Những người anh em bị “lãng quên”

FB Huỳnh Thục Vy

3-7-2018

Một gia đình người Thượng từ Việt Nam được dọn đến nhà an toàn của Liên Hiệp Quốc ở Phnom Penh hôm 26/7/2004. Ảnh: AFP

Hôm nay, tôi viết những dòng này trong bối cảnh đất nước nằm trước nguy cơ Bắc thuộc, hàng ngàn ngư dân khốn đốn vì Formosa, hàng chục nhà hoạt động nhân quyền tên tuổi đang trong lao tù…, quả thật có thể đoán trước rằng những tâm tư dưới đây sẽ bị phớt lờ đi vì những điều tôi chia sẻ “có vẻ” chẳng quan trọng mấy so với hàng chục vấn đề nổi cộm khác. Nhưng tôi nhận thấy trách nhiệm của chính mình ở đây và sự cần thiết phải nêu bật câu chuyện không chỉ mang tính lương tâm mà còn là biểu hiện của tư duy này.

Đảng cộng sản vi phạm pháp luật và không yêu nước

Trung Nguyễn

30-6-2018

Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội “của đảng cộng sản, do đảng cộng sản, vì đảng cộng sản” thông qua, đã khiến người dân sục sôi phản đối, thậm chí đã có phong trào chuyển từ Facebook sang mạng xã hội mã nguồn mở (open source) ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) Minds.

Ngày thứ Hai khói lửa

Lò Văn Củi

2-7-2018

Anh Năm Ba gác nhún vai:

– Chán ngán quá, chán ngán quá xa. Thứ Hai đầu tuần, cần chút năng lượng, cần sung sung để mần mà cũng chẳng thể có.

Tự thiêu để phản kháng

FB Mai Quốc Ấn

2-7-2018

Trưa nay, 2/7/2018, tại trụ sở tiếp dân của Thanh tra Chính phủ ở số 1 Ngô Thì Nhậm, Quận Hà Đông, TP Hà Nội, một người đàn ông tên Bùi Hữu Tuân (SN 1960, quê Chương Mỹ, Hà Tây) tẩm xăng tự thiêu. Một số người gần đó kịp lấy bình chữa lửa để dập. Ông Tuân bị bỏng nặng.

Cựu cán bộ thôn ‘tự thiêu’, kêu oan trong vụ án đất đai

VOA

2-7-2018

Ông Bùi Hữu Tuân tự thiêu bất thành hôm 2/7 tại Hà Nội trong quá trình kêu oan về một vụ án đất đai. Ảnh trên mạng

Một cựu trưởng thôn ở Hà Nội “tự thiêu” trưa hôm 2/7 để kêu oan về một vụ án đất đai. Tin của các báo trong nước cho hay, một số nhân viên công an và người dân đã cố dập lửa, đưa người đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng “bị bỏng nặng”.

Trao đổi với ông Lê Tuấn Huy

Kông Kông

2-7-2018

Hôm 30/6/2018, vừa đọc được thư ngỏ của em Trương Thị Hà gửi 2 thầy của mình là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tp HCM và Trưởng ban truyền thông của trường, tôi đã viết ngay đôi điều. Hôm nay đọc nhận xét của ông Lê Tuấn Huy phân tích về bản chất (tạm gọi như vậy) của thư ngỏ và cá nhân em Trương Thị Hà xin có thêm đôi dòng.

Con đường dân chủ hóa cho một đất nước

FB Đỗ Ngà

2-7-2018

Nguồn gốc gây thay đổi để dân chủ hóa đất nước nó quyết định đất nước đó là dân chủ giả hiệu hay chính hiệu. Nhìn Nga và cộng hoà Séc khá giống nhau về cách tổ chức bộ máy nhà nước, nhưng thực chất hoàn toàn khác nhau về bản chất. Cộng hoà Séc là đất nước dân chủ thực sự, còn Nga là độc tài cá nhân. Có 2 nguồn gốc dân chủ hóa đất nước, thứ nhất là từ dân, thứ nhì từ sự chuyển biến của giới cầm quyền độc tài.

Sinh viên Trương Thị Hà và TS. Phạm Tấn Hạ

FB Lê Tuấn Huy

2-7-2018

TS Phạm Tấn Hạ (trái) và SV Trương Thị Hà. Ảnh trên mạng

Từ tối ngày 29/06/18, “thư ngỏ” của sinh viên Trương Thị Hà gửi Hiệu phó Trường ĐHKHXH&VN HCM Phạm Tấn Hạ được công bố. Nếu tường trình của Trương Thị Hà là hoàn toàn đúng, thì:

Khi thầy giáo phải đớn hèn

FB Nguyễn Ngọc Chu

1-7-2018

Cách hành xử của ông Phạm Tấn Hạ với em sinh viên Trương Thị Hà là một mũi tên bắn thẳng vào lương tâm các Thầy Cô giáo. Bao con tim của những người làm Thầy đang rỉ máu. Những giọt máu lương tâm dứt day đến ngàn lần: Tại sao Thầy giáo phải đớn hèn?

Mạng xã hội Minds và Việt Nam

Nguyễn Huy Vũ

1-7-2018

Mạng xã hội Minds trước hết là một công ty tư nhân, được thành lập bởi Bill Ottman và Mark Harding.

Là một công ty tư nhân, như bao doanh nghiệp tư nhân khác, mục tiêu của những người thành lập Minds do đó là lợi nhuận.

Sự im lặng của những ‘người thầy’

Luật Khoa

Võ Văn Quản

1-7-2018

Trương Thị Hà trong một cuộc biểu tình phản đối Luật Đặc khu ở Sài Gòn tháng 6/2018. Ảnh: Facebook Trương Thị Hà.

Gần đây, trên trang facebook của mình, một bạn trẻ tên là Trương Thị Hà viết một bức thư gửi cho thầy giáo của mình ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh.

Họ đã chọn…

Lò Văn Củi

1-7-3018

Cô Bốn lâu lâu ghé quán cô Tư Sồn mần một ly cà phê sữa đá, và góp chuyện với bà con cô bác. Cô rất mê hồ Than Thở ở xứ sở sương mù, nay cái hồ dần dần bị bít chịt bởi rác, bởi bồi lắp, bởi chẳn ai ngó ngàng tới, người ta chỉ lo “lượm” tiền bán vé tham quan du lịch là chính, nên chỉ còn lại than thở thở than, nhưng cô Bốn trót mê rồi thì mê luôn. Giải thích vui vui cho biệt danh của cô Bốn Than thở là vậy vì cô hay than thở lắm.

Ai sẽ trả lời cho em Trương Thị Hà?

Kông Kông

30-6-2018

Sinh viên Trương Thị Hà xuống đường phản đối luật đặc khu. Ảnh: FB nhân vật

Làm Thầy (chưa nói đến chính học trò đang là nạn nhân ở ngay trước mặt) khi chứng kiến cảnh “công an nhân dân” bắt người vô cớ và thẳng tay đánh đập, nhục mạ hàng trăm người vô tội thuộc đủ mọi thành phần tại trại tra khảo dã chiến Tao Đàn, Tp HCM, hôm 17/6/2018 như thế mà không dám phản ứng, không dám nói thẳng được đôi lời thì có là Thầy, là Trí thức hay không?

Về người thanh niên Trần Hoàng Phúc

FB Ngô Ngọc Trai

30-6-2018

LS Ngô Ngọc Trai và mẹ của SV Trần Hoàng Phúc. Ảnh: Ngô Ngọc Trai

Tôi được một phụ nữ nguyên là giáo viên trong Tp Hồ Chí Minh mời tham gia bào chữa cho con trai mình là chàng thanh niên Trần Hoàng Phúc.

