Phát hiện dấu vết của văn bản “ma” mạo danh Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tuyên truyền phục vụ cho chính quyền Trung Quốc

Nguyễn Thiên Hà

18-11-2018

(Ghi lại theo lời kể của bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, Hà Nội)

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xuất hiện một văn bản được cho là do Công đoàn Sở Y tế Phú Thọ ban hành có số 144/CV-CĐYT ngày 21/9/2018, nội dung của công văn này định hướng, chỉ đạo trực tiếp các công đoàn cơ sở trực thuộc phối hợp với các cấp, ngành, chính quyền địa phương nhằm ngăn cản một số hoạt động hợp pháp của người dân học Pháp Luân Công trên địa bàn tỉnh như: không được giới thiệu bộ môn này rộng rãi ngoài xã hội, không được tập luyện chung hay tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu để chia sẻ thảo luận về Pháp Luân Công.

Cột trụ suy yếu nhất của Lâu Đài Độc Đảng

Blog VOA

Bùi Tín

26-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên báo Suedeutsche Zeitung. Đây là một tron g hai vụ đưa Việt Nam ra quốc tế hiện nay. Ảnh chụp màn hình.

Trong chế độ cộng sản độc đảng, 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, 3 cột trụ của Nhà nước – đều bị Đảng thâu tóm, nắm chặt, không chia sẻ cho ai.

Đó là một Quốc hội của đảng, do đảng, vì đảng, được “đảng chọn, dân bầu”, gần 90% là đảng viên cộng sản, luôn cầm quyền theo chỉ thị của đảng.

Đó là một Chính phủ từ Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng… đều là Ủy viên Bộ Chính Trị, Ủy viên TƯ đảng, điều hành theo các Nghị quyết và luật pháp do đảng quyết định, không có một chính đảng nào khác tham gia.

Việt Nam là một quốc gia … chưa thất bại

Jackhammer Nguyễn

25-12-2021

Ông Nguyễn Hữu Liêm, giáo sư triết học sống ở Mỹ, có bài viết đăng trên BBC Việt ngữ, bàn về các án chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) trong năm 2021. Ông Liêm có nêu một ý, nguyên văn như sau: “ĐCSVN đã thành công… lèo lái đất nước này tránh khỏi nguy cơ đưa đến một quốc gia thất bại”.

Thủ Tướng thật thà đến thế là cùng!

Blog VOA

Trân Văn

21-11-2018

Đừng tưởng thủ tướng không biết. Ảnh: AP

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, lại vừa thêm củi vào lò dư luận!

Về vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện VN hơn 1 tỷ USD

BBC

29-8-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Nguồn: internet

Phiên xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế ở Paris đã bắt đầu từ hôm 21/8/2017 và được dự trù sẽ kéo dài tới ngày 31/8 nhưng dường như đã kết thúc sớm hơn vào hôm Chủ nhật ngày 27/8.

Video được đăng tải trên YouTube cho thấy ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt Kiều mang quốc tịch Hà Lan, bước ra khỏi Tòa Trọng tài tại Pháp, với vẻ mặt tươi cười và hai tay giơ cao, nhưng ông từ chối không trả lời báo chí.

Số tiền mà một số nguồn tin cho hay ông Bình đang đòi chính phủ Việt Nam phải bồi thường lên tới 1,25 tỷ đô la.

Đây là lần thứ nhì ông Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế, khởi đầu từ tháng 1/2015 với lý do chính phủ Việt Nam đã không thực hiện các cam kết mà hai bên đã thỏa thuận ngoài tòa năm 2005 trong vụ kiện lần đầu.

Lê Thế Mẫu, biểu hiện khủng hoảng ý thức hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

Jackhammer Nguyễn

16-3-2022

Đại tá Lê Thế Mẫu. Nguồn: © Sputnik

Ngày 11-3-2022, trả lời phỏng vấn báo Viet Times của nhà nước Việt Nam, ông Lê Thế Mẫu, một đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, nói: “Ukraine sẽ còn lâu mới có thể ổn định được vì tư tưởng phát xít mới và quốc xã mới đã ăn sâu vào nhận thức của cả một thế hệ người Ukraine kể từ sau khi giành được độc lập từ Liên Xô năm 1991”.

