Trung Quốc phê chuẩn Hiệp định Dẫn độ với Việt Nam, nhưng dân Việt Nam không ai biết?

Phước Nguyễn

30-8-2019

Trong bối cảnh dân chúng Hồng Kông biểu tình dữ dội mấy tháng qua để phản đối một dự luật cho phép dẫn độ dân Hồng Kông nói riêng, cũng như công dân các nơi khác nói chung, về Đại lục giao nộp cho Trung Cộng, trong bối cảnh đất nước đang bị lâm nguy khi Trung Cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam ngoài bãi Tư Chính, thì hôm 26/8/2019, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lại có một hành động “nhẹ nhàng” khi đưa một bản tin ngắn gọn: Trung Quốc phê chuẩn Hiệp định dẫn độ với Việt Nam!

Thái độ đồng lõa của người Mỹ gốc Á với vấn đề kỳ thị chủng tộc

Reformed Margins

Tác giả: Larry Lin

Dịch giả: Nhã Duy

28-5-2020

Tôi dọn đến sống ở Baltimore vào tháng 8/2013. Trước thời điểm đó, tôi khá thờ ơ với trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi châu. Tôi đã đọc Túp Lều của Chú Tom khi còn học ở trường và tôi còn nhớ rằng nó đã tạo ra một ấn tượng mạnh với tôi. Tôi cũng là một con mọt sách về lịch sử nên tôi đã đọc một ít về buôn bán nô lệ, về thời Tái thiết (Người dịch: Reconstruction Age thuộc giai đoạn nội chiến Hoa Kỳ) và Jim Crow (Người dịch: Thuật ngữ chỉ các luật phân biệt chủng tộc, áp chế lên người da đen tại các tiểu bang miền Nam, dựa theo tên một nhân vật hư cấu Jim Crow).

Nếu tôi có đi tù…

Đoan Trang

7-10-2020

LTS: Chúng tôi nhận được tin, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt vào khoảng 11h30 đêm qua, tại nhà trọ của cô ở Sài Gòn. Trước khi bị bắt, ngày 27/5/2019, cô Trang có viết một bức thư, nhờ anh Will Nguyễn, là một nhà hoạt động cùng làm việc với cô Trang trong bản “Báo Cáo Đồng Tâm“, phổ biến trong trường hợp cô bị bắt. Sau đây là nội dung bức thư:

EVFTA và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

FB Trịnh Kim Tiến

25-11-2017

EVFTA là gì?

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do giữa Liên mình Châu Âu (EU) và Việt Nam. Một hiệp định mà Đảng CS Việt Nam đang rất cần có để “sống sót” trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, sau khi Mỹ rút khỏi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương). Hiệp định đang trong thời gian chờ Quốc hội hai bên phê chuẩn để đi vào thực thi sau khi Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU được ký kết năm 2012.

Theo lịch định thì ngày mồng 1/12/2017 tới đây sẽ diễn ra phiên đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Việt Nam với phái đoàn EU.

Việt Nam là một trong những nước cầm tù nhiều nhà hoạt động ôn hòa nhất ở Đông Nam Á

Ân xá Quốc tế

Thông cáo báo chí

4-4-2018

Việt Nam: Nghiên cứu mới cho thấy con số gần 100 tù nhân lương tâm do đàn áp bất đồng chính kiến gia tăng

Hiện có ít nhất 97 tù nhân lương tâm đang mòn mỏi trong nhà tù ở Việt Nam, nơi nhiều người bị giam cách ly trong tình trạng ghê sợ và thường xuyên chịu tra tấn hoặc các đối xử tồi tệ khác, nghiên cứu mới của Ân xá Quốc tế cho biết ngày hôm nay.

Kỷ luật Giáo sư Chu Hảo: Đảng tự cởi truồng

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

27-10-2018

GS Chu Hảo thắp nến cầu nguyện cho TNLT Nguyễn Hữu Vinh tại nhà thờ Thái Hà năm 2014. Ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

Có lẽ, trong hàng ngũ cán bộ cao cấp của hệ thống chính trị cộng sản mà tôi đã gặp, Giáo sư Chu Hảo để cho tôi nhiều ấn tượng nhất.

