Lời yêu cầu khẩn thiết của người cha

Phạm Đình Trang

10-1-2022

Tiến sĩ – Võ sư Phạm Đình Quý, giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: Phạm Đình Quý

Gia đình tôi kính mong luật pháp nước nhà trong sáng, nghiêm minh vô tư, vì nhân dân phục vụ, vì tương lai của đất nước, đừng làm mất lòng tin vào quần chúng nhân dân.

Sự nguy hiểm của chế độ công an trị

Mạc Văn Trang

7-2-2020

Sự kiện bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), 34 tuổi, một trong 8 người đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ Hán, đã qua đời vì chính căn bệnh này, gây rúng động xã hội Trung quốc. Chế độ độc tài công an trị bị lên án mạnh mẽ.

Quần đảo Gulag và tội ác của Putin

Lâm Bình Duy Nhiên

17-2-2024

Chiều nay, tôi vào nhà sách quen thuộc trên phố để tìm sách. Thật là một sự ngẫu nhiên, hay một sự tình cờ khi tôi thấy cuốn L’Archipel du Goulag, cinquante ans après, 1973-2023 (Quần đảo Gulag, 50 năm sau, 1973-2023) của nhà văn Nga nổi tiếng Alexandre Issaïévitch Soljénitsyne. Để đánh dấu 50 năm sinh nhật khi cuốn sách này được phát hành đầu tiên tại châu Âu, nhà xuất bản Fayard (Pháp) đã tái bản tác phẩm lừng danh của Soljénitsyne.

Tri ân đến các anh Đài, Lượng, chị Nga và những ai ai

Paulus Lê Sơn

2-8-2017

Nguyễn Văn Đài, Lê Đình Lượng và Trần Thị Nga. Ảnh cắt từ internet

Thấm thoát đã được hai năm tôi bước ra khỏi nhà tù nhỏ sau bốn năm bị cầm tù. Ngày 3 tháng Tám năm 2015 là ngày tôi không thể quên được trước vòng tay yêu thương của các anh chị, bằng hữu khắp nơi đã dang rộng vòng tay đón chờ. Những gương mặt ngày đó, có người tôi đã quen từ trước lúc bị cầm tù, có người mới nhìn thấy lần đầu. Mặc nhiên tất cả đã đem lại hơi ấm cho tôi sau những ngày trong chốn lao tù lạnh lẽo cô đơn.

Thông cáo báo chí

Việt Nam Thời Báo

22-11-2019

Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự ra đời vào tháng Bảy năm 2014 đã bị bắt ngày 21 tháng 11 năm 2019.

Ngón nghề của độc tài Cộng sản

FB Phạm Đoan Trang

23-6-2018

Ở đâu và bao giờ cũng vậy, hai kỹ thuật chính để bọn độc tài giữ được ghế là: 1. dối trá, lừa lọc (tuyên truyền); và 2. gieo rắc sự sợ hãi (phòng), đàn áp bằng bạo lực (chống).

Tà quyền CHXHCN Việt Nam đã và đang rất tích cực thi triển hai ngón nghề đó. Một mặt, chúng cho dàn báo đài rống lên vu những người dân tay không tấc sắt là “phản động”, “thế lực thù địch chống phá đất nước”, “khủng bố”. Nguyên tắc của kỹ thuật tuyên truyền vốn dĩ là phải biết ngụy biện và nói dối thật trơ trẽn mà không ngượng mồm, nói đi nói lại, nói thật nhiều mà nội dung và sắc mặt không thay đổi. Nắm bắt được tâm lý nhiều người sẽ thắc mắc, kiểu “đám ấy chắc phải làm gì công an mới bắt chứ”, “nếu công an làm gì sai thì cũng khó ăn khó nói lắm chứ”, v.v., nên chúng càng ra sức vu khống, dựng chuyện, đổi trắng thay đen hơn. Không chút ngượng ngùng.

64 nghị sĩ châu Âu lên tiếng về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam

Hiếu Bá Linh, biên dịch

25-9-2020

Hôm nay, ngày 25-9-2020, 64 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu đã ký chung một Thư Kiến nghị gửi đến Liên minh châu Âu (EU), nêu tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, trong đó có vụ Đồng Tâm và yêu cầu EU sử dụng các công cụ được quy định trong Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) để kích hoạt những thay đổi đáng kể và tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.