Thư ngỏ gửi cho ông Nguyễn phú Trọng, Chủ tịch mới của nước CHXHCNVN (*)

Nguyễn Khắc Mai

29-11-2018

Thưa Anh, tôi xin gọi như tôi vẫn gọi anh như thế cho thân mật, để tôi có thể nói huỵch toẹt ra những điều cần nói với anh. Còn cái chức vụ cao quý mà Quốc hội của Đảng đã bầu thì nhất thiết phải kính nhi.

Vì sao cha tôi và các trí thức bị cách ly?

BBC

4-8-2017

Bác sỹ Trần Duy Hưng, Thị trưởng Hà Nội tại lễ khai trương đường phố mang tên Điện Biên Phủ ở Hà Nội. Nguồn: BBC/ internet

Nhà báo tự do Trần Tiến Đức, con trai thứ của vị thị trưởng đầu tiên của thành phố Hà Nội dưới chính quyền Hồ Chí Minh, nói với BBC về nguyên nhân và cách thức mà thân phụ của ông, bác sỹ Trần Duy Hưng, và một số trí thức theo Việt Minh và chính phủ kháng chiến bị ‘cách ly’ sau khi được đảng huy động vào bộ máy.

Kỷ luật “nửa vời” cán bộ cao cấp và pháp luật bị nhạo báng

Nông Văn Tiềm

21-5-2022

Chiều 19-5-2022, Toà án Hà Nội đã tuyên án 14 bị cáo trong vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế và Công ty VN Pharma.

Giới thiệu tóm tắt sách “Tại sao các quốc gia thất bại” (Đoạn 2)

Nguyễn Đình Cống

7-12-2018

Tiếp theo đoạn 1

Chương 2: CÁC LÝ THUYẾT KHÔNG HOẠT ÐỘNG

ĐỊA HÌNH – ĐỊA VẬT

Tiêu điểm của cuốn sách là giải thích sự bất bình đẳng thế giới và cả một vài hình mẫu rộng có thể nhìn thấy dễ dàng ẩn núp bên trong nó. Nơi đầu tiên trải qua sự tăng trưởng kinh tế bền vững là nước Anh. Vào đầu thế kỷ 21, các nước giàu nhất có thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 đô la/năm. Các nước nghèo nhất, dưới 2000.

Chỗ đứng nào cho Mặt trận Giải phóng Miền Nam?

Phạm Trần

7-9-2017

Những người trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên thệ trong ngày thành lập Mặt trận 20-12-1960. Nguồn: internet

Trong một bài viết trên báo Giáo dục Việt Nam (GDVN) ngày 31/08/2017, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Cộng sản Việt Nam (CSVN), Tiến sĩ Trần Công Trục viết rằng: “Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là chính phủ hợp pháp được ra đời từ thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Thắng lợi của đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam Việt Nam là đã lật đổ chính thể Việt Nam Cộng hòa, và lập ra một cách hợp pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 

Góp ý với TS Nguyễn Hữu Liêm

Trương Nhân Tuấn

12-11-2022

Trên trang BBC có bài của TS Nguyễn Hữu Liêm, nói về tương quan giữa “Việt kiều” và nghị quyết 36 của đảng CSVN. Bài có tựa đề: Việt Kiều và Nhà nước VN: ‘Đã đến lúc cần chính sách mới hơn Nghị quyết 36’. Cá nhân tôi thấy bài viết này TS Liêm không viết dưới ngòi viết “triết gia” của mình. Theo tôi, tác giả khá mạo hiểm khi cầm dao mổ của bác sĩ để giải phẫu một vấn đề pháp lý (và lịch sử).

Đà Nẵng: Có “thay máu” nổi một chính quyền từng phục vụ cho ăn cướp?

FB Hoàng Hải Vân

17-12-2018

Tôi thành thật xin lỗi những cán bộ chính trực ở Đà Nẵng đã phải nhịn nhục giữ sự trong sạch của mình để làm tất cả những gì có thể làm được nhằm chống chọi với thế lực đen tối lũng đoạn chính quyền suốt mười mấy năm qua. Khi 2 vị cựu Chủ tịch UBND thành phố bị khởi tố, người ta mới thấy rõ ít nhất là trong 2 nhiệm kỳ chính quyền Đà Nẵng là chính quyền phục vụ cho ăn cướp, và lực lượng chính trực trong chính quyền này chỉ là thiểu số hoàn toàn không đủ sức làm bất cứ thứ gì để xoay chuyển tình thế.