Ấn tượng đầu tiên, là dưới mái tóc bạc trắng phau của ông, luôn thường trực một nụ cười thân thiện và dễ mến. Và sau đó, khi nói chuyện, là một tấm lòng luôn đau đáu với vận mệnh đất nước, với những tiến bộ xã hội, với những đau khổ của người dân Việt Nam dưới sự cai trị của đảng cộng sản.

Dù khi đó, ông vẫn là một đảng viên cộng sản.

Trung Quốc và Nga đang tìm cách tiêu diệt nền dân chủ

Dallas Morning News

Tác giả: Laura Rosenberger

Dịch giả: Mai V. Phạm

29-9-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Dave Plunkert

Ba mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, các nền dân chủ lại phải đối mặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa độc đoán. Đây không phải là trận chiến ý thức hệ của Chiến tranh Lạnh. Nó là một cuộc đối đầu giữa các hệ thống chính trị. Khi các nền dân chủ cho thấy các vết nứt và chế độ độc đoán có được sức mạnh, cán cân quyền lực toàn cầu đang chuyển tới thế giới của các chế độ độc tài đang đặt ra các quy tắc cho những thách thức toàn cầu mới, đặc biệt là trong thông tin, công nghệ và không gian kinh tế.

Tuyên bố lên án tội ác Đồng Tâm

Dù Bộ Công an Việt Nam bưng bít thông tin và truyền thông nhà nước Việt Nam thông tin một chiều nhằm vu khống người dân Đồng Tâm là khủng bố, nhưng qua những dấu tích còn để lại nơi cuộc thảm sát Đồng Tâm diễn ra, qua những sự thật mà những người trong cuộc thảm sát sống sót phải chứng kiến, đến nay đông đảo người dân Việt Nam và lương tri con người trên thế giới đều thấy rõ cuộc thảm sát diễn ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội rạng sáng 9.1.2020 là tội ác man rợ giết người dân vô tội, tội ác chống lại nhân dân, chống lại đạo đức con người, chống lại luật pháp nhà nước, chống lại cả văn minh loài người.

Hai phiên tòa im lặng

Hai phiên tòa im lặng – với một bên bị cáo phải sử dụng quyền im lặng để tự bảo vệ trước cơ quan tố tụng, với một bên là bị cáo và luật sư không có tiếng nói trong phiên xét xử.

Tri Thức VN

Xuân Tường

3-7-2017

Bị cáo Phương Nga tại phiên tòa. Ảnh: internet

Có hai vụ án được đưa ra xét xử gần như đồng thời, vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thuỳ Dung bị ông Cao Toàn Mỹ tố cáo lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng, và vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm) với diễn tiến gây chú ý.

Vụ án Phương Nga – Cao Toàn Mỹ không chỉ là một vụ án hình sự đơn thuần. Diễn tiến trong các phiên xét xử cho thấy tố tụng có nhiều dấu hiệu bị lũng đoạn. Cả bị cáo Phương Nga và Dung đều khai vì tin tưởng điều tra viên hứa hẹn, bảo khai và ký vào sẽ được thả. Nhân chứng Lữ Minh Nghĩa – bạn trai của bị cáo Dung phản cung, khẳng định bị Nguyễn Mai Phương, Cao Toàn Mỹ hướng dẫn khai, đưa ra chứng cứ (thư trao đổi qua cán bộ trại giam N.) cho thấy dấu hiệu thông cung, cho biết lời khai tại cơ quan điều tra luôn bị Cao Toàn Mỹ biết. Nhân chứng Nguyễn Văn Yên khẳng định thông qua Nguyễn Mai Phương, được nhờ đóng giả làm chủ căn nhà trên đường Nguyễn Trãi. Luật sư bào chữa cho Phương Nga cung cấp tình tiết mới với hai bản khai của Cao Toàn Mỹ và Phương Nga ghi cách nhau 20 ngày – bản khai của Mỹ (ghi ngày 9/9/2014) và Phương Nga (ghi ngày 29/9/2014) – nhưng có nội dung giống hệt nhau, cho thấy có dấu hiệu của việc sao chụp lời khai của Cao Toàn Mỹ để đưa vào bản khai của bị cáo Phương Nga.

