Đi viếng mộ “cô” Sáu

Dương Quốc Chính

13-2-2024

Chiều qua mình đi bộ thể dục lang thang thôi, chả hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà đi bộ thẳng tới nghĩa trang Hàng Dương luôn, khéo cô Sáu chỉ đường quá, không dùng bản đồ gì hết!

Kể chuyện đêm giao thừa: Nỗi buồn của ông Nguyễn Xuân Phúc

Mai Hoa Kiếm

9-2-2024

Từng ngồi ghế thủ tướng, chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Nguyễn Xuân Phúc được xem là người ở trên tận cùng của đỉnh cao quyền lực. Tuy nhiên, song hành với ông ngoài tiền bạc, vật chất, niềm vui, hạnh phúc… nguyên thủ quốc gia quyền lực ngút trời như ông cũng không tránh khỏi cay đắng, tủi nhục, khi rời chính trường và ông đã phải ôm những nỗi buồn nuốt không trôi theo suốt cuộc đời mình.

Triết học kinh tế trong sự tích cây nêu

Đỗ Thái Nhiên

9-2-2024

Ở Việt Nam, nhất là tại vùng thôn quê, để mừng Tết Nguyên Ðán, người ta có tập tục dựng Nêu chiều ngày 30 và hạ Nêu chiều mùng 7 Tết. Cây Nêu là một cây tre cao, dài nguyên vẹn, chỉ cắt bỏ lá. Ở ngọn Nêu người ta cột một lá bùa, dưới lá bùa là một túi tre nhỏ chứa trầu cau, muối và gạo.

Do đâu người Việt Nam có tập quán dựng Cây Nêu nhân dịp Tết? Cây Nêu hàm ngụ bao nhiêu ý nghĩa triết học, nhất là Triết Học Kinh Tế? Muốn giải đáp những thắc mắc vừa kể, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu sự tích Cây Nêu, như sau:

Ngày xưa, thật xưa gọi là buổi cổ thời, dân Việt chỉ mới biết kết hợp thành làng xóm. Lúc bấy giờ giang sơn Việt Nam đang bị một loài Quỷ thống trị. Dưới ách đô hộ của Quỷ, dân Việt Nam rất khốn khổ. Bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên có được do nhân lực đều bị Quỷ cưỡng đoạt. Lời ta thán của người Việt lên tận Trời xanh. Ông Trời bèn cử một vị Thần đến giúp Dân Việt. Thần này gọi là Thần Làng.

Một hôm Thần Làng gọi Dân Việt lại mà bảo: “Ta biết các con rất khốn khổ vì lũ Quỷ, nay ta giúp ý kiến để các con thoát khổ. Các con hãy đến bảo với Quỷ Vương rằng: Loài thực vật gồm có rễ, thân và ngọn. Xin Quỷ Vương hãy cho chúng tôi biết, đối với mùa màng năm nay, các ngài lấy phần ngọn hay phần rễ?

Sau câu hỏi của Dân Việt, chúa Quỷ hội ý với quỷ con, quỷ cháu rồi quyết định báo cho Dân Việt: “Mùa màng năm nay, Quỷ lấy phần ngọn, còn phần rễ dành cho Dân Việt“. Quỷ Vương quyết định như vậy vì thấy rằng Dân Việt chuyên trồng lúa, hạt lúa nằm ở ngọn cây lúa. Nhằm đương đầu với quyết định này của Quỷ Vương, Thần Làng đã khuyên toàn thể dân Việt Nam năm ấy hãy trồng khoai lang, củ khoai nằm ở rễ, chứ không nằm ở ngọn. Vụ mùa năm ấy Quỷ Vương thua mưu Dân Việt lần thứ nhất.

Do thua mưu lần thứ nhất, Quỷ Vương rất tức giận, gọi đại diện Dân Việt đến vương cung mà bảo: “Mùa màng sang năm, Quỷ Vương sẽ lấy phần rễ, còn phần ngọn dành cho Dân Việt“. Mùa màng sang năm, Thần Làng kêu gọi Dân Việt trồng lúa. Quỷ Vương chỉ thu được rễ lúa, Dân Việt được hưởng lúa vì lúa nằm ở ngọn. Như vậy là Quỷ Vương thua mưu dân Việt lần thứ hai.

Mặc dầu đã thua trí Dân Việt hai lần, Quỷ Vương vẫn không từ bỏ tâm địa tham ác của loài quỷ. Quỷ Vương lại ra lệnh cho Dân Việt: “Mùa màng năm tới, Quỷ Vương sẽ thu cả phần ngọn lẫn phần rễ, chỉ để thân cây lại cho Dân Việt“. Nghe lệnh mới, Thần Làng vội vàng bảo Dân Việt trồng bắp, quả bắp nằm ở thân cây. Như vậy là Thần Làng đã giúp Dân Việt thắng trí Quỷ Vương ba lần.