Luật an ninh mạng: Mở đường cho một cuộc trấn áp mới

Nguyễn Huy Vũ

30-6-2018

Ngày 28/6 vừa rồi, chủ tịch nước ký lệnh ban hành Luật An ninh mạng. Và như vậy, trừ khi có những tác động ghê gớm, Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực kể từ ngày đầu năm 2019.

Nhật ký biểu tình (phần 6)

FB Nguyễn Nam Dương

29-6-2018

Mời đọc lại: Nhật ký biểu tình (5 phần)

Nhật ký biểu tình 6: Vĩnh biệt em, iphone 7+

Đầu giờ chiều 29/6/2018, tôi trở lại đồn Bến Nghé. Đây không phải là lần đầu tôi quay lại kể từ sau ngày kinh hoàng 17/6.

Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩm của công an

FB Trương Thị Hà

29-6-2018

TS Phạm Tấn Hạ, phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học XH&NV. Ảnh trên mạng

From: Sinh viên năm 2 Trương Thị Hà, mã sinh viên 1767010064, khóa 2017- 2020, Lớp trưởng lớp 17/2, Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

To: Tiến sỹ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trưởng phòng đào tạo; và Thầy Nam (đi cùng thầy Hạ chứng kiến sự việc).

Tin vui từ bản xa và… Boeing

FB Vũ Kim Hạnh

29-6-2018

Tối qua tôi đọc được một tin thật thật cảm động. 28 hộ dân thoát chết trong gang tấc, nhờ kịp chạy khỏi vụ lỡ núi vùi lấp tan tành tất cả nhà cửa bản làng. Một người phó bản phát hiện vết nứt ở sườn núi, ban đầu chỉ rộng chừng 3 ngón tay, rồi lớn dần, anh kinh hãi chạy đến từng nhà, hết lời kêu gọi, thuyết phục, tổ chức dân di tản thật nhanh. Không thấy nêu tên người phó bản này. Bản Sáng Tùng, xả Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Về Luật An ninh Mạng của Việt Nam và Luật NetzDG của Đức (1)

Trẻ Online

Phạm Thị Hoài

28-6-2018

Trong các tranh luận xung quanh Luật An ninh Mạng (Luật ANM) vừa được thông qua tại Việt Nam, một số người đã lấy Luật NetzDG của CHLB Đức làm quy chiếu để khẳng định rằng Việt Nam không phải là một ngoại lệ, thế giới (dân chủ và văn minh như Đức) cũng phải có những bộ luật tương tự.

Vì đâu dân trí thấp?

Nguyễn Đình Cống

28-6-2018

Nguyên nhân rất nhiều tai họa của Việt Nam hiện nay được một số người quy về 2 nhóm: Những sai lầm trong lãnh đạo của ĐCS và dân trí thấp. Hai nguyên nhân này phối hợp với nhau, cộng hưởng lẫn nhau, thể hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau. Một trong các dạng thường được trình bày là sự kết hợp giữa những độc hại của chủ nghĩa Mác Lê và những yếu kém trong văn hóa dân tộc. Độc hại của chủ nghĩa nằm ở sai lầm trong lãnh đạo, yếu kém về văn hóa nằm ở dân trí thấp.

Bài viết này không bàn trực tiếp đến những sai lầm của lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực khác, chúng đã được nhiều người trình bày ở nhiều nơi và còn được tiếp tục. Tôi chỉ xin bàn đến một phần nhỏ trong vấn đề dân trí. Vì đâu dân trí thấp?

Ở VN, dưới thể chế XHCN, không phải chỉ dân trí thấp mà quan trí càng thấp. Quan càng cao thì trí tuệ càng thấp so với yêu cầu. Có ý kiến cho rằng: Dân trí thấp thì làm sao quan trí cao được, dân ấy sinh ra chính quyền ấy. Phan Chu Trinh đã rất đúng khi ra sức vận động Nâng cao dân trí, Chấn hưng dân khí. Sự hoạt động của nhiều người, nhiều tổ chức xã hội dân sự trong thời gian qua cũng nhằm nâng cao dân trí, cho đấy là động lực của tiến bộ.