Xếp hạng Tự do Báo chí 2019: Việt Nam tụt hạng và là một trong 5 nước đàn áp báo chí nhất thế giới

Hiếu Bá Linh

18-4-2019

Việt Nam nằm trong nhóm nước vi phạm Tự do Báo chí nghiêm trọng nhất thế giới (các nước màu đen). Nguồn: RSF

Hôm nay, ngày 18/04/2019 tổ chức Phóng viên không biên giới (ROG) công bố bảng xếp hạng mới nhất (năm 2019) về Tự do Báo chí của 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Biểu tình tại nhà đòi phải hủy bỏ Luật Đặc khu Kinh tế

12-8-2018

Chúng tôi, Tương Lai, nguyên Thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, Huỳnh Tấn Mẫm, đại biểu Quốc hội khóa VI, Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, và Lê Công Giàu, TổngThư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn TNCS TPHCM đã bị ngăn chặn ngay tại nhà, không thể xuống đường ngày 10.6.2018 để cùng với đông đảo bà con, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp thuộc mọi tầng lớp nhân dân đủ mọi nghề nghiệp, mọi tôn giáo tín ngưỡng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là đông đảo thanh niên “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra.

Thêm một người bị bắt vì “nói xấu lãnh đạo” trên Facebook

LTS: Thêm một Facebooker nữa bị bắt vì đã sử dụng mạng xã hội này, đó là Facebooker Nguyễn Sơn, tên thật là Nguyễn Duy Sơn, 37 tuổi, ở phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, vừa bị Công an Thanh Hóa bắt theo điều 331 BLHS năm 2015, tức điều 258, BLHS năm 1999.

Ở nơi ấy có một sinh viên yêu nước

Paulus Lê Sơn

24-10-2017

Phan Kim Khánh. Ảnh: internet

Người ta thiếu cái gì thì tìm kiếm cái đó, cũng có thể người ta đang tìm kiếm cái mà đang nắm giữ trong tay. Điều đó bàng bạc giống như chuyện sinh viên Việt Nam thể hiện lòng yêu nước của mình qua những hành động cụ thể mà chúng ta đang tìm kiếm. Ở Việt Nam sinh viên có yêu nước không? Chắn chắn là có, và có nhiều không? Chắn chắn đại đa số chứ chưa nói đến là tất cả. Chúng ta đang nắm giữ trong tay cả một thế hệ có trí tuệ và lòng yêu nước nồng nàn nhưng tại sao chúng ta phải đốt đuốc đi tìm?

Sinh viên Phan Kim Khánh, sinh năm 1993 là sinh viên năm cuối Khoa Quốc Tế, Đại học Thái Nguyên, sẽ bị nhà cầm quyền cộng sản đưa ra xét xử theo cái gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” trong điều 88 Bộ Luật Hình sự vào ngày 25 tháng 10 năm 2017.

Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018: Một ngày tốt đẹp cho nước Mỹ

Vũ Ngọc Yên

8-11-2018

Cách đây hai năm, Donald Trump vào Toà Bạch Ốc, trở thành Tổng thống thứ 45 cuả Hoa Kỳ, nhờ làn sóng dân túy, quốc gia cực đoan, kỳ thị chùng tộc, chống di dân và phân biệt giới tính. Nay một cuộc bầu cử quan trọng gọi là bầu giữa nhiệm kỳ (Midterm Elections) diễn ra vào 6.11.2018. Cuộc bầu cử này được dư luân xem là một thước đo độ tín nhiếm của nhân dân đối với đường lối chính trị cuả Donald Trump trong hai năm cầm quyền.

Nỗi đau của nền tư pháp Việt

FB Nguyễn Ngọc Chu

9-1-2018

Ông Đặng Văn Hiến. Ảnh: internet

Đầu năm 2018, cố chần chừ đợi chờ để đề cập đến điều vui mà không thể được. Ba vụ án quá lớn về tầm quan trọng và hậu quả như ba tiếng sấm động trời còn ngân dài không chỉ trong một tháng đầu năm.

Bắt đầu là vào ngày 3/1/2018 TAND Đắk Nông tuyên án tử hình người nông dân đứng lên cầm súng Đặng Văn Hiến chỉ sau hai ngày xét xử. Một làn sóng bất bình dâng lên trong công chúng khắp nước.