Sau ba lần thua cuộc, Quỷ Vương không còn nghĩ đến việc đấu trí với Dân Việt nữa. Quỷ Vương bèn ra lệnh cho tập đoàn quỷ tấn công bừa bãi vào Dân Việt để cướp lại lúa, ngô, khoai. Mặt khác, Quỷ Vương cũng từng biết Dân Việt được Thần Làng hỗ trợ, vì vậy Quỷ Vương ra lệnh cho một số quỷ con đội lốt người, trà trộn vào Dân Việt để tìm xem Thần Làng khắc kỵ vật gì. Thần Làng cho Dân Việt phao tin: Thần Làng sợ xôi, sợ chuối. Ngược lại Thần Làng cũng biết Quỷ sợ huyết chó, huyết dê. Do những tin tức vừa kể, một mặt Quỷ Vương chuẩn bị xôi chuối, mặt khác Dân Việt chuẩn bị huyết chó, huyết dê. Cả hai bên đều chờ một cuộc chiến mất – còn.

Thế rồi trận chiến xảy ra. Quỷ đến tấn công người bằng xôi, bằng chuối. Người tấn công Quỷ bằng huyết chó, huyết dê. Cuộc chiến diễn ra không bao lâu, Người no bụng bởi có xôi chuối, còn loài Quỷ chạy dài bởi huyết chó, huyết dê.

Sau trận thảm bại này, Quỷ Vương tìm tới Thần Thành Hoàng bản xã để xin thương thuyết. Quỷ Vương đề nghị: “Ðất của Dân Việt, loài Quỷ chúng tôi xin giao trả cho Dân Việt. Chúng tôi chỉ xin giữ lại một mảnh đất để làm ăn sinh sống“.

Nghe đề nghị của Quỷ Vương, Thần Làng biết ngay là lũ quỷ đang tính kế ngụy hòa, chờ khôi phục lực lượng để tấn công Dân Việt vào dịp khác. Vì vậy Thần Làng trả lời: “Dân Việt hiểu rõ thiện chí của Quỷ Vương. Ðể đáp lễ, Dân Việt chỉ giữ một mảnh đất bằng tấm áo của Thần. Bao nhiêu đất còn lại, Dân Việt nhường hết cho Quỷ“.

Như vậy là giao ước giữa Quỷ và Dân Việt đã thành hình. Thần Làng cởi tấm áo đang mặc trong người ra để xác định lãnh thổ của Dân Việt. Thần tung áo lên trời, áo càng lên cao bóng của chiếc áo càng lớn, bóng áo kia chạy đến đâu thì lũ quỷ lùi dần đến đó, lùi mãi ra tận biển Ðông. Cuối cùng Thần thâu áo lại. Từ đó Dân Việt sống an lạc.

Quỷ ở biển Ðông thiếu ăn, thiếu mặc, rét mướt quanh năm. Vì vậy Quỷ mới xin với Thần hằng năm vào dịp Tết, Thần hãy cho phép Quỷ được vào đất liền để thăm mồ mả và kiếm lương thực. Vì lòng nhân, Thần bằng lòng.

Thế là từ đó đến nay, cứ mỗi độ Xuân về Tết đến, Dân Việt nhớ lời Thần, mở cửa cho Quỷ về thăm đất liền, nhưng không quên cột lá bùa tượng trưng cho áo của Thần trên cành tre cao để nhắc nhở lũ quỷ rằng: “Người Việt cho phép Quỷ được về thăm đất liền, nhưng Quỷ chớ xảo trá, tấm áo của Thần còn đó, sẵn sàng trừng phạt các ngươi“.

Mặt khác, nghĩ đến cảnh đói khổ của Quỷ, trên Cây Nêu, dưới lá bùa, Dân Việt còn treo một cái giỏ tre chứa gạo, muối, và trầu cau, hàm ý cúng cho Quỷ vài bữa ăn nhân dịp đầu Xuân. Ðó là tất cả nội dung sự tích Cây Nêu trong phong tục Việt Nam.

***

Ðọc xong câu chuyện Sự Tích Cây Nêu, người đọc không thể không đặc biệt chú ý tới bốn đối tượng:

– Quỷ Vương

– Thần Làng

– Dân Việt

– Cái giỏ tre chứa gạo, muối, trầu cau.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn bốn đối tượng kể trên dưới lăng kính triết học:

Thông qua sự việc Quỷ Vương tìm mọi cách nhằm đoạt thủ toàn bộ lương thực lúa, khoai, ngô của Dân Việt, mọi người đều đồng ý rằng, Quỷ Vương là một chủ thể tham lam và độc ác. Quỷ Vương tiêu biểu cho mọi thói hư tật xấu của loài người. Thói hư tật xấu lớn nhất, độc ác nhất của loài người là lòng ham muốn độc quyền kinh tế. Do lòng ham muốn đó, thế giới ngày nay bị khống chế bởi hai hệ thống kinh tế:

– Hệ thống tập trung quyền lợi kinh tế vào tay một nhóm tư nhân, đẻ ra chế độ Tư Bản Tư Nhân.