Nguyên nhân nào làm cho dân trí thấp? Phải chăng bản chất của nòi giống dân tộc Việt là có trí tuệ kém. Không, không phải thế. Có thể nêu ra hàng ngàn, hàng vạn dẫn chứng trong lịch sử, rằng về bản chất, dân tộc Việt có trình độ trí tuệ không hề thấp kém. Nhưng hiện nay, rõ ràng dân trí người Việt ở trong nước thấp hơn so với rất nhiều quốc gia, thấp hơn người Việt ở nước ngoài.

Nhận xét ở đoạn trên (dân trí thấp kéo theo quan trí thấp và dân ấy sinh chính quyền ấy) thấy có vẻ đúng về hình thức nhưng sai về bản chất, người ta vô tình hoặc cố ý đổ lỗi cho dân, cho rằng dân trí thấp là tại dân. Phải chăng tại họ cam tâm chịu ngu dốt, không chịu giác ngộ về nhân quyền và dân quyền, tại chỉ chăm lo niêu cơm, manh chiếu mà không quan tâm đến văn hóa, chính trị, sẵn sàng chịu sai khiến v.v… Việc đổ lỗi cho dân là quá dễ nên một số người đã nghĩ và làm như thế. Không, tôi không tán thành cách đổ lỗi như vậy.

Có hiện tượng một số người dân chỉ lo cho niêu cơm manh chiếu nhà mình mà không quan tâm đến văn hóa, chính trị, cam tâm chịu sai khiến, nhưng đó là số ít và chủ yếu họ bị bắt buộc, bị kìm kẹp, bị dọa nạt. Họ sợ chính quyền, sợ không giống những người xung quanh, sợ bị trừng phạt. Bản chất của dân Việt không phải như vậy.

Nguyên nhân chủ yếu của dân trí thấp bắt nguồn từ phía ĐCS. Đó là ĐƯỜNG LỐI NGU DÂN. Về hình thức ngoài mồm hoặc trong văn bản lãnh đạo ĐCS nói nhiều, nói mạnh đến phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài v.v… Lãnh đạo không bao giờ nói đến ngu dân, nhưng thực tế họ tạo ra nó bằng một số biện pháp sau: 1- Nền giáo dục phục vụ chính trị. 2- Hệ thống tuyên truyền chủ yếu dùng ngụy biện, một chiều. 3- Ngăn cấm tự do ngôn luận. 4- Khống chế việc thống nhất tư tưởng và lòng trung thành với đảng trong các đoàn thể, các tổ chức; 5- Đàn áp các xu hướng khác biệt, trong đó có thành phần trí thức tinh hoa.

Kết quả của chính sách, đường lối trên dẫn tới dân trí càng ngày càng thấp, kèm theo sự dối trá, lừa bịp. Dối trá từ trong nhà trường, trong chính quyền, trong lãnh đạo, lan rộng ra toàn xã hội. Dối trá để tồn tại, để thăng tiến, để hơn người. Sự kìm kẹp và dối trá đã buộc khá đông thành phần tinh hoa nhập vào giòng chảy chất xám. Số trí thức được đảng đào tạo hoặc tiếp nhận phần lớn chỉ giỏi phụ họa, hữu danh vô thực, một số ít có trình độ nhưng chỉ phát huy được trong lĩnh vực hẹp hoặc vì trung thực nên bị vô hiệu hóa, số ít vì phản biện mà bị triệt hạ.

Gần đây Tuyên giáo nhận thấy sự sa sút về trình độ nhận thức của đảng viên nên ra sức mở các lớp dạy 6 chuyên đề về nâng cao lý luận chính trị và đạo đức. Tôi theo dõi nội dung và cách học, nhận xét rằng học như thế thì càng học càng thụt lùi, càng bị ngu dốt thêm. Trong lúc đó Phạm Đoan Trang, viết sách Chính trị bình dân nhằm nâng cao dân trí đang bị săn đuổi. Luật an ninh mạng vừa qua cũng là một phần trong đường lối làm ngu dân.