Nội chiến là do đòi dân chủ?

FB Võ Xuân Sơn

31-8-2018

Từ mấy hôm nay tôi đọc được vài bài viết giống nhau về dòng chữ Syria trên lưng áo các tuyển thủ Olympic bóng đá nam Syria. Các bài viết cho rằng, các cầu thủ Syria muốn cho thế giới biết rằng Syria vẫn tồn tại, vì ở đó đang có nội chiến.

Chủ tịch Quốc hội có tôn trọng lời tuyên thệ?

Đỗ Thành Nhân

16-6-2018

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội tháng 4/2016

Lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ nhậm chức.

Gia đình các Tù nhân Lương tâm mệt mỏi vì liên tục bị sách nhiễu

Tuấn Khanh

19-2-2024

Từ trước Tết Nguyên Đán, nhiều gia đình Tù nhân Lương tâm (TNLT) cho biết họ cảm thấy lo ngại trong đời sống bình thường vì dường như chính quyền địa phương đang có ý gây khó [khăn cho] sinh hoạt của họ.

Phản đối công an TPHCM khủng bố người dân một cách phi pháp đêm 15/8/2018

Lão Mà Chưa An

17-8-2018

Tối 15/8/2018, rất đông công an TPHCM cùng nhân viên liên ngành và những phần tử không rõ chức trách đã xông vào buổi trình diễn ca nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín tại một quán giải khát nhỏ. Lấy cớ kiểm tra giấy phép biểu diễn và kiểm tra giấy tờ những người tham dự, họ đã xử sự rất thô bạo với những người có mặt, kể cả người già, phụ nữ; bắt bớ, đánh đập dã man một số người.

Hướng đạo Việt Nam nào?

Phạm Trần

17-1-2019

Sau 44 năm vắng bóng trên diễn đàn Hướng Đạo toàn cầu, Tổ chức Hướng đạo ở Việt Nam có tên là “Pathfinder Scouts Vietnam” (PSVN), tạm dịch là “Người Dẫn Đường”, đã chính thức được tái gia nhập là thành viên thứ 170 của Phong trào Hướng đạo Thế giới (the World Organization of the Scout Movement,WOSM).

Đi, chết tiệt đi… quý vị!

Kông Kông

8-9-2019

Từ ngày 9/6/2019, người Hồng Kông thuộc đủ mọi giới, mọi thành phần đoàn kết, hỗ trợ nhau xuống đường phản đối Dự luật dẫn độ về Hoa lục. Gần 3 tháng sau, Carrie Lam mới chịu tuyên bố rút lại Dự luật khi đã có 8 người chết, hơn 1 ngàn người bị bắt và hàng ngàn người khác bị cảnh sát và (không ngoại trừ) đặc tình Hoa lục trà trộn đánh đập.

GS Priscilla Southwell, ĐH Oregon nói về bầu cử ở Mỹ

14-12-2020

Mời bấm vào link này của trường ĐH Oregon để nghe clip. Còn đây là bản dịch lời phát biểu của GS Priscilla Southwell:

Tâm sự với trí thức Việt tộc về tự do (Phần 1)

GS Lê Hữu Khóa

25-3-2019

Tự do nâng tự trọng, dâng tự chủ, đón tự tin

Tự do là rễ của hệ tự (tự tin, tự lập, tự chủ) không có tự do sẽ không có nhân quyền và dân chủ, cụ thể là sẽ không có công bằng và bác ái để có tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp, không có tự do sẽ không có một xã hội dân sự văn minh.

Cướp! Cướp! Ối làng nước ơi, cướp!…

Mạc Văn Trang

10-12-2019

Chiều 09/12/2019 tôi nhận được 2 tin nhắn của 2 cháu ở quê, làng Vũ La, xã Nam Đồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương:

Cách mạng tháng Tám và những bài học

Trung Nguyễn

20-8-2019

Những ngày này, cuộc cách mạng dân chủ đang diễn ra ở Hongkong, Trung Quốc, trùng hợp với những ngày nổ ra cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 cách đây 74 năm tại Việt Nam.