– Hệ thống tập trung quyền lợi kinh tế vào trong độc đảng, đẻ ra chế độ Tư Bản Nhà Nước, còn gọi là chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, tức Cộng Sản.

Cả hai chế độ độc quyền kinh tế vừa nêu đều chống lại xu thế xã hội hóa mọi quyền lợi kinh tế. Quyền lợi kinh tế là quyền lợi của toàn dân, tại sao quyền lợi này lại tập trung vào tay thiểu số tư nhân giàu có, hay vào trong thiểu số tư nhân núp dưới lá bài Vô Sản?

Quỷ Vương chính là đại biểu của chế độ Tư Bản Tư Nhân cũng như chế độ Tư Bản Nhà Nước, gọi chung là chế độ Kinh Tế Ðộc Quyền. Quỷ Vương cũng chính là đại biểu của toàn giới Ðộng Vật.

Sở dĩ Quỷ Vương vừa biểu tượng cho Kinh Tế Ðộc Quyền, vừa biểu tượng cho giới Ðộng Vật, là vì giữa kinh tế độc quyền và nhu yếu tính của động vật đã có sự hội ngộ. Thực vậy, Người cũng như Ðộng Vật đều cần ăn khi đói, cần uống khi khát. Người và Ðộng Vật đều có nhu yếu tính. Ðộng vật thỏa mãn nhu yếu bằng phương cách độc quyền, phương cách mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Người thỏa mãn nhu yếu trên tâm lý yêu chuộng hòa bình. Lòng yêu chuộng hòa bình của loài người hàm chứa sự mơ ước rằng: Mọi người đều phải được hưởng sự bình đẳng về cơ hội trên con đường thỏa mãn nhu yếu.

Khẩu hiệu bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ chỉ là khẩu hiệu có hậu ý ru ngủ quần chúng để giới cầm quyền kinh tế thực hiện giấc mơ kinh tế độc quyền. Mỗi cơ hội sống đều chất chứa quyền lợi và nghĩa vụ. Người ta cam kết ban phát cho bạn sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, nhưng người ta lại – hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm – chèn ép bạn trên con đường đi đến cơ hội.

Sự thể này phải được giải thích rằng: Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ chỉ là cái bánh vẽ, bình đẳng về cơ hội sống mới là bình đẳng đích thực. Bình đẳng về cơ hội trong sinh hoạt kinh tế chính là bình đẳng về cơ hội trở nên hữu sản, gọi tắt là Bình Sản. Trình bày như vậy, mọi người thấy ngay rằng kinh tế Tư Bản Tư Nhân hay Tư Bản Nhà Nước (Cộng Sản) đều là kinh tế phản xu thế. Kinh tế Bình Sản mới là kinh tế thuận xu thế.

Trong Sự Tích Cây Nêu, Thần là biểu tượng của Người Hoàn Hảo, của Nhân. Kinh tế của xã hội Nhân phải là một nền kinh tế trong đó mọi người sinh hoạt sản xuất và tiêu thụ với tương quan hài hòa, không hề có cảnh tượng người bóc lột người, người chèn ép người. Quyền lợi kinh tế là quyền lợi của toàn dân, kinh tế phải được triệt để xã hội hóa. Xã hội hóa tức là Bình Sản.

Bình Sản không hề có nghĩa là bình quân, là chia đều quyền lợi kinh tế theo đầu người. Kinh tế bình quân, loại kinh tế mà Cộng sản và chính quyền khuynh tả thường ca tụng như khuôn vàng thước ngọc, chính là nguồn gốc chủ yếu đưa đến tình trạng người chăm chỉ và kẻ lười biếng, người tự trọng và kẻ vô trách nhiệm đều được hưởng một loại quyền lợi khiêm tốn ngang nhau. Quyền lợi trọng yếu bao giờ cũng rơi vào tay của những kẻ nham hiểm, thường xuyên hành động dưới nhãn hiệu của nghĩa vụ thực hiện kinh tế bình quân. Dĩ nhiên, đứng trên lập trường của Nhân, người ta không bao giờ có thể chấp nhận kinh tế độc quyền hoặc kinh tế bình quân.