Khoác áo nào cũng cá mè một lứa

Phạm Trần

14-9-2017

Số 1, báo Nhân Dân, cơ quan trung ương của Đảng Lao Động VN, nay là đảng CSVN. Nguồn: ĐHQG Hà Nội.

“Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6.1.1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay 2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh.”

Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên – Huế) là một nhà nghiên cứu xã hội học, văn hóa, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1988 – 1999, ông là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam. Từ năm 1990 – 2006, ông là thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Thôi làm… ‘chủ dân’, ông Phúc đã thấm thía… ‘dân chủ XHCN’?

Blog VOA

Trân Văn

24-1-2023

Nếu các đồng chí từng cùng ông bồi đắp và xiển dương “dân chủ XHCN” không bơm thông tin và không bật đèn xanh, búa rìu dư luận đâu có giáng xuống ông và gia đình ông dữ dội như vậy. Nguồn: Reuters

Thư gửi Nguyễn Đặng Minh Mẫn

Paulus Lê Sơn

23-12-2018

Đã hơn 7 năm trôi qua kể từ ngày chúng ta bị nhà cầm quyền cộng sản bắt giam, cầm tù trong cùng một vụ án của nhóm 14 Thanh niên Công giáo và Tin lành vào năm 2011. Tuy cùng chung một vụ án, nhưng chúng ta chỉ gặp 1 lần trực tiếp khi ra tòa. Thế nhưng, Minh Mẫn đã để lại trong anh một ấn tượng vô cùng sâu sắc về sự kiên cường của người thiếu nữ yêu nước.

Vì sao vừa đánh lại vừa run?

Blog VOA

Bùi Tín

19-9-2017

ng Nguyễn Phú Trọng (giữa), sao vừa đánh lại vừa run? Nguồn: AP

Việc chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đích thân chỉ đạo đã có dấu hiệu nhúc nhích theo hướng tiến lên.

Tòa án xét xử vụ án tham ô tại ngân hàng Đại dương – Ocean Bank đã tuyên án tử hình đối với nguyên Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn, án tù chung thân đối với nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Hà văn Thắm và các đồng phạm khác từ 27 năm đến 3 năm tù giam (*).

Dương Thu Hương nghĩ về Hồ Chí Minh

Hà Sĩ Phu

2-5-2023

(Đề tài nhạy cảm cần được nghiền ngẫm và bàn luận)

Bên cạnh niềm vui chung và tự hào về giải Cino-Del-Duca cao quý của Dương Thu Hương, cũng xin nhắc lại ý kiến của Dương Thu Hương về Hồ Chí Minh để cùng tham khảo, và tham khảo cả những ý kiến còn rất trái ngược.

Ở nhà Chủ Nhật: Phỏng vấn năng lực

FB Chu Mộng Long

30-12-2018

– Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?

– Dạ trên 70.

– Thường tuổi cao thì hết năng lực.

– Dạ không. Bảy mươi tuổi vẫn còn xuân chán.

Liên Hiệp cầm quyền Bảo thủ – Xã hội bị thảm bại trong cuộc bầu cử quốc hội tại Đức

Vũ Ngọc Yên

25-9-2017

Cộng hòa liên bang Đức (CHLBĐ) với 83 triệu dân là một quốc gia pháp trị, tam quyền phân lập có thể chế dân chủ nghị viện đảm bảo dân quyền và nhân quyền. Bầu cử được thực hiện trên mọi bình diện từ địa phương tới trung ương, tạo cơ hội cho công dân tham gia sinh hoạt chính trị của quốc gia. Quốc hội liên bang Đức được bầu theo thông lệ 4 năm, nghị viện Âu châu 5 năm, nghi viện tiểu bang và thị xã thường 5 năm. Quốc hội bầu ra chính quyền. Chính quyền liên bang hiện tại là một liên hiệp bảo thủ-xã hội của hai chính đảng lớn Liên minh dân chủ/ xã hội (CDU/CSU) và đảng dân chủ xã hội (SPD).