ASEAN họp về Myanmar: Việt Nam im ắng

Thái Bảo

5-3-2021

Tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 2/3/2021.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức ngày 2/3. Nguồn: Bộ Ngoại giao

Không khác gì “cua gặp ếch”, ngoại trưởng Phạm Bình Minh gần như bị “át vía” không còn là chính mình trước những biến động dữ dội do cuộc đảo chính quân sự gây ra ở Myanmar. Bài đít-cua nhạt thếch của ông phó thủ tướng, kiêm ngoại trưởng, đọc từ Hà Nội hôm 2/3 không dám đề cập trực tiếp đến các tình huống nóng bỏng ở thủ đô Naypyidaw và trên hầu hết các thành phố lớn của Myanmar.

Ông Minh chỉ phát biểu lấy lệ, đề cập chung chung về “bạo lực và căng thẳng ở Myanamar”, không vạch rõ ai là những kẻ gây ra bạo lực đó và phải làm gì để giảm căng thẳng hiện nay. Ông Minh cũng không hề có đề xuất cụ thể gì, lại càng không dám hoà đồng cùng tiếng nói với xu thế dân chủ và tiến bộ của các thành viên từ những quốc gia hải đảo như Indonesia, Singapore và Malaysia.

Ba nước hải đảo nói trên đã mạnh mẽ lên án cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 ở Naypyitaw với những lập luận rõ ràng. Những lời chỉ trích gay gắt của các nước cộng hòa hải đảo đã đưa ra đúng thời điểm và được quốc tế ủng hộ, phản ánh tầm nhìn chính trị xuyên suốt của ba nước này đối với hiện trạng cũng như tương lai của Myanmar.

Indonesia đã tỏ ra là nước đàn anh của khối và ngoại trưởng Retno Marsudi là phụ nữ duy nhất trong số các đồng nghiệp ở ASEAN. Bà ngoại trưởng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề Myanmar đối với di sản ngoại giao của Hiệp hội. Thông qua chính sách ngoại giao con thoi của mình, bà Retno Marsudi đã tạo được không gian đối thoại, dù kết quả chỉ là đồng ý thảo luận về Myanmar, nhưng các bên vẫn giữ ý kiến của mình.

Singapore vẫn nổi bật với vai trò cầm trịch trong quá trình thiết lập quỹ đạo cho toàn khối. Cả Thủ tướng Lý Hiển Long và ngoại trưởng Vivien Balakrishnan đều đã xây dựng và giữ vững lập trường chống lại tập đoàn quân phiệt Myanmar và đã giành được nhiều lời khen ngợi nhờ khát vọng dân chủ của quốc đảo “bé hạt tiêu”.

Malaysia kêu gọi ASEAN phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cuộc đảo chính ở Myanmar. Ngoại trưởng Hishamuddin Hussein đưa ra khá nhiều đề xuất để ASEAN và Myanmar tham khảo, bao gồm việc thành lập một “Troika ASEAN” về tình hình ở Myanmar.

Indonesia, Singapore và Malaysia đều muốn thấy Liên Hiệp quốc phát huy vai trò dẫn dắt thông qua đặc phái viên của họ, bà Christine Schraner Burgener. Bà đặc phái viên là một sự “kết nối” tốt, vì bà được phép vào Myanmar để gặp gỡ tất cả các bên liên quan. Bà cũng có thể chuyển tải thông điệp của ba nước kêu gọi trả tự do cho những người bị giữ lại trong cuộc đảo chính.

Tại sao Việt Nam lại im lặng?

Hẳn nhiên, Việt Nam có nhiều lý do để giữ một lập trường cố tránh không tuyên bố bất cứ điều gì to tát, gợi sự quan tâm chú ý quá nhiều của quốc nội cũng như quốc tế đối với tình hình Myanmar. Thậm chí đã có bình luận hài hước trên truyền thông nói rằng, quân đội Myanmar ước được “tự tung tự tác” như các lực lượng vũ trang Việt Nam (điều 3.000 quân đánh úp một thôn ở ngay ngoại thành Hà Nội lúc nửa đêm, mà trong nước lẫn quốc tế không dám phản ứng gì).