Ðó là lý do khiến Thần phản kháng Quỷ, Nhân phản kháng Vật, kinh tế Bình Sản phản kháng kinh tế Ðộc Quyền. Tuy nhiên, phản kháng không có nghĩa là tiêu diệt. Kinh tế độc quyền là một hình thái nhu yếu tính của động vật. Kinh tế độc quyền là kinh tế của vật tính. Vật tính thường hằng theo đuổi, bám sát, hành hạ, đục phá nhân tính trong thực tiễn đời sống. Nhưng Nhân không thể tiêu diệt được Vật. Nhân chỉ có thể chủ động đối với Vật trong cuộc gắn bó đối lập nhưng thống nhất giữa Nhân và Vật. Ðó là ý nghĩa gẫy gọn nhất của chữ Nhân-Vật trong Việt ngữ.

Người sống trong hoàn cảnh đối lập giữa Nhân và Vật gọi là Dân. Dân là gạch nối giữa Nhân và Vật. Trong Dân có khi Nhân chủ động, có khi Vật thắng thế. Nhân chủ động thì Dân ổn định, hạnh phúc. Vật thắng thế thì Dân xáo trộn, đau khổ. Vì vậy Dân bao giờ cũng nỗ lực tìm về với Nhân để có khả năng tạo dựng hạnh phúc. Trong Dân luôn luôn có sự suy tưởng và hướng vọng về Nhân.

Chính vì chân lý này, Sự Tích Cây Nêu mới có vai trò của Dân Việt. Tính kết hợp bền và ổn giữa Thần Làng và Dân Việt vừa hàm ngụ một cách sinh động biện chứng Nhân Dân của Việt Triết, vừa diễn tả một cách tròn đầy cuộc chiến cam go của Nhân đối với Vật, của kinh tế Bình Sản đối với kinh tế Ðộc Quyền. Cuộc chiến cam go không hề đồng nghĩa với cuộc chiến tiêu diệt. Tiêu diệt là một thái độ không thể có trong phạm trù Người.

Vận động và Kết hợp hỗ tương nguyên nhân” chẳng những là quy luật sống của Nhân mà còn là quy luật vận động và phát triển của toàn bộ vũ trụ. Do quy luật “Vận động và Kết hợp” vừa kể, Dân Việt một mặt với sự hỗ trợ của Thần Làng đã hoàn toàn trở nên chủ động đối với loài Quỷ, mặt khác thay vì nương vào thế chủ động để tiêu diệt loài Quỷ, Dân Việt lại vẫn mở một lối giao hảo với Quỷ: Giao hảo bằng cách cho Quỷ vào đất liền ăn Tết, và nhất là giao hảo bằng cái giỏ tre chứa muối, gạo và trầu cau treo trên Cây Nêu. Tất cả những nhân từ của Dân Việt đối với Quỷ đã đặt để trong cái giỏ tre ấy. Tính phủ định nhưng không tiêu diệt của Nhân đã được cái giỏ tre diễn tả một cách linh động mà chính xác, nhẹ nhàng mà cảm động.

Phủ định nhưng không tiêu diệt chính là tính đãi lọc của lịch sử. Do đãi lọc của lịch sử kinh tế, hình thái kinh tế Bình Sản đã trở thành khát vọng chung của loài người. Kinh tế Bình Sản không phải là sự phủ định toàn phần đối với kinh tế Ðộc Quyền, guồng máy kinh tế này ít ra cũng có khả năng cung cấp cho kinh tế Bình Sản những phương cách quản trị kinh tế có giá trị. Phương pháp kinh tế giữa kinh tế Ðộc Quyền và kinh tế Bình Sản không có sự khác biệt quan trọng, ngoại trừ đối tượng phục vụ: Kinh tế Ðộc Quyền phục vụ Ðảng (tư bản nhà nước) hay phục vụ thiểu số tư nhân (tư bản tư nhân), còn kinh tế Bình Sản phục vụ toàn bộ xã hội. Sự phủ định của kinh tế Bình Sản đối với kinh tế Ðộc Quyền cũng giống như sự phủ định của Dân Việt đối với Quỷ Vương, phủ định nhưng vẫn giao hảo bằng cái giỏ tre.

Tóm lại, Sự Tích Cây Nêu đã đưa dẫn ý nghĩ của chúng ta đến sự nhìn nhận rằng:

Thần là biểu tượng của Nhân, của kinh tế Bình Sản.

Quỷ là biểu tượng của Vật, của kinh tế Ðộc Quyền.

Dân Việt là biểu tượng của Dân, của cuộc đấu tranh giữa Nhân và Vật, giữa kinh tế Bình Sản và kinh tế Ðộc Quyền.

Sự gắn bó giữa Thần Làng và Dân Việt là biểu tượng của biện chứng Nhân Dân, là sự khẳng định rằng Kinh Tế Bình Sản đích thực là kinh tế của xu thế lịch sử.

Chiếc giỏ tre là biểu tượng của liên hệ giữa Nhân và Vật. Liên hệ này bộc lộ rất rõ sự khôn ngoan của Dân Việt qua thái độ phủ định có chừng mực đối với Quỷ, đối với kinh tế Ðộc Quyền.