Nguồn gốc Quốc Xã của điều 4 Hiến Pháp 2013

Đào Tăng Dực

5-9-2023

Điều 4 Hiến Pháp được cho là vô cùng tai hại cho dân tộc Việt vì điều này củng cố tính độc tài toàn trị của đảng CSVN.

Dĩ nhiên chúng ta đều muốn hiểu biết thêm nội dung chính xác của điều 4 Hiến Pháp là gì và trên bề mặt, xuất xứ của điều 4 Hiến Pháp đến từ đâu?

Thật vậy, Điều 4 Hiến Pháp năm 2013 tuy là niềm hãnh diện của TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị CSVN nhưng lại là nỗi nhục của nhân dân và trò cười cho cả nhân loại văn minh.

Điều 4 hiến pháp Việt Nam ghi rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”.

Trước đó, Điều 126 Hiến Pháp Liên Xô năm 1936 là: Đảng Cộng sản Liên Xô (CSLX) là “Đội tiên phong của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh củng cố và phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa, là cốt lõi lãnh đạo tất cả mọi tổ chức nhân dân lao động và cả quần chúng lẫn nhà nước”.

Đến năm 1977, điều 126 của hiến pháp Liên Bang Xô Viết được thay thế bằng điều 6 của hiến pháp mới như sau:

Đảng CSLX là: “Lực lượng lãnh đạo và hướng dẫn xã hội Xô Viết, là trọng tâm của hệ thống chính trị, mọi tổ chức nhà nước và tổ chức quần chúng. Đảng CSLX hiện hữu vì dân và phục vụ nhân dân. Đảng CSLX trang bị bởi chủ thuyết Mác – Lê, quyết định tổng quát đường hướng phát triển xã hội cho các chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Bang Xô Viết, lãnh đạo công tác xây dựng vĩ đại của nhân dân Xô Viết, đem lại tính kế hoạch, hệ thống và nội dung lý thuyết cho công cuộc tranh đấu đem lại chiến thắng cho chủ nghĩa cộng sản. Mọi cơ cấu của đảng hoạt động trong phạm vi hiến pháp Liên Bang Xô Viết”.

Các nhà nghiên cứu chính trị thông thường cho rằng, điều 4 hiến pháp hiến định hoá chế độ toàn trị tại Việt Nam, được phát xuất từ điều 6 hiến pháp năm 1977 của Liên Bang Xô Viết và được hiến định hóa lần đầu trong Hiến Pháp CSVN năm 1980.

Việc phân tích đuợc dừng tại đây vì họ nghĩ rằng, cả ông Hồ Chí Minh lẫn đảng CSVN đều tự cho mình là học trò ngoan của Stalin và đảng CSLX, nên không truy tầm xa hơn về xuất xứ của điều 4 hiến pháp.

Trên thực tế, cả điều 6 lẫn 126 của Hiến pháp Liên bang Xô Viết còn có một xuất xứ xa hơn nữa mà các nhà nghiên cứu chính trị không để ý.

Xuất xứ nguyên thủy đó chính là nhà độc tài Đức Quốc Xã Hitler.

Nghi vấn tại đây là: Theo lich sử thì các nhà độc tài CSLX như Lê Nin và Stalin đều lên cầm quyền trước Đức Quốc Xã của Hitler, thì làm sao Stalin lại phải học hỏi từ Hitler? Có chăng là ngược lại?

Chúng ta đều biết rằng, có ba nhà độc tài khét tiếng nhất của thế kỷ 20: Đó là Lê Nin và Stalin của CSLX, và Hitler của Đức Quốc Xã. Lê Nin nắm quyền từ năm 1917 đến năm 1924. Sau đó Stalin lên kế vị cho tới năm 1953. Tại Đức, Hitler lên nắm quyền từ năm 1933 đến năm 1945. Khi nói đến các mốc thời gian, Hitler dường như có nhiều cơ hội học hỏi từ Lê Nin và Stalin về phương thức cai trị độc tài.

Nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn thì giả thuyết này không chính xác. Lê Nin là nhà độc tài đầu tiên đã tiêu diệt mọi đảng phái đối lập, xây dựng lên guồng máy mật vụ, và nắm quyền sinh sát trong tay mà không cần qua một hệ thống tư pháp nào.

Điều này không có gì lạ. Những hành động tương tự đã từng xảy ra thường xuyên trong lịch sử loài người, qua các cuộc tương tranh quyền lực và thay đổi triều đại. Khi Stalin lên nắm quyền, ông vẫn theo đuổi các chính sách của Lê Nin. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Lê Nin và Stalin chỉ nằm ở mức độ tàn khốc và có tính đột biến.

Trong khi đó tại Đức, Hitler được bổ nhiệm làm thủ tướng (Chancellor) vào tháng 1 năm 1933. Hitler đã thực thi chính sách xâm chiếm toàn bộ Âu Châu và chứng minh khả năng thống trị của mình bằng nhiều bước đi sáng tạo, mà chính Stalin và các lãnh tụ CS khác phải học hỏi.

Sau đây, chúng ta có thể chứng minh cụ thể hơn tại sao điều 4 Hiến Pháp lại có thể phát xuất từ chế độ Quốc Xã mặc dù chế độ Đức Quốc Xã sinh sau chế độ CSLX và là kẻ thù không đội trời chung với các chế độ CS, thậm chí còn hơn là các chế độ tư bản nữa?

Những sự kiện lịch sử khách quan cho biết rằng: Tuy lên cầm quyền sau và có thể học hỏi nhiều thủ thuật độc tài khác từ Lenin và Stalin, nhưng Hitler là nhà độc tài đầu tiên chính thức luật hoá sự độc đảng của chế độ Quốc Xã.

Ngày 14/7/1933, Hitler công bố bộ luật gọi là Bộ luật Chống Lại Sự Thành Lập Chính Đảng mới (Law against the founding of new political parties). Điều khoản của bộ luật này ghi rõ vị trí độc tôn của Đảng Quốc Xã như sau:

“Điều 1: Đảng Quốc gia Xã hội Lao Động Đức (viết tắt là Đảng Quốc Xã) là chính đảng duy nhất của nước Đức”.

Điều 2: Bất cứ ai nuôi dưỡng cấu trúc tổ chức một chính đảng khác hay thành lập một chính đảng mới, sẽ bị phạt tù đến 3 năm hoặc bị giam cầm từ 6 tháng đến 3 năm, nếu hành vi này không bị chế tài nặng hơn bởi các sắc luật khác”.

(https://encyclopedia.ushmm.org/content/en/article/law-against-the-founding-of-new-parties)

Trước đó vài ngày, Hitler tự tin tuyên bố trong một bài diễn văn rằng: “Tất cả mọi chính đảng đã bị hủy diệt. Đây là một biến cố lịch sử, mà ý nghĩa cũng như hậu quả chưa ai ý thức được trọn vẹn… Đảng đã trở thành nhà nước, và toàn bộ quyền lực thuộc về nhà nước”.

Mặc dù Hitler không cần sắc luật trên để cai trị dân. Nhưng việc công bố sắc luật cho thấy, một điều mà chưa nhà độc tài nào trên thế giới dám làm trước đó.

Trong giai đoạn lịch sử này, Hitler vô hình trung được sự chú ý của một đệ tử được coi là giỏi hơn sư phụ: Đó là nhà độc tài CSLX Stalin.

Chúng ta cần lưu ý mốc thời gian. Hitler thông qua sắc luật nêu trên năm 1933, luật hóa sự cai trị độc tôn của đảng Đức Quốc Xã. Ba năm sau, tức năm 1936, Stalin làm một điều mà chính Lê Nin chưa dám làm. Stalin đã bắt chước Hitler thông qua bản hiến pháp của Liên Bang Xô Viết, trong đó điều 126 hiến định hoá quyền độc tôn của đảng CSLX.

Rõ ràng là Stalin đã đánh cắp bản quyền “tiền thân nguyên thủy” của điều 4 Hiến Pháp từ tay tác giả nguyên thủy là nhà độc tài Đức Quốc Xã Hitler.