Trong khi đó, nhiều người lại ao ước khi nào thì dân Việt giác ngộ được như dân Miến, với hàng trăm ngàn người xuống đường từ hôm đầu tháng đến nay mà các cuộc biểu tình phản đối giới quân phiệt chưa có dấu hiệu thoái lui. Sau Hong Kong, giờ đến lượt người dân Miến Điện xuống đường liên tục như thế… làm sao có thể bảo ngoại trưởng Phạm Bình Minh dám mạnh miệng ủng hộ các cuộc biểu tình và đòi thả các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự, lên án cuộc đảo chính phản dân chủ ở Myanmar?

Lại có người cho rằng, cuộc đảo chính hôm 1/2 có sự hỗ trợ phía sau của Tàu Cộng, quốc gia từng không hài lòng khi nhìn thấy Myanmar, hay bất cứ một lân bang nào khác, tiến lên trên con đường dân chủ và nhích ra xa khỏi ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, đây còn là một “phép thử” của Bắc Kinh đối với chính phủ mới của Mỹ, bên cạnh nhiều “phép thử” khác về Biển Đông, Hoa Đông và Đài Loan.

Nếu đúng đây là “kịch bản” của Tàu thì Bộ Ngoại giao Việt Nam càng kín tiếng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Không phải đầu lại phải tai – Trí khôn sống bên cạnh kẻ vũ phu và thâm hiểm dạy thế!

Dù sao mặc lòng, dư luận vẫn tin rằng con đường dân chủ hóa của Myanmar dù có gập ghềnh, khi tiến khi lùi, nhưng chí ít dân tộc Myanmar vẫn còn may mắn, vì họ giữ được sự thiện lương, tử tế và nhất quyết không chịu cúi đầu làm nô lệ cho ngoại bang. Theo đánh giá của BBC, nhiều người từng đến thăm Myanmar đều nhận xét như thế.

Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo nhưng phần lớn vẫn là Phật giáo, trong cách sống của họ thấm đượm tư tưởng của Phật. Xã hội Myanmar dù cũng từng trải qua một chế độ độc tài sắt máu, nhưng may mắn là không bị một thứ chủ nghĩa cộng sản “giả cầy” phá nát đến tận gốc rễ từ văn hóa, đạo đức xã hội, tính thiện trong con người cho tới các mối quan hệ gia đình, kỷ cương, luật pháp… như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên. Xây dựng lại từ đầu trên một cái phông nền con người, xã hội như vậy có phần đỡ hơn.

Tính đến nay, ngày 4/3 là ngày đẫm máu nhất ở Myanmar: Ít nhất 38 người biểu tình thiệt mạng. Vụ bạo động mới nhất diễn ra một ngày sau khi các nước láng giềng của Myanmar thúc giục quân đội kiềm chế. Chưa bao giờ vai trò “trung tâm” của ASEAN bị các quốc gia toàn trị như Myanmar, như Việt Nam đem ra giễu cợt như thế. Tuy nhiên, cuộc đảo chính và dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục bị quốc tế lên án, dù quân đội Myanmar cho đến nay vẫn phớt lờ.

Phản ứng trước những vụ bắn chết người hôm 4/3, Anh quốc kêu gọi một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc vào thứ Sáu cuối tuần, trong khi Mỹ cho biết, họ đang xem xét có hành động thích ứng tiếp theo với quân đội Myanmar. Vậy là từ bên ngoài, thế giới có lẽ sẽ không bỏ mặc Myanmar, dù Việt Nam có lên tiếng hay im lặng.

Tiếc là, tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” – được cho là đột phá khẩu trong chính trị đối ngoại của Việt Nam năm 2020 – đã tỏ ra không hề đột phá, thậm chí hoàn toàn bị lu mờ tại cuộc họp của ngoại trưởng 10 nước thành viên ASEAN vào ngày 2/3/2021.

_____

Tham khảo:

https://vtc.vn/asean-hop-ban-tinh-hinh-myanmar-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-phat-bieu-ar598929.html

https://www.irrawaddy.com/opinion/guest-column/asean-members-on-myanmar-agreeing-to-disagree.html

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55903779

https://www.bbc.com/vietnamese/world-56275908

Ông Trump bị luận tội lần thứ hai và sự trừng phạt của nền dân chủ

Joaquin Nguyễn Hòa

14-1-2021

Khoảng 4 giờ rưỡi chiều thứ Tư 13/1/2021, giờ Washington DC, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết luận tội đương kim tổng thống Donald Trump, về tội kích động bạo lực. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có một tổng thống bị mang ra luận tội hai lần.

