Bản tin ngày 19-6-2020

BTV Tiếng Dân

19-6-2020

Tin Biển Đông

Về vụ tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật: “Sau buổi chiều và tối 18/6 có xu hướng di chuyển xuống phía nam và ra xa bờ biển Việt Nam, Hải Dương 4 đã quay ngược trở lại, di chuyển theo hướng bắc tây bắc tại vị trí cách đảo Phú Quý khoảng 150 hải lý về phía đông đông nam.

Người làm việc phúc không biết “mục đích, động cơ”…

Mạc Văn Trang

10-6-2020

Được nhà báo Võ Văn Tạo liên hệ, hôm mồng 5 tháng 6 vợ chồng mình nhờ anh bạn Minh đưa đến thăm “Cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập Phước Phúc” của anh Tống Phước Phúc và vợ là chị Nguyễn Thị Lệ Yến.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Bá-linh: Viện Kiểm sát từ bỏ yêu cầu mức án tử hình

Spiegel

Hùng Hà chuyển ngữ

13-1-2018

Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Reuters

Thương gia bị bắt cóc ở Bá-linh, Trịnh Xuân Thanh, rõ ràng không bị áp đặt mức án cao nhất ở quê nhà. Thay vào đó, Viện kiểm sát yêu cầu chung thân cấm cố.

Ba năm một hành trình ở Mỹ (Phần 2)

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

17-10-2021

Tiếp theo phần 1  —  Phần 2: Đài Loan trạm dừng chân và hành trình tuyệt thực trước khi đến Hoa Kỳ

Kỷ niệm 30-4-1975: Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975

Lê Xuân Khoa

27-4-2020

Ảnh chụp bài báo trên Washington Post ngày 3/3/1987, về buổi họp báo của GS Lê Xuân Khoa tại Thượng viện Mỹ. Nguồn: Tác giả gửi tới Tiếng Dân

Gia đình tôi sẽ không chịu khuất phục!

Trịnh Thị Thảo

12-5-2022

Ông Trịnh Bá Khiêm (người ngồi giữa). Ảnh: FB tác giả

Hôm qua bố tôi có hẹn 8h sáng làm việc với an ninh. Nhưng sáng nay bố tôi nhớ là có hẹn đi thăm mẹ tôi Cấn Thị Thêu ở trại 5 Thanh Hoá, sáng bố tôi xếp đồ để đi sớm, 7h 15 phút đã có mặt ở cổng trại giam, sau đó gọi điện cho trưởng công an xã Ngọc Lương, Yên Thuỷ, Hoà Bình để hẹn buổi làm việc sang buổi chiều.

Chính quyền “âm thầm” xua quân đập chùa Sơn Linh Tự khi sư thầy trụ trì đi chữa bệnh (Phần 1)

Đàm Ngọc Tuyên

20-1-2019

Sáng ngày 11/1/2019 vừa qua, chính quyền thị trấn Plei Kần, kết hợp với chính quyền huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, huy động một lực lượng hùng hậu để đập phá ngôi chùa Sơn Linh Tự, do Thượng toạ Thích Đồng Quang trụ trì, khi vị sư thầy này đi chữa bệnh. Tất cả các cơ quan truyền thông của đảng đều im lặng trước sự việc này.

Trả lời cho câu “Không làm được gì thì đừng chỉ trích”

Nguyễn Vi Yên

28-8-2021

Xin thưa, “chỉ trích” tức là “làm”.

Đạo luật chống “Tội phạm hận thù”

Nguyễn Thọ

22-2-2020

Bà Christine Lambrecht, Bộ trưởng tư pháp Đức là người đưa đạo luật “chống tội phạm hận thù trên mạng” thông qua hôm 19.2.2020. Ảnh: internet

Chỉ vài ngày sau khi tôi trở về Đức, tối 19.2.20 một kẻ say máu cực hữu, phân biệt chủng tộc đã nổ súng ở Hanau, giết chết 9 người. Sau đó y về nhà giết chết mẹ đẻ rồi tự sát. Trước đó vài ngày, công an Đức mở đợt truy quét diện rộng tại 6 bang để phá kế hoạch bạo động của tổ chức cực hữu “Gruppe S”. Cuối năm 2019, vụ xả súng ở vào nhà thờ Do Thái ở Halle và vụ giết ông thị trưởng Lubke vì quá thân thiện với người tỵ nạn đã khiến nước Đức rung động.