Giao tiếp với kẻ thù

FB Nguyễn Lân Thắng

28-6-2018

Trong các cuộc xuống đường từ trước đến nay, có rất nhiều người bị đánh. Già có. Trẻ có. Phụ nữ có. Thanh niên to khoẻ càng dễ bị đánh. Nhưng có những người không, hoặc rất ít bị đánh. Đấy là thực tế rất khó lý giải nếu chỉ nhìn bề ngoài của sự việc này. Tôi đã quan sát việc này khá lâu và luôn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Tại sao bạo lực xảy ra? Có nên tránh bạo lực hay không? Tại sao không phải ai cũng bị đánh?

Công An Nhân Dân: “Đến một ngày nào đó, giữa chúng tôi và các anh sẽ một mất một còn”

Đàm Ngọc Tuyên

29-5-2019

Có hàng ngàn clip, được người dân ghi lại, hay hình ảnh lực lượng có tên gọi mỹ miều “Công An Nhân Dân”, nhưng sẵn sàng ra tay đánh đập bất kỳ người dân vô tội nào, nếu họ được lệnh cấp trên. Có khi, chẳng có lệnh nào, mà họ cũng đánh dân bởi họ nghĩ “Tao là Công an”, thế thôi.

Trao đổi với cựu Chủ tịch Trương Tấn Sang

Nguyễn Đình Cống

6-9-2018

1- Giới thiệu

Đầu năm 2018, cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết bài “Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại, dự báo tương lai”. Ông trình bày việc, sau khi về hưu, nhờ đọc sách Bão táp Triều Trần, chiêm nghiệm lịch sử và thực tế mà hiểu ra rằng đất nước hưng thịnh nhờ có vua sáng tôi hiền, còn đất nước suy vong cơ bản là do tài năng yếu kếm và đạo đức suy đồi của những người cầm quyền. Rồi ông đặt câu hỏi “Đảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu”. Ông kết thúc bằng niềm tin vào Đảng để bước vào năm mới Mậu Tuất.

Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13

Âu Dương Thệ

4-2-2020

Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc mở cuộc hành quân giết dân trong tư thế đồng sàng dị mộng, trở thành con tin của các nhóm lợi ích

Phản ứng của Chính phủ Liên bang Đức về bản án tù chung thân đối với Trịnh Xuân Thanh

Linh Quang, tổng hợp

22-1-2018

Nỗi lo âu của gia đình và luật sư bào chữa cũng chính đáng, bởi vì ông Thanh vẫn có thể bị kết án tử hình trong phiên tòa xét xử khác. Thứ Tư tuần này, phiên toà kế tiếp sẽ bắt đầu tại Toà án Nhân dân Hà Nội. Lần này ông Thanh phải chống lại những cáo buộc nặng nề hơn: Trong một dự án xây dựng ở Hà Nội, ông Thanh đã nhận tiền hối lộ nửa triệu euro.

Ly rượu máu người

Nguyễn Anh Tuấn

24-9-2023

Con hươu mang đôi sừng màu máu là con giống duy nhất tử tù Lê Văn Mạnh làm trong tù. Cái chết của anh kết thúc 19 năm giam cầm và kêu oan không ngừng nghỉ.

Có người đặt câu hỏi vì sao tòa án tỉnh Thanh Hóa ra lệnh xử tử Mạnh lúc này?

Biểu tình ôn hòa: tội gây rối trật tự công cộng!

BNS Tự do Ngôn luận số 296

01-08-2018

Làn sóng biểu tình toàn quốc hôm 10-06-2018, một cuộc xuống đường rầm rộ chưa từng có dưới chế độ CSVN kể từ năm 1975 quả đã gây chấn động cho nhà cầm quyền Hà Nội. Đem Luật Bán nước mang mỹ danh Luật Đặc khu và Luật Bịt miệng mang mỹ danh Luật An ninh mạng ra thách thức toàn dân, đám chóp bu ở Ba Đình đã có dịp thấy lòng yêu nước của nhân dân bùng lên dữ dội.

Hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Mỹ Tho, Bình Thuận, Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Dương, Hà Nội,… Không chỉ là những tiếng hô: “An ninh mạng, Bịt miệng dân!” “Không Trung Quốc! Không đặc khu kinh tế!”, “Vì độc lập, phản đối Luật Đặc khu! Vì tự do, phản đối Luật An ninh mạng!”… mà cả tiếng thét “Đả đảo bọn bán nước”, “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian cộng sản!”. Đúng như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự kiến trước đó hôm 04 tháng 06 tại hành lang Quốc hội: “Những làn sóng khủng khiếp”!