Câu hỏi phải nêu ra tại đây là: Tại sao 2 kẻ thù không đội trời chung như Hitler của Đức Quốc Xã và Stalin của CSLX lại có thể chôm chĩa thủ thuật của nhau trên phương diện chính trị, hầu cai trị nhân dân bạc phận của họ như thế?

Thật ra, tuy là những kẻ thù không đội trời chung, nhưng cả Đức Quốc Xã lẫn Liên Xô đều là những chế độ toàn trị trong bản chất. Cá nhân Hitler và Stalin đều là những nhà độc tài đồ tể, giết hằng triệu sinh linh như ngóe.

Thêm vào đó, khi phân tích 2 khái niệm “quốc xã” và “quốc tế cộng sản” chúng ta thấy một sự tương đồng nền tảng. Thật ra, cụm từ quốc tế cộng sản có nghĩa là xây dựng xã hội chủ nghĩa không những trong một quốc gia mà trên cả thế giới đại đồng. Trên thực tế, ngay từ thời Stalin, giấc mơ thế giới đại đồng xã hội chủ nghĩa đã bị buông bỏ. Chỉ còn cố gắng vô vọng xây dựng XHCN trong LBXV mà thôi.

Trong khi đó cụm từ quốc xã của Đức Quốc Xã có nghĩa là xã hội chủ nghĩa trong một quốc gia.

Tuy có sự khác biệt giữa “trong một quốc gia” như tại Đức và “thế giới đại đồng” như tại LX, nhưng chính cái điểm tương đồng XHCN còn lại này đã là bản chất keo sơn giữa 2 khái niệm độc tài.

Ngưu tầm ngưu. Mã tầm mã. Sáng kiến toàn trị của Hitler được nhà độc tài Stalin chôm chĩa và sử dụng thiện xảo cũng chính vì bản chất tương đồng là độc tài và xã hội chủ nghĩa này.

Không phải TBT Nguyễn Phú Trọng, vốn là hậu duệ của Stalin và Hitler, qua điều 4 hiến pháp, cũng đang cố gắng vô vọng xây dựng xã hội chủ nghĩa trong chỉ một quốc gia là Việt Nam hay sao?

Như vậy chúng ta phải làm gì?

Dựa vào các sự kiện lịch sử nêu trên, chúng ta có thể khẳng định là điều 4 hiến pháp mà Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN đang bám víu để sống còn, thật sự không có xuất xứ tốt đẹp gì. Điều 4 Hiến Pháp và các tiền thân của nó là các điều 126 và 6 của LBXV, đều chỉ là là hậu thân của Bộ luật Chống Lại Sự Thành Lập Chính Đảng mới Đức Quốc Xã, được Hitler công bố vào ngày 14 tháng 7 năm 1933, nhằm luật hoá sự toàn trị của Hitler và Đảng Quốc Xã Đức mà thôi.

Đáng mừng cho dân tộc Đức là chế độ toàn trị của Đảng Quốc Xã chỉ tồn tại 12 năm. Nguyên khí của quốc gia này đã phục hồi nhanh chóng sau thế chiến thứ 2, mặc dù Đức là nước bại trận.

Trong khi đó, chế độ tòan trị Lê Nin và Stalin tồn tại đến 70 năm, làm tiêu diệt nguyên khí của dân Nga.

Dân tộc Việt, qua 7 thập niên cũng tang thương không kém!

Chính vì thế, toàn bộ HP 2013, nhất là điều 4 Hiến Pháp trở thành biểu tượng của độc tài toàn trị và sự thống khổ lầm than của dân tộc, vì xuất xứ từ những chế độ và băng đảng bại hoại nhất của nhân loại như Quốc Xã và Cộng Sản.

Chúng ta phải phát động một phong trào đả phá hiến pháp 2013 ma quỷ này, xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cho các thế hệ mai sau, hầu phục hồi nguyên khí quốc gia.

Giọt nước mắt cho Lộc Hưng!

Trung Nguyễn

9-1-2019

Tôi đang vừa viết những dòng này vừa khóc. Xung quanh tôi, trong cái quán cà phê này, mọi người có lẽ cũng tò mò vì những giọt nước mắt của tôi. Nhưng họ vẫn đang bàn chuyện làm ăn, tán tỉnh, hẹn hò,… của họ.

Thông tin về sinh viên Phan Kim Khánh, ĐH Thái Nguyên

LS Hà Huy Sơn

29-9-2017

Sinh viên Phan Kim Khánh. Nguồn: Hà Huy Sơn

Ngày 28/09/2017, Luật sư Hà Huy Sơn đã đến thăm gia đình ông Phan Văn Dung là bố của sinh viên Phan Kim Khánh đang bị tạm giam. Gia đình Khánh ở Khu 5, xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Khánh, sinh năm 1993 là Chủ tịch Hội sinh viên khoa quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Khánh bị bắt ngày 21/03/2017 về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” Điều 88, Bộ luật hình sự 1999, Khánh bị bắt khi đang là sinh viên năm cuối.

Gia đình Khánh có 02 anh em, Khánh là lớn, em gái đã lập gia đình và ra ở riêng. Gia đình Khánh rất nghèo, có lẽ thuộc diện hộ nghèo ở địa phương nhưng Khánh học rất giỏi.

Hãy chặn tay chúng lại

Nguyễn Đình Cống

19-11-2023

Sau khi Việt Nam và Mỹ ký thỏa thuận nâng quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện (ĐTCLTD) thì xuất hiện một số người người Việt trong và ngoài nước, từ lãnh đạo cao cấp đến dân thường, có kỳ vọng lạc quan, rằng với ĐTCLTD Việt-Mỹ thì Việt Nam có hy vọng trở thành con hổ mới ở châu Á.

“Cởi trói” cho đất đai

FB Nguyễn Tiến Tường

17-1-2019

Vấn đề của tư hữu hóa đất đai đã được giới học thuật mổ xẻ nhiều. Nó là một yêu cầu của thể chế, của thời đại đã được đặt ra gần nửa thế kỷ nay.

Một lời cảnh cáo khó hiểu lầm

Vũ Thạch

6-10-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VTV

Hầu như mọi tuyên bố chính sách của lãnh đạo đảng tại các cuộc họp lớn đều được nói bằng 2 phiên bản, hoặc có 2 ý nghĩa nhắm vào 2 loại đối tượng khác nhau – một cho nội bộ đảng và một để tuyên truyền đến quần chúng.

Vậy 3 điều mang tính chính sách mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa nêu tại Hội Nghị Trung Ương nên được hiểu như thế nào?

Một cách tóm tắt, ông muốn làm 3 chuyện một lúc:

Bình luận một số ý trong bài báo của TBT Nguyễn Phú Trọng (Kỳ 3)

Nguyễn Đình Cống

15-2-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

4. Giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2030 (100 năm ngày thành lâp đảng)

Đọc kịch bản “Huế 1968” của Michael Mann

Tương Lai

27-1-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 57

Từ ngỡ ngàng đến xúc động lật từng trang kịch bản “Huế 1968” của Michael Mann là trạng thái cảm xúc của tôi khi dõi theo từng dòng, từng dòng viết về thành phố quê hương tôi của nhà làm phim đã bốn lần được đề cử cho giải Oscar.

‘Dựng phim’ giữa công đường

Blog VOA

Trân Văn

11-10-2017

Phiên tòa xử bà Châu Thị Thu Nga. Ảnh chụp màn hình.

Ngày 9 tháng 10, hệ thống truyền thanh giúp báo giới theo dõi cuộc tranh luận giữa các luật sư và công tố viên trong phiên xử bà Châu Thị Thu Nga và chín thuộc cấp bị cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt 348 tỉ đồng lại tiếp tục bị… trục trặc.

Theo tường thuật của báo giới Việt Nam thì trục trặc lại xảy ra đúng vào lúc luật sư bào chữa cho một trong mười bị cáo đề cập đến chuyện chi tiền “chạy chọt” thành ra các nhà báo theo dõi phiên xử không đủ thông tin để tường thuật với công chúng.

Quy hoạch nhân sự, kế thừa và… ‘hồng phúc’ đính kèm đại họa (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

30-3-2024

Cho dù là tâm một trận bão dư luận, bà Trang chỉ “tạm lui”, Nghị quyết số 26-NQ/TW vẫn còn giá trị, thiên hạ phán đoán bà chỉ cần nhẫn nại “kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới” thêm một thời gian.