Vi hành giữa nền cộng hoà

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

8-7-2018

Ông Nguyễn Hữu Quế – bí thư huyện ủy Ia Grai (Gia Lai). Ảnh: Huỳnh Công Đông/Tuổi Trẻ.

Tuần vừa rồi báo chí có đưa tin vụ Bí thư huyện uỷ Grai (Gia Lai) đi vi hành ở uỷ ban xã. Không biết vì lý do gì mà có một anh cán bộ địa chính xã đã ngủ trong giờ làm việc thì chớ, khi bị phát hiện lại còn quát cả bí thư huyện. Kết quả là anh bị khiển trách.

Ukraine – Hiếu Lê và Việt Nam – Pham Đoan Trang

Blog VOA

Trân Văn

16-3-2022

Hiếu Lê tại Trung tâm Quốc tế dành cho Lực lượng Gìn giữ Hòa bình và An ninh thành phố Yavoriv, Ukraine. Nguồn: FB Hiếu Lê

Thư ngỏ gửi Như Quỳnh – Thúy Nga

FB Dương Đại Triều Lâm

13-2-2018

Ảnh: internet

Như Quỳnh và Thúy Nga thương mến,

Bức thư này là lời chung của chúng tôi – những người hoạt động dân chủ, yêu chuộng tự do, nhân quyền ở Việt Nam. Phần lớn trong số chúng tôi cũng là những người cha người mẹ, và đặc biệt, chúng tôi là những người yêu mến hai chị như yêu mến hai phụ nữ dũng cảm của phong trào dân chủ.

Dân Miến điện lên tiếng về vụ đảo chính ở nước này

Mai Vũ Phạm

6-2-2021

Đông đảo người dân Myanmar, từ sinh viên đến trí thức, đã biểu tình ôn hòa phản đối cuộc đảo chánh quân sự lật đổ bà Suu Kyi. Hình ảnh quen thuộc tại các cuộc biểu tình của người dân Myanmar là cử chỉ đưa 3 ngón tay lên. Động tác chào ba ngón tay hướng lên bắt nguồn từ bộ phim nổi tiếng của Mỹ, Hunger Games, dựa trên tiểu thuyết của Suzanne Collins.

EU: Hãy gây sức ép với Việt Nam về hồ sơ nhân quyền

HRW

4-3-2019

25 tù chính trị VN hiện đang bị giam giữ vì thực thi các quyền cơ bản. Ảnh: © 2018 Private

Đàn áp có tính hệ thống gia tăng ngay trước kỳ đối thoại

(Brussels) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Liên minh châu Âu (EU) cần gây sức ép với chính quyền Việt Nam về các vấn đề nhân quyền, trước khi diễn ra Cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ tám dự kiến sẽ tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Ba năm 2019 tại Brussels.

Đôi lời với GS Tương Lai

Nguyễn Đình Cống

9-5-2019

Tôi đã đọc gần hết các bài Mênh mông thế sự… của GS Tương Lai. Tôi cảm phục tinh thần, trí tuệ và tình cảm của ông. Mênh mông thế sự… là những bài có nội dung sâu sắc và thời sự, có lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng hấp dẫn, chúng rất có giá trị đối với những người thích nghiên cứu, sưu tầm. Tuy vậy các bài thường quá dài đối với số đông bạn đọc hiện nay. Nên chăng mỗi bài dài đem chia thành 2 phần, nội dung chính và bổ sung.

Thông tin xét xử vụ án Nhóm Hiến pháp

Đặng Đình Mạnh

9-1-2021

Ba ngày sau ngày xét xử vụ án đối với Hội Nhà báo Độc lập, thì ngày 08/01/2021, một vụ án chính trị khác của nhóm Hiến pháp cũng đưa ra xét xử bởi Tòa án Cấp cao tại TP.HCM theo thủ tục hình sự phúc thẩm, với các ông bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Lê Quý Tộc, Hồ Đình Cương và Ngô Văn Dũng (Dũng Biển Mặn). Họ là bốn trong số tám người thuộc nhóm Hiến pháp có kháng cáo bản án sơ thẩm mà Tòa án TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vào hạ tuần tháng 07/2020.

Đặc khu, dân trí và dân chủ

FB Trịnh Hữu Long

4-6-2018

Ảnh: internet

Đọc thấy nhiều người lo ngại “dân trí thấp”, “dân tuý”, “tương lai dân chủ xa vời” của Việt Nam khi quan sát dư luận phản ứng với dự luật đặc khu, tôi thấy khá trớ trêu.

Trước hết, tôi đồng ý rằng dự luật đặc khu không nói sẽ giao đất cho Trung Quốc, thời hạn 99 năm cũng không phải là mặc nhiên. Tôi cũng đồng ý rằng sẽ có người cố ý thổi phồng yếu tố Trung Quốc vì lý do riêng của họ và việc tung tin đồn nhảm gắn với Trung Quốc là không thể chấp nhận.

‘Biểu tình thì làm được gì?’

Luật Khoa

22-6-2018

Biểu tình, cho đến ngày nay, vẫn bị xem là vô bổ tại Việt Nam.

Tôi vẫn nhớ cuộc biểu tình đầu tiên của mình. Đó là vào năm 2007, khi giới trẻ còn sử dụng Yahoo! 360, Nokia vẫn chiếm lĩnh thị trường điện thoại di động thế giới, và chiếc Motorola V3, biểu tượng của sự giàu có và thời trang đắt tiền, gần như không thể sử dụng ứng dụng tin nhắn OTA.

Người Việt Nam ở Sài Gòn khi đó bắt đầu trở mình với cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên tại tòa nhà lãnh sự cũ của nước này, tọa lạc trên giao điểm của đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch.

Thông tin vụ án kỹ sư Trần Bang

Đặng Đình Mạnh

7-2-2023

Kỹ sư Trần Văn Bang bị cơ quan ANĐT bắt giữ vào ngày 01/03/2022. Khi ấy, ông bị khởi tố theo điều 117 Bộ luật Hình sự về tội danh (viết tắt) “Tuyên truyền chống Nhà nước…”.

Để bản Hiến pháp không bị coi là tờ giấy lộn

Hoàng Hải Vân

11-5-2019

Ngày 12-5 của 11 năm trước, nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và nhà báo Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị bắt vì viết bài chống tham nhũng trong vụ PMU18. Ngày hôm sau, Thanh Niên và Tuổi Trẻ đưa tin phản đối. Hôm sau nữa,14-5, Thanh Niên giật cái tít “Hãy trả tự do cho các nhà báo chân chính”. Đó là cái tít gây sóng gió trong làng báo, do chinh tôi thực hiện trong khoảnh khắc được tự do.

Thời của… công an hay thuở… công an trị! (Phần 2)

Blog VOA

Trân Văn

1-2-2024

Tiếp theo phần 1

Phần 2: Công an không thể ‘làm một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực’

The Economist: Một câu lạc bộ bóng đá Việt Nam thách thức Trung Quốc

RFI

Trọng Nghĩa

14-12-2019

Một buổi chơi bóng của Câu lạc bộ No-U tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 09/07/2017. Ảnh: HOANG DINH NAM/AFP

Trong mục châu Á, tuần báo Anh The Economist số ra ngày 13/12/2019 đã có một bài viết lý thú về một câu lạc bộ bóng đá ở Việt Nam, mang một cái tên kỳ lạ bằng tiếng Anh: “No-U FC”. Đối với The Economist, đây là một “câu lạc bộ bóng đá Việt Nam đang thách thức Trung Quốc”.

Phiên tòa xét xử ông Lê Văn Dũng (Dũng Vova)

Đặng Đình Mạnh

23-3-2022

Sáng ngày 23/03/2022, Tòa án TP.Hà Nội đưa vụ án ông Lê Văn Dũng (Dũng VOVA) ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm với tội danh bị truy tố gọi tắt là “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Cộng đồng gốc Việt vận động cho nhân quyền Việt Nam

VOA

30-6-2017

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Virgina Bennett phát biểu, trao đổi trực tuyến với nhà vận động Vũ Quốc Ngữ từ Hà Nội, tại Ngày Vận động cho Việt Nam tại điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 29/6/2017. Ảnh: VOA

Đông đảo cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ có mặt tại điện Capitol thủ đô Washington hôm 29/6 để vận động các dân biểu thực hiện các biện pháp chế tài thích đáng trước tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Vài khía cạnh pháp lý về việc quay trở lại Việt Nam của Lê Thu Hà

FB Phạm Lê Vương Các

21-11-2018

Theo như trang thoibao.de ở Đức loan tin, bà Lê Thu Hà, một cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài đã từ Đức quay trở lại Việt Nam sau 5 tháng tị nạn chính trị tại đây.

Đây là trường hợp khá hy hữu lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam, khi một người đang chấp hành án tù được đưa thẳng từ nhà tù ra máy bay để đến Đức tị nạn, rồi tự nguyện quay trở lại Việt Nam chỉ sau 5 tháng tị nạn.

Sự việc chưa có tiền lệ này có thể làm nhiều người thắc mắc làm cách nào bà Hà có thể quay lại Việt Nam và khi quay trở lại bà Hà có bị bắt giam để thi hành tiếp án tù tại Việt Nam không? Bài viết này xin trình bày vài vấn đề pháp lý cơ bản trong câu chuyện này.

1. Quyền tị nạn và quyền được trở về

Tình trạng pháp lý tiếp nhận bà Lê Thu Hà từ nhà tù Việt Nam đến Đức thuộc diện “tị nạn chính trị”. Phía Đức cấp quy chế tị nạn cho bà, không đồng nghĩa với việc phía Đức được phép tước bỏ quyền trở về đất nước của bà.

Nguyên tắc “công dân được quyền trở về đất nước của mình” đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Luật Nhân quyền Quốc tế. Chẳng hạn tại điều 12 và 13 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị nêu rõ: “Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kì nước nào, kể cả nước mình… Không ai bị tước đoạt một cách tùy tiện quyền được trở về nước mình”.

Công ước về người tị nạn của LHQ cũng ghi nhận người tị nạn có quyền hồi hương theo ý nguyện của họ.

Và Điều 23 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng quy định rõ: “công dân có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.”

Từ các cơ sở pháp lý trên để khẳng định, bà Hà dù trong tư cách là người tị nạn tại Đức vẫn có quyền quay trở lại Việt Nam vào bất kỳ lúc nào theo ý nguyện của bà ấy. Khi rời khỏi Việt Nam đi tị nạn và cho đến thời điểm hiện tại, bà ấy vẫn là một công dân Việt Nam (vì chưa từng bị Chủ tịch nước ra quyết định tước quốc tịch), nên bà ấy đương nhiên có quyền trở về đất nước.

Sự tự nguyện trở về sẽ đồng nghĩa với việc bà Hà sẽ phải chấp nhận từ bỏ tư cách “người tị nạn” được sự bảo hộ của chính phủ Đức. Tình trạng này được pháp lý mô tả là “người tị nạn tự nguyện hồi hương”. Trong trường hợp này Chính phủ Đức cũng không thể ngăn cản được sự trở về của bà Hà, dù họ đã phải trải qua một quá trình gian truân để “giải cứu” bà ra khỏi nhà tù Việt Nam. Khi bà Hà tự nguyện hồi hương thì phía Đức cũng buộc phải chấp nhận và cấp các các loại giấy tờ cần thiết để bà lên máy bay trở về.

Khi bà Hà đặt chân xuống Việt Nam, trong trường hợp này chính quyền Việt Nam buộc phải tiếp nhận bà vì bà là công dân Việt Nam, cũng như không thể tống xuất bà sang quốc gia khác vì bà chỉ có duy nhất một quốc tịch Việt Nam.