Nhưng với bản chất độc tài đảng trị và tính khí sắt máu bạo tàn, di truyền từ lãnh tu tiên khởi Hồ Chí Minh, với tâm trí ngày đêm ám ảnh chuyện bị nhân dân lật đổ và hỏi tội, Nguyễn Phú Trọng và bộ Chính trị đã ra tay ngay Chúa nhật tiếp đó 17-06 ở Sài Gòn. Một cuộc trấn áp hung bạo nhắm vào nhân dân đã diễn ra tại công viên Tao Đàn, mà nay đi vào lịch sử với cái tên mới “Công viên Tao Đàn Áp” (hay Công viên Tao Đập”). Ở đó, lịch sử ngàn đời của dân Việt chứng kiến và ghi nhớ sự điên cuồng của một bầy quỷ, quỷ đỏ. Hàng trăm công an mặc luôn sắc phục chứ không chỉ thường phục, cùng với cả ngàn tên khác mang bản chất côn đồ hay côn đồ chính hiệu, dựng nhà tù dã chiến gom những thường dân vô tội bị nghi biểu tình lại đánh tập thể. Người bị gãy răng, người bị sưng má, người ho ra máu, người xỉu tại chỗ, người bị chấn thương sọ não, người phải vào thẳng bệnh viện… Cả những cụ già, thiếu nữ và trẻ em, chúng cũng chẳng chừa. Không chỉ các nam công an, cả nữ công an cũng tham gia gào thét tục tĩu, chửi bới mày tao với người lớn, và đánh dân một cách man rợ bằng nắm đấm, đế giày, dùi cui, mũ sắt, còng thép và bằng bất cứ vật gì cứng trong tầm tay. Biết rằng mình đang phạm pháp, chúng vẫn ứng xử như một bầy thú hoang điên dại.

Nhưng đấy chỉ là đòn phủ đầu chốc lát của đám lãnh đạo Cộng sản. Cần phải giáng cho bọn thảo dân những đòn trừng phạt dài ngày hơn, để chúng biết thế nào là cái giá của việc xuống đường biểu tình, để chúng biết thế nào là “lễ độ” khi dám thách thức đảng và nhà nước !

Do đó, vào các ngày 12 và 23-07 vừa qua, tòa án tỉnh Bình Thuận đã đưa ra xét xử và tuyên án 2 đợt gồm 17 người ở thành phố Phan Thiết và huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” khi họ tham gia cuộc biểu tình phản đối hai dự Luật Đặc khu và An Ninh mạng hôm 10 và 11 tháng 6. Tổng cộng gần 30 năm tù giam giáng xuống trên những cư dân mà từ nhiều năm nay đã điêu đứng cuộc sống vì khí, nước, đất ô nhiễm do những nhà máy nhiệt điện, vì hải sản chết dần hay cạn kiệt do thói vô trách nhiệm của đám quan quyền địa phương.

Mới nhất, một tòa án ở tỉnh Đồng Nai hôm 30-7 đã tuyên phạt từ 8 tháng đến 1 năm 6 tháng tù cho 15 người biểu tình chống hai dự luật gây tranh cãi nói trên hôm 10-06. Cùng bị xét xử còn có 5 người khác nhận mức án thấp hơn là 1 năm cải tạo không giam giữ do “đang nuôi con nhỏ”. Nhà cầm quyền khép những công dân này vào tội “gây rối trật tự công cộng”. Theo cáo trạng, nhóm bị cáo -thuộc số hơn 200 người tham gia biểu tình và hơn 100 người bị bắt hôm ấy- đã “gây náo loạn”, “cố tình chặn đường” và “làm ách tắc giao thông” trên một tuyến quốc lộ. Điều đặc biệt -nhưng thường thấy trong các phiên tòa chính trị tại VN- là gia đình các bị cáo không mời được luật sư bào chữa, cũng chẳng được cho vào tòa tham dự.