Nâng cao dân trí là cần, rất cần. Nhưng song song với nó, đi trước nó phải là cuộc đấu tranh chống lại đường lối ngu dân, phải vạch ra những thủ đoạn của lãnh đạo CS. Nói chung, Cộng sản chủ trương ngu dân để dễ bề thực hiện độc tài toàn trị, nhưng CS Nga trước đây, CS Tàu và Triều Tiên bây giờ vẫn tạo ra các khe hở để tầng lớp tinh hoa về khoa học có đất dụng võ. Riêng CS Việt thực hiện ngu dân một cách triệt để.

Đảng tưởng nhầm, rất nhầm là làm cho dân ngu để giữ một lòng trung thành, không còn ai phản biện. Riêng một mình đảng, nhờ có chủ nghĩa Mác Lê mà vẫn thông minh sáng suốt. Không phải, làm cho dân ngu một thì đảng nhận lấy ngu gấp hai, gấp ba lần. Thực tế chứng tỏ rõ rằng càng về sau trình độ cán bộ của đảng càng thấp, là dẫn chứng. Chủ nghĩa Mác Lê cơ bản là sai lầm và chứa nhiều độc hại, càng bám vào nó, càng kiên trì nó, thì chỉ chui vào đường hầm tăm tối, không lối thoát.

Trong lúc lãnh đạo dân VN làm cách mạng, làm chiến tranh để mang lại độc lập và thống nhất lãnh thổ, ĐCSVN phạm nhiều sai lầm và tội ác, trong đó tội ác làm ngu dân là thuộc loại khá nặng, tuy không trực tiếp tạo ra máu chảy đầu rơi, nhưng nó hủy hoại nền văn hóa truyền thống, hủy hoại tinh thần bất khuất để đưa dân tộc vào con đường nô lệ cho Hán tặc.

Giao tiếp với kẻ thù

FB Nguyễn Lân Thắng

28-6-2018

Trong các cuộc xuống đường từ trước đến nay, có rất nhiều người bị đánh. Già có. Trẻ có. Phụ nữ có. Thanh niên to khoẻ càng dễ bị đánh. Nhưng có những người không, hoặc rất ít bị đánh. Đấy là thực tế rất khó lý giải nếu chỉ nhìn bề ngoài của sự việc này. Tôi đã quan sát việc này khá lâu và luôn đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Tại sao bạo lực xảy ra? Có nên tránh bạo lực hay không? Tại sao không phải ai cũng bị đánh?

Hai người bị hành hung sau khi đến thăm gia đình cô Đỗ Thị Minh Hạnh

BBT Tiếng Dân

27-6-2018

Sau khi hay tin vụ khủng bố kinh hoàng cha con Đỗ Thị Minh Hạnh đêm 26/6/2018, ngày hôm sau, anh Đinh Văn Hải, cùng một người bạn là anh Vũ Tiến Chi, từ Sài Gòn đi Di Linh, Lâm Đồng để thăm và hỗ trợ tinh thần cho cha con cô Đỗ Thị Minh Hạnh.

Đêm kinh hoàng với cha con Đỗ Thị Minh Hạnh

FB Nguyễn Tường Thụy

27-6-2018

Vụ khủng bố cha con Đỗ Thị Minh Hạnh đêm qua 26/6/2018 thật kinh hoàng. Tham gia khủng bố gồm nhiều tên bịt mặt lợi dụng đêm khuya liên tục ném đá và vật lạ vào nhà cô. Số này là bao nhiêu, do trời tối Hạnh không ước lượng nổi, cô chỉ biết rằng chúng rất đông, tấn công từng đợt, từng đợt.