2. Có bị tống giam lại không?

Cơ sở pháp lý để bà Hà rời khỏi nhà tù Việt Nam đi thẳng sang Đức được dựa vào quyết định tha tù trước thời hạn theo Luật Đặc xá, dành cho trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.

Luật pháp Việt Nam cũng không quy định rõ ràng và chi tiết cho các trường hợp tha tù này. Nhưng trên thực tế việc tha tù trong trường hợp này luôn bị phía chính quyền Việt Nam “đặt ra điều kiện”. Điều kiện đó là buộc người được tha tù đồng ý rời khỏi Việt Nam và không được quay lại nếu không có sự cho phép của giới chức Việt Nam.

Quyết định tha tù chỉ là một quyết định hành chính, nên về mặt pháp lý nó không đủ thẩm quyền để làm bản án của toà án mất đi hiệu lực pháp luật. Và vì vậy, bản án Toà đã tuyên đối với bà Hà trước đây vẫn còn giá trị thi hành.

Qua sự trở về của bà Hà, có thể chia ra làm 2 trường hợp: “thỏa thuận trở về” hoặc “tự ý trở về”.

Trong trường hợp “thoả thuận trở về”, tức là có sự thỏa thuận giữa Chính phủ Đức và Chính phủ Việt Nam đã dàn xếp cho sự trở về của bà Hà (dưới sự đồng ý của bà), hoặc chính bà Hà đã trực tiếp dàn xếp với giới chức Việt Nam, thì nhiều khả năng bà sẽ không bị tống giam lại. Vì nếu có sự thỏa thuận này thì sự trở về của bà Hà đã được sự cho phép từ giới chức có thẩm quyền của Việt Nam.

Nếu trong trường hợp không có sự dàn xếp thỏa thuận trước đó, hay chưa có sự cho phép của giới chức Việt Nam, mà bà Hà đã “tự ý trở về”, là bà đã vi phạm vào điều kiện hay cam kết để được tha tù. Dựa vào việc “người được tha tù có điều kiện” đã vi phạm vào điều kiện hay cam kết đã đưa ra, giới chức Việt Nam có thể đi đến quyết định “hủy bỏ quyết định hành chính tha tù” trước đây, và điều này sẽ dẫn đến hệ quả là bà Hà buộc phải tiếp tục thi hành bản án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế.

Điều đáng tiếc là bà Hà đã không loan báo về sự trở về của mình rơi vào trường hợp nào, nên không ai biết tình trạng tương lai của bà ra sao. Bà đã mất tích tại sân bay Nội Bài khi vừa đặt chân trở về Việt Nam vào hôm qua, ngày 20/11/2018.

Trước khi viết bài này tôi đã trò chuyện với một người bạn của bà Hà và được bạn của bà cho biết, từ khi đến Đức bà Hà có dấu hiệu “sang chấn tâm lý”. Bà hay thổ lộ nỗi “nhớ nhà, nhớ mẹ, và nhớ Việt Nam”. Cách đây 3 tháng, bà cho biết ý định sẽ trở về Việt Nam bất chấp việc phải tiếp tục ngồi tù.

—-

Thông tin thêm về Lê Thu Hà:

Lê Thu Hà sinh trưởng tại Quảng Trị, là một giáo viên dạy Anh ngữ tự do tại Hà Nội. Bà chưa lập gia đình, có một mẹ già cần phụng dưỡng. Bà được biết đến là phát ngôn nhân của Hội Anh Em Dân Chủ. Bà bị bắt cùng luật sư Nguyễn Văn Đài vào ngày 16/12/2015. Sau 2 năm bị tạm giam, bà bị toà án kết án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhờ vào sự can thiệp tích cực của Chính phủ Đức, ngày 7/6/2018, Bà và LS Nguyễn Văn Đài đã được đưa thẳng từ trại giam B.14 của Bộ Công an lên thẳng máy bay đi sang Đức tị nạn.