Linh mục Nguyễn Duy Tân, chánh xứ Thọ Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, người từ lâu nay không ngừng lên tiếng cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền một cách mạnh mẽ và độc đáo, lần này có một số “con chiên” (giáo dân) nằm trong hàng ngũ bị tù. Ông đã nhận xét về những bản án mà tòa tuyên cho các biểu tình viên ở thành phố Biên Hòa như sau: “20 người này biểu tình ôn hòa, bày tỏ chính kiến để nhà nước biết lòng dân. Nhưng mà cộng sản cướp quyền của công dân, quyền biểu đạt ý kiến, quyền biểu tình. Và họ đưa ra bản án này nhắm hù dọa để đừng có ai đi biểu tình, bày tỏ chính kiến, để họ toàn quyền độc ác cai trị Việt Nam” (theo RFA 30-07). Ông cũng nói với đài VOA cùng ngày: “Với cái mức án đó, cộng sản họ muốn hù dọa những người đi biểu tình ôn hòa. Đó là mức án phi nhân, một mức án tước quyền công dân, tước quyền biểu lộ chính kiến, tước quyền biểu tình của công dân. Bây giờ nhà cầm quyền độc tài lại cướp luôn quyền công dân đó, và họ vi phạm nhân quyền”. Ông còn thêm: “Cũng không nên phạt tiền [các bị cáo] vì đó là quyền công dân. Họ đang giúp đất nước khỏi rơi vào tay giặc Tàu”, sau khi một số thân nhân các bị cáo bày tỏ với VOA rằng căn cứ theo luật về tội gây rối, việc làm của họ không gây hậu quả nghiêm trọng nên chỉ đáng bị phạt tiền dưới 1 triệu đồng, thay vì phải đi vào ngục.

Thấy đây là một sự kiện báo hiệu một vấn đề quan trọng, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam cũng lập tức ra Tuyên bố “Kết án người biểu tình ôn hòa là vi phạm quyền con người” với những lời nhận xét như sau: “Người dân có quyền tụ họp cùng nhau để cổ xúy và bảo vệ quyền con người thông qua hình thức phản đối ôn hòa hay bày tỏ quan điểm của mình. Nhà nước có nghĩa vụ chủ động, bảo đảm rằng người dân có thể thực hiện quyền biểu tình ôn hòa hay bày tỏ chính kiến mà không bị đe dọa, quấy nhiễu hay đánh đập. Quyền tự do tụ họp ôn hòa là một quyền căn bản của con người được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm, hội đoàn độc lập (không giấy phép), hội nhóm hợp pháp hay các thành phần thiểu số khác. Việc bảo vệ quyền tự do tụ họp ôn hòa giữ vai trò cốt lõi tạo ra một xã hội đa nguyên và bao dung khiến các tầng lớp xã hội có tín ngưỡng, phong tục, chủ trương khác nhau có thể sống trong hòa bình

Tuyên bố xác định rõ: “Thuật ngữ “ôn hòa” được hiểu bao gồm các hành động có thể gây ra bực bội, phiền lòng hay ngay cả làm cản trở các hoạt động sinh hoạt của bên thứ ba. Người tham gia biểu tình cần phải tiết chế hành động bạo lực. Sự sử dụng bạo lực của thiểu số sẽ không mặc nhiên đưa đến kết luận rằng đó là biểu tình bạo lực. Những cuộc biểu tình có sự phản kháng thụ động chống lại hành động vũ lực thì có thể xem như ôn hòa. Một thí dụ khác, một biểu tình viên không dùng bạo lực trong một cuộc biểu tình có ít nhiều bạo lực thì người đó vẫn xem là biểu tình viên ôn hòa. Những hành vi có thể bị xem như “bạo lực” bao gồm cư xử bất nhân hay xúc phạm nhân phẩm”.

Sau khi nêu ra những “Tiêu chuẩn quốc tế về quyền biểu tình ôn hòa” có trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) điều 20, Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (1966) điều 21, Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Người bảo vệ Nhân quyền (1989) điều 5, Công ước Quyền Trẻ em (1989) điều 15, Tuyên bố của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm nhắc cho nhà cầm quyền nhớ:

Lý do hợp pháp hạn chế quyền tụ họp ôn hòa bao gồm: Trật tự công cộng, an ninh công cộng, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ đạo đức, bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của người khác, hay an ninh quốc gia. “Trật tự công cộng” không được sử dụng để biện minh cho sự cấm đoán hay giải tán tụ họp ôn hòa. Mối nguy giả định mất trật tự công cộng hay có sự hiện diện của đám đông thù địch không thể dùng như chứng cớ cấm đoán biểu tình ôn hòa. Áp đặt trước các hạn chế từ sự suy đoán khả năng xảy ra bạo động nhỏ cũng không thích đáng. Trong trường hợp này, kinh nghiệm các nước Phương Tây cho thấy họ không áp dụng biện pháp hạn chế trước đối với quyền tụ họp ôn hòa mà chỉ bắt kẻ hành xử bạo lực ở những vụ bạo động đơn lẻ. Áp đặt trước hạn chế chỉ được thực hiện khi có bằng chứng rõ ràng rằng người tham gia biểu tình sẽ cố tình kích động tạo ra bạo loạn.

Nhà nước có nghĩa vụ duy trì “an ninh công cộng”, nhưng nghĩa vụ này không phải là của người tổ chức biểu tình. Tuy nhiên, người tổ chức cũng cần quan tâm đến sự an toàn của các thành phần khác trong xã hội. “Bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của người khác” được cơ quan có thẩm quyền xem xét cân đối trong phạm vi bị ảnh hưởng của biểu tình. Nguyên tắc cân đối bảo đảm rằng cuộc sống, buôn bán, đi lại của người dân không tham gia biểu tình chẳng phải chịu những gánh nặng quá đáng. Những xáo trộn tạm thời do lượng xe cộ, người đi đường tự bản thân nó không là lý do để cấm đoán biểu tình. Quan điểm đối nghịch với nội dung biểu tình cũng không đủ trở thành lý do cấm đoán, vì sự cần thiết yếu tố bao dung trong xã hội. Cánh cửa quyền tụ họp ôn hòa cần mở rộng, và nó vốn chỉ tạm thời, so với lý do bảo vệ quyền lợi và quyền tự do của người khác. Về mặt kỹ thuật, giải quyết xung đột quyền lợi này được tiến hành thông qua trao đổi giữa ban tổ chức biểu tình, nhà chức trách và người dân bị ảnh hưởng nếu có”.

Tuy nhiên, với một não trạng độc tài toàn trị, luôn sợ người dân nói khác làm khác (chưa kể nói nghịch làm nghịch) với mình, đảng CS luôn lấy cớ “an ninh quốc gia”, “trật tự đất nước”, “ổn định xã hội” để kiểm soát từ trong đầu óc, ngăn chặn từ trên môi miệng, dập tắt từ trong trứng nước mọi hành vi mà họ coi là thách thức hay gây hại cho quyền lực và quyền lợi của họ. Việc bắt dân trả giá 8 tháng ở tù cho 8g xuống đường yêu nước là một kiểu răn đe –mà Đồng Nai là thí điểm đầu tiên, sẽ đến lượt các nơi khác– răn đe dân rằng từ nay tất cả các cuộc biểu tình được tổ chức và diễn tiến dù trong ôn hòa đều sẽ bị xem như tội hình sự “tụ tập gây rối công cộng” và sẽ bị trừng phạt đích đáng. Thêm 1 viễn tượng u ám cho nhân quyền!!!

Chính vì lý do đó, người dân cần tiếp tục xuống đường, xuống đường đông đảo, liên tục, rộng khắp để giành lại quyền làm chủ đất nước, để đẩy nhà cầm quyền vào đúng vị trí “đầy tớ nhân dân” như họ thường ra rả, để dồn cái chế độ bất nhân và bất tài, gian dối và tàn bạo này vào chân tường để nó phải bị giải thể. Trong việc sử dụng quyền lực nhân dân này, áp dụng phương pháp đấu tranh chính đáng này, sự tham gia của các cộng đoàn tôn giáo (vốn là những xã hội dân sự tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, tinh thần ôn hòa) là điều cần thiết, sự dấn thân của các lãnh đạo tinh thần là điều đáng mong đợi. Đừng quên bài học của các nước cựu cộng sản Đông Âu.

Nhà nước cai trị

Phạm Đình Trọng

23-6-2018

Người dân đã thấy rõ cách giải bài toán của các ông khi dân nổi can qua là: Cùng với những máy bay lên thẳng có gắn đại liên, rốc két túc trực ở sân trước sân sau trụ sở công an huyện, cùng với những ống phóng tên lửa trên vai đội quân công an huyện đông như kiến, đội quân thực dân Đại Hán mặc dân sự ém sẵn ở Bô xít Tây Nguyên, ở Formosa Vũng Áng, ở Vân Đồn, ở Bắc Vân Phong, ở Phú Quốc sẽ bảo đảm cho các ông không phải chui ống cống, bảo đảm cho nhà nước cai trị đầy tội ác của các ông chưa bị ném vào sọt rác lịch sử khi 90 triệu người dân Việt Nam thức tỉnh và can qua nổi lên. Với đạo quân khác máu tanh lòng có mặt thường trực trên đất nước Việt Nam, với trực thăng vũ trang, tên lửa vác vai trang bị tới tận công an cấp huyện, nhà nước cai trị của các ông sẽ tồn tại trên máu dân đổ ra lênh láng khắp đất nước. Các ông đã lấy máu dân giải bài toán về sự tồn tại của nhà nước cộng sản cai trị.

Trao đổi với ông Lê Tuấn Huy

Kông Kông

2-7-2018

Hôm 30/6/2018, vừa đọc được thư ngỏ của em Trương Thị Hà gửi 2 thầy của mình là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tp HCM và Trưởng ban truyền thông của trường, tôi đã viết ngay đôi điều. Hôm nay đọc nhận xét của ông Lê Tuấn Huy phân tích về bản chất (tạm gọi như vậy) của thư ngỏ và cá nhân em Trương Thị Hà xin có thêm đôi dòng.

Đơn kêu oan của một người tù gửi từ trại tù Thanh Lâm, Thanh Hoá

Nguyễn Xuân Diện

26-3-2024

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Aung San Suu Kyi, từ biểu tượng dân chủ đến một chính khách thực dụng

LS Nguyễn Văn Thân

11-10-2017

Một bức ảnh của bà Aung San Suu Kyi bị người dân đốt. Nguồn: internet

Trong mấy ngày qua, thảm họa của người tỵ nạn Rohingya dấy lên một làm sóng phẫn nộ, thách thức lương tâm của cộng đồng quốc tế. Có hơn 1.000 thường dân Rohingya đã bị sát hại trong các cuộc càn quét và đụng độ giữa quân đội Miến Điện và Đội quân Cứu tế Arakan Rohingya Salvation Army (ARSA). Hàng trăm ngôi làng của người Rohingya bị quân Miến đốt sạch và có hơn 500.000 người Rohingya đã vượt biên giới sang Bangladesh, một quốc gia nghèo nàn không đủ phương tiện giúp đỡ số đông người tỵ nạn như vậy.

Vĩnh biệt cụ Nguyễn Trọng Vĩnh

Đặng Bích Phượng

2-1-2020

Ảnh: FB tác giả

Thật hiếm có một tang lễ của quan chức Cộng sản nào, mà được nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội đến viếng như cụ Nguyễn Trọng Vĩnh. Từ Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư, đến người dân cũng đều có vòng hoa viếng cụ.

Vì sao EU hoãn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam?

Hiếu Bá Linh

25-1-2019

Ngày 15 tháng Giêng vừa qua, bà Malmström – quan chức cấp cao nhất về thương mại của Liên minh châu Âu – đã gửi một lá thư đến Hà Nội, tỏ ý mong muốn Việt Nam cam kết cải cách các vấn đề lao động và bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền, nhưng Chính phủ Việt Nam không trả lời.

Tuổi 50 Và Hy Vọng Cho Tổ Quốc

Paulus Lê Sơn

31-8-2017

Từ trái qua, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức. Ảnh: internet

Độ tuổi 50 sẽ làm được những gì cho cuộc đời và sự nghiệp? Đó là một câu hỏi trong tư duy, quan niệm cũ rích của văn hóa Á Đông cũng như tại Việt Nam. Tôi nghe đi nghe lại bài hát “Em ơi 60 năm cuộc đời” mà thấy nhiều khi vô vị, vô vị vì thực tế tôi đã gặp những con người độ tuổi 50 đang làm nhiều công việc hết sức ý nghĩa cho đời, cho gia đình và cho đất nước, họ đã minh chứng rằng, độ tuổi không là một rào cản cho những tâm hồn, trí tuệ và lý tưởng nhắm vào một mục đích lớn lao của cuộc đời. 

Trông Lào lại ngẫm đến ta

Blog VOA

Trân Văn

25-7-2018

Tuần trước, hàng trăm facebooker chia sẻ video clip ghi lại cảnh ống khói của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (tọa lạc tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) phun ra một vòi khói đen kịt với đường kính có thể đến hàng chục mét, chiều cao cỡ… trăm mét (1)