Đó là con đường…

“Những người lãnh đạo Việt Nam hiện giờ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những lựa chọn này. Bằng cách dùng chính người Việt, dưới trang phục dân sự, để đàn áp người Việt, họ đã lựa chọn đi ngược lại tiến hóa của lịch sử. Tại sao họ lại chọn cách đàn áp của một thể chế độc tài thay vì lắng nghe và đối thoại như những con người trong một xã hội dân chủ?”

FB Lê Trung Tĩnh

27-6-2018

Ấn tượng nhất về Washington DC đối với tôi không phải là Nhà Trắng, điện Capitol hay đền tưởng niệm Abraham Lincoln mà là những khu dân cư thật ra nằm không quá xa những địa điểm kể trên. Khi đi ngược các con đường số 16 hay 17 về phía Bắc thành phố, sau khi ra khỏi những khu dinh thự đồ sộ của các bộ ngành, cơ quan quốc tế như World Bank hay viện nghiên cứu như Brookings, CSIS, bạn dễ dàng lọt vào những khu nhà dễ thương và duyên dáng đến bất ngờ.

Đồng đội hay kẻ thù?

FB Trương Châu Hữu Danh

26-6-2018

Có lẽ, cả nhà bà Hồng Phượng (chồng là ông Hà Văn Thạch, vừa mất) không thể nào ngờ kẻ lấy sạch tài sản của gia đình bà không phải là “bọn Mỹ Ngụy” – mà chính là những người đồng đội của gia đình bà.

Luật An Ninh mạng sẽ hủy diệt đất nước và dân tộc này như thế nào?

Nguyễn Minh Tâm

27-6-2018

1.- Bạn hiểu thế nào về internet?

Internet là hệ thống máy tính nối với máy tính. Hệ thống máy tính nối kết với nhau, gọi là mạng máy tính. Ở mức độ lớn hơn, có thể hiểu là máy server này nối với máy server khác, máy chủ nối với máy chủ. Gọi là mạng Internet toàn cầu.

Hãy trả lại tự do cho thơ văn

FB Nguyễn Ngọc Chu

27-6-2018

Đề thi văn tốt nghiệp THPT năm 2018 đang khơi lên những bàn luận sôi nổi đa chiều. Việc hay dở của đề văn xin nhường lại cho các nhà chuyên môn. Ở đây chỉ xin góp một góc nhìn vỡ đất thô thiển của một kẻ ngoại đạo.

Không phải hoa nào cũng đều đẹp

FB Ngô Thanh Tú

27-6-2018

Ảnh: Ngô Hồng Vân. Nguồn: FB Ngô Thanh Tú/ Facebook

Đây là đồng chí Ngô Hồng Vân, cán bộ công an Bình Thuận. Chưa rõ Vân làm ở bộ phận nào, chỉ biết hiện nay đang là Admin của trang Faccebook “Bình Thuận biển xanh”, một trang chỉ xuất hiện gần đây, sau ngày Bình Thuận nổ ra các cuộc biểu tình. Trang này không chỉ mình Vân là Admin, mà còn những người khác. Vân có chồng cũng là công an.

Quy trình khốn nạn

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

27-6-2018

(Viết cho những bạn bị bắt vì biểu tình)

Có nhiều anh chị đi trước đã viết rồi, tôi cũng đã viết một số bài về những nguy hiểm và khó khăn mà các bạn sẽ gặp phải khi đi biểu tình và sau đó.

Quyền sở hữu tài sản có thể báo hiệu sự suy sụp của Đảng Cộng sản Việt Nam

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

26-6-2018

Trong cuốn sách “Văn minh: Phương Tây và các nước còn lại trên thế giới“, sử gia Niall Ferguson đã đặt ra một câu hỏi thú vị. Tại sao vào thế kỷ 17, các thuộc địa Anh của Bắc Mỹ trở nên thành công về mặt kinh tế và ổn định về mặt chính trị hơn các thuộc địa Tây Ban Nha ở Nam Mỹ, được hình thành gần một thế kỷ trước?