Con gái cố TT Ronald Reagan gửi thư cho đảng Cộng hòa

Đảng Cộng hòa: “Đừng dùng tên cha tôi, Ronald Reagan, để biện minh cho sự im lặng về Trump”

Washington Post

Tác giả: Patti Davis

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-4-2019

Đảng Cộng hòa thân mến,

Tôi chưa bao giờ là một phần của đảng Cộng Hòa, nhưng nó đã là một phần của gia đình tôi trong nhiều thập niên qua. Khi tôi lên 10 tuổi, cha tôi (cố Tổng thống Ronald Regan) quyết định từ bỏ đảng Dân chủ để trở thành thành viên của đảng Cộng hòa. Từ đó, các thành viên đảng Cộng hòa là những vị khách thường xuyên trong các bữa tối của chúng tôi – là đối tượng không được tôi hoan nghênh. Tôi muốn nói về dự án khoa học của mình về trái tim con người, hoặc những cô gái xấu tính ở trường đã chọc ghẹo tôi vì tôi quá cao, lại đeo kính. Nhưng thay vào đó, phần lớn các cuộc trò chuyện xoay quanh việc chính phủ đã lấy quá nhiều thu nhập cho thuế và làm thế nào đảng Cộng hòa duy trì bộ máy chính phủ không quá cồng kềnh.

Việt Nam: Hãy phóng thích tất cả các tù nhân chính trị

Human Rights Watch

2-11-2017

Hơn 100 người đang bị giam giữ sau song sắt khi các nhà lãnh đạo thế giới tới dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC


Các nhà hoạt động nhân quyền và blogger ở Thành phố Hồ Chí Minh tuyệt thực để kêu gọi trả tự do cho tù nhân chính trị vào tháng Bảy năm 2015. © 2015 Dân Làm Báo

(New York, ngày mồng 3 tháng Mười một năm 2017) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích tất cả những người đang bị giam, giữ chỉ vì ôn hòa thực thi các quyền của mình. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vừa đăng một trang mạng mới, nêu bật 15 trường hợp trong số hơn 100 người đang bị giam cầm vì các lý do chính trị hay tôn giáo.

Bản tin ngày 19-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Mỹ điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan, khẳng định cam kết với khu vực. Reuters dẫn nguồn từ Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, cho biết, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur, thực hiện chuyến hải trình qua eo biển Đài Loan ngày 18/5. Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết, tàu chiến của Mỹ đã đi xuôi về phía nam xuyên qua eo biển và “tình hình vẫn như bình thường”.

Campuchia dân chủ cuội

Bình Minh

3-12-2018

Việt Nam chiếm Campuchia, Khmer đỏ chuyển sang đánh du kích, cuộc chiến kéo dài vô tận, Việt Nam dựng chính quyền tai sai Campuchia cho Hun Sen cầm quyền. Thời cuộc quốc tế thay đổi, trong khi Việt Nam đang đối đầu với Trung Cộng, Đông Âu và Liên Xô kéo nhau sụp đổ. Việt Nam vốn sống nhờ viện trợ Liên Xô, trong khi Việt Nam đang bị bao vây cô lập, tứ bề thọ địch, Việt Nam cùng đường thế cô.

Trở thành một nhà hoạt động

Nguyễn Vi Yên

17-11-2019

Nhà hoạt động Đinh Thảo. Ảnh: internet

Bốn giờ sáng, tụi tôi đưa Đinh Thảo ra sân bay Bangkok. Ôm thật lâu lúc chia tay vì biết rằng cô bạn chuẩn bị bước vào một ngày rất dài với những cuộc thẩm vấn của an ninh. Hộ chiếu của Đinh Thảo sẽ bị tịch thu. Những ngày tới đây sẽ còn nhiều khó khăn khác nữa. Điều đó, ai cũng có thể tiên đoán được.

Bởi Đinh Thảo là một nhà hoạt động.

