“Đỏ và Đen” (Le Rouge et le Noir) không chỉ là phép ẩn dụ từ tiểu thuyết của Stendhal, xuất bản từ 1830. Ở đây còn hàm ý thời điểm tân Đại sứ Mỹ đến Việt Nam trong một tình thế bất lợi và “đen đủi”! Còn Hà Nội thì đang cho dựng những pa-nô “đỏ rực” các đường phố, nhưng không phải để nghênh tiếp Đại sứ vừa được bổ nhiệm Marc Knapper.
VietNamNet có bài: Cuộc họp cuối cùng thay đổi số phận cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng? Tiếp tục trả lời thẩm vấn, ông Hoàng nói về chủ trương thoái vốn nhà nước ở Sabeco: “Chúng tôi đã chuyển công văn sang Vụ Công nghiệp nhẹ để vụ này chuyển sang Ban quản lý vốn Nhà nước ở Sabeco xem xét. Sau khi HĐQT Sabeco đề nghị và có ý kiến đề nghị Bộ cho phép được thoái vốn, căn cứ vào đề nghị như vậy, chúng tôi đồng ý về chủ trương, có hướng dẫn thủ tục”.
Ông Hoàng đề cập đến cuộc họp do ông chủ trì ngày 29/3/2016. Cáo trạng cho rằng đây là cuộc họp bàn về vấn đề thẩm định giá chuyển nhượng cổ phần, nhưng ông phản bác và cho biết, đó là cuộc họp bàn về chủ trương thoái vốn ở Sabeco, theo đúng chủ trương của Chính phủ. Ông Hoàng khẳng định, từ ngày 1/4/2016 trở đi, ông không liên quan đến bất cứ vấn đề gì của Sabeco.
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng đồng phạm ‘biến’ đất công thành đất tư ra sao? Viện KSND Tối cao cho rằng cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng có vai trò chính trong vụ chuyển nhượng cổ phần khiến mảnh đất vàng 2-4-6 ở đường Hai Bà Trưng, TP HCM rơi vào tay tư nhân. Sau thương vụ góp vốn để Sabeco thành lập liên doanh BĐS, ông Hoàng không đốc thúc Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt, mà chỉ đạo thoái toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh.
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Ông Vũ Huy Hoàng bị bãi miễn trước khi có thiệt hại tại Sabeco?Cáo trạng của VKSND Tối cao lấy cuộc họp ngày 29/3/2016 làm trong các bằng chứng, buộc ông Hoàng chịu trách nhiệm chính vụ thoái vốn ở Sabeco. Ông Hoàng bị cáo buộc đã dùng cuộc họp này để xác định giá chuyển nhượng cổ phần thấp hơn giá trị thực tế.
Nhưng ông Hoàng cho rằng, đây chỉ là cuộc họp bàn về thủ tục thoái vốn theo đúng chủ trương của Chính phủ. Đúng 10 ngày sau cuộc họp, ngày 8/4/2016, ông Hoàng đã bị Chủ tịch nước miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công thương. Ông Hoàng có lý do để cho rằng ông không còn trách nhiệm gì với Sabeco sau cuộc họp ngày 29/3/2016.
Trang An Ninh Tiền Tệ đưa tin: Bị can vụ thổi giá thiết bị ở Bệnh viện Bạch Mai được tại ngoại. Bị can Phạm Đức Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty BMS đã được tại loại. Lý do, trong quá trình điều tra, bị can Tuấn bị bắt tạm từ ngày 1/9/2020 đến ngày 17/4/2021. Từ ngày 17/4, do đã hết thời hạn tạm giam, ông Tuấn được áp dụng biện pháp bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Báo Người Đưa Tin có bài: Sự thật về công ty cung cấp robot cho bệnh viện Bạch Mai. Công ty cổ phần Công nghệ Y tế BMS thực chất là công ty gia đình, chỉ do mình ông Phạm Đức Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ, điều hành. Công ty này chuyên nhập khẩu, mua bán thiết bị, vật tư y tế. Khoảng tháng 5/2016, ông Tuấn gặp GĐ BV Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh để bàn thương vụ robot hỗ trợ phẫu thuật.
Ông Tuấn giới thiệu hệ thống robot Rosa hỗ trợ phẫu thuật thần kinh sọ não và robot Mako hỗ trợ phẫu thuật khớp gối, đồng thời đề nghị cung cấp 2 hệ thống này cho BV Bạch Mai, trong đó, robot Rosa với giá 39 tỉ đồng, robot Mako với giá 44 tỉ đồng. Toàn bộ quá trình giao dịch, ông Anh chỉ làm việc riêng với ông Tuấn.
VietNamNet có bài: Lời khai chủ doanh nghiệp ‘dúi’ phong bì cho cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Làm việc với cơ quan điều tra, cựu Chủ tịch BMS khai, để “bôi trơn” thương vụ, bị can đã chi cho ông Anh 3.000 Mỹ kim vào tháng 5/2016, rồi tiếp tục “lót tay” ông Anh trong các dịp lễ, tết, ngày truyền thống 27/2 năm 2017- 2019, mỗi lần ít nhất 50 triệu đồng.
Nhưng cựu GĐ BV Bạch Mai phủ nhận lời khai đồng phạm, cho rằng ông chỉ nhận tổng cộng 100 triệu đồng và 10.000 Mỹ kim. Kết quả đối chất giữa các bị can chưa khớp về số tiền đưa và nhận, nên chưa đủ căn cứ để xử lý hành vi “Đưa và Nhận hối lộ”.
“Tuyệt đối không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”
Vụ dự án sân golf Đak Đoa của FLC được phê duyệt vào đúng thời điểm gần hết nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc, nhưng người ký trực tiếp là cựu Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, một số báo “lề phải” đã có bài “soi” vụ này, nhưng đã dừng từ 3 ngày trước.
Chỉ riêng báo Thanh Niên tiếp tục xoáy sâu hơn vào các dự án do ông Trịnh Đình Dũng duyệt vào thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ”, với bài: Số dự án được phê duyệt tăng vọt cuối nhiệm kỳ. Bài báo đã bị xóa, nhưng với kết quả tìm kiếm của Google thì bộ máy tuyên truyền của chế độ đảng trị VN không thể kiểm duyệt được.
Vào lúc 6h30’ tối nay, khoảng 7 tiếng sau khi báo Thanh Niên đăng bài, thì bài báo đã bị xóa, nhưng tìm kiếm trên Google vẫn còn thấy bài báo “Số dự án được phê duyệt tăng vọt cuối nhiệm kỳ” của báo Thanh Niên. Có ý kiến trên mạng lo ngại cho tình hình báo Thanh Niên, vì đã đụng chạm đến một cựu lãnh đạo cấp cao của chế độ.
Nhà báo Nguyễn Đức viết: Hoan hô sự mẫn cán của Phó Thủ tướng Dũng. Tác giả tóm tắt các số liệu chính trong bài báo nói trên: Chỉ trong 5 năm, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký 107 dự án đầu tư. Riêng 2 tháng cuối, ông Dũng ký liền 36 dự án, chiếm 1/3 số dự án trong cả nhiệm kỳ Phó Thủ tướng. Trong tháng 3/2021, ông đã ký 17 dự án, lớn hơn tổng số dự án được ký trong cả năm 2018 là 13 dự án.
Chỉ trong 6 ngày đầu tháng 4/2021, cũng là 6 ngày cuối của nhiệm kỳ Phó Thủ tướng, ông Dũng đã ký 7 dự án, trong đó có dự án khiến công luận xôn xao mấy tuần qua là vụ phê duyệt dự án sân golf của FLC, sẽ biến hơn 150 ha rừng thông lâu năm thành sân golf.
Trước khi các báo “lề phải” đồng loạt ngưng viết về dự án sân golf Đak Đoa, một số báo đã có bài về tác động tới môi trường của sân golf. Trang Kinh Tế Đô Thị có bài về hậu quả của các dự án xây mới sân golf: Suy xét cho kỹ.
Giới khoa học cảnh báo, khi một sân golf đi vào hoạt động, cỏ trên sân phải được tưới nước thường xuyên. Một sân golf 18 lỗ tiêu thụ khoảng 5.000m3 nước/ngày. Trung bình mỗi năm một sân golf sử dụng 1,5 tấn hóa chất, có thể gây tác hại nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm.
Báo Người Lao Động đặt câu hỏi về vụ phá rừng ở Quảng Bình: Lâm trường “bảo kê” cho doanh nghiệp khai thác đất trái phép? Người dân địa phương phản ánh, trong những ngày qua, tại khu vực rừng thông thôn Sơn Lý, xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch do Chi nhánh Lâm trường rừng thông Bố Trạch quản lý, đã xảy ra tình trạng doanh nghiệp vận tải lợi dụng việc mở đường để khai thác tài nguyên trái phép, gây ô nhiễm môi trường.
Ông Phan Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc thừa nhận, tổ công tác của xã vào hiện trường kiểm tra, phát hiện đơn vị thi công đang khai thác và vận chuyển một lượng lớn đất ra khỏi địa bàn: “Đất rừng được giao cho Lâm trường quản lý nhưng về mặt quản lý thì thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Việc khai thác tài nguyên ra khỏi địa bàn là vi phạm nên chúng tôi đã lập biên bản đối với người điều khiển phương tiện”.
Sáng nay, nhà báo Tuyết Diệu bị xử 8 năm tù vì “chống nhà nước” trong phiên tòa không có bị hại, RFA đưa tin. TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên án 8 năm tù đối với nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu, cựu phóng viên báo Phú Yên bị cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Phiên tòa diễn ra chỉ trong một buổi sáng, như nhiều phiên “tòa bỏ túi” trước đó.
LS Nguyễn Khả Thành kể: “Bà Diệu trước đến giờ là không có tiền án tiền sự và phạm tội lần đầu, nhân thân rất là tốt. Trần Thị Tuyết Diệu không nhận tội, bảo là việc làm như vậy thì phải có bị hại, phải mời bị hại ra trước tòa còn không chỉ ra được một người nào bị tác động bởi những hành vi của cô ấy làm thì cô ấy không chịu”.
BBC đặt câu hỏi về tình hình đàn áp nhân quyền ở Việt Nam: Bao nhiêu người bị xử tội ‘lợi dụng tự do dân chủ’ từ đầu năm 2021? Bài báo điểm lại một số vụ bắt bớ và xét xử người bất đồng chính kiến ở VN từ đầu năm tới nay, trong đó có các nhà báo từng làm việc cho các báo “lề đảng” hoặc cơ quan công quyền của chế độ, trước khi dấn thân vào hành trình bày tỏ chính kiến, như nhà báo Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Trung Bảo, Trần Thị Tuyết Diệu, hay ông Quách Duy, cựu chuyên viên văn phòng UBND thành Hồ…
RFA đặt câu hỏi: Việt Nam có thật sự hợp tác với các tổ chức nhân quyền quốc tế? Gần đây, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, Trung tướng công an Nguyễn Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam chủ động hợp tác với các cơ quan, cơ chế nhân quyền LHQ. TS Nguyễn Quang A bình luận: “Họ (chính quyền) nói dối một cách lem lẻm như vậy thì thật sự cũng không có gì là lạ, từ xưa đến nay họ vẫn thế”.
Ông Vũ Minh Trí, cựu quân nhân cấp tá từng công tác tại Tổng cục 2 bình luận, thực tế chứng minh, rất nhiều người hoạt động nhân quyền ở VN không có vi phạm gì, chỉ đòi những quyền lợi chính đáng như phản đối thu phí BOT trái quy định, chống tham nhũng… mà vẫn bị bắt vào tù. Ông Trí thừa nhận, ý kiến của các tổ chức quốc tế là rất xác đáng, còn phản hồi của Bộ Công an thì “có thể coi là hết sức trơ tráo”.
Chưa tròn một tuần sau khi ông Phạm Minh Chính xuất hiện với tư cách Thủ tướng, điều hành cuộc họp đầu tiên của nội các mới và dõng dạc xác định, hệ thống công quyền trong giai đoạn mới sẽ tôn trọng phản biện (1), công an Việt Nam bắt giữ, tống giam thêm Nguyễn Thanh Nhã (41 tuổi), Đoàn Kiên Giang (36 tuổi), Nguyễn Phước Trung Bảo (39 tuổi) vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (2).
Trong phiên họp đầu tiên của tân chính phủ, tân Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra ba thông điệp làm nức lòng người. Trong đó, thông điệp thứ ba là “phải nghe ý kiến phản biện”. Nhưng như gáo nước lạnh âm 50 độ C đổ vào niềm tin hy vọng vừa le lói, chỉ năm ngày sau, ba nhà báo của nhóm Báo Sạch, tiếng nói phản biện sôi động duy nhất gần đây đã bị khởi tố bắt giam.
Sáng nay, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa sơ thẩm, xử vụ cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và đồng phạm trong vụ án gây thất thoát, lãng phí ở Bộ Công Thương và thành Hồ. Diễn biến bất thường trong phiên tòa xét xử đại án Sabeco: Vắng mặt nhiều người được triệu tập, theo báo Gia Đình và Xã Hội. Hai lần xử trước cũng bị hoãn vì sự vắng mặt của một số cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Cả nước Mỹ chờ kết quả của phiên tòa ở Minneapolis, xử cựu cảnh sát Derek Chauvin về cái chết của George Floyd, một người da đen 46 tuổi. Người ta lo nếu ông Chauvin được tuyên bố vô tội thì dân sẽ xuống đường ở các thành phố khắp nước Mỹ, bạo động không thể tránh được. Sau khi ông Floyd chết, không những ở Mỹ mà khắp thế giới hàng ngàn người đã biểu tình phản đối cảnh sát dùng bạo lực quá đáng.
Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Sáng 20/4, tàu CSB VN số hiệu 8002 đã có mặt tại khu vực cụm đảo Sinh Tồn (Union Banks), nơi các tàu “dân quân biển” TQ thường đến quấy phá. Tàu CSB 8002 rời Cảng Núi Thành vào khoảng 10h30’ sáng 12/4 và di chuyển với tốc độ 12-14 knots về phía quần đảo Trường Sa. Sáng 17/4, tàu 8002 đã đến vùng biển thuộc cụm Nam Yết, dừng lại đó một thời gian rồi tiếp tục di chuyển đến vùng biển thuộc Cụm Sinh Tồn.
Hôm nay bồi thẩm đoàn gồm 12 thành viên đã kết luận bị cáo Derek Chauvin (45 tuổi) phạm tất cả các tội danh đã bị cáo buộc trước đó bao gồm giết người cấp độ 2, giết người cấp độ 3 và ngộ sát. Chauvin có 60 ngày để thông báo với tòa án nếu có ý định kháng cáo.
Nhân viên thu ngân của một tiệm tạp hóa ở thành phố Minneapolis gọi cho tổng đài cảnh sát và tố cáo nghi phạm George Floyd sử dụng tờ 20 đô-la giả để thanh toán cho tiệm.
Nếu Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris được chọn và đắc cử phó tổng thống trong cuộc bầu cử 2020 vừa qua thì một trong những người mà bà cần cảm ơn là Walter Mondale, cựu phó tổng thống thứ 42 của nhiệm kỳ tổng thống Jimmy Carter từ năm 1977 đến 1981.
Ngày 29/3/2021 ông Nguyễn Huy Hùng, 38 tuổi bị Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông TP Hà Nội phạt 7,5 triệu đồng vì “tung tin thất thiệt” về bầu cử. Nguyên nhân là ngày 17/3/2021, ông Hùng “dám cả gan” đăng trên nhóm Zalo có tên là “Đô Thị Nghĩa Đô” với nội dung “Bầu hay không bầu thì có khác gì nhau đâu các bác? Người ta sắp xếp hết rồi…”.
Hôm nay, một số báo “lề phải” bắt đầu “soi” vụ cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt dự án sân golf Đak Đoa ở tỉnh Gia Lai, vào những ngày đầu tháng 4, lúc ông còn ngồi ghế Thủ tướng trong những ngày cuối. Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Vì sao phê duyệt đầu tư dự án sân golf Đak Đoa? Người trực tiếp ký duyệt làm dự án sân golf là Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nhưng hồ sơ dự án trước đó đã được trình Thủ tướng xem xét.
Ngày 9/1/2020 hàng ngàn công an có võ trang ập vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội đàn áp những người đòi đất. Cuộc đàn áp đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam hơn 30 năm qua, làm thiệt mạng một nông dân là ông Lê Đình Kình, cùng ba viên công an.
Từ khi Nguyễn Thúy Hạnh bị công an bắt ngày 7/4/2021, xã hội đã nhìn vào Thuý Hạnh với nhiều quan điểm và bày tỏ ý kiến khác nhau. Nay thử lấy Nguyễn Thúy Hạnh soi vào xã hội xem sao?
Trước đây chưa đầy mười năm, tôi dự đoán tại Việt Nam sẽ có một cuộc cách mạng nông điền, và tin rằng cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi cục diện chính trị quốc gia. Sau dự đoán của tôi vài năm, có những bước ngoặt về ruộng đất, từ gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cho đến rất nhiều gia đình chính thức trở thành dân oan (một bước dẫn nhập cách mạng) ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, công viên Lý Tự Trọng, Hà Nội.
BBC đặt câu hỏi về diễn biến mới ở Biển Đông: VN tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa để ‘tỏ thái độ’ với TQ? TS Nguyễn Thành Trung, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (ISCS) bình luận về sự kiện tàu khu trục Quang Trung đến tập trận ở Biển Đông giữa lúc căng thẳng: “Chính phủ Việt Nam muốn gửi đi một thông điệp lớn lao hơn nhiều: khẳng định Việt Nam có hoàn toàn chủ quyền đối với khu vực quần đảo Trường Sa”.
Hầu như ai yêu văn chương, cũng đều biết đến nhà thơ người Nga, gốc Do Thái Joseph Brodsky. Đến Mỹ từ đầu thập niên 70, Brodsky trở thành một trong những biểu tượng hàng đầu về ngôn ngữ thi ca. Nhiều giải thưởng quốc tế trao cho ông để vinh danh, trong suốt một thời gian dài, cao quý nhất là Nobel Văn chương năm 1987.
Zing đưa tin: Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật gần Đài Loan. Hôm qua, Cục Quản lý An toàn Hàng hải tỉnh Quảng Đông thông báo, Quân đội TQ sẽ thiết lập vùng cấm qua lại trên khu vực biển quanh đảo Đài Loan, từ nay cho đến hết ngày 20/4, để thực hiện diễn tập bắn đạn thật. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh phái đoàn ngoại giao của Mỹ có chuyến công du không chính thức đến Đài Loan từ ngày 13/4.
Tuần này, Miến Điện đón chào lễ Thingyan, những ngày Tết cổ truyền của mình. Nhưng có lẽ những ngày hội té nước để chúc lành cho nhau, gột rửa những điều xui xẻo năm cũ sẽ không có hay không thể nào tưng bừng như mọi năm. Tâm trí nào mà người dân Miến Điện còn đón chào những ngày năm mới.
Chắc nhiều người vẫn còn nhớ cô gái nhỏ dũng cảm, tên Dong Yaoqiong (Đổng Dao Quỳnh) ở tỉnh Hồ Nam, từng bày tỏ thái độ phản đối sự đàn áp và độc tài của Tập Cận Bình trên quê hương mình bằng cách đứng trước tấm biểu ngữ có hình họ Tập, hắt lọ mực đen vào và đưa lên trang twitter. Sự kiện này được nhiều báo thế giới đưa tin, bởi hành động này được coi là quá táo bạo trong giai đoạn Tập đang trong nỗ lực bỉ ổi, vừa ngồi ghế trưởng đảng cộng sản, lại vừa chiếm luôn ghế chủ tịch.
Quyền riêng tư ở Việt Nam là một chủ đề vô cùng thú vị. Một mặt, nó chịu ảnh hưởng của văn hoá làng xã, nơi mà dân cư sống rất quần tụ, chung đụng nhau nhiều thứ nên chẳng còn cái gì gọi là riêng tư.
Tờ Quân đội nhân dân (QĐND) đang tiến những bước rất dài trên con đường bảo vệ đảng CSVN nhằm… làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”. Những bài mới nhất nhằm biện minh cho sự… đúng đắn của đảng CSVN trong việc sắp đặt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND vào hạ tuần tháng tới đã cũng như đang đưa thiên hạ đi từ ngạc nhiên đến kinh hoàng…
Phiên tòa xử vụ sai phạm của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), có liên quan đến Tổng Công ty Thép VN (VNS) và Tập đoàn Khoa học công nghệ luyện kim TQ (MCC), bước sang ngày thứ 2. Phiên tòa được kỳ vọng là có thể giúp VN gỡ gạc chút thiệt hại do chính “bạn vàng” và phe thân “bạn vàng” trong chế độ gây ra, nhưng càng xử lại càng cho thấy chiều hướng ngược lại.
TAND TP Hà Nội bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, báo Hà Nội Mới đưa tin. Có 19 bị can bị đưa ra xét xử trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và Tổng công ty Thép VN (VNS). Phiên tòa dự kiến kéo dài từ hôm nay đến hết ngày 22/4.
Đêm qua, trước khi lên giường ngủ, con trai lớn của mình đã nói một câu gợi ra nét hờn giận, trách móc: mấy ngày qua, ba mẹ đi đâu mà để con ngủ một mình trong đêm tối, khiến con ngủ hay giật mình vì sợ ma? Đối với kẻ làm cha, nghe được câu hỏi ấy từ chúm miệng một đứa trẻ dại khờ, ham chơi, tâm hồn trong veo, thánh thiện, quả thật lòng người cha vống lên cảm giác nghẹn đắng, day dứt, có lỗi.
Trong bất cứ xã hội nào, thì bộ phận có học vấn luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với mọi lĩnh vực. Điều đơn giản này thiết tưởng chẳng cần phải nhắc lại. Nhưng thực tế lịch sử luôn khiến chúng ta không được yên lòng, chủ quan với bất cứ nhận định nào.
BBC có bài về tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT của Chính phủ VN: Tranh cãi về lý lịch của tân Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn. Hồ sơ về PGS. TS Nguyễn Kim Sơn trên trang thông tin ĐH đảng có chi tiết: “2007-2008: Nghiên cứu sau tiến sĩ về tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Đại học Harvard, Mỹ”.