Sự Tích Cây Nêu là hình ảnh sinh động nhất, lôi cuốn nhất, chỉ cho chúng ta hiểu biết một cách tròn đầy thế nào là liên hệ Nhân – Vật, thế nào là biện chứng Nhân Dân trong lãnh vực kinh tế. Từ biện chứng Nhân Dân, chúng ta không thể không nghĩ đến Vật Tổ Tiên Rồng. Không có sự nghi ngờ rằng Tiên là đại biểu của Con Người toàn hảo. Rồng là đại biểu của sức mạnh, của ý chí đấu tranh, đấu tranh cam go nhất vẫn là đấu tranh giữa Nhân và Vật. Từ đó, Rồng đại biểu cho sức mạnh của Dân, giúp Dân tìm gặp Nhân. Tiên chính là Nhân. TIÊN và RỒNG hiển nhiên là Nhân và Dân.

Kết luận: Chúng ta có thể phân tích câu chuyện Cây Nêu bằng liên hệ Nhân Vật. Chúng ta cũng có thể bình giải câu chuyện Cây Nêu bằng biện chứng Nhân Dân, tức biện chứng Tiên Rồng. Mặt khác, liên hệ Nhân Vật cũng như biện chứng Nhân Dân, biện chứng Tiên Rồng không hề là sản phẩm tưởng tượng của một bộ óc, mà chính là sự trích dẫn từ một hệ thống triết học có tiền đề, có qui luật, có hiệu ứng. Toàn bộ hệ thống triết học này được khám phá bởi Dân Việt, được xác định bởi thực tại, được diễn tả bởi sự phối hợp vi diệu giữa qui nạp pháp và diễn dịch pháp.

Việt Triết đã phản ảnh được tính phản xu thế của kinh tế độc quyền. Việt Triết đã minh chứng được kinh tế Bình Sản là kinh tế thuận hợp với dòng tâm sinh mệnh của Người.

Bài viết này nhằm trình bày ý nghĩa của Triết học Kinh tế trong sự tích Cây Nêu. Vì vậy mọi điểm nhìn đều tập trung vào sinh hoạt kinh tế. Ðiều này không có nghĩa là Việt Triết chỉ hạn hẹp trong lãnh vực kinh tế. Việt Triết bao gồm mọi giải quyết về toàn bộ dòng sống của loài Người mà kinh tế chỉ là một khía cạnh. Việt Triết giải quyết tận gốc rễ vấn đề của mỗi Dân Tộc để từ đó đưa đẩy mọi Dân Tộc tiến tới hòa nhập vào xã hội Nhân Loại. Hòa nhập trên căn bản tôn trọng sinh hoạt Dân Tộc.

Ngày xưa Việt Triết được Tổ tiên Việt Nam diễn tả bằng vật tổ Tiên Rồng, bằng ngôn ngữ dân gian. Ngày nay chúng ta diễn tả Việt Triết bằng văn chương triết học. Văn chương triết học được sự hỗ trợ của Triết học trong vật tổ Tiên Rồng, trong ngôn ngữ dân gian, trong kho tàng truyện cổ đã làm nổi bật hai sự kiện:

1. Việt Triết hoàn toàn khớp đúng với thực tại.

2. Ý kiến cho rằng tư tưởng Việt Nam nghèo nàn, Việt Nam không có triết học chỉ là ý kiến xuất phát từ những người có lối nhìn chưa thoát khỏi hai miếng da che mắt ngựa.

Hai sự kiện vừa nêu đã tổng hợp lại thành đích điểm của bài viết này. Ðích điểm của bài viết chính là món quà đầu Xuân mà người cầm bút kính mến gửi đến toàn thể Quí Vị Ðồng Hương để gợi nhớ Việt Nam. Việt Nam ngàn đời mến yêu. Việt Nam ngàn đời rạng rỡ.

Rõ ràng Tổng bí thư có chỗ… hơn người!

Blog VOA

Trân Văn

8-2-2024

Không chỉ có TTX VN, vừa có và có lẽ sẽ còn có nhiều bài như thế về “bài viết của Tổng bí thư”. Ví dụ kế tiếp là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Theo VTV thì… “Quốc tế ấn tượng với bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.

Vì sao Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh “ngã ngựa”? (Phần cuối)

Phạm Vũ Hiệp 

8-2-2024

Tiếp theo phần 1

Sóng gió nghị trường

Cũng cần nhắc lại, trong suốt nhiệm kỳ bộ trưởng Bộ Công thương, Trần Tuấn Anh luôn được đồng đảng “săn sóc đặc biệt”, khi liên tục bị đưa ra chất vấn tại diễn đàn trong ba kỳ họp của Quốc hội khoá 14:

‘Trách nhiệm chính trị’ và… Bộ Chính trị

Blog VOA

Trân Văn

5-2-2024

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thời đương chức. Nguồn: AP

Nghĩ vụn khi nghe mấy lời thật của ông bí thư!

Lê Huyền Ái Mỹ

1-2-2024

Ngày 30-1, tại lễ tổng kết công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, công tác dân vận năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nói: “Dân vận khéo không phải khéo nói mà hành động chân thật của người cán bộ. Chỉ có làm thật, hành động thật, có trách nhiệm thật mới có kết quả thật. Như vậy dân mới tin và những hành động tích cực sẽ lan tỏa rất mạnh“.

Yếu tố miền Nam của ông Võ Văn Thưởng: Thuận lợi hay bất lợi?

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

2-2-2024

Lâu nay khi bàn về khả năng kế vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Võ Văn Thưởng, hiện là Chủ tịch nước, thường bị cho rằng sẽ gặp bất lợi vì gốc gác miền Nam của mình.

Cứ như “bác” dạy thì đảng… liệt rồi!

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

2-2-2024

Những người lính quân đội đứng gác trước một tấm biển ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội nơi diễn ra Đại hội Đảng CSVN 13 hôm 26/1/2021. Nguồn: AFP

Thời của… công an hay thuở… công an trị! (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

1-2-2024

Tiếp theo phần 1

Phần 2: Công an không thể ‘làm một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực’

Ông Trọng sẽ chọn ai kế nhiệm?

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

31-1-2024

Những đồn đoán về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạm thời lắng dịu khi ông Trọng xuất hiện trong phiên họp bất thường của Quốc Hội trung tuần tháng Giêng vừa rồi.

Chuyến tàu tập kết

Tưởng Năng Tiến

27-1-2024

Hãy trả tự do cho tù nhân chính trị ở Việt Nam!

Human Rights Watch

18-1-2024

Ở Việt Nam, hiện có hơn 160 tù nhân chính trị bị giam giữ chỉ vì đã thực thi các quyền cơ bản của mình. Các blogger và nhà hoạt động nhân quyền hàng ngày phải đối mặt với nạn sách nhiễu, đe dọa, theo dõi và thẩm vấn của công an. Trong một chế độ độc đảng công an trị không chấp nhận bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động bị tạm giam trong thời gian dài mà không được tiếp xúc với luật sư hay gia đình.

Khi các Ủy viên Trung ương bị bắt sống

Mai Hoa Kiếm 

25-1-2024

“Bắt sống” là tiếng lóng, dùng để ám chỉ việc cơ quan điều tra bắt nóng cán bộ đương chức, những người đang trên đỉnh cao quyền lực. Quan chức cấp càng cao, càng rất sợ bị “bắt sống”, bởi vì “quan phụ mẫu” cai quản một lĩnh vực, có đủ đệ tử, kẻ hầu người hạ, nay đùng một cái bị bắt sống, thật xấu hổ, cay đắng và nhục nhã ê chề…

“Giả chết bắt quạ”? Câu hỏi hóc búa về sự kế nhiệm ở Việt Nam

Fulcrum

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Trúc Lam, chuyển ngữ

24-1-2024

Ảnh: (Hàng đầu từ trái sang phải) Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 79 tuổi, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khi dự phiên họp bất thường tại Quốc hội ở Hà Nội ngày 15/1/2024. Nguồn: Nhac Nguyen /AFP

Ông Ba Trần – Thiếu tướng Trần Văn Danh

Kim Văn Chính

24-1-2024

Hôm qua, tôi nhận cuộc điện thoại của một người không quen biết nhưng có biết tôi trên mạng Facebook và nói chuyện khá lâu. Hóa ra đó là anh Mười Thắng (xin phép không nói tên thật), từng là Cụm trưởng Cụm tình báo A10 nổi tiếng (nổi tiếng nhất là trong cụm có nhà tình báo vĩ đại Phạm Xuân Ẩn).

Nguyễn Công Khế và hai lần thoát chết (Phần cuối) 

Thu Hà 

20-1-2024

Tiếp theo phần 1phần 2

Lần thứ ba, “bất quá tam”, chiều 16-1-2023, Nguyễn Công Khế mạt vận, đành tra tay vào còng, chấm hết một thời huy hoàng và “ngạo nghễ”.

Sau ông Trọng sẽ là cơn đại hồng thủy…

Trương Nhân Tuấn

15-1-2024

“Sinh, lão, bịnh, tử” là chuyện gắn liền với mỗi cá nhân con người, tức là chuyện “bình thường”. Ai rồi cũng phải trải qua một trong bốn giai đoạn đó trong cuộc đời mình. Ông Trọng cũng vậy. Ông không phải là thần thánh.

Sức khỏe Tổng bí thư và “dân chủ” là… chủ dân?