Cách đây độ mười năm, những đứa trẻ thế hệ chúng tôi hãy còn bỡ ngỡ với những chữ “nhà hoạt động”. Nó là một nghề nghiệp gì đó nghe chừng mộng mơ mà cũng xa lạ viển vông. Chữ “nhà” lại làm cái nghề này có vẻ gì rất sang, như “nhà toán học” hay “nhà nghiên cứu”.

Vai trò của luật sư trong một vụ kiện qua bộ phim “Người Đàm Phán” (Bridge of Spies)

Thạch Đạt Lang

30-5-2017

Các nhân vật trong phim (trái) và nhân vật trong đời thật (phải). Nguồn: History Hollywood.

Bài viết này hình thành sau khi tin tức ở Việt Nam cho biết trong một buổi họp quốc hội vào ngày 27.05.2017 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra một vấn đề gây xôn xao trong giới luật sư, đó là dự thảo sửa đổi, bổ sung đưa thêm vào bộ luật hình sự (BLHS) những điều khoản nhằm gia tăng sức ép, gây khó khăn, thậm chí ngăn chận vai trò bào chữa của luật sư trong các vụ kiện dưới chế độ CSVN.

Bên cạnh sự chủ tọa của Nguyễn Thị Kim Ngân còn có sự hiện diện của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, đại diện cơ quan thẩm tra và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, đại diện cơ quan soạn thảo. Buổi họp có khoảng 40 người tham dự.

Mục đích chính của buổi họp này là đưa thêm vào BLHS một số điều khoản nhằm gia tăng quyền lực của chế độ, đồng thời trói buộc, gây trở ngại cho những người hành nghề luật sư tại Việt Nam. Đó là những điều dự thảo bắt buộc luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu biết được người này đã hoặc đang có ý định phạm vào những tội mà chế độ CS đánh giá là vi phạm an ninh quốc gia.

Sông Gianh nhớ người “quay rớ”

FB Nguyễn Văn Miếng

27-12-2018

Ngày 26/12/2018 Toà cấp cao tại Đà Nẵng đã xử y án ông NGUYỄN TRUNG TRỰC 12 năm tù và 5 năm quản chế.

Trong Đơn kháng cáo dài 11 trang, ông Trực khẳng định: Đây là bản án oan sai, bất công, áp đặt cho tôi, không đúng sự thật, bản chất vụ án.

Đơn kháng cáo cũng là bài bào chữa vắn tắt của ông.

Bà Thạch Thị Liên kiện Chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Thạch Thị Liên

12-6-2019

Tôi tên là Thạch Thị Liên. Sinh năm 1964. Điện thoại số: 070.780.2504. Chỗ ở hiện nay: 111/10, tổ 10, khu 2, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đảng Cộng hòa muốn “18 tháng hỗn loạn” để kết thúc nền dân chủ Mỹ?

Việt Linh

10-7-2021

Dân biểu Chip Roy của tiểu bang Texas, thành trì đỏ của đảng Cộng hòa, đã nói ra điều đó một cách thẳng thắn, công khai, chẳng chút e dè, vì kế hoạch của đảng Cộng hòa không có gì bí mật cả, đó là: “Đưa nền dân chủ đi vào bế tắc, sau đó chấm dứt nó“.

Nhà nước nên coi vụ Đồng Tâm là một hồi chuông báo động

Ngô Ngọc Trai

14-9-2020

Dù cho bản án Đồng Tâm hôm nay có thế nào thì chúng ta cũng vẫn tiếp tục nỗ lực dựng xây.

Bản tin ngày 24-7-2020

BTV Tiếng Dân

Căng thẳng Mỹ – Trung

Về lệnh đóng cửa lãnh sự quán TQ ở Houston, Hoa Kỳ trong vòng ba ngày, hôm nay là hạn chót nhưng phía Trung Quốc từ chối đóng cửa. Báo SCMP của Hồng Kông đưa tin hôm nay, ông Thái Vĩ (Cai Wei), người đứng đầu LSQ này nói rằng, văn phòng của ông vẫn mở cửa bình thường “cho đến khi có thông báo thêm”. Ông cũng ‘chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất‘, và nói rằng Bắc Kinh yêu cầu Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh.