitung bình luận rằng vụ điều tra mới nhất này cho thấy câu chuyện Trịnh Xuân Thanh đã được đẩy lên một tầm mức chính trị cao hơn.
Sau diễn biến mà phía Đức nói là ông Trịnh Xuân Thanh bị dùng vũ lực bắt đi tại một công viên ở trung tâm Berlin, chính quyền của bà Merkel lên án Việt Nam vi phạm luật quốc tế và chủ quyền của Đức.
Một nhân viên tình báo và một nhà ngoại giao làm việc tại Tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin sau đó đã bị trục xuất.
Đức cũng đòi Việt Nam phải xin lỗi, nhưng yêu cầu này không được Hà Nội đáp ứng.
Vụ việc khiến cho quan hệ song phương giữa hai nước ảnh hưởng nặng nề.
Hôm 22/9, Đức tuyên bố “tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam.
Trước đó, lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam, được tổ chức hôm 31/8/2017 đã không có mặt bất kỳ vị khách Đức nào, trong khi sự kiện tương tự trước đó một năm từng đón tới 400 khách Đức và quốc tế.
Đức cũng đã tạm dừng chế độ cho phép quan chức cao cấp Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh Đức không cần visa.
Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ một người Việt bị tạm giam tại Đức liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Ông Nguyễn Hải Long, đã sinh sống tại Cộng hòa Czech nhiều năm, được cho là đã lái chiếc xe trong vụ bắt cóc.
Trang Zeit.de của Đức có bài dài về vụ ‘bắt cóc’ ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đem về Hà Nội. Ảnh: Zeit.de
Cơ quan công tố Đức hồi tuần trước buộc tội ông này làm gián điệp và tước đoạt quyền tự do của người khác.
Tuy nhiên, ông Long nói ông vô tội, trong lúc luật sư đại diện nói ông bị ‘thí chốt’.
Bà Petra Isabel Schlagenhauf cho BBC biết phiên tòa đối với ông Nguyễn Hải Long có thể sẽ bắt đầu vào cuối tháng Tư 2018 tại Berlin.
Bình luận về câu chuyện, một nhà báo tại Berlin cho BBC hay, “báo chí Đức đã đăng tin rộng rãi diễn biến này vốn đã và vẫn tiếp tục là đề tài gây khó khăn cho bang giao giữa hai nước Việt Nam và Đức hiện nay”.
“Lối thoát về mặt ngoại giao cho vụ việc dường như vẫn chưa thấy hé lộ.
Với việc hình thành bộ máy lãnh đạo chính phủ mới của Đức, câu hỏi về việc xử lý vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ còn là một đề tài tiếp tục nóng.”
Cũng trong ngày 14/03, bà Angela Merkel đã tuyên thệ lên làm Thủ tướng Đức thêm một nhiệm kỳ để lãnh đạo chính phủ liên minh CDU-SPD.