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

13-1-2024

Dân biểu Jen Kiggans – thành viên đảng Cộng hòa, đại diện cho dân chúng tiểu bang Virginia tại Hạ viện Mỹ và Dân biểu Don Davis – thành viên đảng Dân chủ, đại diện cho dân chúng tiểu bang North Carolina tại Hạ viện Mỹ, vừa gửi cho Ủy ban Quân vụ của Hạ viện Mỹ một dự luật mà cả hai cùng soạn thảo, nhằm buộc các thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia phải thông báo sớm và rạch ròi về những bất thường liên quan đến sức khỏe của đương sự (1).

Ông Nguyễn Phú Trọng đang bị hôn mê?

Lê Văn Đoành

12-1-2024

Tin chấn động trong triều đình cộng sản, Nguyễn Phú Trọng đã rơi vào hôn mê. Sinh, Lão, Bệnh, Tử, người đời không ai tránh khỏi, huống gì đó là người già bước qua tuổi 80. Tuy nhiên thời điểm mà ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư của đảng Cộng sản thoi thóp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Viện 108), quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang gây xôn xao dư luận.

Bình luận “Nghị quyết về trí thức”

Nguyễn Đình Cống

8-1-2024

Xử tham nhũng kiểu này… đến bao giờ?

Trần Thanh Cảnh

3-1-2024

Ảnh chụp màn hình bài báo VietNamNet: “Cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Thanh Hóa nộp số tiền 45 tỷ đồng khắc phục hậu quả”

Quan tham, chẳng may lộ một vụ, bị bắt ra tòa, kết luận điều tra vụ ấy gây thiệt hại cho nhà nước XYZ đồng. Quan bèn nhắn bảo người nhà trích ngân lượng đem nộp đủ vào ngân sách XYZ đồng, gọi là “khắc phục hậu quả”! Đầy đủ!

Việt Nam – Trung Quốc hợp tác chống ly khai: Ai sẽ là nạn nhân?

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

31-12-2023

Mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc ngay từ những ngày đầu luôn bị bao phủ bởi vô số bí mật. Chỉ một vài trong số đó được đôi bên tiết lộ, với những dụng ý chính trị riêng, trong thời kỳ cơm không lành canh không ngọt, từ 1979 đến 1990 với những cuộc xung đột biên giới đẫm máu.

Còn lại gì?

Lê Huyền Ái Mỹ

19-12-2023

Hổm, vụ Thủ Đức house, bắt phó cục trưởng cục thuế mà cục trưởng lại được điều qua giữ chức giám đốc sở Tài chính, mình đã thấy lạ và… mừng!

Biết là ông Minh mới về thế ông Tâm nên tính liên đới rất thấp nhưng thời buổi “trách nhiệm người đứng đầu” khi một cục phó bị bắt và cơ man cấp dưới ra tòa thì hồ sơ bổ nhiệm cũng không nhanh được vậy. Nên, hẳn ông Minh phải “sáng” lắm thì mới được điều và giữ chức một sở “giữ tiền” như vậy. Nên mừng.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm Lê Minh Thể

Defend the Defenders

14-12-2023

TNLT Lê Minh Thể khi bị bắt hồi tháng 2-2023. Nguồn: Báo NLĐ

Vì sao Tổng Bí thư Trọng xúc động lúc đọc diễn từ trước Tập Cận Bình?

Trương Nhân Tuấn

15-12-2023

Hôm qua tôi coi clip video (trên RFA) thấy Tổng Bí thư Trọng có vẻ xúc động mạnh, khi đọc diễn văn trước Tập Cận Bình. Với giọng gần như muốn khóc, ông nói, “tôi già rồi, rất muốn trao trách nhiệm cho thế hệ trẻ…” Nội dung đoạn nói chuyện này không thấy ghi lại trong các văn bản chính thức được công bố trước báo chí.

Thật là ngạc nhiên. Vấn đề chuyển giao quyền lực là chuyện nội bộ của đảng Việt Nam. Người ta chỉ nói chuyện này trong đảng với nhau, giữa các đảng viên có thẩm quyền. Ông Trọng lại bộc bạch trước một “quốc khách”, là Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, như lời tâm sự giữa hai “đồng chí ,anh em” cực kỳ tin cậy.

Vì sao ông Trọng lại xúc động, “muốn khóc” khi nói về việc chuyển giao quyền lực cho “thế hệ trẻ”?

Theo tôi, lý do thứ nhứt, ông Trọng thấy “thế hệ đảng viên trẻ” không có người nào xứng đáng thay thế ông. Đảng Cộng sản do ông lãnh đạo đã trở thành một “đống ê chề”. Nói theo ông Sang thì đảng CS là một “bầy sâu nhung nhúc”.

Sự kiện này là thật, nào giờ đã là như vậy, không chỉ ông Sang mà nhiều người khác cũng đã có cùng nhận xét. Tôi không nghĩ ông Trọng lại xúc động khi chia sẻ sự thất vọng này với ông Tập.