Tây Nguyên, miền đất bất yên

Tưởng Năng Tiến

1-2-2024

Về binh nghiệp của Tả Quân Lê Văn Duyệt, Wikipedia tiếng Việt có ghi nhận sự kiện sau: “Năm 1808, lại sai Lê Văn Duyệt mang quân đến Đá Vách. Thấy Phó quản cơ Lê Quốc Huy, vì nhiễu hại quá, nên dân mới nổi dậy. Lê Văn Duyệt bèn xin lệnh chém này, từ đó Quảng Nghĩa lại được yên”.

Vài suy ngẫm về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Nguyễn Tiến Dân

8-8-2017

Cựu TT Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nguyễn Phú Trọng và “con dê” Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: internet

1- Đối với Nhân dân Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn, tội lỗi ngập đầu

– Thứ nhất, băng đảng của y, luôn dùng dùi cui – súng đạn và nhà tù, để cưỡng bức Nhân dân phải chịu sự “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” của chúng. Nguyên tắc ấy, không có ngoại lệ. Ngay cả đồng đảng, cũng không được miễn trừ. Bởi thế, mọi việc y làm, đều phải nhất nhất tuân theo “đúng quy trình” của băng đảng. Làm theo đúng những gì mà cái Đảng “quang vinh và sáng suốt” của y chỉ bảo: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã thua lỗ và mất trắng hàng tỷ USD của Ngân khố Quốc gia. Sự thật tồi tệ ấy, nếu được bạch hóa: Huyền thoại “đỉnh cao trí tuệ của loài người”, sẽ tan như bong bóng xà phòng. Vì thế, Đảng phải chạy làng và Đảng cần một “con dê, để tế thần”. Đảng đã chấm y, để “chọn mặt – gửi vàng”. Đen cho Đảng, y không chịu và nhanh chân, chuồn mất. Y ra đi, để lại bao nỗi nhục nhã – ê chề, cho Đảng trưởng.

Ba lưu ý ngắn cho người dùng mạng

FB Nguyễn Vi Yên

16-10-2018

Mình vừa kết thúc khóa học kéo dài một tuần về An ninh mạng và An ninh Kỹ thuật số ở Stockholm, Thụy Điển. Dưới đây là ba điểm quan trọng mà chuyên gia khuyến cáo riêng cho người dùng ở Việt Nam, đặc biệt là các nhà hoạt động xã hội.

Ghi chép ở Đồng Tâm: Niềm tin đã mất!

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

15-9-2017

Sau những ngày “Nước sôi, lửa bỏng” vụ công an Hà Nội và sĩ quan Bộ Quốc phòng hành hung bắt cóc cụ Kình và một số dân làng dẫn đến dân cầm giữ 38 cán bộ, chiến sĩ CSCĐ rồi rào làng như thời chiến… chúng tôi về Đồng Tâm.

Từ tỉnh lộ 429 rẽ vào thôn Hoành theo GPS chỉ dẫn hỏi thăm một phụ nữ nhà bên vệ đường, lúc đầu chị tỏ ra nghi ngờ nhưng sau khi quan sát và hỏi vào nhà ai, chúng tôi nói vào nhà cụ Kình thì chị bảo: “Cứ theo đường này, rẽ đường kia… không hỏi ai nữa. Nay ở đây nhiều an ninh chìm”.

46 năm sau, ‘ta’ vẫn chưa thể tử tế bằng… ‘ngụy’!

Blog VOA

Trân Văn

26-4-2021

Bà Thiều Thị Tân, một trong những cựu tù nhân nổi tiếng thời Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và là một trong những tấm gương của… chủ nghĩa anh hùng cách mạng (1) thành ra chẳng xa lạ gì với dân chúng Việt Nam, vừa liên lạc với ông Mạc Văn Trang (từng làm việc tại Viện Khoa học Giáo dục thuộc Bộ GDĐT Việt Nam khoảng 30 năm) đề nghị ông ghi lại và giới thiệu về giai đoạn bà bị giam ở Bệnh viện Tâm trí mà thiên hạ quen gọi là Nhà thương điên Biên Hòa năm 1972…