Lý do thứ hai, là chuyện “đốt lò” của ông Trọng đang gặp khó khăn.

Ta cũng biết hệ thống tư pháp Việt Nam không thể sử dụng luật pháp để xét xử một đảng viên. Đảng viên này chỉ có thể bị luật pháp xét xử khi (và chỉ khi) người này bị tước tư cách đảng viên. Việc “tước tư cách đảng viên” chỉ có thể thực hiện trong chi bộ đảng mà đảng viên trực thuộc. Thí dụ, một đảng viên phạm tội hối lộ, nhưng đa số đảng viên trong chi bộ đảng không đồng tình phế bỏ tư cách đảng viên của đối tượng. Đảng viên này vẫn không bị luật lệ xét xử. Họ có thể đưa ra một lý do vớ vẩn, như “hối lộ không vụ lợi” để xá tội cho đảng viên này.

Tôi nghĩ, ông Trọng có lẽ đang gặp trở ngại vì gặp cảnh cả một (hay nhiều) chi bộ đảng chống lại quyết định của ông.

Ông Trọng tủi thân vì quyền lực ông bị xúc phạm, uy tín của ông bị sứt mẻ. Nếu ông giao quyền lực lại cho “thế hệ trẻ”, công trình “đốt lò” chống tham nhũng của ông sẽ lỡ dở. Đảng của ông sẽ hiện nguyên hình là một đảng cướp, xâu xé tài nguyên đất nước và hút máu dân lành.

Thực tình tôi rất ái ngại cho ông Trọng. Tôi ủng hộ ông Trọng ngồi thêm nhiệm kỳ nữa để tiếp tục xử tội những kẻ tội phạm để làm trong sạch bộ máy nhà nước.

Tổng thống Roosevelt của Mỹ ngồi xe lăng lãnh đạo nước Mỹ, góp phần thắng trận Đệ nhị Thế chiến. Ông Trọng còn đầu óc tỉnh táo là còn khả năng lãnh đạo.

Nhưng ông Trọng phải thấy, gần cuối đời, nhìn lại thành quả của mình có thể bị tiêu hủy vì “thế hệ trẻ”. Ông Trọng có xúc động mà khóc, trước người bạn “tâm giao” là ông Tập, tôi rất thông cảm. Nhưng theo tôi không thể để thành quả của ông tan thành mây khói. Công tác “đốt lò” chống tham nhũng phải được tiếp tục, một cách thường trực và liên tục lâu dài.

Theo tôi, ông Trọng phải sử dụng quảng thời gian còn lại để “pháp trị hóa quốc gia”. Phải cấp tốc thay đổi Hiến pháp. Hiến pháp phải đứng trên tất cả. Hiến pháp là Hiến pháp, văn bản nền tảng xây dựng quốc gia, không thể là một “đề cương” của đảng.

Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Phải có luật về đảng. Đảng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đảng viên bình đẳng với mọi người dân Việt Nam, trước pháp luật.

Có vậy đất nước này mới phát triển. Có vậy thành quả của phát triển mới được phân chia đồng đều cho nhân dân cả nước. Lúc đó lịch sử sẽ ghi tên ông Nguyễn Phú Trọng như là một lãnh tụ vĩ đại của đảng CS, một nhà cải cách sáng suốt, một người có công đã đưa đất nước thoát khỏi nạn tham nhũng “cả đảng là một bầy sâu”, “đảng viên ăn của dân không từ một thứ gì”…

Chạy chức (Kỳ 3)

Phạm Đình Trọng

27-11-2023

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng: Tôi rời Việt Nam vì bị Công an Nghệ An đe doạ bắt giữ

RFA

27-11-2023

Cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng. Nguồn: FB Nguyễn Viết Dũng

Bức thư vận động hủy bỏ án tử hình cho hai nhà sư

BTV Tiếng Dân

25-11-2023

LGT: Nhân sự kiện Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch hôm qua, chúng tôi xin được đăng lại bài viết “Bức thư vận động cho tù nhân lương tâm gần 33 năm trước“, đã được giới thiệu trên Tiếng Dân ngày 27-5-2021. Bài viết giới thiệu nội dung bức thư kêu gọi hủy bỏ án tử hình cho hai vị hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và thượng tọa Thích Trí Siêu, tức thiền sư Lê Mạnh Thát.

Hãy chặn tay chúng lại

Nguyễn Đình Cống

19-11-2023

Sau khi Việt Nam và Mỹ ký thỏa thuận nâng quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện (ĐTCLTD) thì xuất hiện một số người người Việt trong và ngoài nước, từ lãnh đạo cao cấp đến dân thường, có kỳ vọng lạc quan, rằng với ĐTCLTD Việt-Mỹ thì Việt Nam có hy vọng trở thành con hổ mới ở châu Á.